<!>
· Truyền thống hay Chiến lược Hoa Kỳ (Thái Hóa Lộc)
Vụ bê bối phần mềm gián điệp Pegasus – trong đó hàng chục nghìn mục tiêu của phần mềm giám sát này bị rò rỉ cho báo chí – trở thành tâm điểm toàn cầu sau khi bị phanh phui trong tháng này. Một số khách hàng của Pegasus, chẳng hạn như chính phủ Azerbaijan hoặc Ả Rập Saudi, hiếm khi phải ra tường trình với ai. Song vài khách hàng khác thì không.
Phe đối lập Ấn Độ chắc hẳn đang thấy bồn chồn. Cạnh tranh bầu cử là nguồn sống của họ, song các lãnh đạo đảng có thể bị đe dọa nghiêm trọng từ các bí mật trên điện thoại thông minh của cá nhân. Đến nay đã có ít nhất 1.000 mục tiêu ở cấp địa phương bị lộ: chính trị gia, thẩm phán, nhà báo, các Lạt ma Tây Tạng và những người khác. Vụ bê bối làm náo động cả Quốc hội, và khiến Bộ trưởng nội vụ phải đứng ra tuyên bố toàn bộ bê bối Pegasus là một âm mưu “làm chệch hướng phát triển của Ấn Độ.” Có lẽ ông cần làm tốt hơn nữa. Mới hôm qua Tòa án Tối cao (các thẩm phán của tòa này có thể cũng bị nghe trộm) nhận được đơn đề nghị phải yêu cầu chính phủ tuyên bố liệu họ có dùng Pegasus hay không. Đây có thể chỉ mới là khởi đầu.
Robinhood tiến hành IPO
Không có công ty nào gắn với sự gia tăng số lượng các nhà đầu tư bán lẻ hơn Robinhood, một nền tảng môi giới. Thật phù hợp khi công ty định giá và phân bổ cổ phiếu cho đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) hôm nay, trước ngày giao dịch đầu tiên trên sàn Nasdaq vào ngày mai, bằng cách bán trực tiếp 35% số cổ phiếu của mình cho 18 triệu khách hàng của Robinhood thông qua ứng dụng của mình. Công ty cho rằng một nửa số tài khoản môi giới được mở ở Mỹ kể từ năm 2016 là trên nền tảng của họ.
Sự tăng trưởng siêu tốc này giúp giải thích lý do tại sao công ty đang tìm cách được định giá ở mức 35 tỷ USD. Nhưng các cổ đông mới cũng phải tính đến rủi ro. Các nhà quản lý, đang siết chặt việc game hóa hoạt động giao dịch chứng khoán – đặc biệt là kể từ sau sự cố giá cổ phiếu GameStop hồi tháng Giêng – đã chỉ trích công ty vì khuyến khích xu hướng này. Và 80% doanh thu của công ty đến từ một thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận gây tranh cãi với các nhà nhà cung cấp thanh khoản (marketmarker) mà Quốc hội Hoa Kỳ có vẻ muốn hạn chế. Các nhà đầu tư hãy cẩn thận.
Facebook sắp công bố kết quả quý 2
Facebook có thể không quá nổi bật trong một số quý. Nhưng họ vẫn rất được các công ty quảng cáo và nhà đầu tư ưa chuộng. Hôm nay gã khổng lồ truyền thông xã hội này sẽ công bố kết quả quý. Một lần nữa họ tiếp tục được kỳ vọng trở thành ngôi sao. Tính trung bình, các nhà phân tích dự đoán doanh thu của công ty, trong đó 98% đến từ quảng cáo, sẽ vào khoảng 28 tỷ đô la, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Còn thu nhập ròng dự đoán tăng gấp đôi lên gần 10 tỷ USD.
Một số nhà quan sát dự đoán Facebook bị thiệt hại từ chính sách theo dõi mới của Apple trên iPhone. Cụ thể từ giờ người dùng phải chọn cho phép theo dõi liên ứng dụng, điều có thể khiến việc nhắm mục tiêu quảng cáo trở nên khó khăn hơn cho Facebook. Song phải đến tháng 10 mới có thể xác định rõ tác động của chính sách mới này.
Ủy ban chính sách tiền tệ của Fed họp
Vẫn còn hơn một năm nữa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mới tăng lãi suất theo dự kiến. Nhưng cuộc họp hàng tháng của ủy ban thiết lập lãi suất của Fed, bế mạc hôm nay, có thể vẫn tạo ra kịch tính. Các nhà đầu tư và nhà phân tích sẽ soi từng từ một của chủ tịch Fed Jerome Powell tại cuộc họp báo. Tất cả đều nhằm tìm ra bất kỳ gợi ý nào về thời điểm ngân hàng trung ương bắt đầu kiềm chế chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hiện tại.
Trước khi tăng lãi suất, Fed sẽ chạy đà (“tapering”) —tức giảm mua tài sản từ tốc độ hiện tại 120 tỷ đô la một tháng. Nếu ông Powell tiếp tục chờ đợi phục hồi kinh tế có “tiến bộ đáng kể hơn”, thì các thị trường sẽ giữ nguyên dự đoán rằng cuối năm nay mới có “chạy đà”. Còn nếu không nhắc đến từ “đáng kể” nữa — có lẽ phản ánh lo ngại lạm phát — thị trường sẽ xem đây là dấu hiệu Fed sẽ thay đổi chính sách. Vì vậy hãy nghe kĩ từng từ của ông Powell.
Covid-19: Nhân viên y tế Ấn Độ gùi vaccine lên vùng xa
Mặc dù là nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, các ý kiến chỉ trích nói chương trình tiêm vaccine Covid của Ấn Độ là quá chậm chạp.
Riêng ở tỉnh Arunachal Pradesh, đông bắc Ấn Độ, các nhân viên y tế vượt rừng vượt sông, đi bộ nhiều giờ để đưa vaccine tới các bản làng xa xôi.
Một quận hẻo lánh ở vùng này đã tiêm vaccine cho đại đa số người trưởng thành, mặc dù trước đó nhiều người có tâm lý nghi ngại vaccine.
Giải thích cho người dân về tác dụng của vaccine, và các nỗ lực bố trí ngày tiêm hợp lý cho trùng với ngày phát gạo miễn phí đã giúp nhân viên y tế đạt được tỷ lệ hoàn thành tiêm cao.
Hoa Kỳ Liên Tục Tuần Tra Biển Đông Bảo Vệ Quyền Tự Do Hàng Hải
Dù không thu hút nhiều sự chú ý của công luận như những chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải của Hải Quân Mỹ, nhưng các phi vụ của Không Quân Hoa Kỳ trên bầu trời Biển Đông cũng rất thường xuyên.
Theo nhật báo South China Morning Post, chính tư lệnh lực lượng Không Quân Mỹ vùng Thái Bình Dương đã xác nhận điều trên nhân cuộc hội thảo của các tư lệnh Không Quân 20 nước vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mở ra tại Hawaii vào tuần trước.
Theo tướng Charles Brown, các máy bay quân sự Mỹ, từ oanh tạc cơ, trinh sát cơ U2, cho đến máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk, đều đã thường xuyên tiến hành các phi vụ nhằm bảo về quyền tự do hàng không bên trên khu vực Biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc đã triển khai các hệ thống phòng không trên các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp tthành tiền đồn trong khu vực.
Tư lệnh Không Quân Mỹ vùng Thái Bình Dương khẳng định: “Chúng tôi đã bay bên trên và xung quanh Biển Đông từ 15 năm nay, và tôi có thể nói với quý vị rằng chúng tôi vừa mới thực hiện một số phi vụ ngay trong tuần này”.
Theo Tướng Brown, phi cơ của Không Quân Mỹ đã được triển khai song song với các loại máy bay do thám chống ngầm P-3 Ori-on và P-8 Poseidon của Hải Quân Hoa Kỳ. Cho dù không được truyền thông đưa tin rộng rãi như các hoạt động của Hải Quân, nhưng phản ứng từ phía Trung Quốc cũng rất mạnh mẽ.
Vị tư lệnh Mỹ giải thích: “Chúng tôi biết đến các phản ứng đó vì đã nhận được các cuộc gọi từ phía Trung Quốc”.
Biển Đông là nơi có những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới và hiện bị Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ diện tích. Bắc Kinh đã cho bồi đắp thành đảo nhân tạo các thực thể mà họ đã chiếm được từ tay Việt Nam và Philippines, cho xây dựng trên đó nào là phi đạo, bến cảng, và cho bố trí các hệ thống radar, phi đạn phòng không và chống hạm.
Trong những năm gần đây, Hải Quân Mỹ đã tăng cường tuần tra thường xuyên gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc để thách thức những gì mà Washington gọi là “đòi hỏi chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc, bị cho là “vô căn cứ, phi lý và phi pháp”. Cũng trong cuộc hội thảo tại Hawaii, có sự hiện diện của đại diện khoảng 20 nước, trong đó 4 nước Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, tướng David Goldfein, tham mưu trưởng Không Quân Hoa Kỳ, đã khẳng định rằng dù Không Quân Mỹ có giảm bớt lực lượng trong những thập kỷ qua ở Châu Âu, nhưng việc triển khai ở vùng Thái Bình Dương vẫn “rất ổn định”, cho thấy rằng khu vực này là ưu tiên số một trong chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ.
Yêu cầu Hoa Kỳ tuân thủ các quy tắc quốc tế, ‘sói chiến Trung Quốc’ bẽ mặt trước màn đáp trả của TNS Mỹ
Thượng nghị sĩ Ted Cruz (ảnh: wikipedia).
Đầu ngày thứ Ba (27/7), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng trên Twitter rằng Hoa Kỳ nên “nêu gương tốt” và tuân thủ “các quy tắc quốc tế”. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz đã phản ứng nhanh chóng, nói với chính quyền Trung Quốc “các quy tắc quốc tế” là gì.
Văn phòng Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong dòng tweet rằng: “Hoa Kỳ nên tuân thủ các quy tắc quốc tế và nêu gương tốt thay vì làm ngược lại”.
Thượng Nghị sĩ Cruz, mặt khác, sau đó đã cảnh báo từng điều với chính quyền Trung Quốc trong một tweet đáp trả của mình rằng, Trung Quốc cũng không nên vi phạm “các quy tắc quốc tế” này. Ông viết:
“Đừng giết người, đừng tra tấn người vô tội, đừng ép các bà mẹ phá thai, đừng mở trại tập trung, đừng diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và đừng che đậy đại dịch giết chết hơn 4 triệu người trên toàn thế giới”.
Here’s some “international rules” for the CCP:
– don’t murder people
– don’t torture innocents
– don’t force mothers to have abortions
– don’t run concentration camps.
– don’t commit genocide against Uyghurs.
– don’t cover up a pandemic that causes over 4m deaths worldwide. https://t.co/sCVxEMpRqm— Ted Cruz (@tedcruz) July 27, 2021
Mặc dù chính quyền Trung Quốc luôn từ chối chấp nhận những cáo buộc này, nhưng tình hình nhân quyền ở Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế trong nhiều năm.
Dân biểu Hoa Kỳ Marjorie Taylor Greene nói vào ngày 5/1 rằng dựa trên hồ sơ vi phạm nhân quyền tồi tệ của ĐCSTQ, Hoa Kỳ nên ngừng giao thương với Trung Quốc; Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố vào ngày 15/6 rằng ĐCSTQ phá vỡ các quyền con người, đó là lý do chính khiến Liên minh châu Âu tránh xa Bắc Kinh.
TT Biden: Tấn công mạng có thể đẩy Mỹ vào chiến tranh trên thực địa
Reuters
Tổng thống Joe Biden phát biểu hôm 27/7.
Hôm 27/7, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cảnh báo rằng nếu Hoa Kỳ rốt cuộc bị rơi vào một “cuộc chiến nổ súng thực sự” với một “cường quốc” thì đó có thể là hậu quả của một cuộc tấn công mạng nghiêm trọng vào Hoa Kỳ. Phát biểu của ông Biden nêu bật lên điều mà Washington coi là mối đe dọa ngày càng tăng do Nga và Trung Quốc gây ra, theo Reuters.
An ninh mạng đã trở thành vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính quyền Biden sau một loạt các cuộc tấn công gây xôn xao đánh vào các pháp nhân như công ty quản lý mạng SolarWinds, công ty Colonial Pipeline, công ty chế biến thịt JBS và công ty phần mềm Kaseya, đã gây tổn hại lớn cho nước Mỹ, không chỉ bó hẹp trong các công ty bị tấn công. Một số cuộc tấn công này đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nhiên liệu và thực phẩm ở các vùng của Hoa Kỳ.
Tổng thống Biden nói trong bài phát biểu kéo dài nửa giờ khi đến thăm Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (ODNI): “Tôi nghĩ rất có khả năng là rốt cuộc chúng ta sẽ đi đến, nếu rốt cuộc chúng ta đi đến một cuộc chiến – một cuộc chiến nổ súng thực sự với một cường quốc – đó sẽ là hậu quả của một vụ xâm nhập mạng gây hậu quả lớn”.
Trong hội nghị thượng đỉnh ngày 16/6 tại Geneva giữa ông Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Biden chia sẻ danh sách các cơ sở hạ tầng quan trọng mà Hoa Kỳ coi là “bất khả xâm phạm” đối với các tổ chức tấn công cấp nhà nước.
Kể từ đó, các thành viên cấp cao của đội ngũ an ninh quốc gia của chính quyền Biden thường xuyên liên lạc với các thành viên cấp cao của Điện Kremlin về các cuộc tấn công mạng nhằm vào Hoa Kỳ, Nhà Trắng cho biết.
Vẫn theo Reuters, ông Biden nhấn mạnh những mối đe dọa từ Trung Quốc, mô tả Chủ tịch Tập Cận Bình là người “hết sức quả quyết về việc Trung Quốc trở thành lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới, cũng như nền kinh tế lớn nhất và nổi bật nhất thế giới vào giữa những năm 2040-2050”.
Trong bài phát biểu trước khoảng 120 nhân viên ODNI và các quan chức lãnh đạo cấp cao, Tổng thống Biden cũng gửi lời cảm ơn đến các thành viên của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, nhấn mạnh sự tin tưởng của ông vào công việc của họ và cho biết ông sẽ không gây áp lực chính trị lên các nhân viên ODNI.
Hiện tại ODNI giám sát 17 tổ chức tình báo của Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Mỹ công du Ấn Độ nhằm tăng cường hợp tác song phương
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar (P) tiếp đồng nhiệm Mỹ Antony Blinken tại nhà khách chính phủ Hyderabad House, New Delhi, Ấn Độ, ngày 28/07/2021. REUTERS – JONATHAN ERNST
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến New Delhi tối 27/07/2021 và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao Ấn Độ trong ngày 28/07 nhằm tăng cường quan hệ song phương. Ngoài hợp tác quốc phòng đối phó với sức mạnh Trung Quốc, vấn đề nhân quyền và tự do cũng được ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh trong chuyến công du.
Theo trang News18, trong buổi làm việc với ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, ông Blinken « đánh giá cao công việc chúng ta đã và sẽ làm cùng nhau ». Ông cũng cho rằng « sự hợp tác giữa hai nước là quan trọng hơn bao giờ hết » trong giai đoạn sóng gió này, từ hậu quả của dịch Covid-19 đến tác động của công nghệ mới…
Hàng loạt chủ đề hợp tác song phương và trong khu vực liên quan đến an ninh, như Afghanistan, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và sự hợp tác của Bộ Tứ – QUAD cũng được cho là nằm trong chủ đề nghị sự giữa ngoại trưởng Mỹ với đồng nhiệm Ấn Độ và cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Dova.
Trước đó, ông Antony Blinken đã tiếp một nhóm đại diện xã hội dân sự, trong đó có ông Gueshe Dorji Damdul, đại diện của Nhà Tây Tạng, một trung tâm văn hóa của đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông Blinken cam kết sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền và tự do với phía Ấn Độ vì theo ông, « dân tộc Ấn Độ và dân tộc Mỹ tin vào nhân phẩm, vào bình đẳng về cơ hội, nhà nước pháp quyền, các quyền tự do cơ bản, trong đó có tự do tôn giáo và tín ngưỡng ».
Ông Blinken là ngoại trưởng đầu tiên của chính quyền Biden đến thăm Ấn Độ, một thành viên của QUAD và là đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực để làm đối trọng với Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ gặp thủ tướng Modi vào tối 28/07 trước khi lên đường sang Koweit.
Nhật Bản chuyển giao công nghệ sản xuất vac-xin cho Việt Nam
Nhật chuyển giao công nghệ vac-xin chống Covid-19 cho Việt Nam. Ảnh minh họa. Joseph Prezioso AFP/Archivos
Công ty Nhật Bản Shionogi đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vac-xin Covid-19 với hai công ty của Việt Nam là công ty MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) và công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC). Đây là hợp đồng chuyển giao công nghệ thứ ba mà Việt Nam ký được với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngày 27/07/2021, phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và đào tạo (bộ Y Tế) Nguyễn Ngô Quang cho biết công nghệ được công ty Shionogi chuyển giao là công nghệ sản xuất vac-xin tái tổ hợp (Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein). Dự kiến đến tháng 06/2022 sẽ hoàn tất mọi hoạt động và đưa vac-xin ra thị trường.
Trước đó, Việt Nam đã đàm phán thành công hai dự án chuyển giao công nghệ. Thứ nhất là dự án đóng ống vac-xin Sputnik V giữa công ty DS-Bio, công ty Vabiotech và Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga. Vabiotech đã đóng ống và gửi mẫu sang Nga để kiểm định chất lượng, dự kiến có kết quả vào ngày 10/08. Thứ hai là dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ vac-xin ARNm với Hoa Kỳ, theo dự kiến hoàn thiện nhà máy sản xuất vac-xin tại Việt Nam vào tháng 06/2022.
Việt Nam hiện tiêm được 4,8 triệu liều vac-xin. Tính đến ngày 20/07, Quỹ Vaccin của Việt Nam đã quyên góp được hơn 355 triệu đô la (8.185 tỉ đồng) từ cộng đồng. Những doanh nghiệp, cá nhân đàm phán, tìm nguồn và nhập khẩu được vac-xin Covid-19 góp cho Quỹ để tiêm miễn phí cho người dân sẽ được giữ lại một phần vac-xin theo tỷ lệ do bộ Y Tế quy định ngày 27/07.
Việt Nam đang tích cực tìm mọi nguồn vac-xin trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đến sáng 28/07 đã có thêm 2.807 ca nhiễm mới được ghi nhận tại 16 tỉnh thành, chủ yếu tại những khu cách ly. Tỉnh Bình Dương cũng nằm trong số những khu vực bị giới nghiêm từ 18 giờ đến 6 giờ hôm sau, áp dụng từ ngày 28/07.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét