Nhật ký hành quân
Ngày 21/6/2021, Ngoại trưởng Ăng Lê Dominic Raab đến Hà Nội gặp Ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn;
Ngày 30/6 - 5/7/2021, Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sau khi neo đậu tại hải cảng Limassol, Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus) đã rời bến và tiếp tục hành trình chu du Viễn Đông;
Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus) là một đảo quốc nằm ở phía đông biển Địa Trung Hải, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây Syria và Liban.
Từ vị trí Cộng hòa Síp, trong cuộc hành trình về Châu Á, Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẽ tho6ngqua kênh đào Suez mở ra Ấn Độ Dương bao la, và từ đó tiến vào eo Malacca đến Changi Singapore. Dự đoán sau khi tiếp liệu tại Changi, Mẫu hạm có thể ghé thăm Đà Nẵng-Việt Nam, Subic-Manila Philippines.
Ngày 22/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Wallace đến Hà Nội hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang tại Bộ Quốc phòng Hà Nội;
Ngày 23/7/2021, tầu cảnh sát biển CBS 8021 của Mỹ viện trợ chuyển giao đã về tới Việt Nam.
Ngày 25/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Singapore, cùng lúc, Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth trên đường chu du Viễn đông đã cập bến Changi.
Ngày 28 và 29/07/2021, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đến Hà Nội;
Những gì diễn ra trong cuộc hành quân của HMS Elizabeth?
Trong lúc các viên chức cao cấp nhất về Ngoại giao, Quốc phòng Ăng Lê và Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Ăng Lê Dominic Raab, Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Wallace, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tấp nập đến Hà Nội, (và có thể sắp tới là Manila), các Khu trục hạm Hoa Kỳ đã mở đường dọn bãi sạch sẽ ở vùng biển nam Trường Sa cho đường hành quân của Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth, từ mũi Singapore tiến vào vùng biển nam Trường Sa và vùng Biển Quốc Tế (South China Sea).
Về mặt chiến lược quân sự, HMS Queen Elizabeth khi tiến vào South China Sea, nó đã xác lập khu vực rộng lớn 3,5 triệu km2 mà bấy lâu nay Bắc Kinh đã khoanh vùng thành đường chữ U (lưỡi bò 9 đoạn) là vùng Biển Quốc Tế.
Bước kế tiếp, chiến dịch hành quân của HMS Elizabeth tiến vào vùng Biển Quốc Tế cho thấy bẩy hòn đảo nhân tạo (căn cứ quân sự) của Trung cộng bồi đắp ở trung tâm biển Trường Sa, về phương diện chính trị và hỏa lực quân sự là vô giá trị và bất hợp pháp.
Nhiệm vụ của các khu trục hạm, khinh hạm, ngư lôi hạm, tầu ngầm, Thủy quân Lục chiến … trong lực lượng liên quân tác chiến của Mẫu hạm Soái hạm là một bộ phận tiền quân có khả năng trinh sát, tác chiến mở đường.
Nhiệm vụ mở đường thâm nhập sâu vào các vùng hải địa nguy hiểm, ví dụ như áp sát 12 hải lý các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở vùng biển nam Trường Sa chẳng như Vành Khăn, đó không phải là nhiệm vụ chiến thuật của Mẫu hạm Soái hạm, nhiệm vụ trọng yếu chiến thuật này dành cho toán tiền quân mở đường.
VHO dự đoán Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẽ có cuộc tập trận khổng lồ với Liên quân đại cường, bao gồm các lực lượng hải quân Anh, Mỹ, Nhật và Úc tại chiến trường biển South China Sea. Tuy nhiện, khó có thể biết được nó sẽ diễn ra ở khu vực biển nào, biển Đông của Việt Nam hay biển Tây của Philippines, hay vùng biển sát cận quần đảo Hoàng Sa, Đông Sa.
Ngày 26/7/2021, Cục Hải sự Quảng Đông hôm ra thông báo rằng một cuộc tập trận sẽ diễn ra ở Biển Đông từ 18 giờ ngày 27/7 đến 22 giờ ngày 29/7/2021. Kết quả đối chiếu 4 tọa độ giới hạn khu vực tập trận nói trên lên Google Maps cho thấy khu vực đó nằm ở phía bắc Biển Đông, phía đông tỉnh Quảng Đông. (theo TNO 26/7/2021).
Nếu thực sự có cuộc tập trận ở vùng biển nam tỉnh Quảng Đông, đây là cuộc dàn quân của Bắc Kinh, tiền quân là Chiến khu miền Nam đón đầu HMS Elizabeth ở vùng biển phía đông căn cứ Phú Lâm Hoàng Sa, gần quần đảo nhỏ Đông Sa của Đài Loan, trước khi HMS Elizabeth thông qua eo biển Ba Sĩ (Luzon - Cao Hùng) tiến vào vùng biển tây Thái Bình Dương, kết thúc chiến dịch chu du Viễn Đông trong chiến lược Indo-Pacific.
Nói thêm về Đông Sa: Đông Sa cách Hồng Kông 340km, cách căn cứ tàu ngầm Hải Nam 718km, cách căn cứ Phú lâm khoảng 820km, cách căn cứ Cao Hùng khoảng 444km, cách thủ đô Đài Bắc (Taipei) 850km. (lkt)
Từ vị trí Cộng hòa Síp, Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth tiếp tục tiến vào kênh đào Suez mở ra Ấn Độ Dương bao la và từ đó tiến vào eo Malacca đến Changi Singapore. Dự đoán Mẫu hạm có thể ghé thăm Cam Ranh-Đà Nẵng-Việt Nam, Subic-Manila Philippines.
++++++++++++++++++++++++++++++++++
HMS Elizabeth ghé bến Changi; Lloyd Austin từ Singapore bay qua Hà Nội; Bắc Kinh dàn quân đón đầu
Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin công du Hà Nội, nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ
26/07/2021
Bộ trưởng Lloyd Austin trong cuộc họp báo tại bộ Quốc Phòng Mỹ, Washington, ngày 21/07/2021. AP - Kevin Wolf
Thu Hằng
Chuyến công du Việt Nam ngày 28 và 29/07/2021 của bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin là bước tiếp theo trong loạt sự kiện ngoại giao gần đây cho thấy mối quan hệ Việt - Mỹ đang được thắt chặt hơn: Washington liên tục tái khẳng định ủng hộ tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Mỹ hiện là nước tặng nhiều vac-xin nhất cho Việt Nam. Và hai nước vừa đạt được một thỏa thuận trong hồ sơ "thao túng tiền tệ".
Chỉ ít ngày trước chuyến công du của Bộ trưởng Lloyd Austin, tầu cảnh sát biển 8021 được Mỹ chuyển giao đã về tới Việt Nam. Trên trang Facebook ngày 23/07, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhấn mạnh tầu CBS 8021 “chứng minh cho sự hợp tác an ninh hàng hải chặt chẽ giữa hai nước và giúp bảo đảm trật tự dựa trên quy tắc ở Biển Đông”. Điều này từng được ông Lloyd Austin khẳng định trong buổi họp báo ngày 21/07/2021 tại Washington là sẽ “thể hiện rõ ràng lập trường của Mỹ về một số yêu sách đáng tiếc và vô căn cứ của Bắc Kinh ở Biển Đông” trong chuyến thăm ba nước Đông Nam Á : Việt Nam, Singapore, Philippines.
Chuyến công du của ông Lloyd Austin là nhằm “tái khẳng định mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ” với từng nước và “cam kết lâu dài của Mỹ đối với khu vực”, theo thông cáo ngày 19/07 của người phát ngôn của bộ Quốc Phòng John F. Kirby. Nhưng quan trọng hơn cả là để chứng minh “Đông Nam Á và ASEAN là một phần thiết yếu trong kiến trúc Ấn Độ-Thái Bình Dương” của chính quyền Biden-Harris. (theo RFI)
Chiến khu miền Nam dàn quân đón HMS Elizabeth; Bắc Kinh cảnh báo
26/07/202
Ảnh tư liệu chụp ngày 21/04/2017: Các cấu trúc và một phi đạo mà Trung Quốc xây trên đá Subi, quần đảo Trường Sa, Biển Đông. AP - Francis Malasig
Thanh Hà
26/7/2021
Hải Quân Mỹ trên trang mạng USNI News ngày 25/07/2021 thông báo, căn cứ vào các tín hiệu qua vệ tinh cho thấy Hàng không Mẫu hạm Hải Quân Hoàng Gia Anh tiến gần đến Biển Đông sau đợt tập trận với hải quân Ấn Độ tại vịnh Bengal vừa qua. Global Times của Trung Quốc cảnh cáo là cụm tàu sân bay này nên tránh thâm nhập khu vực 12 hải lý của Trung Quốc.
Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth được sự hộ tống của khu trục hạm săn tàu ngầm HMS Richmond, khu trục hạm có trang bị tên lửa HMS Defender, tàu chở dầu Tidespring, tàu ngầm Artful, khu trục hạm của Mỹ USS Sulivan, khinh hạm của Hà Lan Evertsen.
Từ sáng Chủ Nhật 25/07/2021, tàu khu trục Defender đã cập cảng Brunei còn chiếc tàu chở dầu Tidesping thì đã rời cảng Singapore để tiến về Biển Đông. Tàu sân bay MHS Anh Queen Elizabeth chuẩn bị cập bến tại Singapore, đúng vào lúc bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Austin Lloyd đang có mặt tại nước này trong chuyến công du ba nước Đông Nam Á.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo trong ấn bản ngày Chủ Nhật 25/07/2020 đề cập đến sự kiện nói trên và cảnh báo: “Điều tàu chiến vào bên trong vùng 12 hải lý thuộc chủ quyền của Trung Quốc là một thách thức trực tiếp nhắm vào các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” tại Biển Đông và đó là “một sai lầm” của Anh Quốc.
Cũng Hoàn Cầu Thời Báo trích lời một chuyên gia thuộc đại học Bắc Kinh cho rằng “tới nay Anh Quốc luôn từ chối theo chân Mỹ và sẽ không dễ đối đầu với Trung Quốc hay trực tiếp khiêu khích Trung Quốc”, do vậy phía Trung Quốc chờ đợi là Hải Quân Anh sẽ “thận trọng, không bị Hoa Kỳ xúi giục và sẽ không tiến sâu vào vùng biển của Trung Quốc ở Biển Đông”. (theo RFI)
Trung Quốc thông báo tập trận ở Biển Đông
26/7/2021
Cục Hải sự Quảng Đông hôm 26/7/2021 ra thông báo rằng một cuộc tập trận sẽ diễn ra ở Biển Đông từ 18 giờ ngày 27.7 đến 22 giờ ngày 29/7/2021.
Một chiến hạm thuộc Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc tập trận tác chiến hồi tháng 4
Chụp màn hình Chinamil.com
Kết quả đối chiếu 4 tọa độ giới hạn khu vực tập trận nói trên lên Google Maps cho thấy khu vực đó nằm ở phía bắc Biển Đông, phía đông tỉnh Quảng Đông. Theo thông báo, tàu thuyền bị cấm vào khu vực tập trận. Thông báo mới về cuộc tập trận được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA).
Tính từ đầu năm đến nay, quân đội Trung Quốc tiến hành hoặc lên kế hoạch ít nhất 25 cuộc tập trân ở Biển Đông, trong đó có 10cuộc tập trận ở vịnh Bắc Bộ, theo các thông báo được đăng trên website của MSA.
Trung Quốc chỉ trích Mỹ "tưởng tượng" ra kẻ thù, gây bế tắc quan hệ song phương.
Trong năm 2020, quân đội Trung Quốc tiến hành ít nhất 20 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có 9 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ và 5 cuộc tập trận trái phép xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, theo các thông báo được đăng trên website của MSA.
Vào ngày 1.10.2020, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đã đặt câu hỏi với Người phát ngôn của Bộ về diễn biến mới nhất trên Biển Đông - Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật lần thứ 3 trong năm ở Hoàng Sa.
Về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng Việt Nam nhấn mạnh: “Cần phải nhắc lại một lần nữa là Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đầy đủ của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Theo bà Hằng, việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, gây phức tạp tình hình, trở ngại cho hòa bình và không có lợi cho quá trình đàm phán COC. Việc này, theo bà Hằng, cũng không góp phần vào việc duy trì một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
“Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn những hoạt động vi phạm tương tự”, bà Hằng nhấn mạnh. (theo TNO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét