Ảnh tư liệu - Một áp phích tuyên truyền cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ Online) “Tôi là tôi đi đường phía bên trong, nhìn thấy chốt kiểm soát từ xa là tôi tránh. Mỗi lần đi là tôi cho sẵn một bao gạo, một túi mì và vài mớ rau lên xe. Nếu có bị bắt lại thì tôi nói là tôi đi chợ mua thực phẩm hay đến nhà người anh lấy đồ thực phẩm thiết yếu về sinh hoạt.” Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Hạnh, một cư dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong thời điểm chính quyền thành phố đang có những biện pháp quyết liệt hạn chế người dân ra đường nhằm tránh dịch Covid tái bùng phát như ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Lời bộc bạch của bà Hạnh có thể bị chỉ trích là gian lận hay chống đối một chính sách quan trọng giữa đại dịch, nhưng nếu hiểu hoàn cảnh sống của những người lao động nghèo như bà, người ta sẽ cảm thấy cảm thông hơn.
Cả gia đình 5 người sinh hoạt trên một căn gác xếp chật chội ở khu phố cổ, không có bếp nấu ăn, nhà vệ sinh sử dụng chung. Hàng chục năm nay, bữa ăn gia đình hoàn toàn dựa vào hàng quán ngoài đường. Trong hoàn cảnh chật chội bí bách, cộng thêm nhiệt độ nóng như thiêu giữa hè lúc này, cả nhà ngồi bó gối trong 10 mét vuông suốt hai tuần liền thì quả là cực hình
Cả gia đình 5 người sinh hoạt trên một căn gác xếp chật chội ở khu phố cổ, không có bếp nấu ăn, nhà vệ sinh sử dụng chung. Hàng chục năm nay, bữa ăn gia đình
hoàn toàn dựa vào hàng quán ngoài đường. Trong hoàn cảnh chật chội bí bách, cộng thêm nhiệt độ nóng như thiêu giữa hè lúc này, cả nhà ngồi bó gối trong 10 mét vuông suốt hai tuần liền thì quả là cực hình, bà Hạnh trải lòng. Cho nên, ngoài chuyện đi mua đồ ăn hay nhận đồ tiếp tế từ người thân thì bà thỉnh thoảng phải dùng cách đối phó tiêu cực như thế để được dạo xe trên những tuyến phố vắng bất chấp nguy cơ dịch bệnh cao như hiện nay.
Những ngày qua, Hà Nội đã chính thức phát phiếu đi chợ tới từng hộ gia đình, chia theo ngày chẵn, lẻ để hạn chế số người ra đường.
Anh Hoàng Sơn, một cư dân ở khu đô thị mới Mỹ Đình, cho biết kể từ ngày thủ đô ra lệnh giãn cách, hạn chế dân ra đường, cấm tập thể dục tại nơi công cộng, gia đình anh hoàn toàn không bước chân ra khỏi nhà, trừ những lúc đi mua đồ ăn, thức uống. Anh nói những cách đối phó như của bà Hạnh nay không còn tác dụng vì lực lượng an ninh giờ đã có cách đối phó mới.
“Bây giờ an ninh, trật tự phường người ta thấy mình ra khỏi nhà người ta không bắt ngay đâu, mà thường là họ sẽ theo dõi một đoạn, tự quay video lại xem mình có đi chợ, mua bán đồ ăn, thực phẩm thật không rồi họ mới ập vào bắt. Nên nếu không có việc gì mà ra ngoài đường thì cũng phiền.” anh Sơn chia sẻ.
Đối với một số người khác, lệnh cấm dân ra đường là cách hợp lý để hạn chế sự bùng phát của đại dịch và bên cạnh đó cũng giúp cho sự công bằng trở lại tại không ít cơ quan, đơn vị nhà nước.
Chị Nguyễn Hồng Hoa, nhân viên một tổng công ty nhà nước tại Hà Nội, cho biết lúc có tin giãn cách 50%, chị cảm thấy rất buồn vì chỉ có cấp lãnh đạo được nghỉ ở nhà tránh dịch, còn ‘nhân viên quèn’ như chị vẫn phải tới công sở bất chấp nguy cơ Covid. Nay với lệnh giãn cách hoàn toàn, nhân viên cũng như lãnh đạo đều phải nghỉ hết, nên chị đã tránh được một quyết định có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống gia đình.
“Đợt vừa rồi nếu giãn cách 50% và yêu cầu tôi đi làm, thì tôi sẽ lấy hết phép rồi xin nghỉ chứ không tới chỗ làm. Nguy cơ dịch bệnh như thế này mình mà cố đi làm, chẳng may mang virus về nhà cho con cái, cha mẹ mình thì làm sao? Công việc, tiền bạc thì có thể kiếm lại được chứ sức khoẻ và tính mạng của mình và gia đình
nếu có làm sao thì nguy hiểm lắm”.
“Đợt vừa rồi nếu giãn cách 50% và yêu cầu tôi đi làm, thì tôi sẽ lấy hết phép rồi xin nghỉ chứ không tới chỗ làm. Nguy cơ dịch bệnh như thế này mình mà cố đi làm, chẳng may mang virus về nhà cho con cái, cha mẹ mình thì làm sao? Công việc, tiền bạc thì có thể kiếm lại được chứ sức khoẻ và tính mạng của mình và gia đình nếu có làm sao thì nguy hiểm lắm,” chị Hoa tâm sự.
Điều khiến chị Hoa lo lắng nhất lúc này là số tử vong vì Covid không ngừng gia tăng trong nước, bệnh viện quá tải, trang thiết bị y tế thiếu thốn, nhiều không gian công cộng hiện phải tận dụng làm nơi điều trị bệnh nhân Covid. Trong hoàn cảnh dịch bệnh tái phát mạnh như hiện nay, chị Hoa nói chị hoàn toàn đồng thuận với chính sách giãn cách, bởi chị cho rằng khó có thể chết đói nhưng chết vì Covid thì nguy cơ rất lớn và rất khó tránh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét