Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

50 năm trước TT Thiệu phản đối bản án khai tử VNCH, nên Mỹ ra tối hậu thư - ĐÀO VĂN


✱ Lê Đức Thọ: Bây giờ về phần thỏa thuận chúng tôi đã đồng ý, chúng ta sẽ tiến hành như thế nào?
✱ Kissinger: Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sẽ đánh máy lại từ tiếng Anh của chúng tôi và ông có một bản sao của bản văn. Chúng tôi sẽ nỗ lực tận tâm nhất để đảm bảo rằng mọi thứ chúng ta đã đồng ý đều được hợp nhất.
✱ TT Thiệu: Nếu chúng tôi không thể ký thỏa hiệp này trước cuộc bầu cử, thời liệu Hoa Kỳ có cần phải công bố cho người dân biết rằng họ vẫn có ý định ký kết thỏa hiệp này không?
✱ TT Nixon:Tôi phải có câu trả lời của ông (TT Thiệu) trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973
<!>
50 năm trước, vào ngày 27.1.1973 phía chính phủ VNCH bị buộc phải ký kết vào cái gọi hòa đàm Paris để rồi báo chí Sài gòn thời đó đã ví von gọi đó là “hiệp định da beo”… Theo tài liệu của Bộ Ngoại Giao vào cuối tháng 10.1972, TS Kissinger hô hoán lên rằng hòa đàm Ba-lê đã đạt được cả 3 điểm, nhưng tổng thống Thiệu thì nói KHÔNG với cả 3. Sự thể cuộc đối đầu giữa tổng thống Thiệu và tổng thống Nixon hồi tháng 10 năm 1972 như thế nào, phần tóm lược sau người viết dựa vào tài liệu của CIA và tài liệu phổ biến trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States/ FRUS)

• Ngày 09.10.1972 – theo bản văn của CIA – Sự hiện diện của Tướng Haig với Kissinger tại Paris dẫn đến suy đoán rằng các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào tương lai của tổng thống Thiệu. Theo tờ Times of London vào ngày thứ Sáu rằng Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam đã đồng ý về một kế hoạch theo đó Thiệu sẽ từ chức để nhường chỗ cho một chính phủ liên hiệp. Không có bình luận nào về kết quả cuộc hội đàm của Kissinger với các nhà đàm phán Bắc Việt ngày hôm qua. « Thư viện CIA 10.9.1972: Memorandum for Mr. Kissinger pdf »

✱ Các thỏa thuận giữa Mỹ và CSVN (10/1972)
– Ngày 11-12.10.1972 – Tóm lược theo bản văn của Bộ Ngoại Giao về cuộc họp hai bên giữa TS Kissinger và phía CSBV là Lê Đức Thọ, họp tại Paris từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1972 « tài liệu tham chiếu số FRUS #1 – FRUS #3 – FRUS #5 – FRUS #6 – NGUỒN tài liệu tham chiếu phía dưới » . Phía CSBV không muốn kéo dài cuộc thảo luận và yêu cầu hiệp định phải được ký kết vào cuối tháng 10.1972 – Trong khi đó vào ngày 7.11.1972 có cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ và TT Nixon tái ứng cử – không biết đó có phải là lý do phía CSBV mượn cơ hội này ép phía Mỹ phải chiều theo ý của CSBV hay không.

• Ngày 12 tháng 10.1972, hai bên đã đồng ý về bản dự thảo…
” – Lê Đức Thọ: Bây giờ về phần thỏa thuận chúng tôi đã đồng ý, chúng ta sẽ tiến hành như thế nào?
– Kissinger: … Tôi muốn nói, để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sẽ đánh máy lại từ tiếng Anh của chúng tôi và ông có một bản sao của bản văn. Chúng tôi sẽ nỗ lực tận tâm nhất để đảm bảo rằng mọi thứ chúng ta đã đồng ý đều được hợp nhất.
– Lê Đức Thọ : Có thể nói các cuộc đàm phán này là cuộc đàm phán dài nhất giữa các quốc gia trên thế giới. Nhưng chúng ta đã rất nỗ lực, và bạn cũng vậy, ông đã rất nỗ lực … Nhưng thông qua nỗ lực của chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được mục tiêu hòa bình-But through our effort, no doubt we will reach our objective of peace.” {FRUS #6}

Sau đó phía Mỹ đã tiết lộ lịch trình của TS Kissinger phải đến Sài Gòn gặp phía VNCH để trao đổi với TT Thiệu về nội dung bản dự thảo mà hai bên Mỹ-CSVN đã thỏa thuận, và phía Mỹ chiều theo ý của CSBV là sẽ công bố và ký kết hiệp định theo lịch trình phía Mỹ chia sẻ với phía CSVN , mặc dầu chưa có ý kiến từ phía VNCH.

” Kissinger: Bây giờ tôi có hai phương án khác nhau. Nếu tôi không trở lại đây, thì sáng thứ Hai tôi sẽ rời Washington để đến Sài Gòn vào tối ngày 17. Sau đó, tôi phải mất ba ngày ở Sài Gòn, ở đó vào các ngày 18, 19 và 20, sau đó tôi sẽ ra Hà Nội vào sáng ngày 21, và rời đi vào sáng ngày 23. Chúng tôi sẽ công bố thỏa thuận vào sáng ngày 26, giờ của ông (giờ Hà Nội) . Và chúng tôi sẽ ký hiệp định vào ngày 29 hoặc 30 tùy thuộc vào lịch trình. Có thể là ngày 30, bởi vì ngày 29 là Chủ nhật. Vì vậy, chúng ta hãy nói rằng ngày 30 sẽ là ngày ký kết . Thông báo sẽ được công bố vào ngày 26.- So let us say the 30th would be the signature. The announcement would be on the 26th.

Phương án còn lại là chúng ta gặp nhau ở đây vào ngày 16 hoặc ngày 17. Tôi thực sự không thể rời Washington trước ngày 16. Sau đó tôi sẽ đi từ đây đến Sài Gòn. Như vậy tôi sẽ đến Sài Gòn vào tối ngày 18, sau đó tôi sẽ có mặt ở Sài Gòn vào ngày 19, 20 và 21. Tại Hà Nội ngày 22 và 23. Tôi sẽ trở lại Mỹ vào ngày 24. Thông báo sẽ là sáng ngày 27, giờ của ông. Mọi thứ diễn ra một ngày sau theo cách đó. Thông báo sẽ là sáng ngày 27, giờ của ông và việc ký kết vẫn có thể vào ngày 30 hoặc 31 -Announcement would be the morning of the 27th, your time and the signing could still be on the 30th or 31st.” {FRUS #6}

• Ngày 12.10.1972 -Lúc 7 giờ 5 phút tối hôm đó, ngày 12 tháng 10, Kissinger và Tướng Alexander M. Haig, Phó Phụ Tá của Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia, bước vào văn phòng của Tổng thống trong Tòa nhà Văn phòng Điều hành . Sau đó Kissinger bắt đầu báo cáo “…”

– Kissinger: “Chà, ông đã đạt 3 trên 3, thưa Tổng thống. Nó đang hướng tới đích. “
– Nixon: “Ông đã đạt được thỏa hiệp? Ông đang giỡn hả? ” (“You got an agreement? Are you kidding?”)
– Kissinger: “Không, tôi không nói đùa.”
– Nixon: “Ông có hài lòng về nó không? đạt được 3 trên 3? “
– Kissinger: “Mặc dù đã xong nhưng chúng ta phải …” {FRUS #9}

✱ Tổng Thống Thiệu nói KHÔNGvà bác bỏ thỏa biệp.

Trong phiên họp tổ chức tại Dinh Độc Lập ngày 19.10.1972, Tổng Thống Thiệu nói KHÔNG nếu các điều khoản trong hiệp định thiếu 3 điều: 1– đảm bảo tuyệt đối về vùng phi quân sự (DMZ), 2- phải rút toàn bộ lực lượng của Bắc Việt Nam, và 3- chấp nhận quyền tự quyết toàn bộ của miền Nam Việt Nam. Thành phần tham dự phiên họp này gồm có

* Phía VNCH: President Nguyen Van Thieu -Vice President Tran Van Huong-Prime Minister Tran Thien Khiem- Foreign Minister Tran Van Lam- Ambassador Tran Kim Phuong- Ambassador Pham Dang Lam- Presidential Adviser Nguyen Phu Duc- Presidential Secretary Hoang Duc Nha.

* Phía Mỹ – Dr. Henry A. Kissinger-Ambassador Ellsworth Bunker – General Creighton Abrams- Ambassador William H. Sullivan- Ambassador Charles S. Whitehouse- Winston Lord, NSC Staff- David Engel, NSC Staff
• Ngày 19.10.1972: Tại Dinh Độc Lập trong cuộc ngày 19.10.1972 Tổng thống Thiệu hỏi TS Kissinger: “…”
“- Tổng thống Thiệu: Tôi muốn hỏi Tiến sĩ Kissinger, theo đánh giá của cá nhân ông với tư cách là một chính khách dày dạn kinh nghiệm, ông nghĩ Bắc Việt Nam mong đợi được gì khi ký kết thỏa hiệp, họ luôn hy vọng đạt được điều gì đó khi ký kết hiệp định trong thời gian ngắn. Đây là câu hỏi tôi muốn yêu cầu các ông hãy suy nghĩ lại và đặt mình vào vị trí của những người Cộng.”
– Tổng thống Thiệu: Ông có nghĩ rằng Cộng sản có thể kiếm cớ để công bố hiệp định này nếu họ muốn giành lợi thế trên chính trường không?
– Tổng Thống Thiệu: Tôi muốn hỏi một câu hỏi rất thẳng thắn liệu ông có thể trả lời tại đây hoặc trong riêng tư. … Nếu chúng tôi không thể ký thỏa hiệp này trước cuộc bầu cử, thời liệu Hoa Kỳ có cần phải công bố cho người dân biết rằng họ vẫn có ý định ký kết thỏa hiệp này không? “ “…” [1]
• Ngày 20.10.1972- Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nixon, với Tướng Westmoreland và Tướng Haig, lúc 10:00 sáng, ngày 20 tháng 10 năm 1972 (Phòng Bầu dục)
“Tướng Westmoreland nói rằng theo quan điểm của ông, khó khăn lớn đối với việc thương thảo là vấn đề ngừng bắn tại chỗ và sự thiếu sót không có bất kỳ điều khoản nào đề cập đến các cam kết cụ thể đối với các sư đoàn Bắc Việt hiện đang chiếm đóng ở miền Nam. Ông chỉ ra rằng trong khuôn khổ của cuộc ngừng bắn mà không có sự cam kết về việc rút quân, điều này trên thực tế sẽ dẫn đến việc chấm dứt chủ quyền của Thiệu đối với các phần quan trọng của lãnh thổ Nam Việt Nam.

Tướng Westmoreland nói rằng theo quan điểm của ông, Tổng thống Thiệu không thể chấp nhận một thỏa hiệp như vậy và có thể sẽ bác bỏ nó. Một trong những vấn đề lớn đối với Thiệu là phải giữ được hình ảnh của người làm chủ số phận của mình. Tướng Westmoreland có lẽ quen thuộc với tính cách riêng của Thiệu hơn bất kỳ người Mỹ nào khác. Thiệu là một kẻ vô cùng đa nghi, mưu mô xảo quyệt, có khả năng nhạy bén và có tài mưu lược đã giúp ông ta có thể tồn tại qua bao nhiêu năm khó khăn-Thieu was an extremely suspicious man who was devious, capable of sharp turns, and had a conspiratorial outlook that had enabled him to survive through many difficult years. Điều cần thiết là Hoa Kỳ phải kiên nhẫn làm việc với Thiệu, và nhận ra cái khó khăn mà việc từ bỏ lãnh thổ của ông ta sẽ gây ra. Hơn nữa, cơ chế kiểm soát quốc tế trong thỏa hiệp dường như không có cơ sở, và không có các điều khoản cụ thể để đảm bảo rằng các vi phạm sẽ không xảy ra.” {FRUS #33}

• Ngày 22.10.1972 – Theo bản văn trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao, TS Kissinger dặn dò tướng Haig: – “Thiệu vừa bác bỏ toàn bộ kế hoạch hoặc bất kỳ sửa đổi nào của nó và từ chối thảo luận thêm về bất kỳ cuộc đàm phán nào trên cơ sở đó. Ông ta khẳng định rằng bất kỳ thỏa thuận nào phải có sự đảm bảo tuyệt đối về vùng phi quân sự (DMZ), phải rút toàn bộ lực lượng của Bắc Việt Nam và về quyền tự quyết toàn bộ của miền Nam Việt Nam. Tôi không cần phải nói cho ông biết chúng ta hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng . Trước khi ông nói chuyện với Tổng thống, vui lòng ghi lại đánh giá nhanh của riêng ông. Trong thời gian chờ đợi, tôi sẽ có đánh giá của riêng tôi.” {FRUS #41} [Nguồn từ FRUS #33 đến FRUS #41].[2]

✱ TS Kissinger, Đại sứ Bunker tìm cách đối phó với TT Thiệu
TS Kissinger muốn nhanh chóng đạt được thỏa thuận, nên đã dặn dò đại sứ Bunker tìm cách đối thoại với Tổng Thống Thiệu. Sau đây tóm lược các yếu tố nhắc nhở đại sứ Bunker , để ông ta ” nắm vấn đề” hầu liệu lời đối phó với TT Thiệu.

• Ngày 24-10.1972 – (Kissinger to Bunker): …”Thiệu phải hiểu rằng các lựa chọn thay thế của ông ta thực sự xoay quanh việc chấp nhận những gì tốt đẹp trong lời đề nghị hoặc kiên trì giữ một vị trí không khéo léo, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc cắt giảm ngân sách của Hoa Kỳ thông qua hành động của Quốc hội, chứ không phải từ phía chúng tôi. Do đó, anh ấy bắt buộc không được tự đào hố chôn mình bằng cách miêu tả các hoạt động của tuần này như một cuộc đối đầu lớn hơn là một vòng tham vấn và thảo luận thiết yếu giữa chúng ta. …Thiệu không nên ảo tưởng rằng ông có thể mong đợi một sự thay đổi cơ bản trong hiệp định như đã được soạn thảo hiện nay….Những nỗ lực của Thiệu để phát triển các đề xuất hòa bình thay thế chỉ có thể dẫn đến hậu quả là buộc hai chúng ta phải đối đầu. Chúng tôi sẽ không chấp nhận những đề xuất như vậy trong mọi trường hợp. {Kissinger to Bunker: 24.10.1972}.[3]

• Ngày 25.10.1972 – (Kissinger to Bunker): Tổng thống muốn các ông tiếp tục làm việc với Thiệu một cách bền bỉ, có thể gặp lại ông ta thường xuyên hơn…Nếu các cuộc đàm phán đổ vỡ vì sự cố chấp của Thiệu, sẽ hoàn toàn không còn hy vọng tiếp tục nhận ðýợc hỗ trợ quân sự hoặc kinh tế của Hoa Kỳ cho miền Nam Việt Nam. Cuối cùng, Thiệu phải hiểu rằng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để Hà Nội chấp nhận càng nhiều càng tốt những sửa đổi mà ông Thiệu đã đề xuất. Do đó, trong các cuộc thảo luận với Thiệu, bạn nên gây ấn tượng với ông ta về nhu cầu cấp thiết phải lập kế hoạch kỹ lưỡng cho trường hợp ngừng bắn trong tương lai rất gần và có lẽ sớm nhất là vào giữa tháng 11.

Tôi tin rằng chiến thuật tốt nhất của chúng ta trong việc đối phó với Thiệu là ông phải gặp ông ta liên tục từ nay đến ngày 8 tháng 11 (to meet with him repeatedly between now and November 8 ) để cuộc gặp tiếp theo của tôi với ông ta có thể là lần cuối cùng. Ông ta phải hiểu về sự tham gia vào các cuộc họp với chúng tôi với tư cách là đối tác trong việc chấp nhận đề xuất hiện tại được sửa đổi ở mức độ có thể thực hiện được, hoặc chúng tôi sẽ tiến hành mà không có ông ta. Tại cuộc họp của tôi với ông ấy, nếu cần, chúng tôi có thể dứt khoát thông báo cho Thiệu biết rằng chúng tôi sẽ tiến hành mà không có ông ta (we can unequivocally inform Thieu that we will proceed without him- với tất cả những hậu quả đau buồn mà việc này gây ra cho ông ông ta).{ Kissinger to Bunker} [4].

• Ngày 26.10.1972 – (Bunker to Kissinger)…”Tôi đã yêu cầu ông ta giữ kín bất kỳ cuộc thảo luận công khai nào cho đến khi chúng tôi có sự đồng thuận với ông ta và ông ta đã đồng ý làm như vậy – I asked him to hold up on any public comment until we have had an opportunity to concert with him and he agreed to do so”. {Bunker to Kissinger}.[5]

✱ Tổng thống Thiệu KHÔNG “giữ kín”, nhưng KHÔNG vi phạm lời hứa với Đại sứ Bunker …
Theo điện văn của Đại sứ Bunker báo cáo về Hoa Thịnh Đốn nêu trên rằng: “Tôi đã yêu cầu ông ta giữ kín bất kỳ cuộc thảo luận công khai nào…và ông ta đã đồng ý làm như vậy”. Bản văn này được gửi đi từ Sài gòn vào hồi 6:20 chiều ngày 26.10.1972 (Bản văn ghi: “Saigon, October 26, 1972, 1120Z.” – giờ zulu time zone, hay là 18:20pm giờ Sài Gòn) có thể hiểu là TT Thiệu ” phải tiếp” Đại sứ Bunker vào buổi chiều. Còn buổi sáng ngày 26.10.1972thì…

• Tuần hành chống hiệp định da-beo
Vào buổi sáng ngày 26.10.1972 một đoàn tuần hành gồm các nghị sĩ, các dân biểu và 14 nghị viên trong Ban Đại Diện nghị viên HĐ Đô Tỉnh Thị toàn quốc tuần hành đến Dinh Độc lập để hậu thuẫn cho lập trường của phía VNCH. Trước khi đến Dinh Độc Lập, tất cả ba phái đoàn tập trung tại tiền đình trụ sở Hạ Viện, để sau đó cùng tuần hành đến Dinh Độc Lập, (trong số này có người viết – BĐD này cứ 2 tháng vào Dinh Độc Lập gặp TT một lần để trình bày các trở ngại từ các đô tỉnh thị toàn quốc – BĐD được bầu nhân ngày Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu tập 554 nghị viên HĐ ĐTT toàn quốc về dự cơm tối tại tiền đình Dinh Độc Lập vào ngày 9.9.1970, nhiệm kỳ 1970-1974)

Cuộc tuần hành trên nhằm tạo hậu thuẫn cho lập trường của phía VNCH như trên đã viết, để chống đối lại một số điều khoản trong hiệp định gây bất lợi cho phía VNCH, và theo như lời Tướng Westy chia sẻ nêu trên”trong khuôn khổ của cuộc ngừng bắn mà không có sự cam kết về việc rút quân…” . Nhất là về một số điều khoản cần được phía Mỹ làm rõ đã được TT Thiệu nêu ra với phái đoàn tuần hành khi đến Dinh Độc Lập vào ngày 26.10.1972. Vì vậy tổng thống Thiệu tuy không giữ kín, nhưng không vi phạm lời hứa với đại sứ Bunker, vì lời hứa giữ kín được đưa ra vào buổi chiều sau khi đã chia sẻ thông tin đến đoàn tuần hành và buổi sáng.

Điều khoản trong dự thảo hiệp định về việc ngừng bắn tại chỗ, và quân CSBV không rút về miền Bắc, nên báo chí Sài Gòn đã ví von gọi là “hiệp định da beo”. Riêng phía tỉnh của người viết vào thời gian cuối năm 1972 và đầu năm 1973 các đơn vị đồn trú trên lãnh thổ của tỉnh được Phòng 2 Tiểu khu phân phát cờ để treo tại một số vùng xôi đậu. Những vùng này vào ban ngày phía các đơn vị quân đội gỡ bỏ cờ MTGP và treo cờ quốc gia lên,đêm xuống thì VC tháo cờ quốc gia xuống treo cờ MTGP cho nên báo chí Sài Gòn thời đó ví von gọi là cuộc ” giành dân, lấn đất.”

✱ Tối hậu thư của TT Nixon buộc TT Thiệu trả lời ngày 21.1.2023
Vào ngày 20 tháng 1, khi các cuộc đàm phán gần như kết thúc, ông Nixon đã gửi điều mà ông Hưng gọi là “tối hậu thư” cho ông Thiệu: “Như tôi đã nói với các ông, chúng tôi sẽ ký tắt hiệp định vào ngày 23 tháng 1. Tôi phải biết liệu bây giờ ông có sẵn sàng tham gia với chúng tôi trong thỏa hiệp này không, và tôi phải có câu trả lời của ông trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973 – As I have told you, we will initial the agreement on January 23. I must know now whether you are prepared to join us on this course, and I must have your answer by 1200 Washington time, January 21, 1973“. [6]

✱ TT Thiệu trả lời tối hậu thư của TT Nixon
“Đại sứ Bunker đã chuyển cho tôi vào đầu ngày hôm nay lá thư của Ngài ngày 21 tháng 1, trong đó Ngài yêu cầu tôi cho Ngài biết trước 12 giờ trưa, ngày 21 tháng 1, theo giờ Washington, rằng liệu Chính phủ Việt Nam có tham gia với Ngài trong việc ký tắt Hiệp định vào ngày 23 tháng Giêng và ký kết chính thức vào ngày 27 tháng Giêng. Tuy nhiên, tôi phải nói rằng tôi không thể chấp nhận những cáo buộc của Ngài về sự chậm trễ thông báo cho chính phủ của Ngài biết nhận xét của chúng tôi liên quan đến thỏa hiệp này, vì chúng tôi nhận ðýợc phiên bản mới nhất của thỏa hiệp vào ngày 11 tháng 1, và những ðiểm mà Chính phủ Việt Nam ðã phản đối trong các bức thư trước của tôi liên quan đến những thay đổi có trong phiên bản mới nhất đó. Đối với văn bản tiếng Việt của các nghị định thư, chúng tôi mới nhận được bản văn từ Đại sứ quán Hoa Kỳ trong ngày hôm nay. Về vấn đề này, tôi xin nhắc lại với các Ngài bản ghi nhớ của Chính phủ Việt Nam đã được gửi cho Đại sứ Bunker vào ngày 19 tháng 1 và lá thư của tôi ngày 20 tháng 1. Trước những tuyên bố của Ngài rằng viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH sẽ bị cắt đứt nếu tôi không tham gia cùng Ngài, và những nhận xét của Ngài khiến cho mối quan hệ của chúng ta bắt buộc phải đặt mối quan hệ của chúng ta trên một cơ sở mới, nên tôi đã đi đến các quyết định sau đây.

Liên quan đến việc Hà Nội từ chối rút quân khỏi miền Nam Việt Nam sau khi ngừng bắn, tôi phải nói thẳng rằng tôi không thấy có các điều khoản nào về sự đảm bảo mà Ngài nêu ra đã đủ để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, vì lợi ích của sự thống nhất giữa hai Chính phủ của chúng ta, và trên cơ sở đảm bảo mạnh mẽ của các Ngài về việc tiếp tục viện trợ và hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam sau khi ngừng bắn, tôi chấp nhận lịch trình của Ngài đã đề ra liên quan đến việc ký tắt thỏa hiệp vào ngày 23 tháng 1, tùy thuộc vào sự khác biệt giữa văn bản tiếng Anh và tiếng Việt mà tôi đã đề cập với Ngài trong các lá thư trước đây của tôi.” [7]

✱ TT Thiệu triệu tập hội nghị “Diên Hồng” tại Vũng Tàu
Theo văn bản ghi trên, TT Nixon ấn định ngày 23.1.1973 là hạn chót phía VNCH ” phải có câu trả lời ” về bản hiệp định. Vì vậy Tổng thống Thiệu đã triệu tập cuộc họp tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ XDNT tại Vũng Tàu, từ chiều 23.1.1973 đến sáng ngày 25.1.1973 để chia sẻ các khó khăn và phía VNCH bị buộc phải ký kết hiệp định chính thức vào ngày 27.1.1973.

Chủ tọa Hội nghị “Diên Hồng” là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các phụ tá tại Phủ Tổng thống. Ngoài các viên chức Phủ Tổng thống, thành phần tham dự còn bao gồm các vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, Thủ tướng và toàn thể thành viên trong nội các Trần Thiện Khiêm, các sĩ quan cao cấp thuộc Bộ TTM và các Quân đoàn, các nghị sĩ, dân biểu đứng đầu các ủy ban thuộc Thượng Viện và Hạ viện VNCH. Phía 14 nghị viên trong BĐD thuộc hội đồng Đô-Tỉnh-Thị toàn quốc cũng được mời tham dự (người viết thuộc thành viên trong BĐD cũng có mặt trong phiên họp này).

✱ Khác biệt: VNCH không được phép đề xuất hòa giải !!!
Nhân chuyện Mỹ-CSBV thảo luận về hòa đàm tại Paris 1972, người viết nhớ lại tài liệu liên quan đến cuộc đối thoại giữa hai miền Nam-Bắc về ” giải pháp Nhu- Hồ 1963″. Theo tài liệu BNG: ” Đại sứ Lodge nên cảnh báo rõ ràng cho Diệm biết về sự nguy hiểm của việc đàm phán như vậy- và cảnh cáo nếu tiếp tục theo đuổi sẽ dẫn đến việc Hoa Kỳ ngừng viện trợ…..Một khi cuộc đảo chính chống Diệm bắt đầu ở Nam Việt-Nam điều đó sẽ thể hiện rõ ràng sự từ chối của Nam Việt-Nam về liên minh Diệm-Cộng (Ambassador Lodge should give Diem a clear warning of the dangers of such a course-Once an anti-Diem coup is started in South Viet-Nam, refusal of South Viet-Nam to accept a Diem-Communist coalition). «Thư Viện BNG 26.8.63:Telegram From the CIA Station in Saigon to the Agency ».

– Phải chăng chỉ có Mỹ mới được quyền chủ động đề xuất nói chuyện ” hòa đàm”, còn miền Nam Việt Nam thời bị cấm kỵ và đó cũng là lý do để Mỹ lật đổ chính phủ VNCH 1963?

– Lý do Mỹ nêu ra trong việc rút quân khỏi Việt Nam là vì ” nếu Mỹ tiếp tục chiến tranh phần thắng sẽ nghiêng về phía Liên Xô, vì Liên Xô muốn Mỹ bị xa lầy tại Việt Nam “( the only gainer in having the war continue is the Soviet Union. They want the U.S. tied down ).«BNG-FRUS –Memorandum ngày 22.02.1972 » Nhưng sau này theo tài liệu giải mật , lý do chính Mỹ muốn rút quân khỏi Việt Nam để thực hiện chiến lược của Mỹ tại Việt Nam nhằm chia rẽ Liên Xô và Trung Cộng, để 1979 Mỹ – Tàu hợp tác chống “ con gấu Bắc cực”, chứ không phải vì Mỹ đổ quân vào Việt Nam để ” bảo vệ cái tiền đồn” chống Cộng của Mỹ tại vùng Đông Nam Á Như phòng thông tin Mỹ tại Sài gòn một thời từng rêu rao?

Đào Văn

Không có nhận xét nào: