Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021

101 Truyện Thiền - 26: Tranh Luận Để Được Ngủ Trọ - Đặcsan/Lâmviên


Tranh Luận Để Được Ngủ Trọ

Xưa, các chùa của Nhật
Cho thiền sư hành hương
Chỗ tạm trú qua đêm
Những khi lỡ độ đường.

Các thiền sư của chùa
Đặt điều kiện thử tài
Nếu không đối đáp giỏi
Sẽ không được ngủ lại.
<!>
Hai anh em thiền sư
Ở ngôi chùa phía bắc
Người anh thì học rộng
Người em bị chột mắt.

Một hôm có thiền sư
Xin ngủ trọ qua đêm
Và theo đúng quy luật
Cũng xin được đối thiền.

Sư anh mệt, nhờ em
Nhưng biết em không giỏi
Khuyên em chọn đối thiền
Chỉ ra dấu, không nói.

Lát sau, sư hành hương
Vào gặp sư anh nói:
“Tôi đây xin chào thua
Em của ngàì quá giỏi."

Sư hành hương kể lại
Tôi giơ một ngón tay
Nghĩa: “Duy ngã độc tôn
Là Phật giác ngộ đấy."

Em thầy liền ra dấu
Để nói câu đối đáp
Đưa ra hai ngón tay
Là: “Phật và Phật Pháp."

Tôi giơ ba ngón tay
Ra dấu ngụ ý rằng:
“Cả ba hòa hợp lại
Đó là Phật, Pháp, Tăng.”

Em thầy đưa nắm tay
Ra ngay trước mặt tôi
Rõ ràng là muốn nói:
“Cả ba là một mối.”

Sư hành hương lên đường
Thì sư em chạy vào
Ngó quanh như tìm kiếm:
“Tên đó trốn chỗ nào?"

Sư anh đáp: “Đi rồi
Vì cuộc đối thiền đó
Em đã thắng cuộc rồi
Hãy kể cho anh rõ."

Sư em mới kể rằng:
“Vừa mới vào gặp mặt
Hắn đưa một ngón tay
Chê em có một mắt."

Em nghĩ mình lịch sự
Đưa hai ngón tay lên
Để chúc mừng ông ấy
Hai mắt vẫn còn nguyên.

Hắn đưa ba ngón tay
Ngụ ý thật quá quắt
Nói rằng: 'Hai chúng ta
Cũng chỉ có ba mắt.'

Em tức giận nắm tay
Dí thẳng vào mặt hắn
Ngụ ý bảo hắn rằng:
'Sẽ đập cho một trận.'

Hắn không nói thêm gì
Đi ngay vào phòng anh
Em vẫn còn đang giận
Nên theo vào đây nhanh."

              oOo

Trong tâm như thế nào
Thì nghĩ ra thế ấy
Tâm tốt nghĩ điều hay
Tâm xấu nghĩ ra bậy.

Bùi Phạm Thành
(Ngày 21 tháng 6, 2019)

Theo luật của chùa ở Nhật thì bất kỳ vị sư hành hương nào có thể thắng một cuộc tranh luận về Phật pháp với các vị sư đang sống trong ngôi chùa đó, đều có quyền được ngủ trọ trong chùa qua đêm. Nếu thua, vị sư đó sẽ phải đi tiếp.

Trong một ngôi chùa ở vùng bắc nước Nhật có hai vị sư anh em đang sống với nhau. Người anh học rộng, nhưng người em thì quá kém và bị chột mất một mắt.

Một vị sư hành hương ghé đến, xin tranh luận về giáo pháp cao thâm để được ngủ trọ. Sư anh đã mệt vì phải học cả ngày hôm ấy, bảo sư em ra tranh luận thay cho mình. Sư anh cẩn thận dặn dò: “Em ra ngoài đó tiếp khách và yêu cầu một cuộc đối thoại thầm lặng.”

Sư em và sư khách cùng vào chánh điện và ngồi xuống  diện nhau.

Một lúc sau vị sư hành hương đứng dậy, vào gặp sư anh và nói: “Em của thầy giỏi quá. Đã thắng tôi.”

Sư anh nói “Xin ngài kể lại cho tôi nghe cuộc đối thoại.”

“Vâng,” vị sư hành hương nói, “trước hết tôi giơ một ngón tay, biểu hiện 'Phật, người giác ngộ.' Em thầy giơ lên 2 ngón, ý nói 'Phật và Phật pháp.' Tôi giơ ba ngón tay, biểu hiện 'Phật, Pháp và Tăng,' sống an hòa với nhau. Rồi em thầy đưa nắm tay vào mặt tôi, ý nói 'cả ba đều là một.' Cho nên anh ấy thắng và tôi không có quyền ngủ lại đây.” Nói vậy rồi, vị sư hành hương ra đi.

“Anh chàng đó đâu rồi?” sư em chạy vào hỏi anh.
“Anh nghe là em thắng cuộc tranh luận rồi.”
“Thắng cái gì! Em phải đập cho hắn một trận.”
Sư anh nói “Hãy kể cho anh nghe, cuộc tranh luận đã xảy ra như thế nào.”

“Tự nhiên, vừa mới thấy em hắn đã giơ lên một ngón tay, sỉ nhục em, ý nói là em chỉ có một mắt. Vì hắn là người lạ, em nghĩ là em nên lịch sự với hắn một tí, nên em giơ hai ngón tay, chúc mừng hắn có hai mắt. Nhưng anh chàng bất lịch sự đó lại giơ ba ngón tay, ý nói cả hai người chúng ta chỉ có 3 con mắt. Vì vậy em nổi nóng và giơ nắm đấm muốn đánh hắn, nhưng hắn bỏ chạy cho nên cuộc đối thoại chấm dứt!”

Trading Dialogue For Lodging

Provided he makes and wins an argument about Buddhism with those who live there, any wandering monk can remain in a Zen temple. If he is defeated, he has to move on.

In a temple in the northern part of Japan two brother monks were dwelling together. The elder one was learned, but the younger one was stupid and had but one eye.

A wandering monk came and asked for lodging, properly challenging them to a debate about the sublime teaching. The elder brother, tired that day from much studying, told the younger one to take his place. “Go and request the dialogue in silence,” he cautioned.

So the young monk and the stranger went to the shrine and sat down.

Shortly afterwards the traveler rose and went in to the elder brother and said: “Your young brother is a wonderful fellow. He defeated me.”

“Relate the dialogue to me,” said the elder one.

“Well,” explained the traveler, “first I held up one finger, representing Buddha, the enlightened one. So he held up two fingers, signifying Buddha and his teaching. I held up three fingers, representing Buddha, his teaching, and his followers, living the harmonious life. Then he shook his clenched fist in my face, indicating that all three come from one realization. Thus he won and so I have no right to remain here.” With this, the traveler left.

“Where is that fellow?” asked the younger one, running in to his elder brother.
“I understand you won the debate.”
“Won nothing. I’m going to beat him up.”
“Tell me the subject of the debate,” asked the elder one.

“Why, the minute he saw me he held up one finger, insulting me by insinuating that I have only one eye. Since he was a stranger I thought I would be polite to him, so I held up two fingers, congratulating him that he has two eyes. Then the impolite wretch held up three fingers, suggesting that between us we only have three eyes. So I got mad and started to punch him, but he ran out and that ended it!” 

Không có nhận xét nào: