Vào ngày hôm nay 4/7/2021, The Telegraph (Anh Quốc) đưa ra một bản tin đáng buồn như sau: Vài trăm lính A Phú Hãnh đã trốn chạy qua nước láng giềng Tahikistan trong lúc lực lượng Taliban tiến qua vùng phía bắc với khí thế khi 10 quận của Tỉnh Badakhshan rơi vào tay họ. Đêm Chủ Nhật 4/7/2021 dường như quân Taliban chuẩn bị tiến vào thủ phủ này cũng như miền trung của Tỉnh Takhar sau khi quân chính phủ mất tinh thần và trang bị yếu kém đã đầu hàng hoặc rút lui. Ủy Ban An Ninh Quốc Gia của Tajikistan cho hay hơn 300 quân chính phủ đã vượt qua biên giới để né tránh cuộc tiến quân của Taliban.
<!>
Một số khác đã trốn chạy khỏi Thủ Đô Badakhashan của Faizakhashan nơi mà một đoạn thu hình chưa được kiểm chứng cho thấy một đám dân chúng đã bám vào máy bay dân sự để di tản khỏi thành phố.
Việc 10 quận vốn là pháo đài của Liên Minh Bắc Phương (Northen Alliance) chống lại quân Taliban vào cuối thận niên 1990 thất thủ là sự đảo ngược của tình thế khiến quân chính phủ rối loạn khi quân Mỹ rút lui. Chính phủ và các nhà lãnh đạo chống Taliban đã họp phiên khẩn cấp vào tối Chủ Nhật sau khi có sự xâm nhập vào những khu vực cuối cùng chống lại Taliban. Vùng này là nơi màu mỡ để tuyển binh sĩ cho quân chính phủ. “Thật không may khi mà hầu hết các quận của chính phủ lọt vào tay Taliban mà không hề có cuộc giao tranh. Mohib-ul Rahman- một nghị viên của tỉnh cho AP biết trong ba ngày qua, 10 quận lọt vào tay Taliban mà 8 quận không hề có giao chiến.
Vào ngày Thứ Bảy, LHQ đã ra lệnh rút bớt các nhân viên cứu trợ ở Faizabad. Một số quận vùng quê đã thất thủ khi Joe Biden bắt đầu những bước cuối để Hoa Kỳ rút quân khỏi A Phú Hãn khiến Taliban thu được một số lượng lớn vũ khí và thiết bị. Những tỉnh lớn và thành phố vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ nhưng tốc độ của sự xụp đổ đã báo động cho Hoa Thịnh Đốn và đồng minh NATO lo sợ rằng nó sẽ là một chiến thắng như thác lũ không sao tránh khỏi của Taliban.
Các giới chức A Phú Hãn nói rằng họ tạm thời “di tản chiến thuật” (giống như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rút bỏ Cao Nguyên) để phối tái trí lực lượng và sẽ chiếm lại sau này.
Badakhshan là quê hương của cựu Tổng Thống Burhanuddin Rabbani- người đã chết trong cuộc đánh bom tự sát vào năm 2011. Vị cựu tổng thống này cũng đã lãnh đạo tổ chức chống Taliban gọi là Jamiat-e-Islami và là thảnh viên của các chiến binh chống Taliban của Ahmad Shah Massoud và ông này cũng bị giết hai ngày trước cuộc tấn công khủng bố 9/11 tại Nữu Ước, Hoa Kỳ.
Con trai của Burhanuddin Rabbani nay là thành viên của Hội Đồng Hòa Giải Tối Cao, trong một cuộc phỏng vấn với Telegraph đã nói rằng Hoa Kỳ đã làm suy yếu chính quyền A Phú Hãn khi ký thỏa hiệp trực tiếp với Taliban mà không có họ (giống hệt như Thực Dân Pháp năm 1954 thương thảo với Việt Minh mà phớt lờ nguyện vọng của chính quyền Bảo Đại và năm 1973 Mỹ mật đàm với Miền Bắc và phớt lờ nguyện vọng của Miền Nam). Ông con trai này nói thêm dường như Taliban không thèm nói chuyện với chính quyền Kabul. Người Mỹ đang rút lui. Chúng tôi không có thể làm gì hơn. Có phải trách nhiệm của họ hay không? Tôi nghĩ rằng chúng tôi cỏ thể nhìn thấy tình thế, tình huống. Vào lúc họ đang rút quân chúng tôi thấy thỏa hiệp chẳng đi đến đâu cả. “
Vào ngày Chủ Nhật, Taliban cũng đã chiếm thêm quận Panjqayi của Kandahar nơi mà quân chính phủ bị bao vây trong nhiều tuần lễ.
Ngũ Giác Đài nói rằng họ tiếp tục tài trợ và cố vấn cho quân chính phủ khi quân Mỹ rút lui cũng như chấn chỉnh lại một số nhỏ một số phi đoàn máy bay và trực thăng. Thế nhưng sự tiến quân mau lẹ của Taliban khiến tình báo Hoa Kỳ lượng giá là chính quyền Kabul khó sống sót và sẽ xụp đổ trong vòng 12 tháng.”
***
Từ tin tức không vui này chúng ta thấy lịch sử chỉ là sự tái diễn. Nó là bài học đau đớn cho các quốc gia nhỏ được Mỹ đỡ đầu và che chở:
-Khi Mỹ muốn vào vì quyền lợi của họ thì họ sẽ vào- và không một sức lực nào có thể ngăn cản được.
-Khi Mỹ rút lui vì tổn thất quá cao, làm nước Mỹ suy yếu thì bằng mọi giá Mỹ sẽ rút lui và không thèm quan tâm tới số phận của đồng minh như Quốc Dân Đảng Trung Hoa năm 1949 và
VNCH năm 1975.
- Không bao giờ có chuyện Mỹ hy sinh tới giọt máu cuối cùng để bảo vệ đồng minh. Câu hỏi thiết thực đặt ra ngày hôm nay, nếu Hoa Lục tấn công Đài Loan, liệu Hoa Kỳ có tiến hành cuộc đại chiến để bảo vệ Đài Loan không? Rất nhiều người nói Mỹ sẽ tiến hành cuộc chiến tranh nguyên tử để tiêu diệt Hoa Lục. Riêng tôi, chuyện còn phải xét lại.
-Khi nền an ninh của mình được ngoại bang che chở, khi quân ngoại quốc đóng trên đất nước mình thì đương nhiên chủ quyền quốc gia không còn. Khi chủ quyền quốc gia không còn thì số phận của mình sẽ do ngoại bang quyết định. Cho nên tự lực tự cường và chính sách ngoại giao đa phương, khôn khéo vẫn là sách lược sinh tồn đúng đắn nhất.
Đào Văn Bình
(California ngày 4/7/2021)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét