Nhóm nghiên cứu tại Đại học British Columbia phát hiện ba hợp chất trong bọt biển và vi khuẩn biển có khả năng chống virus Covid-19 lây nhiễm hiệu quả, theo BBC Science Focus. Các nhà khoa học phát hiện ba hợp chất chống virus Covid-19 hiệu quả trong bọt biển và vi khuẩn biển. Ảnh: BBC. Ba hợp chất đó bao gồm Alotaketal C có trong mẫu bọt biển thu thập ở Howe Sound, British Columbia, Bafilomycin D và Holyrine A, có nguồn gốc từ vi khuẩn biển được tìm thấy ở Barkley Sound, British Columbia và Newfoundland.
Đây là kết quả sau khi nhóm chuyên gia nghiên cứu các đặc tính chống Covid-19 ở hơn 350 hợp chất có nguồn gốc tự nhiên trong thực vật, nấm và bọt biển được thu thập từ khắp nơi trên thế giới trong 40 năm qua.
Hợp chất được chiết xuất từ các mẫu vật và tạo thành dung dịch ngâm tế bào phổi của người, sau đó các nhà khoa học cho chúng tiếp xúc với một loại virus Covid-19.
Kết quả ban đầu cho thấy 26 trong số các hợp chất làm giảm hoàn toàn sự lây nhiễm virus trong tế bào. Đáng chú ý, ba hợp chất cho ra hiệu quả cao chỉ với liều lượng rất nhỏ và có thể chống lại biến thể Delta và Omicron.
“Ưu điểm của các hợp chất này là chúng tập trung vào các tế bào, giúp ngăn chặn việc lây lan nhanh chóng của virus và giúp tế bào phục hồi”, tiến sĩ vi sinh học và miễn dịch học Jimena Pérez-Vargas, người đồng dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học British Columbia, cho biết.
Phát hiện trên góp phần quan trọng trong việc điều chế các loại thuốc chữa trị Covid-19, đặc biệt là khi hầu hết phương pháp điều trị hiện nay không còn hiệu quả đối với các biến thể mới.
"Nghiên cứu của chúng tôi đang mở đường cho việc thử nghiệm quy mô lớn các loại thuốc có thành phần tự nhiên giúp ngăn chặn sự lây nhiễm liên quan đến các bệnh đường hô hấp khác đang rất được quan tâm ở trên toàn thế giới như cúm A”, phó giáo sư François Jean của Đại học Columbia cho biết.
Bẩy điểm cần nhớ khi quyết định phẫu thuật thay khớp gối
Khi nào chúng ta thật sự cần phải mổ thay khớp gối? PGS.BS Wynn Huỳnh Trần đưa ra 7 điểm quan trọng cần nhớ khi mọi người quyết định phẫu thuật thay khớp gối.
Đau khớp gối do viêm thoái hóa khớp (knee osteoarthritis) là bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi. Lý do là phần sụn giữa hai xương ở khớp gối mòn đi do áp lực, dẫn đến xương gần đụng xương, gây ra cơn đau khi đi đứng hay vận động.
Khi bệnh nhân khám BS do đau khớp gối, BS có thể sẽ đề cập đến phẫu thuật thay khớp (TKA Total Knee Arthroplasty) như một phương pháp chữa dứt đau khớp hoàn toàn. Tại Mỹ, có khoảng 1 triệu ca thay khớp hàng năm và dự đoán sẽ tiếp tục tăng do ngày càng có nhiều bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh viêm khớp do thoái hoá.
Khi nào chúng ta thật sự cần phải mổ thay khớp gối?
# Dưới đây là 7 điểm quan trọng gợi ý quý vị nên đi thay khớp gối
1. Khi cơn đau dài liên tục không giảm cho dù quý vị đã uống thuốc mạnh và đã chữa với các biện pháp không can thiệp:
- Khi quý vị dùng hết các loại thuốc, chích thuốc steroid vào khớp, và thử tập vật lý trị liệu một thời gian mà con đau không hề giảm thì đây là lúc chúng ta nên nghĩ đến phẫu thuật. Quý vị nhớ là có rất nhiều thuốc giảm đau (uống, NSAID, APAP, Opiod, SSRI, hay xức) , nhiều cách tập vật lý trị liệu, và nhiều cách chích.
2. Khi viêm khớp gối làm ảnh hưởng đến cuộc sống của quý vị:
- Viêm khớp làm quý vị ngủ không được, không thể làm việc, hoặc uống thuốc có quá nhiều tác dụng phụ thì quý vị nên nghĩ đến việc thay khớp gối
3. Khi khớp gối của quý vị liên tục sưng và cứng:
- Đây là dấu hiệu viêm sưng do sụn mất đi, dẫn đến xương cọ lên xương, dần dân làm khớp cứng và xơ. Mặc dù con đau có thể không nhiều nhưng thay khớp sớm có thể phục hồi chức năng tốt hơn và các khớp lân cận (khớp háng hay chân) sẽ không bị ảnh hưởng.
4. Khi quý vị bị tổn thương khớp
- nếu quý vị bị tai nạn hay có những dị tật bẩm sinh làm viêm khớp gối, thay thế khớp có thể là một lựa chọn tốt vì nó sẽ giúp quý vị mau lành và mau phục hồi chức năng ban đầu
5. Khi khớp gối quý vị đau ngay cả khi ngồi nghỉ:
- Cho thấy các tổn thương và dây thần kinh đã khá trầm trọng. Phần lớn khớp gối sẽ đau khi quý vị vận động và giảm đau khi quý vị ngưng vận động.
6. Khi chân cẳng quý vị bị cong ra ngoài
- cho thấy tổn thương sụn khá nặng (có thể là một bên), dẫn đến cấu trúc thay đổi và hình dáng thay đổi. Thay khớp gối trong trường hợp này có thể phục hồi nhanh tổn thương. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng đến các khớp khác như khớp háng hay khớp chân.
7. Khi quý vị muốn chạy nhảy liên tục
- Các khớp nhân tạo có thể sử dụng trong 15-25 năm. Nếu quý vị là người thích chạy thường xuyên, đi bộ, và đau khớp khiến quý vị phải giảm bớt các hoạt động này thì thay khớp có thể là một lựa chọn tốt.
# Thay khớp ngày nay quý vị sẽ gặp nhiều BS chuyên khoa
- Các nghiên cứu cho thấy nhiều BS chuyên khoa cùng chăm sóc sẽ giúp bệnh nhân mau phục hồi và giảm đau (1). Chăm sóc bệnh nhân đau khớp bắt đầu từ giảm cân, kiểm soát tốt các bệnh tim mạch và bệnh mạn tính, giảm đau, cho đến chăm sóc trong khi mổ, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, và theo dõi sau khi mổ do một nhóm nhiều các BS chuyên khoa khác nhau, bắt đầu từ BS gia đình, đến BS gây mê, phẫu thuật chỉnh hình, chuyên viên vật lý trị liệu, BS phục hồi chức năng, và chuyên viên dinh dưỡng.
# Gây mê khi thay khớp gối
- Cơn đau của quý vị cần được kiểm soát hoàn toàn khi phẫu thuật. Các lựa chọn gồm mê toàn thân (general anesthesia) hay gây mê vùng (spinal block) hay cả hai phương pháp kết hợp. BS phẫu thuật và BS gây mê sẽ thảo luận với quý vị các lựa chọn tốt nhất dựa vào bệnh lý, bệnh sử, và tình trạng sức khoẻ của quý vị (2)
# Rủi ro khi thay khớp gối
- Khi gây mê, quý vị có thể sẽ có những rủi ro nhất định như nhức đầu, chóng mặt, đau họng (do đặt ống nội khí quản) hay lên cơn đau tim hay đột quỵ (rất hiếm xảy ra).
- Những rủi ro khác khi phẫu thuật gồm nhiễm trùng, chảy máu, bị cục máu đông, đau nhức, dị ứng thuốc, khớp nhân tạo bị hư, và sưng khớp sau khi mổ (3). Quý vị nhớ thảo luận kỹ với BS phẫu thuật và BS gây mê để biết thêm về các rủi ro có thể xảy ra.
# Chụp hình ảnh cho thấy khớp gối không còn sụn thi có nên thay khớp?
Câu trả lời tuỳ vào quý vị có bị đau hay không? cơn đau do khớp có kiểm soát không, có bị ảnh hưởng đến cuộc sống hay không? và có thuộc về trường hợp nào nên thay như đã nói ở trên. Nếu chỉ có tổn thương sụn chỉ thấy trên hình ảnh thì không nhất định phải thay khớp gối.
# Tôi nên nghe lời ai? Khi BS mổ nói tôi nên thay khớp mà BS nội khoa nói không nên thay khớp?
Quý vị nên thảo luận kỹ với các BS và cùng ra quyết định. Thông thường nếu quý vị không mắc 7 điểm cần thay khớp ở trên thì tôi khuyên quý vị không nên thay khớp. Thay vào đó, tiếp tục các phương pháp không can thiệp để chữa bệnh viêm khớp do thoái hoá.
FB Wynn Huynh Tran
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét