Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Vạch mặt những tên Việt cộng nằm vùng trong hàng ngũ Văn Nghệ Sĩ - Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ thời kỳ là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân (ảnh tư liệu gia đình nhạc sĩ cung cấp)
Như trước đây, qua hai bài viết: Những Bài Học Đã Bị Chìm Trong Quên Lãng và Văn Nghệ Hay Văn Công; tôi đã nói đến những tên Việt Cộng nằm vùng trong hàng ngũ “Văn Nghệ Sĩ” như Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ ... Đồng thời, đã đưa lên một danh sách của bọn “Văn Nghệ Sĩ”, đã từng nằm vùng tại Miền Nam Tự Do, để hoạt động hợp pháp trong cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” do Hà Nội đẻ ra.Hôm nay, tôi xin chứng minh cho những gì mà tôi đã viết về Phạm Thế Mỹ và Á Nam Trần Tuấn Khải.
<!>
Trước hết, là Phạm Thế Mỹ, một nhạc sĩ đã có nhiều bản nhạc, mà có rất nhiều người cứ lầm tưởng là Phạm Thế Mỹ đã viết về những người lính của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng thực sự, những bài này Phạm Thế Mỹ đã viết cho những “đồng chí” của ông ta, như bài “Trăng Tàn Trên Hè Phố”, với câu : “Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến, súng trên vai bước về qua hè phố”, là Phạm Thế Mỹ đã viết về những “đồng chí” của mình, đã một thời sát cánh kề vai cùng với Phạm Thế Mỹ, đó là những “Vệ quốc Quân” . Bởi vì, không bao giờ có chuyện một người lính Việt Nam Cộng Hòa nào, mà mỗi lần về phép, mà lại mang “súng trên vai bước về qua hè phố” cả.

Kế đến, là bài “Những ngày xưa thân ái”, Phạm Thế Mỹ cũng đã viết về những tên “bộ đội” Việt cộng đang nằm trên rừng với “ … anh còn gì cho tôi, tôi còn gì cho em, chỉ còn cây súng nhỏ, giữa rừng khuya giết thù …”. Rồi bài “ Dư âm ngãy cũ” thì phạm Thế Mỹ đã viết : “Những người bạn thân ái tôi ngày xưa, xa nhau mười năm anh quên được chưa, mỗi lần nhắc đến thêm buồn … Dư âm ngày cũ, xin giữ trong tim suốt đời, dù đi chiến chinh xa vời, mỗi lần đọc thư, bạn ơi ! có nhớ tôi không, cách mặt nào đâu cách lòng …”.

Đặc biệt, bài “Bông Hồng Cài Áo” là Phạm Thế Mỹ đã phổ theo bài thơ của tên giặc Thích Nhất Hạnh; song tiếc rằng, bài này đã được hát trong những dịp lễ Vu Lan, và được nhiều người ưa thích, Thích Nhất Hạnh từng là : “Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Hội Phật Tử - Việt Kiều Hải Ngoại”, hắn đã viết cuốn Ngụy thư “Hoa Sen Trong Biển Lửa”, mà người viết “Lợi Tựa” cho cuốn ngụy thư “Hoa Sen Trong Biển Lửa” in lần thứ tư tại Paris, ngày 26-01-1967. Võ Văn Ái là “Tổng Thư Ký Ban Chấp Hành Trung Ương Hội Phật Tử - Việt Kiều Hải Ngoại” do Thích Nhất Hạnh cầm đầu. Xin quý độc giả hãy xem lại bằng chứng qua bài :

Tội Ác Của Võ Văn Ái “Tổng Thư Ký Trung Ương Hội Phật Tử -Việt Kiều Hải Ngoại và Thích Nhất Hạnh qua ngụy thư “Hoa Sen trong Biển Lửa”.

Và bây giờ, để chứng minh cho những gì tôi đã viết, tôi xin đưa lên trang báo này với hình ảnh và những hoạt động nằm vùng của Phạm Thế Mỹ, do chính bọn cộng sản Hà Nội đã công khai hóa như dưới đây. Kính mời quý vị cùng theo dõi, để thấy rằng, vì quá thờ ơ, nên chính quyền miền Nam đã để cho những tên như Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ …v…v… được sống tự do, để hoạt động cho cộng sản. Vì thế, chúng ta phải chịu cảnh mất nước - tù đày – tang thương, máu lệ !!!.
Nên nhớ, là chính quyền của Việt Nam Cộng Hòa đều có : Bộ Thông Tin, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, có cơ quan tình báo hẳn hoi, nhưng những tên việt cộng nằm vùng này, chúng vẫn được tự do hoạt động một cách hợp pháp, mà cho đến tận bây giờ, những bài hát của Phạm Thế Mỹ vẫn còn được nhiều người lầm tưởng là ông ta đã viết về những người lính của Việt Nam Cộng Hòa.

Một lần nữa, kính mời quý độc giả hãy cùng xem cho kỹ, Phạm Thế Mỹ ở dưới đây là ai ???
Xin chân thành cám ơn quý vị, và xin tái ngộ quý vị trong những bài kế tiếp, để vạch mặt bọn việt cộng nằm vùng trong hàng ngũ “Văn Nghệ Sĩ”.

18-5-2011

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Việt cộng nằm vùng Phạm Thế Mỹ:


Ngày sinh: 15 tháng 11 năm 1930 tại An Nhơn, Bình Định
Ngày mất: 16 tháng 1 năm 2009 tại Sài gòn
Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, nhà báo

Tác phẩm nổi tiếng: Bông hồng cài áo, Trăng tàn trên hè phố, Tóc mây, Thương quá Việt Nam
Phạm Thế Mỹ (15 tháng 11 năm 1930 (có tài liệu là 1932) – 16 tháng 1 năm 2009) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông có nhiều bài hát nhạc vàng được nhiều người yêu thích.
Tiểu sử :
Ông sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Anh trai ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu V. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo.


Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ thời kỳ là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân (ảnh tư liệu gia đình nhạc sĩ cung cấp)
Sau hiệp định Geneve, ông được bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970 ông dạy Việt vănâm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ Đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh... ở Đà Nẵng . Trong những năm 1965-1966, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo (Thời gian này ông sáng tác bài nhạc bất hủ Bông hồng cài áo, lấy ý từ thơ Thích Nhất Hạnh). Ra tù, ông sáng tác các bài hát như Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Người về thành phố, Những người không chết... được phổ biến trong phong trào học sinh - sinh viên Sài Gòn. Từ năm 1970 đến 1975, ông là trưởng phòng Văn-Mỹ-Nghệ của Viện Đại học Vạn Hạnh.
Sau năm 1975, ông công tác tại Phòng Văn hóa-Thông tin Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bắt đầu sáng tác những bài hát nhạc đỏ như: Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh), Thắm đượm duyên quê, Lêna Belicova...

Sau khi nghỉ hưu, ông sống âm thầm, thiếu thốn tại một căn nhà nhỏ ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông mất vào lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 1 năm 2009, sau một thời gian dài bị bệnh, ở tuổi 79.

Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
Thứ Sáu, 16.1.2009 | 21:32 (GMT + 7)

(LĐ) - Ngày 16.1, tại TPHCM, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ - tác giả những ca khúc nổi tiếng: "Thương quá Việt Nam", "Trăng tàn trên hè phố", "Bông hồng cài áo", "Tóc mây", "Thuyền hoa", "Hoa vẫn nở trên đường quê hương", "Lena Belikova"... đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Lễ viếng bắt đầu lúc 7h sáng 17.1, tại Nhà tang lễ thành phố. Lễ động quan vào ngày 19.1.
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sinh năm 1930 tại An Nhơn (Bình Định), trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật (anh trai là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà thơ Phạm Hổ). Ông từng tham gia thiếu sinh quân ở Liên khu V, từng làm phóng viên cho Báo Quân đội Nhân dân.

Sau Hiệp định Geneva, ông trở lại miền Nam, học Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, rồi dạy văn và nhạc. Ông từng bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì tham gia phong trào Phật giáo.
Sau năm 1975, ông công tác tại Phòng Văn hoá - Thông tin quận 4, TPHCM. Ông vẫn tiếp tục viết các bài hát như: "Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng" (giải nhì Hội Âm nhạc TP.Hồ Chí Minh), "Thắm đượm duyên quê"...
Từ năm 1947 đến cuối năm 1949, Phạm Thế Mỹ và tôi làm văn nghệ ở Bình Định. Gắn bó với Chi hội văn nghệ Liên khu 5 và Chi đoàn nhạc sĩ kháng chiến; cùng lứa tuổi 17, 18, chúng tôi với Đoàn Hữu Công (nay là Thuận Yến) và Nguyên Mộc (Khương Thế Hưng) vừa biểu diễn ca nhạc, vừa tập tành sáng tác ca khúc.

Vào đầu năm 1950, sau một thời gian là phóng viên báo Vệ quốc quân và tạp chí Áo xám, Phạm Thế Mỹ về Đội văn công - tiền thân của Đoàn văn công quân đội thuộc Tiểu ban văn nghệ Phòng chính trị Bộ tư lệnh Liên khu 5.

Sau hiệp định Giơnevơ, theo sự sắp xếp của ban chấp hành Chi hội, để hoạt động hợp pháp đấu tranh cho hòa bình, Phạm Thế Mỹ rời Qui Nhơn vào Sài gòn. Ông theo học ở Trường quốc gia nhạc kịch nghệ. Ở đất mới này, không được yên ổn hoạt động, Phạm Thế Mỹ lánh về Đà Nẵng, dạy nhạc và văn ở các trường tư thục Tây Hồ, Nguyễn Công Trứ.

Trong cao trào chống Mỹ, Phạm Thế Mỹ là phó chủ tịch ủy ban đầu tranh thanh niên sinh viên học sinh Đà Nẵng, là chủ bút báo Sức mạnh, cơ quan tranh đấu của Hội đồng nhân dân cứu quốc Đà Nẵng. Vào thời kỳ này, tuổi trẻ yêu mến các trường ca nồng nàn lòng yêu nước, yêu dân tộc của ông, như Lửa thiêng, Trang sử mới, Con đường trước mặt và kịch hát Sắc lụa Trữ La.

Viết cho phong trào đấu tranh, Phạm Thế Mỹ có ca khúc Người về thành phố, thể hiện trái tim thiết tha ước mơ ngày Đất nước thống nhất:

Từ biển xa lên non cao,
Máu các anh thấm vào ruộng sâu
thấm trong tim tươi ngọn lúa mới
Nụ cười trên môi em thân yêu

Trên nẻo đường quê em tàn hoang
Trên đất khô đã trở thành ruộng vàng
Ruộng đồng ơi! Thị thành ơi!
Trời Việt Nam hôm nay rực sáng

Nhà của ta, ruộng của ta
Cánh tay ta xây lại đời ta

Ở Thương quá Việt Nam, nhạc sĩ trò chuyện với em bé:
Em nghe gì không, hỡi em, con chim nó hót vang đầu hè
Em thấy gì không, hỡi em, con chim nó múa trên cành tre
Hót đi chim, hót đi chim, hót cho mặt trời hồng quê ta
Hót đi chim, hót đi chim, hót cho đời nhọc nhằn trôi xa.

Và, lời nhắn nhủ: Chim trong hồn, chim trong tim

Ôi, thương quá, tiếng chim Việt Nam

Trên báo Le monde ngày 11/2/1972, Mireille Gansel ghi nhận:

"Những ca khúc ấy đã đánh thức lương tâm của tuổi trẻ và lòng nhiệt thành của họ. Tất cả cơ đồ của 'lối sống Mỹ' đã bất lực, không thể bóp nghẹt tiếng nói của thế hệ trẻ sinh ra dưới những trận mưa bom, và chưa bao giờ họ được biết gương mặt của hòa bình".

Sau một thời gian ở Đà Nẵng, Phạm Thế Mỹ lại trở vào Sài gòn. Những năm 1963, 1964, bị chế độ Sài Gòn bỏ tù. Ra tù, Phạm Thế Mỹ tiếp tục hoạt động và sáng tác, là đoàn trưởng văn nghệ sinh viên đại học Vạn hạnh. Và, những ca khúc chống Mỹ lại vang lên với phong trào đấu tranh:

Dù ánh trăng đêm nay hoen màu
Dù xác ai đang phơi trên cầu...
Hoa vẫn nở trong đêm sương
Hoa vẫn nở trên đường quê hương

... ... ... (từ Hoa vẫn nở trên đường quê hương)

Ngày hội lớn của dân ta,
Ngày bạn bè gặp lại
Ngày đất nước trong tay,
Cờ kết lá tung bay

... ... ... (từ Vườn dâu lá mới)

Trò chuyện về nghề trên báo Sài gòn giải phóng (số ra ngày 28/10/2001), Phạm Thế Mỹ cho rằng "Tôi thật sự không thích nói về những gì mình đã có, tất cả những sáng tác của tôi chỉ được bộc phát bằng sự say mê của chính mình. Tôi quan niệm ca khúc mang âm hưởng tính dân tộc không phải chỉ ở giai điệu, mà trong từng lời ca cũng phải rất tượng hình. Tượng hình trong ngôn ngữ văn chương giúp cho hình tượng âm nhạc trong ca khúc rõ nét, giúp người nghe hình dung được sự thể hiện tình cảm và hình ảnh mà tác giả muốn vẽ lên."

Trước tháng 5/1975, Phạm Thế Mỹ đã có 2 tập tuyển ca khúc được xuất bản: Hòa bình ơi, hãy đến! (1969) và Trái tim Việt Nam (1971).
Sau ngày Đất nước thống nhất, Phạm Thế Mỹ vào Hội nhạc sĩ Việt Nam, có những ca khúc được công chúng yêu mến: Thắm đượm duyên quê, Lêna Bêlicơva.

Nhà xuất bản âm nhạc (Bộ Văn Hóa Thông Tin) đã xuất bản tập tuyển ca khúc Cho trái đất này vui (1990) và Tập trường ca Phạm Thế Mỹ (1996).

Nguồn: ANVN

Việt cộng Trần Tuấn Khải :

(bút danh: Á Nam; 1895 - 1983), nhà thơ Việt Nam. Người huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Một số bài thơ của ông: "Gánh nước đêm", "Tiễn chân anh Khoá", "Mong anh Khoá"... (trong các tập "Duyên nợ phù sinh", 1923 - 24; "Bút quan hoài", 1927), được truyền tụng dưới hình thức ngâm sa mạc, nói về lòng yêu nước một cách bóng gió, có tác dụng giáo dục, tuyên truyền rộng rãi, tránh được kiểm duyệt của Pháp. Thơ Trần Tuấn Khải bao hàm ý bi quan, thiếu giọng hùng tráng, mãnh liệt của thơ yêu nước những năm đầu thế kỉ. Trần Tuấn Khải dịch bộ "Thuỷ Hử" (1925), "Hồng lâu mộng", "Đông Chu liệt quốc" (1934) và viết một số tiểu thuyết như "Gương bể dâu" (1922), "Hồn hoa" (1925), "Thiên thai lão hiệp" (1935), hình thức cũng như nội dung, chưa tiến bộ bằng các tác phẩm đương thời cùng loại.

Sau khi vào Nam năm 1954, Trần Tuấn Khải tham gia các phong trào đấu tranh chống văn hoá nô dịch của Mĩ nguỵ, phong trào đòi hoà bình, dân sinh, dân chủ. Là chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hoá dân tộc năm 1966 - 67; cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 - 83.

TTVN (Thông Tin-Văn Hóa)

-----------------------------------------------------------------

Những chuyện chưa biết về cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ: Kỳ 1: Cậu học trò “cá biệt”


Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ thời kỳ là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân (ảnh tư liệu gia đình nhạc sĩ cung cấp)
Thời cắp sắch, ba mẹ của Phạm Thế Mỹ thường xuyên bị cô giáo mắng vốn vì tính ngỗ nghịch, ngang bướng của con. Vì có năng khiếu vẽ, mê thổi sáo mà lắm lúc Mỹ cao hứng vẽ ngay vào bài kiểm tra, kèm thêm dòng: “Em không làm bài được”.

Cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là con út “thứ 13” trong một gia đình trung lưu ở Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 12 tuổi, vì gia đình đông con, thiếu ăn, các anh đi tập kết, là con út nên Mỹ được ở lại đi học và sinh hoạt văn nghệ ở Trường Thiếu sinh quân Liên khu 5.

Bướng hạng… “ưu”

Thời cắp sách, Mỹ nổi danh không chỉ vì thổi sáo hay mà còn nhờ… bướng bỉnh hạng “ưu”. Cái bướng của Mỹ cũng lắm trò, nhiều chiêu nhưng bù lại Mỹ rất sáng dạ, tiếp thu bài nhanh. Lúc bấy giờ, cô giáo của Mỹ (sau này là chị dâu, tức vợ của nhà văn Phạm Hổ - một trong những người đầu tiên sáng lập NXB Kim Đồng) lắm lúc phải “điên đầu” vì cậu học trò ngang bướng. Khi cô giáo cho làm bài kiểm tra, có lẽ vì đêm qua mê thổi sáo nên Mỹ không làm được bài, còn viết mấy chữ: “Em không làm bài được” rồi đem nộp. Cuối giờ, cô giáo gọi Mỹ lại hỏi sao lại viết như thế?, Mỹ thành thật đáp: “Dạ, thưa cô, em không làm được thì nói không làm được. Em không thể nói khác”. Cô giáo giận, đem chuyện này mách với gia đình. Tuy ngang bướng nhưng Mỹ được thầy cô thương mến. Đối với thầy cô giáo, Mỹ rất quý trọng. Sau này, cô giáo cũng đã hiểu hơn về tính khí của Mỹ nên không còn la mắng nhiều. Lớn lên, cái tính bướng bỉnh của Mỹ vẫn không hề thay đổi, không thích gì thì nói thẳng thừng, không ngại ngùng, bất kể người đối diện là ai, ở địa vị nào. Mỹ còn có một đức tính nữa mà thầy cô giáo cũng như mọi người quý mến đó là ham học hỏi, thấy ai làm gì, học gì cũng tập tành làm theo. Cái gì Mỹ không làm được thì ngày mai, ngày kia Mỹ cố làm cho được bằng mọi cách.

Từ nhỏ đến lớn, Mỹ chưa một lần bị đòn roi từ mẹ. Vì được mẹ rất chiều chuộng nên anh em trong nhà cũng hay ganh tị. Nhưng không vì thế mà Mỹ hư theo kiểu ông bà xưa thường nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Mỹ rất thích được mẹ gãi lưng. Khi đã bước sang cái tuổi ngũ tuần, mỗi khi ngồi đàn hay viết nhạc mà ngứa lưng thì nhạc sĩ này lại gọi: “Mẹ ơi, con ngứa lưng quá”. Mỗi lần như vậy, mẹ già vui vẻ bước đến cạnh con gãi lưng thật lâu. Trong mắt mẹ, thằng Mỹ vẫn là đứa con tuyệt vời nhất. Có thể nói, mẹ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là người mẹ rất hạnh phúc bởi bà được con viết nhạc tặng lúc còn sống. Sau khi bài hát Bông hồng cài áo đến rộng rãi với công chúng, mẹ ông đi ngang qua nhà ai mà nghe bài hát này, bà liền khoe với giọng đầy mãn nguyện: “Thằng Mỹ làm tặng tui đó”. Bài hát Bông hồng cài áo như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng gửi gắm đến những ai đang còn mẹ. Đó là bài hát mà ông cảm tác sau khi đã đọc bài tùy bút Bông hồng cài áo của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh. Bài tùy bút đó nói về tục lệ bạn bè gặp nhau ở Nhật Bản, ai còn mẹ thì cài áo bông hoa hồng, ai mất mẹ thì cài hoa hồng trắng. Sau này, trong dịp lễ Vu lan báo hiếu, người Việt có “quy ước” tương tự như thế. Hoa trắng tượng trưng cho sự nhắc nhở, không quên ơn đấng sinh thành. Hoa hồng là “biểu tượng” của niềm hạnh phúc, sung sướng khi còn có mẹ.

Từ tay sáo bén duyên guitar

Lúc nhỏ, Phạm Thế Mỹ có năng khiếu vượt trội về sáo trúc. Năm lên 7, lên 8, Mỹ trở thành tay sáo rất cừ. Cứ chiều chiều, đám trẻ chăn trâu thường tề tựu lại ở bụi tre đầu làng nghe Mỹ thổi sáo. Có đứa vì mê tít tiếng sáo của Mỹ mà quên bẵng đàn trâu, để chúng đi lạc, về bị ba mẹ cho ăn… đòn đến tứa máu ở mông. Tiếng sáo của Mỹ không chỉ được người trong làng biết đến mà còn vang xa nhiều nơi khác. Một số nghệ sĩ lúc bấy giờ nghe Mỹ thổi đều có chung nhận xét: “Thằng Mỹ là một tài năng âm nhạc, tiếng sáo của nó như rót mật vào tai”. Có người đáo để hơn, lại đánh giá: “Đúng là một nghệ sĩ sáo trúc thực thụ”.

Tuy nhiên, lòng đam mê sáo trúc của Mỹ không được thầy (tức cha - vì thầy dạy học nên gọi cha là thầy) ủng hộ. Thầy cho rằng chơi sáo dễ mắc bệnh lao. Biết không thể lay chuyển đứa con có tính ngang bướng như Mỹ, thầy phải mua cho một cây đàn guitar. Mỹ làm quen với guitar từ đó và bén duyên với sáng tác năm 14 tuổi. Chỉ 2 năm sau, tức năm 16 tuổi, Mỹ vinh dự nhận giải thưởng Phạm Văn Đồng. Giám khảo lúc bấy giờ là nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Nhạc phẩm đầu tay của Phạm Thế Mỹ là Nắng lên xóm nghèo. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. Sau 1954, ông được bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học ở Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Sau đó ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục ở Đà Nẵng như Bồ Đề, Tây Hồ, Sao Mai, Nguyễn Công Trứ… Những năm 1965-1966, vì tham gia đấu tranh trong phong trào Phật giáo, ông đã bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam. Đó cũng là thời điểm ông cho ra đời ca khúc Bông hồng cài áo. Sau khi ra tù, ông lại tiếp tục cho ra đời các ca khúc như: Hoa vẫn nở trên đường quê hương; Người về thành phố, Những người không chết… Đó là những ca khúc được phổ biến trong phong trào HS-SV Sài Gòn lúc bấy giờ.

Trần Trọng Tri

Không có nhận xét nào: