Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

Miền Tây giữa dịch COVID-19: Trái chín không ai mua, cá cua không ai ngó - NHẬT HỒ - NGUYỄN PHÚ



Trái chín trên cây không thương lái đến mua. Cá, cua đầy chợ thiếu người đến ngó. Thu hoạch thì nhiều nhưng do việc vận chuyển khó khăn, chi phí lại tăng cao khiến những người làm ra các đặc sản của Miền Tây đang lao đao vì COVID-19Từ ngày dịch bùng phát tại các tỉnh miền Tây, cây trái, hoa màu gần như ứ đọng tại vựa cây ăn trái của cả nước. Nguyên nhân được cho là các chợ đầu mối ngưng “ăn hàng”, vận chuyển vô cùng khó khăn
<!>

.
Ông Thạch San (xã Lai Hòa, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Hơn 2ha nhãn của gia đình ông đang chín vàng trên cây nhưng không thương lái nào đến mua. Tiếc của, ông tự hái đi bán. Tuy nhiên, cả thị xã bị giãn cách, các tỉnh lân cận đóng chốt kiểm dịch, muốn đi phải có kết quả xét nghiệm âm tính. Vậy là ông phải “quay đầu”.

Tình cảnh tương tự, ông Trần Văn Hơn (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) cho biết: Hơn 10 công chanh không hạt của ông đến kỳ thu hoạch mà thương lái không thấy một người. “Chanh không hạt cả vùng không bán được, rụng xanh dưới mương luôn rồi”, ông Hơn chua chát nói.


Ông Trần Văn Cương (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) có 2ha nuôi kết hợp tôm, cua, cá cũng lắc đầu ngao ngán: “Cua gạch son hiện nay người ta trả chỉ 350.000 đồng/kg, thấp hơn cách đây 3 tháng đến 200.000 đồng/kg”.

Theo ông Cương, đối với các mặt hàng cua y và yếm vuông, giá hiện nay giảm khoảng 25.000 đồng/kg; đặc biệt, cua gạch giảm mạnh tới 140.000 đồng/kg, hiện chỉ còn trên dưới 400.000 đồng/kg.


Được mệnh danh là “thủ phủ” của con tôm, Cà Mau hiện có hơn 279.851ha nuôi tôm trong tổng số khoảng 302.635ha nuôi trồng thuỷ sản. Ðặc biệt, trong đó có hơn 8.571,8ha với khoảng 13.966 hộ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh. Đối với tôm thẻ chân trắng, các nhà máy chế biến thủy sản tại Bạc Liêu, Cà Mau khẳng định chưa giám giá do tình hình xuất khẩu thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều thương lái “té nước theo mưa” cũng đã ép giá xuống thấp khiến người nuôi lo lắng.


Hơn 30 năm bám biển, nhưng hơn 1 tháng qua, ông Nguyễn Văn Phỉnh (thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân) phải ngậm ngùi cho tàu nằm bờ. Ông Phỉnh chia sẻ: “Từ khi có COVID-19, giá thuỷ sản khai thác giảm, giá nguyên liệu đầu vào lại tăng, 2 chuyến biển gần đây phải bù vào mấy trăm triệu đồng”. Theo ông Phỉnh, trước đây cá ngừ, cá thu đánh bắt được từ lưới xù có giá từ 160.000 - 180.000 đồng/kg, nay giảm còn 60.000 - 70.000 đồng, thậm chí không có thương lái ra biển mua. Ðánh bắt không đủ tiền dầu, những chuyến biển gần đây phải dùng tàu nhỏ để bù chi phí cho tàu lớn.


Tương tự, những ngày này, hàng loạt tàu cá tại Bạc Liêu rơi vào cảnh khó do giá dầu tăng cao, giá cá giảm khiến các chuyển biển rất khó có thu nhập

.

Trong khi đó, cá đánh bắt về, các chợ đầu mối TP.HCM không còn tiêu thụ, người dân tỉnh Bạc Liêu đành phải tìm đến chợ đầu mối thủy sản phường 2, Thành phố Bạc Liêu để bán cho người mua bán hàng rong tại các địa phương trong tỉnh.


Sau khi nhận cá từ chợ đầu mối, những người này chở cá đi len lỏi vào các vùng nông thôn để tiêu thụ dưới hình thức bán lẻ cho người dân.


Trước tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở NNPTNT phối hợp với Sở Công thương thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến, tình hình giá tôm trên thị trường, để có những thông tin kịp thời, chính xác, qua đó đưa ra khuyến cáo cần thiết phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Ðồng thời, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, đặc biệt là tình hình cung ứng giống, thức ăn, vật tư phục vụ sản xuất; kịp thời tham mưu thực hiện các biện pháp đảm bảo sản xuất của người dân trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt không để gián đoạn việc vận chuyển vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất.

NHẬT HỒ - NGUYỄN PHÚ

Không có nhận xét nào: