Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :09/01/2023 - ĐHL


Nga ‘nói dối’ đã tấn công doanh trại quân đội Ukraina giết hơn 600 người Liên Thành - Phía Nga hôm Chủ nhật (8/1) tuyên bố quân đội Nga đã bắn rocket vào một doanh trại quân đội tạm thời của Ukraina ở miền Đông Ukraina vào lúc nửa đêm, phá hủy 2 tòa nhà và tiêu diệt hơn 600 binh sĩ Ukraina. Tuy nhiên, các nhân chứng nói với Reuters rằng không có thiệt hại về tòa nhà nào được tìm thấy tại địa điểm mà quân đội Nga tuyên bố đã tiêu diệt quân đội Ukraina. Các nhà chức trách ở Kyiv vẫn chưa có phản hồi.
<!>
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, vào đêm giao thừa, quân đội Ukraina đã bắn phá một doanh trại quân sự tạm thời nằm trong một trường dạy nghề ở Makiivka, khu vực do Nga chiếm đóng ở Donetsk Oblast, bằng hệ thống tên lửa đa năng HIMARS. Quân đội Nga “ăn miếng trả miếng” và triệt hạ doanh trại quân đội Ukraina ở thành phố Kalamatorsk để trả đũa.

Tuy nhiên, một phóng viên của Reuters đã đến thăm hai doanh trại tạm thời của quân đội Ukraina ở Kalamatorsk mà Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc, hai tòa nhà này là ký túc xá của các trường đại học và nằm gần chiến tuyến của quân đội hai nước. Không có vụ tấn công trực tiếp bằng tên lửa nào và không có thiệt hại nghiêm trọng.

Một phóng viên của Reuters đã kiểm tra các tòa nhà và không có dấu hiệu của binh lính thành phố đang định cư ở đó, cũng như không thấy thi thể hay vết máu nào.

Một trong những khu ký túc xá số 47 nằm ở một góc giếng trời của khuôn viên, một số cửa sổ bị vỡ, bên trong có một ổ lớn. Khu ký túc xá số 28 còn lại không có dấu hiệu hư hại, ngoại trừ một ổ lớn cách tòa nhà khoảng 50 m.

Thị trưởng thành phố Kalamatorsk cho biết trên Facebook trước đó vào ngày 8/1 theo giờ địa phương rằng, khu vực này đã hứng chịu các cuộc không kích của Nga và nhiều tòa nhà trong khu đô thị bị hư hại, nhưng không có ai thiệt mạng.

Giá dầu tăng khi Trung Quốc mở cửa trở lại = Huệ Liên


Do nhu cầu lạc quan khi Trung Quốc quyết định dỡ bỏ các hạn chế COVID-19, giá dầu tăng vào thứ Hai (09/01) đã thúc đẩy hy vọng phục hồi hoạt động kinh tế tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới này.

Dầu thô Brent chuẩn quốc tế được giao dịch ở mức gần 80 USD/thùng lúc 09:53 giờ địa phương vào cùng ngày, tăng gần 1,4% so với giá đóng cửa trong phiên giao dịch trước đó.

Giá tăng được thúc đẩy bởi hy vọng nhu cầu tăng khi Trung Quốc dỡ bỏ hầu hết các hạn chế liên quan đến virus mặc dù số ca nhiễm trên cả nước vẫn gia tăng.

Các chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng động thái này có thể kìm hãm hoạt động kinh tế trong nước, tuy nhiên, Trung Quốc đã tìm cách hỗ trợ lĩnh vực bất động sản của mình, vốn chuyển thành thị trường dầu mỏ khi nhu cầu cao hơn.

Giá dầu theo chỉ số đồng đô la cũng có dấu hiệu tích cực khi hy vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất nhỏ hơn gây áp lực lên đồng đô la.

Chỉ số đô la Mỹ, đo lường giá trị của đồng đô la Mỹ so với rổ tiền tệ chính trên thế giới, bao gồm đồng yên Nhật, bảng Anh, đô la Canada, krona Thụy Điển và franc Thụy Sĩ, giảm 0,28% xuống còn khoảng 103 về giá trị.

Đài Loan lên án Trung Quốc tập trận xung quanh đảo


Hình minh họa REUTERS - DADO RUVIC
Trọng Nghĩa
Chính quyền Đài Bắc vào hôm nay, 09/01/2023 một lần nữa lại lên án Bắc Kinh tổ chức cuộc tập trận lần thứ hai trong vòng không đầy một tháng xung quanh Đài Loan. Tối hôm qua, Quân Đội Trung Quốc đã loan báo các cuộc “tuần tra và diễn tập chiến đấu” trên vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan, nhằm chống lại “hành vi khiêu khích từ các thế lực nước ngoài và phần tử ly khai đòi độc lập tại Đài Loan” .

Theo hãng tin Anh Reuters, trong một thông báo, văn phòng tổng thống Đài Loan đã bác bỏ các “cáo buộc vô căn cứ” của Bắc Kinh, đồng thời cực lực lên án các cuộc tập trận, nói rằng hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan và khu vực là trách nhiệm chung của cả Đài Loan và Trung Quốc.

Quan điểm của Đài Loan rất rõ ràng, đó là không leo thang xung đột hay kích động tranh chấp, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh của mình.

Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết trong 24 giờ trước đó, họ đã phát hiện 57 máy bay và 4 tàu hải quân của Trung Quốc hoạt động quanh hòn đảo, trong đó có 28 phi cơ đã thâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Nhiều chiến đấu cơ Su-30 và J-16 đã vượt qua đường trung tuyến phân cách hai bên trên eo biển Đài Loan, trong khi hai oanh tạc cơ H-6 có khả năng mang vũ khí hạt nhân thì bay về phía nam Đài Loan.

Trong cuộc tập trận tương tự vào cuối tháng trước, Đài Loan cho biết có đến 43 máy bay quân sự Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến.

Trong ba năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên tiến hành các vụ xâm nhập quân sự vào vùng biển và không phận gần Đài Loan. Tháng 8 năm ngoái, Bắc Kinh đã tổ chức các cuộc tập trận rầm rộ xung quanh Đài Loan, nhân chuyến thăm Đài Bắc của bà Nancy Pelosi, khi ấy còn là chủ tich Hạ Viện Hoa Kỳ.

Phái đoàn nghị sĩ Đức thăm Đài Loan

Bất chấp cảnh cáo của Bắc Kinh, các quan chức Mỹ và giới nghị sĩ từ các đồng minh phương Tây vẫn tiếp tục đến thăm Đài Loan. Chuyến thăm mới nhất là của một phái đoàn nghị sĩ Đức.

Tại Đài Bắc vào hôm nay, trưởng phái đoàn Đức Johannes Vogel, một nghị sĩ cao cấp thuộc một đảng trong liên minh đang cầm quyền tại Berlin, cho rằng các hành vi gây hấn quân sự đến từ Bắc Kinh là điều không thể chấp nhận được.

Phát biểu với ông Du Tích Khôn (You Si Kun), chủ tịch Quốc Hội Đài Loan, ông Vogel khẳng định: “Chúng tôi cũng muốn các bạn thấy rằng chuyến thăm của chúng tôi là một cử chỉ ủng hộ”.

Thủ tướng Nhật công du Pháp



Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (G) vẫy tay chào trước khi lên đường công du châu Âu, tại sân bay Haneda, Tokyo, Nhật Bản, ngày 08/01/2023. AP - Kota Endo
Trọng Thành
Hôm nay, 09/01/2023, thủ tướng Nhật Fumio Kishida đến Paris. Pháp là chặng dừng chân đầu tiên của thủ tướng Nhật trong vòng công du châu Âu và Bắc Mỹ. Nhật Bản là chủ tịch luân phiên của khối G7 năm 2023. Chuyến đi của thủ tướng Nhật là nhằm chuẩn bị cho thượng đỉnh G7 vào tháng 5/2023 tại Hiroshima.

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles cho biết chuyến công du của thủ tướng Fumio Kishida cho phép Nhật và Pháp thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trước hết về các vấn đề an ninh nóng bỏng, như cuộc xâm lăng Ukraina của Nga và đe dọa từ Trung Quốc:

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đến Paris sau khi đã quyết định tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng từ 1% lên 2% GDP trong 5 năm tới. Tokyo tham gia vào các trừng phạt chống Matxcơva từ khi Nga xâm lược Ukraina. Nhật coi những gì diễn ra tại Ukraina cũng có thể xảy ra tại châu Á, trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Trước thượng đỉnh sắp tới của khối G7 ở Hiroshima, Nhật Bản muốn được bảo đảm là các nước châu Âu đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraina. Báo chí Nhật nói đến sự bất đồng giữa các nước châu Âu, kể từ khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu ý tưởng phải có các ‘‘bảo đảm về an ninh’’ cho Nga.

Nhật Bản muốn tranh thủ dịp thượng đỉnh của G7 tại Hiroshima để xác định Trung Quốc là ‘‘thách thức chiến lược chưa từng có’’ đối với an ninh của Nhật Bản và an ninh khu vực. Tại Paris, tổng thống Pháp cũng sẽ đề cập với thủ tướng Nhật về đối tác Pháp - Nhật trong không gian Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đây là nơi Pháp có bảy vùng lãnh thổ và Paris có chủ trương tăng cường các hợp tác chiến lược tại khu vực này’.

Thủ tướng Thụy Điển : Không thể đáp ứng đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc gia nhập NATO


Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson phát biểu tại Hội thảo thường niên về quốc phòng, tại Salen, Thụy Điển, ngày 08/01/2023. via REUTERS - TT NEWS AGENCY
Thùy Dương
Thủ tướng Thụy Điển, Ulf Kristersson, Chủ Nhật 08/01/2023, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đòi hỏi những điều mà Stockhom không thể và cũng không muốn đáp ứng, liên quan đến việc gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Phát biểu tại Hội thảo thường niên về quốc phòng, tổ chức tại Salen, Thụy Điển, ngày 08/01/2023, với sự hiện diện của tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Jens Stoltenberg, thủ tướng Thụy Điển, Ulf Kristersson, cho biết mặc dù Ankara đã khẳng định Stockhom đã thực hiện những điều họ từng hứa, nhưng chính quyền của tổng thống Recep Erdogan vẫn muốn Thụy Điển đáp ứng những điều mà Stockhom không thể và cũng không muốn. Chính vì thế, Thụy Điển không biết đến khi nào Thổ Nhĩ Kỳ mới ra quyết định về việc đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO. Cho đến nay, trong khối NATO, chỉ còn Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary chưa đồng ý kết nạp thêm Thụy Điển và Phần Lan vào Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Theo AFP, quyết định của Ankara chủ yếu liên quan đến các yếu tố chính trị nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Hồi cuối tháng 12, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã ra yêu sách đòi Stockhom phải có « những bước tiến quan trọng khác » để được Ankara thông qua việc gia nhập NATO. Tuyên bố của ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi Tòa Tối Cao Thụy Điển từ chối cho dẫn độ nhà báo Bulent Kenes như tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã yêu cầu.

Về phía NATO, tổng thư ký Jens Stoltenberg hôm qua hy vọng Thụy Điển và Phần Lan sẽ trở thành thành viên Liên Minh ngay trong năm 2023, nhưng không bảo đảm được điều đó, bởi theo ông, quyết định phụ thuộc vào Nghị Viện Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.

Bên lề cuộc họp báo, ngoại trưởng Phần Lan, Tobias Billstrom, tái khẳng định không vội gia nhập NATO, mà sẵn sàng đợi Thụy Điển để được kết nạp cùng thời điểm. Ngoại trưởng Phần Lan cho biết thêm là chủ tịch Nghị Viện Phần Lan và Thụy Điển sẽ đến Ankara và giữa tháng Giêng để tiếp tục cuộc thảo luận. Lãnh đạo 2 nước Bắc Âu cùng lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ có một cuộc họp dự kiến tổ chức vào mùa xuân 2023.

Brazil: An ninh được kiểm soát trở lại, sau vụ phe ủng hộ Bolsonaro tấn công 3 trụ sở đầu não


Tổng thống Brazil Lula Da Sylva nói chuyện với người dân trước trụ sở Quốc Hội, sau khi những người ủng hộ cựu tổng thống Jair Bolsonaro bị giải tán, Brasilia, Brazil, ngày 08/01/2023. © Ricardo Stuckert/Handout via REUTERS
Trọng Thành
Hàng nghìn người ủng hộ cựu tổng thống Jair Bolsonaro thất cử đã xâm chiếm ba trụ sở đầu não của chính quyền Brazil chiều hôm qua, 08/01/2023, trong nhiều giờ đồng hồ. Tối hôm qua, cảnh sát Brazil đã kiểm soát toàn bộ các cơ sở bị xâm nhập. Hàng trăm người bị bắt giữ.

Vụ tấn công xảy ra chỉ một tuần sau khi tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva nhậm chức. Ba trụ sở đầu não của chính quyền Brazil tại thủ đô Brasilia, Quốc Hội, Tòa Án Tối Cao, và Phủ tổng thống, đã bị khoảng 3.000 người biểu tình chiếm lĩnh, theo báo chí địa phương.

Hãng tin Pháp AFP cho biết, từ Sao Paolo, tổng thống Lula đã lên án vụ tấn công, và đặt lực lượng an ninh địa phương dưới sự chỉ huy của quân đội.

An ninh được kiểm soát trở lại sau hơn 4 giờ đồng hồ. Thống đốc vùng thủ đô Ibaneris Rocha cho biết trên Twitter đã có hơn 400 người bị bắt, và việc nhận dạng các phần tử khác tham gia cuộc tấn công đang diễn ra. Hiện tại chưa có thông báo về trường hợp tử vong nào, nhưng nhiều thiệt hại vật chất được ghi nhận tại các trụ sở chính quyền, cũng là các di sản kiến trúc và nơi lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật. Theo CNN, người biểu tình đã phá hủy nhiều cửa sổ, đốt thảm. Hai xe cảnh sát bị phá, một xe bị đốt cháy.

Nghi ngờ an ninh địa phương đồng lõa

Việc người ủng hộ cựu tổng thống thất cử xâm nhập dễ dàng vào các cơ quan đầu não của chính quyền Brazil gây nhiều nghi vấn. Thông tín viên Bernard Matin từ Sao Paulo cho biết cụ thể :

‘‘Điều gây ngạc nhiên là những người biểu tình đã tiếp cận một cách dễ dàng các trụ sở chính quyền trong bối cảnh rõ ràng là tình hình chính trị đang rất căng thẳng, những người ủng hộ cựu tổng thống thất cử Bolsonaro phản đối chiến thắng của ông Lula, và tìm cách chống lại tân tổng thống.

Những người ủng hộ Bolsonaro đã vượt qua một hàng rào cảnh sát mà có vẻ như không gặp phải một kháng cự đáng kể nào. Và họ đã phá hủy tất cả mọi thứ trên đường đi khi xâm nhập vào phủ tổng thống, nhà Quốc Hội, và Tòa Án Tối Cao. Trên thực tế, họ đã nhận được sự ủng hộ ngầm của lực lượng cảnh sát thủ đô Brazil’’.

Cựu tổng thống Bolsonaro im lặng gần 6 giờ

Tối hôm qua, Tòa án Tối cao Brazil đã quyết định đình chỉ chức vụ thống đốc vùng thủ đô, Ibaneis Rocha, trong vòng 90 ngày. Ông Ilaneis Rocha được coi là một đồng minh của cựu tổng thống Bolsonaro. Theo AFP, viên thống đốc bị đình chỉ chức vụ đã gửi lời xin lỗi đến tổng thống Lula qua một đoạn video, trong đó ông khẳng định đã bất ngờ trước quy mô của vụ tấn công. Chỉ huy an ninh vùng thủ đô Anderson Torres, nguyên bộ trưởng Tư Pháp, bị cách chức. Cơ quan công tố liên bang cho biết đã yêu cầu bắt giữ viên chỉ huy này.

Tại Florida, Hoa Kỳ, cựu tổng thống Bolsonaro đã im lặng gần 6 giờ đồng hồ sau cuộc tấn công tại Brasilia, trước khi lên tiếng trên Twitter, khẳng định việc xâm chiếm và phá phách các trụ sở chính quyền là điều không được phép.

Không có nhận xét nào: