Mặc Lâm - Bánh mì và bánh vẽ
20 tháng 7, 2021
https://drive.google.com/file/d/1_b-N9yF_Z6ObPkRtnjyzOYoWbMjdr8O-/view?usp=sharing
Cái bánh vẽ bây giờ là những hộp vaccine ngừa Covid-19. Nó chỉ có trên giấy khi nhà nước kêu gọi người dân góp tiền mua thuốc. Tiền dân sau khi đóng góp lại chạy thẳng vào ngân hàng để lấy lãi còn nhà nước tiếp tục lê lết xin xỏ các nước để được cung cấp và sản xuất lấy vaccine. Hết triệu này tới triệu nọ, những chai thuốc ngừa được vẽ ra cho dân thấy mình sắp được chích, sắp được đối xử công bằng như ông Thủ tướng vẽ ra, bất kể Mỹ, Nhật, EU gửi thuốc tới cho dân thì các liều thuốc ấy vẫn vô hình như những chiếc bánh vẽ từ thời bao cấp.
<!>
Tuấn Khanh - Nhật ký phong thành số 12
Cười ơi, chào mi!
21/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1XTjCipSYDzcFHdW4WYJLSJ_TcKnyRh7K/view?usp=sharing
Tôi mất cả ngày sau mới hồi đáp được với chị lớn ở Pháp, khi nghe hỏi thăm về Việt Nam. Thật ra cũng không phải biết phải trả lời như thế nào cho đúng. Không chỉ ở xa, mà ở ngay trong nước, ngay trong tâm điểm của phong tỏa và dịch. Mỗi ngày khi chứng kiến quá nhiều điều cần phải nói, phải viết, phải ghi lại… cũng đủ khiến mình không còn cuộc sống bình thường nữa. Chúng ta bất lực. Tình thương của chúng ta cũng bất lực, khi nhìn thấy quá nhiều thứ cần phải thay đổi, nhưng lại vượt quá tầm tay.
Đôi khi stress quá, người ta phải chuyển qua hài hước và cười để tự cứu mình. Chẳng hạn khi đọc bản tin trên báo Tuổi Trẻ cho biết, Hà Nội, không có gì là nguy cấp, được tận dụng 5,1 triệu liều vaccine được viện trợ để chích cho quan chức và người được tuyển chọn trong hệ thống trước. Còn Sài Gòn, là tâm dịch, và là nơi phải nhất định “bảo đảm sản xuất và chống dịch thành công”, thì được phát 1,1 triệu liều, để chích cho đợt bùng phát lây nhiễm này. Vậy đó. Nghe thôi, cố đừng stress, vì chẳng ai trong chúng ta có thể làm gì được đâu, mà chỉ nên cười sằng sặc.
Lynn Huỳnh - Thiên hạ luận: Hệ thống chính trị đang bất lực?
21/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1pbZzxtL-Fh0opj77oVaTsrBrei-ey3MU/view?usp=sharing
“Đến khi Sài Gòn bị cấp cứu tôi mới hiểu ‘hệ thống chính trị’ là gì!”
Nhà báo Trương Quang Vĩnh, cựu trưởng ban chính trị – xã hội báo Tuổi Trẻ, cảm thán như vậy với những gì đang diễn ra hiện nay.
Một đồng nghiệp cắc cớ hỏi: “Sống trong nó mấy chục năm mà không hiểu à?” – câu trả lời đầy ẩn dụ: “Chỉ học thuộc để trả bài thôi. Chịu khó để có bình an cho gia đình”.
“Ở thì cũng giống như hồi đó tôi được sếp ‘điều’ ra Hà Nội để học lớp đối tượng Đảng kèm lời dặn chỉ cần dự tuần lễ, phần thủ tục còn lại thì sếp lo tất. Đơn giản là hồi ấy tôi được cơ cấu ‘lên ghế’ để tránh lời ra tiếng vào khi một trưởng đại diện phụ trách địa bàn từ Đà Nẵng đến Cà Mau mà là quần chúng trơn…
Đỗ Ngà –Sập bẫy và bài học
20/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1rEV-EtifPPbCCMcwAKw2VGit1x5hHDv6/view?usp=sharing
Tôi xây cho anh một công trình 5,9 tỷ đô la, nhưng anh chỉ phải trả tôi khoản nợ là 480 triệu đô thôi, anh đồng ý không? Đấy là lời mời chào của chính phủ Trung Quốc với nhà nước Lào. Trông rất hấp dẫn, nhưng thực chất, Trung Quốc có tốt thế không, hay là đằng sau nó có bẫy?
Thực chất dự án này là sự góp vốn giữa Trung Quốc và Lào theo tỷ lệ 70-30. PhíaTrung Quốc bỏ ra tổng cộng 4,1 tỷ đô la tương đương 70%, phía Lào bỏ ra 1,8 tỷ đô la tương đương 30%. Ở phần xuất vốn cho dự án, Ngân hàng Eximbank Trung Quốc cho vay 3,5 tỷ đô la (tương đương 60% dự án), phần còn lại là 2,4 tỷ đô là do công ty Liên Doanh Trung – Lào góp vào (tương đương 40% dự án). Công ty Liên Doanh Trung – Lào đó có 4 cổ đông lớn, trong đó có 3 cổ đông là các công ty nhà nước Trung Quốc, cổ đông còn lại là công ty nhà nước Lào chiếm 30% cổ phần.
Việt - Mỹ sẽ nâng tầm quan hệ?
https://drive.google.com/file/d/1bX9O7Q4BaFLm-XixCq4opNsNjjG7i-a4/view?usp=sharing
Một nguồn tin không chính thức cho biết rằng, cuối tháng 7 này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ có chuyến thăm Việt Nam và hai quốc gia Đông Nam Á khác là Singapore và Philippines.
Chuyến thăm này của ông Lloyd Austin được coi là để “dọn đường” cho một nhân vật cao cấp trong Nhà Trắng sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay. Dư luận đang mong chờ quan hệ Việt - Mỹ sẽ bước lên một tầm cao mới.
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 21 tháng 7 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
https://drive.google.com/file/d/1SzDrdmfjmp-T-k1BDdnWjA4IRvQflUn0/view?usp=sharing
Ngô Nhân Dụng: Hoa Kỳ Lạm phát tăng đến bao giờ?
20/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1_XgNMQ16Bm0A7Kc3CmydUAf8PoZlqqiT/view?usp=sharing
Vào tháng Giêng 2021, một chiếc xe Toyota Camry cũ ba năm có thể bán với giá $18,000 đô la ở một thành phố Mỹ, như Cleveland. Đổ đầy bình xăng 60 lít tốn $28 đô la. Đến Tháng Năm, ai mua chiếc xe Camry đó sẽ phải trả $22,000 và một bình xăng đầy tốn $36 đô la. Bộ Lao Động Mỹ ghi nhận trong tháng Sáu chỉ số giá sinh hoạt tăng 5.4 phần trăm so với năm ngoái, mức lạm phát cao nhất trong 13 năm.
Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhanh, sắp trở lại bằng thời gian trước bệnh dịch Covid-19. Nhưng mối lo lạm phát đang nổi lên, có thể ảnh hưởng đến cuộc cờ chính trị năm tới. Dân biểu Kevin McCarthy, trưởng khối Cộng Hòa ở Hạ viện, mới “tuýt” rằng, “Lạm phát lên cao vọt vì chính sách chi tiêu thả cửa của Tổng thống Biden và Dân biểu Pelosi (chủ tịch Hạ viện).”
Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021
Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài
Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng & Phan Văn Tìm
https://drive.google.com/file/d/1zCgadfKOJXn6qWyHwIAGrfJOoqJvrvIl/view?usp=sharing
Khu vực xung quanh eo biển Đài Loan đang là điểm nóng an ninh tại châu Á do cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gay gắt và Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự. Trong bài phát biểu đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất Đài Loan là sứ mệnh lịch sử và Trung Quốc sẽ hành động kiên quyết để đánh bại bất kỳ nỗ lực nào nhằm khiến Đài Loan trở nên độc lập.
Nhân tố Đài Loan
Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2021 (sau đây gọi là Sách trắng) phát hành vào ngày 13/7 đã thể hiện lập trường của quốc gia này về an ninh khu vực. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong lịch sử công bố sách trắng quốc phòng, Nhật Bản công khai đề cập về tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan.
Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden
Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.
Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
https://drive.google.com/file/d/1TBGZEmk4kd5sd6Q2HcwXlv_6VXCQlVEc/view?usp=sharing
Ba tuần sau khi lên kế nhiệm Donald Trump, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào sáng thứ Năm (11/02/2021) theo giờ Bắc Kinh.
Cuộc gọi trùng ngay Tết Nguyên đán, dịp lễ quan trọng nhất để dành thời gian cho gia đình ở Trung Quốc. Ngoài ra thứ Năm cũng là ngày đầu tiên trong chuỗi ngày lễ năm mới kéo dài một tuần.
Bên nào đã mời trước?
Trong cuộc phỏng vấn với CBS ngày 7 tháng 2, Biden đã bày tỏ ý định gọi cho Tập. “Ừ thì chúng tôi vẫn chưa có dịp nói chuyện”, ông nói, “Không có lý do gì để không gọi cho ông ấy.”
Đinh Hoa Lư - Kỷ Nguyên MADE INCHINA Sắp Kết Thúc?
20/7/2021
Ban Tu Thư/TVVN
https://drive.google.com/file/d/1TquE2xDRPAbFhTrl1Zzoh4HWSGZANEhc/view?usp=sharing
Nguồn : https://diemnhan.blogspot.com/2021/07/ban-tin-ngay-thu-tu-21-thang-7-nam-2021.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét