Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

Kính Chuyển Tin Nóng Cần Biết, Báo Động Đỏ Về Đại Họa Dịch Bệnh Trung Quốc, Đang Có Nguy Cơ Lây Lan Khắp Hoàn Cầu! - Lê Văn Hải


Cộng Sản đâu cũng thế, “thằng Trời đứng qua một bên, để cho Trung Quốc đứng lên làm Trời!” Vì quá cao ngạo, đòi “Đấu với Trời, đấu với Đất”: ĐCSTQ đang mang lại tai họa khủng khiếp cho người dân Trung Quốc! và có thể lây lan đến cả Thế Giới! (Tống Đường & Dịch Như)
<!>


Từ sự phong tỏa cực kỳ man rợ cho đến việc “thả nổi” cực đoan trước dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), bất kể là bị phong tỏa hay bỏ chặn, tư tưởng đấu với Trời, đấu với Đất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều tạo ra những thảm họa cho nhân loại.


(Ảnh: Bệnh viện nào cũng kín chỗ ở Trung Quốc!)
Khác với sự công khai, minh bạch thông tin ở phương Tây, trong quá trình này, ĐCSTQ không ngừng gieo rắc thông tin sai lệch, cổ súy cho tư tưởng đấu với Trời, đấu với Đất. Điều này mang lại cho con người sự kiêu ngạo đầy ảo tưởng, chứ không phải bình hòa và lý trí.

Sau khi cơn sóng thần dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát, người dân Trung Quốc lại rơi vào cảnh hoang mang, tê liệt. Thứ mà ĐCSTQ mang đến cho người dân Trung Quốc không chỉ là cái chết, mà còn là sự kiểm soát về tư tưởng, chặn đứng hy vọng mà lối tư duy mà văn hóa truyền thống mang lại cho người dân.

Zero-COVID: Lối tư duy đòi "Đấu với Trời đấu với Đất", ngông cuồng đến cực đoan

Từ khi bước vào xã hội hiện đại, các lý thuyết hiện đại khác nhau đã phóng đại tự ngã cá nhân, khiến một số người cho rằng cơ sở của tư tưởng hiện đại là sự chắc chắn chủ quan của con người.

Chủ nghĩa cộng sản là cực đoan nhất trong số đó. Nó hoàn toàn từ bỏ sự kính sợ Trời đất, Thần Phật trong tín ngưỡng truyền thống, và trật tự tự nhiên, thay vào đó là cái tôi kiêu ngạo vô pháp vô thiên, đến mức ngông cuồng đấu với Trời, đấu với Đất.

Từ khẩu hiệu chống dịch lần này, có thể thấy rằng zero-COVID nghĩa là “cùng nhau phát hiện và dập tắt”. Bản chất của zero-COVID là nhanh chóng và chính xác, “cần xét nghiệm thì xét nghiệm hết, cần phong tỏa thì phong tỏa sạch, cần cách ly thì cách ly toàn bộ, cần thu tận thu thì tận thu.

Nhưng virus là thứ vô hình, không thể nắm bắt. Kết quả của zero-COVID không phải là virus thực sự bị loại bỏ, mà là người dân bị mất mạng, dữ liệu bị xóa sạch và nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.

Tiến sĩ Vương Duy Lạc, chuyên gia sinh thái bảo vệ môi trường và thủy lợi nổi tiếng của Trung Quốc, kiêm kỹ sư thủy lợi ở Đức, nói với Epoch Times: “Zero-COVID chẳng qua chỉ là vấn đề định nghĩa, virus không hề bị xóa sổ, nó vẫn luôn lây lan. Nói là toàn xã hội zero-COVID, nhưng lúc đó Trịnh Châu, Tây An phát hiện được ai thì kéo người đó đi nơi khác, và nói rằng virus đã bị xóa sổ. Đây là một trò chơi đánh tráo khái niệm, họ (ĐCSTQ) nói rằng virus không còn tồn tại.”

Ông Vương Duy Lạc đã lấy Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam làm ví dụ. Đầu tháng 8/2021, thành phố này đã bị phong tỏa một lần, “cần xét nghiệm thì xét nghiệm hết, cần phong tỏa thì phong tỏa sạch, cần cách ly thì cách ly toàn bộ”, và virus đã được xóa sổ trên con số thống kê.

Tháng 1/2022, virus quay trở lại và thành phố lại bị phong tỏa. “Cần xét nghiệm thì xét nghiệm hết, cần phong tỏa thì phong tỏa sạch, cần cách ly thì cách ly toàn bộ”, virus một lần nữa được xóa sổ trên con số thống kê, và lại có thêm một “chiến thắng vĩ đại” tự xưng. Nhưng tháng 5/2022, virus vẫn tiếp tục quay trở lại.

Tháng 10/2022, dịch bệnh lại bùng phát ở Trịnh Châu, nhân viên của Nhà máy Foxconn Trịnh Châu đã bỏ trốn. Tháng 11/2022, Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam đã tiến hành sàng lọc axit nucleic hàng ngày tại 8 quận của khu vực đô thị chính, và đóng cửa thành phố một lần nữa.

Sự ngạo mạn cực đoan này hoàn toàn trái ngược với nhận thức truyền thống trong xã hội cổ đại. Hoàng đế thời xưa được gọi là “Thiên tử” là người thay Trời quản lý tự nhiên và xã hội. Tể tướng có trách nhiệm “điều tiết âm dương”. Nếu xảy ra thiên tượng như động đất, dịch bệnh thì là do quản lý kém, dẫn đến mất cân bằng âm dương và Thiên Thượng sẽ đưa ra lời cảnh báo. Trong trường hợp này, “Thiên tử” phải ban hành “Chiếu tự trách mình”, và tể tướng phải từ chức.

“Đạo Đức Kinh” của Lão Tử cũng cảnh báo kẻ thống trị nên bắt chước đặc tính “không tranh” của nước: “Nước làm lợi cho vạn vật mà không tranh, ở nơi người người chán ghét, nên gần với Đạo”.

Ông Vương Duy Lạc nói: “Người Trung Quốc hiện đại không hiểu những câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc. Xưa nói rằng ‘Nhân định thắng thiên’, là giảng rằng trong mối quan hệ giữa tam tài Thiên Địa Nhân, Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, thứ nào mới là quan trọng nhất. So với Thiên thời và Địa lợi, trong những trường hợp nhất định, thì Nhân hòa là yếu tố quan trọng hơn cả.”

“Cho nên người hiện đại đã hiểu lầm câu nói này. Người Trung Quốc cổ đại không có ý nói rằng con người có thể chiến thắng ý Trời. Thiên chính là Trời, hoàng đế Trung Quốc là Thiên tử, là con của Trời, chẳng phải vậy sao? Người hiện đại không hiểu cổ ngữ, nên mới làm ra trò đùa này.”

“Không hiểu vị trí của mình trong giới tự nhiên là gì, nên đã đặt nhầm địa vị của bản thân, phải vậy không? Thế thì chính là lộng hành, là ngạo mạn. Cho nên mọi thứ, gồm cả chính sách của ông ấy (Tập Cận Bình), đều từ đây mà ra.”

Ông Lý Yến Minh, nhà bình luận chính trị kiêm tiến sĩ sinh học, nói với Epoch Times: “Điểm quan trọng nhất của ‘Nhân định thắng thiên’ là chủ nghĩa vô thần. ĐCSTQ đã kiếm bộn tiền trong nhiều thập kỷ với chủ nghĩa vô thần. Kỳ thực, ĐCSTQ tin vào ma quỷ và Satan.”

“Tất nhiên, sau khi chính quyền được thành lập, ĐCSTQ đã sử dụng Cách mạng Văn hóa để phá hủy văn hóa truyền thống của Trung Quốc một cách có hệ thống. Trên thực tế, thứ bị phá hủy chính là văn hóa sùng bái, kính sợ Thần Phật và ông Trời của người Trung Quốc.”

“Mặt khác, ĐCSTQ đang phát triển khoa học và công nghệ sinh học, nhằm duy trì sức khỏe và tuổi thọ của các nhà lãnh đạo cấp cao, duy trì sự thống trị lâu dài (của ĐCSTQ) và sự cai trị lâu dài của cá nhân. Họ đã đi đến bước đường này.”



Có bao nhiêu người chết trong “Cách mạng Văn hóa”?

Zero-COVID của ông Tập giống với cách diệt sán máng của Mao Trạch Đông

Tháng 5/2022, ông Vương Duy Lạc đăng một bài viết nói rằng cách tiếp cận của ông Tập Cận Bình đối với COVID-19 (virus Trung Cộng) giống hệt như việc Mao Trạch Đông loại bỏ bệnh sán máng.

Tháng 11/1955 tại Hàng Châu, Mao Trạch Đông ra chỉ thị: “Chúng ta nhất định phải diệt trừ bệnh sán máng”, “Chỉ dựa vào bộ y tế là chưa đủ, phải thành lập một nhóm lãnh đạo phòng chống bệnh sán máng dưới sự lãnh đạo thống nhất của đảng bộ”, “Loại trừ bệnh sán máng là nhiệm vụ chính trị của thời đại”.

Tháng 2/1956, Mao Trạch Đông ra “lời kêu gọi vĩ đại”: “Vận động toàn đảng, toàn dân xóa bỏ bệnh sán máng”.

Thế là tổ chức đảng các cấp đã phát động quần chúng thực hiện chiến dịch diệt ốc sên ồ ạt. Họ xẻ núi lấp sông, dời đá lấp hồ, hút cạn nghìn sông, rải thuốc khử trùng khắp nơi, diệt sạch ốc sên bằng mọi giá, áp dụng cả các biện pháp cực đoan nhất, như chôn và thiêu ốc sên, nhất quyết phải xóa bỏ bệnh sán máng cho kỳ được.

Nhưng kể từ năm 1958, hơn 60 năm trôi qua, bệnh sán máng chưa bao giờ bị tiêu diệt ở Trung Quốc. Ngày 15/8/2020, “Chương trình giám sát bệnh sán máng quốc gia (thử nghiệm)” cũng tiết lộ: “Hiện nay, số bệnh nhân mắc bệnh sán máng trong cả nước vẫn ở mức cao, sự lan rộng của ốc sên vẫn rất rõ ràng. Tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại ở những khu vực đã đạt tiêu chuẩn, và có nguy cơ lan rộng ra các thành phố.”

Tương tự như Mao Trạch Đông, ngày 28/1/2020, khi Tập Cận Bình gặp Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, ông nói: “Tôi vẫn luôn đích thân chỉ đạo và đích thân triển khai”.


Tại cuộc họp ngày 25/1/2020, ông Tập đã quyết định thành lập Nhóm Lãnh đạo Trung ương về Ứng phó Dịch bệnh.

Ngày 5/5/2022, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị trực thuộc Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, ông Tập lại nhấn mạnh rằng chính sách zero-COVID là “do bản chất và mục đích của đảng quyết định”, và là một nhiệm vụ chính trị.


(Tranh cổ động thời Cách mạng Văn hoá: Ca ngợi việc hồng vệ binh đánh đập nhân dân, huỷ hoại tài sản, cướp bóc gia cư, với khẩu hiệu: “Đập tan thế giới cũ, xây một thế giới mới”. Những giá trị đạo đức, chính tín truyền thống bị đập bỏ, và được thay bằng văn hoá đảng, văn hoá lấy đảng làm trung tâm.)

Tương tự, mục tiêu xóa sổ dịch bệnh của ông Tập cũng không thành công. Giáo sư Vương Bồi Trung, Tiến sĩ dịch tễ học tại Đại học Toronto, cho rằng con người và virus có lịch sử cùng tồn tại lâu dài, và việc “cùng chung sống với virus” không có gì mới mẻ, rất nhiều vi sinh vật, vi khuẩn và virus đều cùng chung sống với con người.

Giáo sư Vương Duy Lạc nói với Epoch Times: “Ông ấy (Tập Cận Bình) chính là như vậy. Trong quá khứ, Mao Trạch Đông đã chiến đấu với sán máng, phải vậy không? Trước đó, ông ấy từng chiến đấu với chim sẻ, ruồi nhặng và muỗi.’

“Ông ấy đã chiến đấu với chúng. Ông ấy nghĩ ông ấy giỏi hơn chúng, chính là lối tư duy này. Ông ấy (Tập Cận Bình) vẫn còn kiểu tư duy này, cho rằng mình giỏi hơn cả ông Trời và thiên nhiên một chút.”

Zero-COVID thất bại, cuộc khủng hoảng của ĐCSTQ được phơi bày toàn diện

ĐCSTQ bắt đầu phong trào chống cánh hữu vào năm 1957, nhằm loại bỏ tiếng nói thực sự của giới trí thức. Sau cuộc Đại nhảy vọt năm 1958, không ai dám lên tiếng phản đối. Trong hoàn cảnh áp lực chính trị và đấu tranh tàn khốc, nói dối đã trở thành bản năng sinh tồn của con người.

Bao nhiêu người chết đói trong thảm họa “Đại nhảy vọt”?

Khi đó những lập luận đi ngược lại lẽ tự nhiên có mặt nhan nhản khắp nơi. Vì an nguy của bản thân, người dân chỉ có thể thuận theo trào lưu mà tung hô, như:

“Bảo nước đi thì nước phải đi, bảo nước đứng thì nước phải đứng, bảo nước cao thì nước không dám thấp, bảo nước phát điện thì nước phải phát điện.”

“Dân muốn dời núi, thì núi phải chuyển, dân muốn chuyển đất, thì đất phải dời.”

“Con người có thể khiến trái đất phải khuất phục, đại dương phải cúi đầu, và vũ trụ phải dâng lên kho báu.”

Với sự ngạo mạn bành trướng, ĐCSTQ đã tiến hành sản xuất thép quy mô lớn, làm thủy lợi và nông nghiệp quy mô lớn, các loại “quy mô lớn” đều là “đại binh đoàn tác chiến” và “chiến thuật biển người”.

Hàng trăm hàng ngàn người “ban ngày cờ đỏ như thủy triều, đêm đến đuốc sáng như biển lửa.” Nhưng đằng sau cảnh tượng này là những thiệt hại nghiêm trọng về năng suất, nhưng không ai dám hé răng.

Nghệ sĩ người Mỹ gốc Hoa Trần Duy Minh nói với Epoch Times: “Lão Mao đã có lối tư duy này từ những năm 1950 và 1960. Ông ấy đã xây rất nhiều hồ chứa, đào rất nhiều kênh mương và chỉ đạo rất nhiều cánh đồng năng suất cao, phải vậy không?”

“Đây đều là sự ngạo mạn, tự cao tự đại, không có bất kỳ cơ sở khoa học nào. Nào là sản lượng hàng chục ngàn cân mỗi mẫu, hoàn toàn là đang lừa bịp xã hội, (lối tư duy này) vẫn kéo dài đến tận bây giờ, năm nay vẫn tái diễn.”

Quả báo “Đấu với Trời” đến rất nhanh. Năm 1959, Trung Quốc bắt đầu xảy ra nạn đói kéo dài 3 năm, khiến 16 – 20 triệu người dân Trung Quốc chết vì đói.

Ông Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) đã viết trong cuốn “Bia mộ” rằng: “Ngoài đồng đầy người đào rau dại, rau dại ăn được đều ăn hết. Có người ngã xuống đất tử vong khi đang xếp hàng mua đồ, có người tử vong khi đang bới rau dại ngoài đồng. Hễ ai nói ăn không no là bị phê bình, bị đánh đập, người dân như đàn cừu, không dám hé răng.”


(Ảnh: Một cậu bé đang thu cỏ khô để ăn vào nạn đói trong Đại nhảy vọt – Hậu quả của cái gọi là Đại nhảy vọt là người dân chẳng còn lấy một chút lương thực)

Trong phong trào zero-COVID, chính quyền các cấp cũng ồ ạt tiến hành “đại binh đoàn tác chiến”, “chiến thuật biển người”. Cấp ủy các nơi thành lập các “trung tâm chỉ huy”, dàn “thế trận bảo vệ” thành phố.

Mạng xã hội cho thấy trên đường phố nhiều nơi có cảnh các nhân viên phòng chống dịch mặc quần áo bảo hộ trắng (còn gọi là Đại Bạch) xếp hàng khử trùng đường phố. Hàng vạn người xếp hàng xét nghiệm axit nucleic mỗi ngày.

Bóng dáng các Đại Bạch làm xét nghiệm axit nucleic cũng xuất hiện trên cả Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và đồng cỏ Mông Cổ xa xôi. Bất kể hiệu ứng thế nào, cảnh tượng hoành tráng như thế này chắc chắn sẽ khiến các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ hài lòng.

Cùng với zero-COVID khiến người dân điêu đứng, sau 3 năm, việc nghiên cứu, triển khai vắc-xin và thuốc chữa trị COVID không chút tiến triển. Vì lợi ích dân tộc, ĐCSTQ còn từ chối viện trợ vắc-xin của nước ngoài.

Ngày 7/12, zero-COVID đột nhiên bị dỡ bỏ, một trận sóng thần dịch bệnh nhấn chìm nhiều nơi, số người tử vong tăng mạnh.

Thậm chí zero-COVID còn tác động mạnh hơn đến nền kinh tế Trung Quốc, cản trở hoạt động kinh tế và hạn chế nhu cầu trong nước.

Cuối năm 2022, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi đại dịch COVID bắt đầu vào tháng 1/2020. Trong khi đó, nhập khẩu cũng giảm 10,6%, mức giảm lớn nhất trong hai năm rưỡi.

Hiện tại, thông tin về các quan chức cấp cao của ĐCSTQ và thành viên gia đình họ tử vong thường xuyên xuất hiện. Hầu hết họ đều là đảng viên ĐCSTQ, hoặc những người ủng hộ đảng này. Chỉ riêng tháng 12/2022, tổng cộng 24 viện sĩ của ĐCSTQ đã qua đời tại Trung Quốc, gần bằng với số người tử vong trong cả năm 2021.

Ông Lý Yến Minh nói: “Trận sóng thần dịch bệnh cho thấy thuyết ‘Nhân định thắng Thiên’ của ĐCSTQ chắc chắn sẽ phá sản. ĐCSTQ đang rơi vào cuộc khủng hoảng của ngày tận thế, khủng hoảng ở mọi cấp độ và mọi lĩnh vực.”

“Toàn bộ hệ thống cai trị của Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh dịch trên mọi phương diện, như chăm sóc y tế và kinh tế. Ngoài ra, nhiều quan chức trong hệ thống của ĐCSTQ, những người về hưu và những người nổi tiếng đã trực tiếp bị lây nhiễm COVID hoặc tử vong. Điều này đã tác động toàn diện đến hệ thống của ĐCSTQ.”

“Đấu với Trời, đấu với Đất”, làm bại hoại lòng người

Những lời tuyên truyền “đấu với Trời, đấu với Đất” của ĐCSTQ khiến người dân không thể có được thông tin khoa học và sự thật về COVID-19, câu nói “cùng chung sống với COVID” bị chặn. Zero-COVID được coi như sự “ưu việt” của chế độ ĐCSTQ.

Truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã thổi phồng thông tin sai lệch, về việc những quốc gia nước ngoài coi thường sự an toàn tính mạng của người dân như thế nào. Những tiếng nói chống lại zero-COVID ngay lập tức bị dập tắt.

Người dân sống trong ảo tưởng sai lầm do ĐCSTQ tuyên truyền. Khi zero-COVID không thể tiếp tục duy trì được nữa, chính quyền lại đột ngột thả nổi. Trận sóng thần dịch bệnh đã gây ra làn sóng hoang mang trong người dân. Thậm chí họ còn tranh nhau giành giật những quả đào vàng đóng hộp không có chút tác dụng về điều trị COVID.


(Ảnh: Xác chết không kịp đem đi chôn, chất đống ở bệnh viện Thượng Hải.)

Ông Trần Duy Minh nói:

“Tôi thấy rằng một số người đã bị thuần hóa sau 3 năm bị giam cầm. Một số người kêu khóc và đòi được xét nghiệm axit nucleic. Khi mọi người đang căng thẳng cực độ, lại đột nhiên nới lỏng phong tỏa, sẽ khiến rất nhiều người không kịp thích ứng, con người cũng đột biến nhanh như chủng virus này.”

“Ba năm phong tỏa khiến một số người suy sụp tinh thần, một số người nhảy lầu tự tử. Điều này trái ngược với trạng thái công khai thông tin khoa học ở các quốc gia khác trên thế giới, khiến con người rất dễ trở nên tê liệt hoặc điên cuồng, biến thái. Hiện giờ zero-COVID không chỉ gây ra cái chết (về thể xác) cho con người, mà cả cái chết về tinh thần”.

“Việc kiểm soát tinh thần và ý thức hệ hoàn toàn giống với sự kiểm soát virus hiện nay. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được giáo dục theo cách này. Tất cả chúng ta đều thù hận ‘Đế quốc Mỹ’, tin rằng Đài Loan đang sống trong cảnh khốn cùng. Đây là kết quả của nền giáo dục khép kín, toàn bộ các thế hệ con em của chúng ta đã trở thành nạn nhân.”

Ông Lý Yến Minh nói: “Sau khi (ĐCSTQ) phá hủy tín ngưỡng truyền thống kính sợ Trời Đất, người dân Trung Quốc đã mất đi đức tin. Họ trở thành những người vô Thần và tôn thờ tiền bạc. Họ sống vì tiền, và có thể làm bất cứ điều gì. Toàn xã hội Trung Quốc đều sùng bái kim tiền.”

Ông nói: “Bất kể là xã hội hay con người, chắc chắn đều sẽ có một số tế bào khỏe mạnh. Một ngày nào đó, sự tồn tại của những tế bào khỏe mạnh này sẽ đánh bại biến chủng của virus Trung Cộng. Tôi nghĩ sau khi những tế bào khỏe mạnh đó ở Trung Quốc lớn lên, ĐCSTQ – chủng virus lớn nhất, nhất định sẽ bị đánh bại.”



SOS! Khẩn thiết thông báo, tất cả mọi quốc gia phải có biện pháp đề phòng: Trung Quốc mở tung cửa biên giới, đi tự do! có thể, có nguy cơ khiến đại dịch toàn cầu bùng phát trở lại!

(Alex Wu/ Hồng Ân dịch)


(Ảnh: Du khách làm thủ tục trước khi khởi hành tại phi trường Phượng Hoàng ở Tam Á trong bối cảnh thành phố nghỉ dưỡng Tam Á này bị COVID tấn công khiến khách du lịch bị mắc kẹt trên đảo Hải Nam, Trung Quốc hôm 09/08/2022.)

Chuyên gia đã cảnh báo và chỉ trích hành động này là ‘vô cùng tắc trách’

Một chuyên gia y tế đã chỉ trích gay gắt việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại quốc tế của chính quyền Trung Quốc trong bối cảnh một đợt bùng phát COVID quy mô lớn đang càn quét khắp đất nước, nói rằng hành động này là “vô cùng tắc trách” và có thể kích khởi sự bùng phát trở lại của đại dịch trên toàn cầu.

Hôm 26/12, Ủy ban Y tế Quốc gia đã thông báo rằng kể từ ngày 08/01/2023, quốc gia này sẽ hủy bỏ mọi quy định cách ly đối với khách du lịch nội địa. Du khách sẽ cần có xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành. Hiện tại, khách du lịch nhập cảnh vào Trung Quốc cần phải trải qua năm ngày cách ly bắt buộc tại một cơ sở đã được chỉ định, sau đó tự cách ly thêm ba ngày ở nhà.

Cơ quan y tế này nói thêm rằng hoạt động du lịch quốc tế, vốn đã giảm mạnh đến mức gần như bằng không trong đại dịch, sẽ được nối lại một cách “có trật tự”. Họ cũng loại bỏ giới hạn về số lượng chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc.

Cơ quan quản lý nhập cư của chính quyền này cho biết hoạt động nộp đơn xin cấp hộ chiếu cho công dân có ý định đi du lịch quốc tế sẽ được nối lại vào ngày 08/01 tới.

Kể từ khi những thông báo này được ban hành, mạng xã hội Trung Quốc đã rộ lên một chủ đề là “Cuối cùng tôi cũng có thể ra hải ngoại” sau gần ba năm hạn chế đi lại.

Dữ liệu từ các trang web du lịch cho thấy người dân Trung Quốc đang đổ xô đặt vé cho các chuyến đi hải ngoại.

Hôm 27/12, nền tảng du lịch Trung Quốc Tongcheng Travel (Lữ hành Đồng Trình) đã công bố dữ liệu cho thấy số lượt tìm kiếm thị thực đi sang các quốc gia khác tăng gấp 10 lần và lượng tìm kiếm vé phi cơ quốc tế tăng 850%.

Nhật Bản, Thái Lan, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Singapore, Malaysia, Úc, và Vương quốc Anh nằm trong số những điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Việc mở lại biên giới diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với đợt bùng phát COVID-19, mà theo ước tính của chính nhà cầm quyền này đã có 248 triệu người bị nhiễm bệnh trong 20 ngày đầu tiên của tháng Mười Hai. Phân tích của các nhà nghiên cứu Anh cũng dự báo có khoảng từ 167 đến 279 triệu ca nhiễm trên toàn quốc, trong đó có thể dẫn đến 1.3 đến 2.1 triệu ca tử vong.



(Ảnh: Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân đến phòng khám sốt tại Bệnh viện Triều Dương ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 13/12/2022.)

Đầu tháng này, chính quyền cộng sản đột ngột đảo ngược chính sách zero COVID hà khắc vốn đã tàn phá nền kinh tế và đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh khốn cùng, những người phải chịu đựng các đợt phong tỏa liên miên trong gần ba năm.

Nhưng vì không có sự chuẩn bị gì trước khi dỡ bỏ chính sách này, nên các dịch vụ y tế và nhà xác đã rơi vào tình trạng quá tải, thuốc men cũng bị thiếu trầm trọng trong bối cảnh virus [lây lan] vượt khỏi tầm kiểm soát trên khắp đất nước.

Lây nhiễm cho toàn thế giới!

Ông Lâm Hiểu Húc (Sean Lin), một nhà virus học và cựu giám đốc phòng thí nghiệm thuộc khoa bệnh truyền nhiễm của Viện Nghiên cứu Quân đội Walter Reed, nói rằng việc mở cửa đất nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực sự là một chiến lược để cho tất cả mọi người bị nhiễm bệnh, không chỉ ở trong Trung Quốc, mà là cả thế giới.

Ông nói, “Khi họ không kiểm soát được dịch bệnh, họ phát tán [virus này] ra toàn thế giới. Giống như khi COVID lần đầu tiên bùng phát ở Vũ Hán, những người đã bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán được phép đi du lịch khắp thế giới. Chiến lược này bây giờ cũng giống như trước đây.”

COVID bùng phát lần đầu tiên vào khoảng mùa thu năm 2019 tại Vũ Hán, một thành phố có 11 triệu cư dân nằm ở miền trung Trung Quốc. Theo thị trưởng đương thời của Vũ Hán, trước khi thành phố này bị phong tỏa vào ngày 23/01/2020, hơn 5 triệu người đã rời khỏi thành phố mà không được xét nghiệm virus. Trong đợt phong tỏa đầu tiên của Trung Quốc hồi tháng Một, ĐCSTQ đã cấm du lịch nội địa, nhưng vẫn mở cửa du lịch quốc tế, nghĩa là một số lượng lớn người nhiễm chủng virus này có thể gieo rắc mầm bệnh trên toàn thế giới.

Ông Lâm chỉ ra sự thiếu minh bạch của nhà cầm quyền trong lần bùng phát dịch bệnh mới nhất này, một hành vi nhất quán suốt ba năm diễn ra đại dịch.

Ông nói: “ĐCSTQ không chia sẻ dữ liệu, và cộng đồng quốc tế không biết có bao nhiêu biến thể virus khác nhau đang lây lan ở Trung Quốc và liệu có những ca lây nhiễm phức hợp nào khác hay không.”

“Trong hoàn cảnh như vậy, việc ĐCSTQ để người dân vùng đại dịch rời khỏi đất nước là hết sức vô trách nhiệm. Hay nói cách khác, họ có một mục đích rất nham hiểm và vô cùng thâm độc.”

Số ca nhiễm virus và số ca tử vong chính thức của chính quyền này kể từ khi dỡ bỏ chính sách zero-COVID đã thu hút sự hoài nghi trên diện rộng. Quốc gia này chỉ ghi nhận tám trường hợp tử vong do COVID trong tháng Mười Hai, một con số mâu thuẫn với các báo cáo ngày càng gia tăng về các lò hỏa táng trên khắp đất nước đang hoạt động quá công suất.

Các quan chức y tế ở cấp tỉnh và thành phố cũng đã báo cáo hàng triệu ca nhiễm trong khu vực của họ, trái ngược với con số chính thức ở cấp quốc gia.

Trong bối cảnh quốc tế giám sát chặt chẽ dữ liệu virus của nhà cầm quyền Trung Quốc, hôm 25/12, Ủy ban Y tế Quốc gia đã thông báo rằng họ sẽ không công bố dữ liệu về số ca nhiễm hoặc số ca tử vong do COVID-19 nữa. Hôm 27/12, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ công bố những dữ liệu này mỗi tháng một lần.

Cho đến nay để ứng phó với sự bùng phát này, Ấn Độ và Nhật Bản đã siết chặt kiểm soát biên giới bằng cách bắt buộc xét nghiệm COVID đối với du khách đến từ Trung Quốc.

Trong khi đó, Hoa Thịnh Đốn cũng đang cân nhắc các biện pháp kiểm soát đối với du khách đến từ Trung Quốc do lo ngại về việc Bắc Kinh “không minh bạch về dữ liệu”, các quan chức Mỹ ẩn danh nói với các hãng thông tấn hôm 27/12.

Thay đổi tên gọi

Nhà cầm quyền nước này cũng đã thông báo vào thứ Hai (26/12) rằng họ đang hạ cấp các biện pháp kiểm soát COVID từ cấp nghiêm ngặt nhất xuống cấp nghiêm ngặt thứ hai. Sự phân loại này đã loại bỏ một cách hiệu quả việc biện minh cho các biện pháp zero COVID hà khắc của Trung Quốc.

Cùng với hành động này, Bắc Kinh đã thay đổi tên tiếng Trung chính thức của COVID-19 từ “viêm phổi do virus corona chủng mới” thành “nhiễm trùng do virus corona chủng mới”.

Theo ông Lâm, việc đổi tên này là một nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch bệnh đang ngày càng tệ hơn này.

ĐCSTQ đã đổi tên bệnh COVID-19 “vì có quá nhiều người bị nhiễm chủng virus này và phát triển bệnh viêm phổi nặng, có biểu hiện là trong phổi của họ xuất hiện những mảng màu trắng; và nhiều người phải nhập viện, có các triệu chứng nghiêm trọng, và thậm chí nhiều người đã tử vong.”

“Tuy nhiên, ĐCSTQ không muốn thừa nhận rằng những người này đã bị nhiễm và mắc bệnh ‘viêm phổi do virus corona’ [COVID] nên họ đã đổi tên của bệnh này,” ông nói thêm.

Điều này sẽ khiến nhà cầm quyền dễ dàng tiếp tục nói rằng những người này có thể tử vong do các mầm bệnh khác hoặc các bệnh lý nền khác gây ra. “Họ có thể loại trừ những trường hợp tử vong này khỏi dữ liệu tử vong do COVID,” ông Lâm nói.

“Nhưng tôi nghĩ mục đích căn bản của họ là che giấu ba dữ liệu chính: tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ triệu chứng nghiêm trọng, và tỷ lệ tử vong.”



(Ảnh: Nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ để chống lây nhiễm từ bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 25/01/2020.)

Tuần trước (19-25/12), nhà cầm quyền đã siết chặt đáng kể định nghĩa về tử vong do COVID bằng cách chỉ tính những ca tử vong do viêm phổi và suy hô hấp sau khi nhiễm COVID, một thay đổi vấp phải nhiều chỉ trích từ các chuyên gia về dịch bệnh. Theo quy định mới này, các trường hợp tử vong do các biến chứng tại các vị trí khác trong cơ thể, hoặc tử vong do các bệnh lý nền trở nên trầm trọng hơn sau khi nhiễm COVID đều sẽ không được tính.


Trung Quốc Mở Lại Biên Giới, Trong Lúc Dịch Đang Lây Lan, Đức Quốc Khuyên Dân Hoãn, Đừng Du Hành!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 8/1/2022, Trung Quốc chính thức dỡ bỏ các quy định phòng dịch khắc nghiệt được áp dụng từ 3 năm qua với hành khách đến từ ngoại quốc.

Việc mở cửa trở lại đúng vào lúc dịch Covid bùng mạnh tại Trung Quốc gây lo ngại. Hôm 7/1, một số nước Âu Châu, như Đức, Bỉ, Lục Xâm Bảo, đã khuyến cáo hoãn các chuyến đi “không cần thiết” đến Trung Quốc. Về nước Đức, thông tín viên Pascal Thibaut của Đài RFI từ Bá Linh cho biết thêm:
“Chúng tôi khuyến cáo không nên đi Trung Quốc vào thời điểm hiện tại, nếu không thực sự cần thiết, do đang là đỉnh dịch và hệ thống y tế nước sở tại bị quá tải”. Bộ Ngoại giao Đức nhắc lại như trên vào hôm qua, trước ngày Bắc Kinh mở cửa lại biên giới trong lúc Trung Quốc đang đối mặt với làn sóng Covid chưa từng có từ 3 năm nay.

Kể từ ngày 9/1, Viện Robert Koch của Đức chuyên giám sát dịch tễ xếp Trung Quốc vào nhóm các nước có nguy cơ xuất hiện các biến thể Covid mới. Quyết định được đưa ra cùng lúc với một số biện pháp siết chặt kiểm dịch tại Âu Châu vừa được thông qua.

Kể từ ngày mai, các hành khách đến từ Trung Quốc sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với Covid trước khi lên máy bay đến Đức. Việc xét nghiệm ngẫu nhiên sẽ được tiến hành khi hành khách đến nơi. Tương tự như tại một số nước khác, nước thải trong máy bay sẽ được kiểm tra để truy tìm các biến thể virus Covid mới. Các quy định nói trên có hiệu lực trong ba tháng”.

Ngày càng nhiều quốc gia, yêu cầu hành khách từ Trung Quốc phải xét nghiệm COVID! Mới được nhập cảnh!

(Cao Dương)


(Ảnh: Khách du lịch làm thủ tục trước khi khởi hành tại sân bay Phượng Hoàng Tam Á, thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, 09/08/2022.)

-Ngày càng nhiều các nhà chức trách trên khắp thế giới áp đặt các biện pháp hạn chế trên hành khách đến từ Trung Quốc, khi quốc gia này cho phép người dân đi ra nước ngoài trở lại trong lúc các ca nhiễm đang gia tăng.

Tính đến ngày 1/1/2023, các quốc gia sau đã thông báo các hạn chế đối với hành khách từ Trung Quốc:

•Anh

Từ ngày 5/1/2023, hành khách từ Trung Quốc đến Anh sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính được thực hiện không quá hai ngày trước khi khởi hành.

•Ấn Độ

Từ ngày 1/1/2023 cho đến khi có thông báo mới, Ấn Độ bắt buộc có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính bằng phương pháp PCR đối với những người đến từ Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan, và Nhật Bản.

•Canada

Từ ngày 5/1/2023, hành khách đi máy bay đến Canada từ Trung Quốc, Hồng Kông, Macao phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 được thực hiện không quá hai ngày trước khi khởi hành.

•Đài Loan

Từ ngày 1/1/2023, hành khách đến Đài Loan trên các chuyến bay trực tiếp từ Trung Quốc, và hành khách đến Đài Loan từ quần đảo Mã Tổ và Kim Môn sát Trung Quốc đại lục phải xét nghiệm COVID bằng phương pháp PCR trên mẫu thử nước bọt khi đến nơi.

•Đại Hàn

Hành khách từ Trung Quốc sẽ phải cung cấp kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trước khi khởi hành, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin hôm 30/12/2022. Những người đến từ Trung Quốc cũng sẽ phải làm xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR trong vòng 1 ngày sau khi đến nơi.

•Malaysia

Tất cả du khách sẽ được kiểm tra sàng lọc để phát hiện sốt, và nước thải từ các máy bay đến từ Trung Quốc sẽ được xét nghiệm tìm COVID-19.

•Maroc

Từ ngày 3/1/2023, Maroc sẽ áp đặt lệnh cấm những người đến từ Trung Quốc, bất kể quốc tịch.

•Mỹ

Từ ngày 5/1/2023, tất cả hành khách từ hai tuổi trở lên đi máy bay từ Trung Quốc, Hồng Kông, hoặc Ma Cao bắt buộc có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính được thực hiện không quá hai ngày trước khi khởi hành đến Mỹ.

•Nhật Bản

Từ ngày 30/12/2022, hành khách từ Trung Quốc đại lục đến Nhật sẽ phải xét nghiệm COVID-19 khi đến nơi.

•Pháp

Hành khách từ Trung Quốc đến Pháp sẽ phải cung cấp kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính được thực hiện không quá hai ngày trước khi khởi hành.

Từ ngày 1/1/2023, Pháp cũng thực hiện các xét nghiệm COVID-19 theo phương pháp PCR đối với một số du khách đến từ Trung Quốc một cách ngẫu nhiên.

•Tây Ban Nha

Từ ngày 31/12/2022, hành khách từ Trung Quốc đến Tây Ban Nha phải xét nghiệm COVID-19 và kiểm tra thân nhiệt khi đến nơi.

•Úc

Từ ngày 5/1/2023, hành khách từ Trung Quốc đến Úc sẽ phải nộp kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 khi đến nơi. Xét nghiệm phải được thực hiện trong vòng 48 tiếng trước khi khởi hành.

•Ý

Hành khách từ Trung Quốc đến Ý phải xét nghiệm COVID-19 bắt buộc, Bộ trưởng Y tế Ý thông báo hôm 28/12/2022.


Đầy Nguy Hiểm, Bất Trắc! Trung Quốc Mở Cửa Biên Giới, Chấm Dứt Chính Sách ‘Không COVID’ Làm Thế Giới Lo Ngại!


(Hình: Kiểm tra hành khách Trung Quốc tại Phi trường Quốc tế Bắc Kinh.)

- Hôm Chủ Nhật (8/1/2023), lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020, Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch đối với du lịch ngoại quốc và tái mở cửa biên giới cho du khách quốc tế.

Việc nới lỏng các hạn chế đánh dấu sự gỡ bỏ cuối cùng đối với chính sách ‘không COVID’ từng gây nhiều tranh cãi của nước này.

Trong vài năm qua, chính sách này đã bảo vệ 1,4 tỉ người dân Trung Quốc khỏi bị nhiễm virus, nhưng cũng cắt đứt họ với phần còn lại của thế giới.

Giờ đây, khách du lịch đến Trung Quốc sẽ không cần phải cách ly mà chỉ cần cung cấp kết quả xét nghiệm PCR âm tính được thực hiện trong vòng 48 tiếng đồng hồ trước đó.

Các nhà đầu tư hy vọng việc mở cửa trở lại sẽ tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế trị giá 17 ngàn tỉ Mỹ kim đang trải qua mức tăng trưởng chậm nhất trong gần nửa thế kỷ.

Việc mở cửa biên giới diễn ra trước thời điểm bắt đầu năm mới âm lịch, vốn là thời điểm đi lại hàng năm lớn nhất thế giới trước khi xảy ra đại dịch.

Dự kiến sẽ có khoảng 2 tỉ chuyến đi trong năm nay, gần gấp đôi so với năm 2022.


Âm Mưu Thâm Độc! Cho Dù Dịch Bệnh Đang Lây Lan Dữ Dội, Trung Quốc Loan Báo Chấm Dứt 3 Năm Cách Ly, Với Thế Giới Bên Ngoài!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tổng hợp tin của các hãng thông tấn quốc tế cho hay kể từ 0 giờ Chủ Nhật (8/1/2023), người dân Trung Quốc lại được quyền xuất ngoại. Hành khách ngoại quốc vào Hoa Lục không còn bị cách ly. Các phi trường quốc tế tại Bắc Kinh, Thượng Hải dỡ bỏ hẳn hàng rào tuyệt đối ngăn cách các khu vực giữa các đường bay nội địa với các chuyến quốc tế.

Hãng tin Mỹ AP ghi nhận: Trong ngày đầu tiên Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp bế quan tỏa cảng, tám chuyến bay quốc tế dự trù đáp xuống phi trường Bắc Kinh. Tại Thượng Hải, chuyến bay quốc tế đầu tiên đã hạ cánh vào lúc 6 giờ 30 sáng 8/1/2023 và lần đầu tiên từ 3 năm nay, thông báo duy nhất là nhằm “hướng dẫn lối ra cho hành khách”. Chính quyền Thượng Hải quyết định sẽ “cấp và gia hạn trở lại visa” cho các công dân Trung Quốc muốn đi ra ngoại quốc.

Riêng tại Hồng Kông, hãng tin Pháp AFP cho biết trong tám tuần lễ sắp tới có hơn 400.000 người dự trù sang Hoa Lục đặc biệt là vào dịp những ngày cuối năm trước Tết Nguyên Đán. Trong chiều ngược lại, khoảng 7.000 người từ Đại Lục đã đăng ký đến Hồng Kông. Trong ngày đầu tiên Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp cách ly với thế giới bên ngoài, thông tín viên đài RFI Florence de Changy đã có mặt tại cửa khẩu Lạc Mã Châu (Lok Ma Chau), sát Thẩm Quyến, cho biết không khí tại chỗ:
“Những gì trông thấy sáng nay cho thấy việc mở lại cửa khẩu, được chờ đợi rất lâu, đã diễn ra trong vòng trật tự. Thậm chí không khí rất yên ắng. Tôi đã đáp chuyến tàu đến tận cửa khẩu Lạc Mã Châu. Tàu không quá đông người. Lạc Mã Châu là một trong bảy cửa khẩu được mở cửa trở lại từ hôm nay và đây là nơi khoảng 70% hành khách từ Hồng Kông vào Hoa Lục phải đi qua.

Đương nhiên là chúng ta nhận ra ngay những hành khách vào Trung Quốc lục địa. Vali của những người này thường to hơn và có bánh xe kéo. Họ cũng mặc áo ấm hơn là những hành khách ở lại Hồng Kông. Chủ yếu là những hành khách đi một mình, hoặc là có gia đình tháp tùng, thế nhưng chỉ có một người được phép đi qua cửa khẩu mà thôi.

Thế còn trên tuyến tàu từ Lạc Mã Châu trở về, tàu gần như vắng người. Thực ra từ sáng nay đã có 60.000 người được phép đi qua cửa khẩu tính cả hai chiều. Con số này cao hơn rất nhiều so với khoảng từ 2.000 đến 3.000 người cho đến tận hôm qua được phép đi qua cửa khẩu mỗi ngày. Nhưng còn xa với so với trước dịch Covid, khi mỗi ngày có khoảng nửa triệu người Hồng Kông và Hoa Lục đi về giữa hai vùng lãnh thổ này.

Về phía Trung Quốc nhiều người đợi thêm hai tuần nữa, tức là đúng vào dịp Tết Nguyên Đán mới sang Hồng Kông. Trái lại về phía Hồng Kông thì mọi người đợi Bắc Kinh nới lỏng thêm nữa các quy định đi lại để không phải đặt đăng ký trước trên mạng như hiện nay và nhất là mọi người chờ đợi nhà ga xe lửa với hệ thống tàu cao tốc hoạt động trở lại”.

Trong một bài viết bày tỏ quan điểm trên New York Times, ngày 5/1/2023, bà Frankie Huang lo ngại việc Trung Quốc mở cửa biên giới và du khách nước này lại được phép nhập cảnh vào Mỹ dẫn tới nguy cơ “cộng đồng người Á Châu bị hành hung, chỉ vì màu da và nhất là bị đồng nhất với người Trung Quốc”. Tác giả nhắc lại việc tại Mỹ, cụm từ “virus Trung Quốc” mà cựu Tổng thống Donald Trump sử dụng cách nay gần 3 năm khi nói về virus corona, vẫn ám ảnh cộng đồng người Á Châu.

Nhắc đến lo ngại người Á Châu bị kỳ thị, nhưng mục tiêu chính của tác giả là chỉ trích chính sách của Mỹ và Âu Châu siết chặt phòng dịch với khách từ Trung Quốc. Nhan đề bài viết của tác giả trên New York Times là “America’s Covid Test Requirement for Chinese Travelers Is a Farce” (Yêu cầu kiểm tra Covid của Mỹ đối với du khách Trung Quốc là một trò hề). Hình ảnh minh họa được sử dụng trong bài viết là khu vực xét nghiệm Covid tại phi trường Paris Charles de Gaulle (Pháp).


Có âm mưu lây lan! Mở tung các cửa biên giới, Trung Quốc gấp rút gia hạn hộ chiếu cho dân xuất ngoại tự do!

Hành khách mang khẩu trang chờ lấy thẻ lên các chuyến bay quốc tế tại Phi trường Quốc tế Bắc Kinh ngày 29/12/2022.


Mọi người xếp hàng dài bên ngoài các văn phòng xuất nhập cảnh ở Bắc Kinh hôm 9/1, mong muốn được gia hạn hộ chiếu sau khi Trung Quốc bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới do COVID-19 vốn đã ngăn cản phần lớn 1,4 tỷ dân đi du lịch trong ba năm.

Việc mở cửa trở lại vào Chủ nhật 8/1 là một trong những bước cuối cùng trong quá trình dỡ bỏ chính sách “zero-COVID” của Trung Quốc, bắt đầu vào tháng trước sau các cuộc biểu tình lịch sử chống lại các biện pháp hạn chế virus nhưng lại gây ra sự bất bình lan rộng trong người dân.

Đang chờ gia hạn hộ chiếu trong hàng dài hơn 100 người ở thủ đô Trung Quốc, ông Yang Jianguo, 67 tuổi, một người về hưu nói với Reuters rằng ông dự định tới Mỹ để gặp con gái lần đầu tiên sau 3 năm.

“Cháu kết hôn năm ngoái nhưng phải hoãn lễ cưới vì chúng tôi không thể đến dự. Chúng tôi rất vui vì giờ đã có thể đi”, ông Yang nói khi đứng bên cạnh vợ.

Thị trường chứng khoán và tiền tệ của Trung Quốc mạnh lên vào ngày 9/1, khi các nhà đầu tư đặt cược rằng việc mở cửa trở lại có thể giúp khôi phục nền kinh tế trị giá 17 nghìn tỷ đô la đang chịu mức tăng trưởng thấp nhất trong gần nửa thế kỷ.

Động thái của Bắc Kinh bỏ các yêu cầu cách ly đối với du khách dự kiến sẽ thúc đẩy du lịch nước ngoài, vì người dân sẽ không phải đối mặt với những hạn chế đó khi họ quay trở lại.

Nhưng các chuyến bay khan hiếm và một số quốc gia đang yêu cầu các du khách đến từ Trung Quốc phải xét nghiệm COVID âm tính nhằm ngăn chặn một đợt bùng phát đang tràn ngập nhiều bệnh viện và lò thiêu của Trung Quốc. Trung Quốc cũng vậy, yêu cầu khách du lịch xét nghiệm COVID âm tính trước khi khởi hành.

Các quan chức y tế hàng đầu của Trung Quốc và truyền thông nhà nước đã nhiều lần nói rằng các ca nhiễm COVID đang lên đến cao điểm trên khắp đất nước và họ đang tìm cách hạ giảm tầm nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

“Cuộc sống lại tiến lên phía trước!”, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản, Nhân dân Nhật báo, đã viết trong một bài xã luận ca ngợi các chính sách chống virus của chính phủ vào cuối ngày 8/1 mà tờ báo này cho biết đã chuyển từ “ngăn ngừa lây nhiễm” sang “ngăn ngừa dịch bệnh nghiêm trọng”.

“Hôm nay, virus yếu, chúng ta mạnh hơn.”

Chính thức, Trung Quốc báo cáo chỉ có 5.272 trường hợp tử vong liên quan đến COVID tính tới ngày 8/1, một trong những tỷ lệ tử vong do lây nhiễm thấp nhất trên thế giới.

Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới cho biết Trung Quốc báo cáo dưới mức của đợt bùng phát và các chuyên gia virus quốc tế ước tính hơn một triệu người ở nước này có thể chết vì căn bệnh này trong năm nay.

Bỏ qua những dự báo ảm đạm đó, cổ phiếu châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng vào ngày 9/1 trong khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất so với đồng đô la kể từ giữa tháng 8 năm ngoái.

“Việc chấm dứt chính sách zero-COVID là… sẽ có tác động tích cực lớn đến chi tiêu trong nước,” ông Ralph Hamers thuộc UBS nói tại hội nghị Greater China thường niên của ngân hàng Thụy Sĩ vào ngày 9/1.

“Chúng tôi tin rằng có rất nhiều cơ hội cho những người cam kết đầu tư vào Trung Quốc.”

Nhẹ nhõm

Ông Michael Harrold, 61 tuổi, một biên tập viên ở Bắc Kinh nói với Reuters tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh vào Chủ nhật sau khi đáp chuyến bay từ Warsaw về: “Thật nhẹ nhõm khi có thể trở lại bình thường... chỉ cần quay lại Trung Quốc, xuống máy bay, gọi taxi và về nhà”.

Ông Harrold cho biết ông đã lường trước việc phải cách ly và thực hiện nhiều vòng xét nghiệm khi trở về từ châu Âu vào đầu tháng 12.

Đài truyền hình nhà nước CCTV đưa tin hôm 8/1 rằng các chuyến bay trực tiếp từ Hàn Quốc đến Trung Quốc gần như đã được bán hết. Báo cáo nhanh chóng trở thành mục được đọc nhiều nhất trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

Trong thời gian tới, nhu cầu tăng đột biến từ khách du lịch sẽ bị cản trở bởi số lượng chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc bị hạn chế, hiện chỉ bằng một phần nhỏ so với mức trước COVID.

Dữ liệu của Flight Master cho thấy vào ngày 8/1, Trung Quốc có tổng cộng 245 chuyến bay đến và đi quốc tế, so với 2.546 chuyến bay vào cùng ngày năm 2019 – giảm 91%.

Đầu tháng này, Korean Air cho biết họ đang tạm dừng kế hoạch tăng chuyến bay đến Trung Quốc do lập trường thận trọng của Seoul đối với du khách Trung Quốc. Hàn Quốc giống như nhiều quốc gia khác hiện yêu cầu du khách từ Trung Quốc, Ma Cao và Hong Kong cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính với COVID trước khi khởi hành.

Đài Loan, bắt đầu xét nghiệm những người đến từ Trung Quốc từ đầu năm nay, hôm 9/1 cho biết gần 20% trong số những du khách Trung Quốc được xét nghiệm cho đến nay là dương tính với COVID.



Trung Cộng chính thức dở bỏ lệnh phong tỏa Covid-19

Doanh thu du lịch nội địa của Trung Quốc vào năm 2023 dự kiến sẽ phục hồi lên 70-75% so với mức trước COVID, nhưng số lượng chuyến đi trong và ngoài nước sẽ chỉ phục hồi từ 30 đến 40% ở mức trước COVID trong năm nay, China News loan tin ngày 8/1.


Tìm hiểu: Biến thể mới XBB.1.5 của COVID nguy hại cỡ nào?



Biến thể Omicron dưới kính hiển vi điện tử.

Biến thể phụ XBB.1.5 của Omicron đang gây lo ngại cho các nhà khoa học sau khi nó lan rộng nhanh chóng ở Hoa Kỳ vào tháng 12 năm ngoái.

Đây là những gì chúng ta biết cho đến nay:

XBB.1.5 là gì, hoạt động ra sao?

Nhà dịch tễ học cao cấp của Tổ chức Y tế Thế giới Maria Van Kerkhove cho biết XBB.1.5 là biến thể phụ Omicron dễ lây truyền nhất đã được phát hiện cho đến nay. Nó lây lan nhanh chóng do chứa các đột biến, cho phép nó bám vào các tế bào và sinh sôi nảy nở dễ dàng.

Bà Van Kerkhove nói trong một cuộc họp báo hôm 4/1: “Mối quan tâm của chúng tôi là nó dễ lây tới mức nào”.

XBB và XBB.1.5 được ước tính chiếm 44,1% số ca mắc COVID-19 tại Hoa Kỳ trong tuần lễ chấm dứt ngày 31 tháng 12, tức tăng từ 25,9% trong tuần trước, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ. Nó cũng đã được phát hiện ở 28 quốc gia khác trên toàn thế giới, WHO cho biết.

XBB.1.5 là một hậu duệ khác của Omicron, biến thể dễ lây lan nhất của virus gây ra COVID-19 hiện đang chiếm ưu thế trên toàn cầu. Nó là một nhánh của XBB, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái, bản thân nó là sự tái tổ hợp của hai biến thể phụ Omicron khác.

XBB.1.5 nguy hiểm thế nào?

WHO nói chưa có bất kỳ dữ liệu nào về mức độ nghiêm trọng hoặc bức tranh lâm sàng về tác động của nó. WHO nói không thấy dấu hiệu nào cho thấy mức độ nghiêm trọng của biến thể đã thay đổi nhưng khả năng lây truyền gia tăng luôn là một mối quan tâm.

Bà Van Kerkhove nói: “Chúng tôi dự đoán sẽ có thêm các đợt lây nhiễm trên khắp thế giới, nhưng điều đó không nhất thiết là chuyển thành các đợt tử vong tiếp theo vì các biện pháp đối phó của chúng ta vẫn tiếp tục có hiệu quả”.

Bà cho biết WHO hiện không thể quy sự gia tăng số ca nhập viện ở vùng đông bắc Hoa Kỳ là do biến thể này, vì nhiều loại virus đường hô hấp khác cũng đang lưu hành.

Các nhà virus học đồng ý rằng sự xuất hiện của biến thể phụ mới không có nghĩa là có một cuộc khủng hoảng mới trong đại dịch. Thường ta có thể dự kiến có biến thể mới một khi virus tiếp tục lây lan.

XBB.1.5 có khả năng lây lan trên toàn cầu, nhưng vẫn chưa rõ liệu nó có gây ra làn sóng lây nhiễm trên toàn thế giới hay không. Các chuyên gia cho biết các loại vắc-xin hiện tại tiếp tục bảo vệ chống lại các triệu chứng nghiêm trọng, nhập viện và tử vong.

Giáo sư Andrew Pollard, giám đốc Nhóm vắc-xin Oxford nói: “Không có lý do gì để nghĩ rằng XBB.1.5 đáng lo ngại hơn bất kỳ biến thể nào khác xuất hiện và biến mất trong bối cảnh luôn thay đổi của các đột biến COVID-19”.

WHO làm gì với biến thể phụ này?

Nhóm tư vấn kỹ thuật của WHO phụ trách vấn đề tiến hóa của virus đang đánh giá rủi ro về biến thể phụ. Bà Van Kerkhove ngày 4/1 nói hy vọng sẽ công bố điều đó trong vài ngày tới.

Giáo sư Tulio de Oliveira, một nhà khoa học người Nam Phi, thành viên của ủy ban, nói tình hình rất “phức tạp”, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu về sự gia tăng các ca bệnh ở Trung Quốc sau khi nước này bỏ chính sách zero-COVID vào tháng 12 vừa qua.

WHO cho biết đang theo dõi chặt chẽ mọi thay đổi có thể xảy ra về mức độ nghiêm trọng của biến thể phụ với sự trợ giúp của các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và dữ liệu thực tế.


Các Nước Tăng Cường Biện Pháp Hạn Chế, Khi Trung Quốc Ra Lịnh Mở Cửa, Dù Vẫn Có Dịch COVID!


(Hình: Khách nhập cảnh đến từ Trung Quốc làm xét nghiệm Covid-19 ở phi trường Incheon, phía Tây Hán Thành, Nam Hàn, hôm 3/1/2023.)

Có thêm các nước trên thế giới yêu cầu khách nhập cảnh đến từ Trung Quốc phải có kết quả xét nghiệm COVID, ở thời điểm vài ngày trước khi Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới và mở ra cơ hội được đi du lịch trở lại, là điều mà một phần lớn dân số háo hức chờ đợi sau khi bị mắc kẹt ở nhà trong 3 năm qua.

Từ hôm 8/1, Trung Quốc sẽ chấm dứt yêu cầu cách ly đối với khách nhập cảnh, là hành động mới nhất trong việc dỡ bỏ chế độ “không COVID” đã bắt đầu vào tháng trước, sau các cuộc biểu tình chưa từng có chống lại một loạt các đợt phong tỏa trên diện rộng gây bức bối, ngột ngạt.

Nhưng những thay đổi đột ngột đã khiến cho nhiều người trong số 1,4 tỉ người dân Trung Quốc lần đầu tiên mới tiếp xúc với virus, gây ra làn sóng lây nhiễm làm quá tải một số bệnh viện, cũng như dẫn đến các kệ thuốc bị trống trơn và gây báo động quốc tế.

Hy Lạp, Đức và Thụy Điển hôm thứ Năm (5/1/2023) đã theo chân hơn 10 quốc gia khác yêu cầu du khách Trung Quốc phải có kết quả xét nghiệm COVID, vì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng dữ liệu chính thức của Trung Quốc về virus là bản báo cáo không đầy đủ về mức độ bùng phát thực sự của dịch bệnh.

Ngược lại, các viên chức và phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra một giọng điệu thách thức, họ biện hộ cho hoạt động chống dịch, nói hạ giảm về mức độ nghiêm trọng của tình trạng lây nhiễm gia tăng và lên án các yêu cầu của ngoại quốc đối với người dân Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh hôm 6/1 cảnh báo rằng các biện pháp đáp trả có thể xảy ra sau khi Liên Hiệp Âu Châu khuyến nghị hành khách Trung Quốc cần xét nghiệm trước khi khởi hành.

Ngành hàng không thế giới, vốn đã bị thiệt hại do nhiều năm có các biện pháp hạn chế vì đại dịch, cũng chỉ trích các quyết định đòi hỏi việc xét nghiệm đối với du khách đến từ Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc vẫn sẽ yêu cầu có kết quả xét nghiệm trước khi khởi hành đối với du khách nhập cảnh vào Trung Quốc sau ngày 8/1.

Trung Quốc báo cáo có thêm 5 ca chết vì COVID ở đại lục hôm 5/1, nâng con số chính thức về người chết vì virus của nước này lên 5.264, là một trong những mức tử vong thấp nhất trên thế giới.
Nhưng điều đó dường như trái ngược với thực tế tại các nhà tang lễ đang bị quá tải và các bệnh viện chật cứng bệnh nhân cao tuổi đeo khẩu trang.

Với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào cuối tháng này, đại lục cũng sẽ mở cửa biên giới với đặc khu hành chính Hồng Kông vào ngày 8/1, lần đầu tiên sau 3 năm.

Các nhà chức trách dự báo sẽ có 2,1 tỉ lượt hành khách đi lại bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, trong dịp lễ, gấp đôi so với 1,05 tỉ lượt đi lại của năm 2022 trong cùng kỳ.
Một khu vực sẵn sàng hưởng lợi lớn từ việc mở cửa của Trung Quốc là Đông Nam Á, tại khu vực này, các quốc gia không yêu cầu du khách Trung Quốc thực hiện xét nghiệm COVID.

Ngoại trừ việc Mã Lai Á và Thái Lan xét nghiệm nước thải của máy bay để tìm virus, 11 quốc gia trong khu vực sẽ đối xử với du khách Trung Quốc như người của bất kỳ quốc gia nào khác.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của hãng triển lãm thương mại ITB China, có tới 76% các công ty du lịch Trung Quốc xếp Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu khi các chuyến du lịch ngoại quốc được nối lại.


Biện Pháp Mới, Tại Sao Tìm COVID Trong Nước Thải của Các Chuyến Bay Từ Trung Quốc?

Một số quốc gia loan báo sẽ giám sát nước thải trong các chuyến bay đến từ Trung Quốc để đối phó với sự bùng phát dịch COVID-19 ở Trung Quốc.

Mặc dù biện pháp này sẽ không ngăn chặn sự lây lan của virus, nhưng nó sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về quy mô đợt bùng phát ở Trung Quốc và liệu các biến thể mới có xuất hiện ở đó hay không.

Cách Thức

Tiến trình này bao gồm việc kiểm tra hỗn hợp nước tiểu và phân từ nhà vệ sinh của các chuyến bay đến từ Trung Quốc.

Sau đó, nước thải có thể được phân tích để tìm ra khoảng bao nhiêu phần trăm hành khách mắc COVID, cũng như các biến thể.

Chính quyền địa phương thu gom nước thải trực tiếp sau khi máy bay hạ cánh và gửi đến các phòng thí nghiệm để xét nghiệm.

Một khi virus được phát giác, bộ gen của nó sẽ được giải trình tự để tìm hiểu xem nó có phải là một biến thể phụ đã biết hay không.

Nước thải cũng có thể được thu thập từ toàn bộ phi trường, nhưng điều này khiến cho việc xác định các mẫu có nguồn gốc từ quốc gia nào là điều không thể.

Nước Nào?

Bỉ, Gia Nã Ðại, Áo và Úc Ðại Lợi nằm trong số các quốc gia cho biết họ sẽ kiểm tra nước thải của các máy bay đến từ Trung Quốc.
Liên Hiệp Âu Châu (EU) dự kiến sẽ làm theo sau khi hầu hết các viên chức y tế quốc gia hôm 3/1 khuyến nghị tăng cường giám sát nước thải.

Hoa Kỳ cũng đang xem xét biện pháp này, theo báo cáo của truyền thông Hoa Kỳ.

Tại Sao?

Các ca nhiễm đã tăng vọt ở Trung Quốc kể từ tháng trước, khi nước này bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp zero-COVID nghiêm ngặt kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Một số quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ cho biết họ yêu cầu hành khách đến từ Trung Quốc phải có kết quả xét nghiệm COVID âm tính, khiến Bắc Kinh phẫn nộ.

Không giống như các xét nghiệm, việc giám sát nước thải sẽ không ngăn cản những người hiện đang dương tính với COVID nhập cảnh vào một quốc gia.

Tuy nhiên, ông Antoine Flahault, Giám đốc Viện Y tế Toàn cầu tại Đại học Geneva, nói: “Những mẫu này cung cấp một cửa sổ về những gì hiện đang xảy ra ở Trung Quốc”.

Ông nói với thông tấn xã AFP rằng điều này có thể đặc biệt quan trọng với “những nghi ngờ về tính minh bạch và sự cẩn trọng của thông tin y tế chính thức đến từ chính phủ Trung Quốc”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 4/1 chỉ trích định nghĩa “rất hạn hẹp” của Bắc Kinh về số ca chết vì COVID và cho biết số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc về số ca nhập viện và chết ở nước này “không có tính cách đại diện”.

Ít ‘Xâm Lấn’
Ông Flahault cho biết việc giám sát nước thải có thể giúp bổ sung dữ liệu còn thiếu.

Ông nói: “Biết rằng 30 đến 50% hành khách từ Trung Quốc hiện đang bị nhiễm bệnh là hữu ích, trong trường hợp không có số liệu đáng tin cậy”.

Việc này cũng cho phép các quốc gia tìm hiểu về các biến thể mới có thể thay đổi đường đi của đại dịch, như Omicron đã làm vào cuối năm 2021.

Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng sự bùng nổ các ca bệnh trong dân số 1,4 tỉ người của Trung Quốc có thể tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các chủng virus mới.

Giám sát nước thải dễ thực hiện hơn và ít “xâm lấn” hơn nhiều so với việc xét nghiệm hành khách khi họ đến phi trường.

Những Hạn Chế

Nhà virus học người Pháp Vincent Marechal nói với thông tấn xã AFP rằng trong khi kiểm tra nước thải “hiệu quả rất tốt”, nó không đưa ra “cái nhìn toàn diện” về việc nhiễm trùng hoặc các biến thể trên máy bay.

Một hạn chế là nước thải chỉ có thể giám sát những hành khách đã sử dụng nhà vệ sinh trong chuyến bay.
Cũng phải mất nhiều ngày để thu thập, kiểm tra, sắp xếp và phân tích các phát giác.

Điều này khiến khó có thể nhanh chóng hành động dựa trên kết quả.
“Một khi bạn có thông tin, bạn có thể làm gì với nó? Gọi lại tất cả những người trên máy bay ư?” ông Marechal hỏi. “Biện pháp thì hay nhưng quá muộn để có thể ra tay hành động”.


Gần Chết Vẫn Cứng Đầu, Đã Một Lần Tự Ái Từ Chối, Đài Loan Lại Tái Đề Nghị Giúp Trung Quốc Chống COVID!


(Hình: Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.)

Đài Loan một lần nữa đề nghị hỗ trợ Trung Quốc để giúp nước này đối phó với sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn chưa phản hồi, truyền thông chính thức của Đài Loan đưa tin vào cuối ngày 5/1/2023.

Trung Quốc bỏ các biện pháp kiểm soát COVID nghiêm ngặt vào tháng trước sau các cuộc biểu tình phản đối, hủy chính sách đã bảo vệ 1,4 tỉ dân số của họ khỏi virus trong 3 năm.

Ông Victor Wang, Giám đốc Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh Trung ương của Đài Loan, nói với Thông tấn xã Trung ương rằng Đài Loan đã gửi một email tới chính quyền Trung Quốc trong tuần này để hỏi xem Đài Loan có thể giúp đỡ như thế nào đối với sự gia tăng số ca bệnh ở Trung Quốc.

Dịch tái phát ở Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng Bắc Kinh đã báo cáo dưới mức các trường hợp chết vì virus.
Ông Wang cho biết Đài Loan cũng đã gửi email tới Trung Quốc vào đầu tháng 12 vừa qua để “nhắc nhở” các nhà chức trách ở đó về sự bùng phát cộng đồng và các trường hợp nghiêm trọng ở trẻ em.

Trung Quốc, nước tuyên bố Đài Loan là của mình bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ dân cử, coi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là một người ly khai và đã từ chối nói chuyện với chính quyền của bà kể từ khi bà nhậm chức vào năm 2016.

Trong bài phát biểu năm mới hồi đầu tháng, bà Thái Anh Văn lần đầu tiên đề nghị cung cấp cho Trung Quốc “sự hỗ trợ cần thiết” để giúp nước này đối phó với sự gia tăng số ca nhiễm COVID, nhưng nói rằng các hoạt động quân sự của Trung Quốc gần hòn đảo này không có lợi cho hòa bình và ổn định.

Bộ trưởng Y tế Hsueh Jui-yuan cho biết Đài Loan có thể cung cấp thuốc hoặc vắc-xin cho Trung Quốc nhưng không rõ liệu Bắc Kinh có chấp nhận hay không, theo Thông tấn xã Trung ương.
Đài Loan và Trung Quốc đã nhiều lần tranh cãi về các biện pháp tương ứng của họ để kiểm soát sự lây lan của COVID.

Trung Quốc đã tăng cường áp lực lên Đài Loan để khẳng định các yêu sách chủ quyền của mình, bao gồm các hoạt động gần như hàng ngày của lực lượng không quân Trung Quốc gần hòn đảo này trong 3 năm qua.

Đài Loan thề sẽ tự vệ, nói rằng chỉ người dân của họ mới có thể quyết định tương lai của chính họ và rằng các yêu sách của Bắc Kinh là vô hiệu vì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ cai trị hòn đảo này.


Độc Tài Trung Quốc Đình Chỉ Tài Khoản Mạng Xã Hội của Những Người Chỉ Trích Chính Sách COVID!


(Hình: Nền tảng mạng xã hội phổ biến Sina Weibo.)

Trung Quốc đã đình chỉ hoặc đóng tài khoản mạng xã hội của hơn 1.000 người chỉ trích các chính sách của chính phủ về đợt bùng phát COVID-19, trong lúc nước này tiến hành dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt chống virus.

Nền tảng mạng xã hội phổ biến Sina Weibo cho biết họ đã giải quyết 12.854 vi phạm bao gồm những chỉ trích nhắm vào các chuyên gia, học giả và nhân viên y tế và ban hành lệnh cấm tạm thời hoặc vĩnh viễn đối với 1.120 tài khoản.

Đảng Cộng sản cầm quyền chủ yếu dựa vào cộng đồng y tế để biện minh cho các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, các biện pháp kiểm dịch và việc xét nghiệm hàng loạt. Hầu như tất cả những biện pháp này bị đột ngột từ bỏ vào tháng trước, dẫn đến sự gia tăng các ca nhiễm mới khiến nguồn lực y tế bị căng thẳng. Đảng không cho phép chỉ trích trực tiếp và áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt đối với quyền tự do ngôn luận.
Công ty “sẽ tiếp tục tăng cường điều tra và dọn dẹp tất cả các loại nội dung bất hợp pháp, đồng thời tạo ra một môi trường cộng đồng hài hòa và thân thiện cho đa số người dùng”, Sina Weibo cho biết trong một phát biểu hôm thứ Năm (5/1/2023).

Những chỉ trích chủ yếu tập trung vào việc thực thi các quy định một cách mạnh tay, bao gồm các hạn chế đi lại không có ngày kết thúc khiến người dân bị cách ly ở trong nhà trong nhiều tuần, đôi khi bị kẹt bên trong mà không có đủ thức ăn hoặc chăm sóc y tế. Người dân cũng tức giận về quy định bất cứ ai có khả thể xét nghiệm dương tính hoặc đã tiếp xúc với một người như vậy đều bị đẩy đi theo dõi trong bệnh viện dã chiến, nơi mà nhiều người thường than phiền về việc tụ tập đông đúc, thức ăn tệ và vệ sinh kém.

Các tổn hại về xã hội và kinh tế cuối cùng đã dẫn đến các cuộc biểu tình hiếm hoi trên đường phố ở Bắc Kinh và các thành phố khác, có thể ảnh hưởng đến quyết định của đảng trong việc nhanh chóng nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt nhất.
Một phần của những thay đổi mới nhất, Trung Quốc cũng sẽ không còn truy tố hình sự những người bị cáo buộc vi phạm các quy định cách ly biên giới, theo một thông báo được đưa ra bởi năm cơ quan chính phủ vào ngày thứ Bảy (7/1).

Các cá nhân hiện đang bị giam giữ sẽ được trả tự do và trả lại tài sản bị tịch thu, thông báo cho biết.
Các điều chỉnh “được đưa ra sau khi xem xét toàn diện tác hại của các hành vi đối với xã hội, và mục tiêu thích ứng với các tình huống mới của công tác phòng chống dịch”, website chính thức của tờ China Daily cho biết trong một bản tin về thông báo.

Trung Quốc hiện đang đối mặt với một đợt tăng vọt về ca nhiễm và ca nhập viện ở các thành phố lớn, và đang chuẩn bị đối phó với sự lây lan sang các khu vực kém phát triển hơn khi đợt du hành dịp Tết Nguyên đán cao điểm bắt đầu, dự kiến sẽ diễn ra trong những ngày tới.

Dù các chuyến bay quốc tế vẫn ở mức thấp, nhà chức trách cho biết họ dự kiến các chuyến đi bằng đường sắt và đường hàng không nội địa sẽ tăng gấp đôi so với cùng kì năm 2022, đưa con số tổng thể lên gần bằng với đợt nghỉ lễ năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra.


Bịt Miệng! Trung Quốc “Cấm” Người Dân Khai Chết Vì Covid!

(Thuy. My)
-Courrier International đặt câu hỏi “Phải chăng chết vì Covid bị cấm ở Trung Quốc?”. Rất nhiều thân nhân những người quá cố tố cáo các bệnh viện ở Hoa lục dùng thủ đoạn để ngăn trở khai lý do chết thực sự. Một người dân ở Trùng Khánh kể: “Cha tôi qua đời vào sáng sớm 25/12, bệnh viện nói rằng nếu khai chết vì Covid thì bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí nằm viện rất ít, còn khai do bệnh hô hấp sẽ được hoàn trả nhiều hơn”. Có những Bác sĩ cho biết bị yêu cầu sửa lại lý do chết.

Trên mạng Vi Bác, một người tên La Ni tiết lộ: “Ở nhiều nơi, quy định ngầm để được cấp giấy chứng tử là không có chữ “virus Corona”, nếu không nhà đòn không phục vụ. Thế nên tang gia đành phải chấp nhận để người thân được nhanh chóng mai táng”. Một người khác cho biết có người ông chết vì Covid, nhưng giấy chứng tử ghi là do nhồi máu cơ tim. Người này giận dữ viết: “Ông của tôi không mắc bệnh gì trước đó, vấn đề về tim lại càng không!”. Đồng thời đả kích “cái thế giới bịt tai che mắt” trước thực tế là các cơ sở hỏa táng đều quá tải, nhưng số chết vì Covid trên báo chí vẫn chỉ có một con số.

Được biết tuy làn sóng Covid đang hoành hành dữ dội, nhưng cơ quan y tế Trung Quốc loan báo từ đầu tháng 12 đến nay chỉ có chưa đến 30 người chết vì đại dịch. Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đòi hỏi cung cấp dữ liệu khả tín, Bắc Kinh ngạo mạn nói rằng tổ chức quốc tế này cần có thái độ “khoa học và khách quan”.

Tập Cận Bình Đưa Đất Nước Vào Thảm Họa

Trong bài “Thảm họa Trung Quốc”, L’Obs nhận định 3 năm sau khi con virus xuất hiện ở Vũ Hán, Tập Cận Bình đã bất thần chấm dứt kế hoạch zero Covid của chính ông ta, nhấn chìm đất nước vào tình thế bi kịch, gây hậu họa không thể lường được. Vô số video trên mạng xã hội cho thấy hành lang bệnh viện chật ních các bệnh nhân bị khó thở, xe cấp cứu chạy vòng vòng nhiều tiếng đồng hồ tìm một chỗ cho người bệnh. Những thi thể đặt nằm san sát trên sàn vì nhà xác quá tải, cơ sở hỏa táng buộc thân nhân phải chờ nhiều ngày.... Chính quyền chấm dứt công bố số liệu dù đã phù phép.

Tuy nhiên vẫn có thể tìm được những chỉ dấu, như một thăm dò trên internet cho thấy 80% cư dân Bắc Kinh đã bị lây nhiễm chỉ trong vòng ba tuần lễ. Tại tỉnh duyên hải Chiết Giang, ước tính mỗi ngày khoảng 1 triệu ca dương tính; và Trung tâm Phòng chống dịch Trung Quốc cho rằng đã có 250 triệu người nhiễm Covid trong 20 ngày qua. Số tử vong đến 29/12 là 100.000 người, theo Airfinity, trung bình mỗi ngày có 9.000 người chết vì Covid ở Hoa lục.

Người dân đổ xô đi mua thuốc, các nhà thuốc nay không còn paracétamol dù Trung Quốc là nhà sản xuất thuốc giảm sốt hàng đầu thế giới. Dân Hoa lục đành tự chữa trị bằng chanh và lê ngâm nước đường đóng hộp, được cho là chống virus, giá đã tăng gấp năm lần. Chỉ những người giàu may mắn nhất mới mua được thuốc kháng virus Paxlovid nhập từ Mỹ, mỗi hộp được giành giựt với giá vài ngàn Mỹ kim. Các nhà dịch tễ học cho rằng đợt dịch này đến tháng Tư sẽ làm 800 triệu người bị nhiễm và 2,1 triệu người chết. Không thể hiểu nổi vì sao 3 năm qua Bắc Kinh chỉ chích ngừa cho người trong độ tuổi lao động, bỏ qua người lớn tuổi. Vì sao đang khoe khoang tính “ưu việt” của chế độ so với phương Tây, bỗng chốc quay ngoắt 180 độ, bỏ mặc người dân “trời kêu ai nấy dạ”, ngay trong mùa Đông dễ lây nhiễm?

Mạng xã hội đưa ra đủ loại giả thiết. Một số cho rằng “trời phạt” cái chế độ “bất chính, vô thần, phi đạo đức”, như những triều đại suy tàn trong lịch sử Trung Hoa. Số khác nghi ngờ Tập Cận Bình đã bị mất đi quyền lực thực tế. Nhà cựu ngoại giao Anh Roger Garside viết: “Tập không còn được người dân tin tưởng, đã mất đi “Thiên mệnh”“. Tuy nhiên dịch bệnh bùng nổ còn gây lo sợ bên ngoài Hoa lục. Số lượng người khổng lồ không miễn dịch bị nhiễm Covid có thể tạo ra những biến thể mới tránh né được vắc-xin. Tờ Liên hiệp Tảo báo (Lianhe Zaobao) của Tân Gia Ba đòi hỏi Bắc Kinh phải minh bạch, nhấn mạnh rằng một đại cường cần phải có trách nhiệm.

Nhiều Nhà Đầu Tư “Một Đi Không Trở Lại” Hoa Lục

The Economist lo lắng “Việc Trung Quốc mở cửa có thể làm rối loạn kinh tế thế giới ra sao”. Trong 3 năm qua, chính xác là 1.016 ngày, Hoa lục hoàn toàn đóng kín. Không còn du khách, hầu hết sinh viên ngoại quốc đã ra đi, các nhà khoa học Trung Quốc không còn tham dự các hội nghị quốc tế, những nhà quản lý ngoại quốc không được phép quay lại công ty ở Trung Quốc.

Sự kiện Bắc Kinh chấm dứt tình trạng tự cô lập là tin vui cho những nơi lệ thuộc vào chi tiêu của Trung Quốc, như những khách sạn ở Phuket hay các trung tâm thương mại Hồng Kông. Các nhà xuất cảng nguyên vật liệu cũng được lợi: Bắc Kinh mua 1/5 số dầu lửa trên thế giới, hơn phân nửa lượng đồng, nickel, kẽm, hơn 3/5 quặng sắt. Ngược lại, đa số nước sẽ bị lạm phát, lãi suất tăng. Việc Trung Quốc hồi phục nhanh chóng sẽ làm giá dầu thô Brent vọt lên 100 Mỹ kim/thùng. Nhờ zero Covid, Âu Châu chi ít tiền hơn để mua khí đốt dự trữ năm 2022, nhưng từ nay sẽ bị cạnh tranh giá khí hóa lỏng.

Đối với bản thân Trung Quốc, sự bình thường hóa sau đại dịch không có nghĩa là trở lại với nguyên trạng trước đó. Sau khi thấy Bắc Kinh phong tỏa một cách nghiệt ngã rồi bất thần từ bỏ chính sách zero Covid mà không hề chuẩn bị, nhiều công ty đầu tư coi Trung Quốc là một rủi ro lớn. Các doanh nghiệp ngoại quốc lo sợ hoạt động bị rối loạn, sẵn sàng trả giá cao hơn để sản xuất ở nước khác. Đầu tư vào các nhà máy mới ở Hoa lục đã chậm lại, trong khi số công ty ra đi không hẹn ngày trở lại tăng vọt. Ý thức được nguy hiểm, viên chức và doanh nhân ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Chiết Giang cũng như nhiều nơi khác chuẩn bị lên đường thăm các nước để cố gắng giành lại các nhà đầu tư.


Trung Quốc Mở Cửa Biên Giới, Mà Không Có Biện Pháp Phòng Ngừa, Ngăn Chặn. Nỗi Lo Lây Lan Dịch COVID-19 Khắp Hoàn Cầu!


(Hình: Hành khách xếp hàng đi qua cửa hải quan ở phi trường quốc tế Xiaoshan ở Hàng Châu, Trung Quốc hôm 8/1/2023.)

-Vào ngày 8/1/2023, Trung Quốc bắt đầu mở cửa biên giới, cho phép người dân trong và ngoài nước được xuất nhập cảnh mà không phải thực hiện các quy định nghiêm ngặt về kiểm dịch như suốt 3 năm qua.
Trong suốt 3 năm thực hiện chính sách Không COVID, các thành phố của Trung Quốc liên tục thực hiện các biện pháp bao gồm phong toả, người dân phải bị xét nghiệm COVID-19 liên tục, người từ ngoại quốc vào Trung Quốc phải chịu xét nghiệm và bị cách ly.

Những quy định này hiện đã được gỡ bỏ và dẫn đến dòng người xếp hàng tại các cửa khẩu biên giới và phi trường chờ được xuất cảnh.
Báo chí Hồng Kông cho biết, dòng người xếp hàng dài tại các quầy ở phi trường quốc tế ở Hồng Kông để bay về Trung Quốc ngay trong ngày 8/1. Con số người xuất cảnh từ Hồng Kông về đại lục ước tính lên đến hàng ngàn người.

Báo Nhà nước Việt Nam cho biết, vào sáng ngày 8/1, cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã chính thức thông quan trở lại sau 3 năm tạm dừng do dịch bệnh COVID-19.

Thành phố Móng Cái cũng dừng xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR đối với người và hàng hóa tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II, lối mở Km3+4 Hải Yên và cửa khẩu Ka Long.

Báo Nhà nước trích thông báo từ chính quyền thành phố Đông Hung gửi thành phố Móng Cái trước đó về việc gỡ bỏ các hạn chế đối với việc xuất nhập cảng hàng hoá qua biên giới hai nước. Phía Trung Quốc thông báo bãi bỏ xét nghiệm RT-PCR, khử khuẩn và chờ 30 phút tại vạch phân quản đối với phương tiện chở hàng, hàng khô, hàng tạp hóa; bãi bỏ yêu cầu xét nghiệm và khử khuẩn đối với từng lô, từng kiện hàng hóa chuỗi lạnh, không yêu cầu phải đưa vào kho quản lý giám sát tập trung để quản lý; bãi bỏ hoàn toàn quy định quản lý khép kín.

Các quy định ngặt nghèo về kiểm dịch của Trung Quốc trong 3 năm qua đã gây ảnh hưởng đến việc xuất cảng hàng hoá của Việt Nam vào Trung Quốc với tình trạng các xe container chở hàng từ Việt Nam vào Trung Quốc liên tục bị ứ đọng, có lúc lên tới vài ngàn chiếc, theo thống kê của chính quyền địa phương Việt Nam.

Theo thông tin từ Ban Quản lý Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, ngay trong buổi sáng ngày 8/1 đã có hơn 1.000 người Trung Quốc làm thủ tục xuất cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái để nhập cảnh vào Trung Quốc qua Cửa khẩu Đông Hưng.

Báo Nhà nước Việt Nam trích thống kê cho biết, trong buổi sáng ngày 8/1, có khoảng 1.500 công dân Trung Quốc thực hiện thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn.
Việc Trung Quốc gỡ bỏ các lệnh cấm về COVID-19 diễn ra vào đúng dịp Tết nguyên đán khi hàng trăm triệu người dân Trung Quốc dự kiến sẽ về quê ăn Tết.

Nguồn của chính phủ Trung Quốc cho biết ước tính có khoảng 2 tỉ chuyển đi sẽ diễn ra trong mùa Tết này, gần gấp đôi so với năm 2022.
Nhiều người Trung Quốc cũng dự định sẽ xuất cảnh ra ngoại quốc với các địa điểm du lịch hấp dẫn như Thái Lan, Nam Dương.

Tuy nhiên, chính phủ một số nước đã áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan do khách du lịch Trung Quốc đến gia tăng.
Trung Quốc trong các tuần qua cũng chứng kiến các ca nhiễm COVID-19 gia tăng với tình trạng bệnh viện, các cơ sở hoả táng bị quá tải.

Những cuộc biểu tình phản đối chính sách Không COVID lan rộng tại Trung Quốc hồi tháng trước được cho là nguyên nhân khiến chính phủ Trung Quốc phải chấp nhận nới lỏng các hạn chế về kiểm dịch và dần mở cửa biên giới.


Việt Nam Khoe: Chi 1,9 Tỉ Mỹ Kim Chống COVID-19 Năm 2022. WHO Cảnh Báo, Biến Thể Mới, Sẽ Lây Lan Khắp Việt Nam Trong Dịp Tết!


(Hình: Chích ngừa ngừa COVID-19 sẽ tiếp tục được thực hiện tại Việt Nam trong năm mới.)

- Việt Nam đã chi gần 45,1 ngàn tỉ đồng Việt Nam (1,9 tỉ Mỹ kim) từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng chống và kiểm soát COVID-19 trong năm 2022, báo Nhân dân dẫn thông tin từ Bộ y tế cho biết hôm 5/1/2023.
Khoản chi ngân sách này thấp hơn đáng kể so với năm trước đó (hơn 51,2 ngàn tỉ đồng, tương đương với gần 2,2 tỉ Mỹ kim), vẫn theo số liệu được Bộ Y tế Việt Nam công bố tại kỳ họp bất thường của Quốc hội.

Theo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, trong năm qua, Việt Nam đã linh hoạt khai triển một số biện pháp hạn chế để phòng, chống dịch, kể cả những biện pháp trước đây chưa được áp dụng hoặc chưa được quy định trong luật trong các trường hợp cấp bách.

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội cho biết Việt Nam sẽ xem xét hạ bậc dịch COVID-19 từ mức bệnh truyền nhiễm loại A (“đặc biệt nguy hiểm”) xuống loại B (“nguy hiểm”).

Ngoài ra, chương trình chích ngừa vaccine COVID-19 sẽ tiếp tục được thực hiện; tập trung đầu tư, hiện đại hóa, phát triển năng lực hệ thống y tế; đổi mới việc đào tạo nhân lực y tế, chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế; thúc đẩy nghiên cứu y sinh học, phát triển công nghiệp dược, vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị y tế, y học cổ truyền trong nước để chủ động trong phòng, chống dịch; giải quyết các vấn đề hậu dịch COVID-19 và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát giác những sai phạm, tham nhũng trong công tác phòng chống dịch.

Trong một diễn tiến khác, Trưởng đại diện WHO Việt Nam, bà Angela Pratt, hôm 6/1 đánh giá biến chủng mới XBB có nguy cơ sẽ lây nhiễm cao tại Việt Nam trong những tuần lễ tới, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán. Loại biến thể mới này đáng lo ngại vì có khả năng lây lan cao hơn so với các biến chủng khác.

Tính đến ngày 5/1, Việt Nam đã báo cáo hơn 11,5 triệu trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó có gần 43.200 ca tử vong.

Theo Bộ Y tế, hơn 10,6 triệu trường hợp đã hồi phục và hơn 265,5 triệu liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng.


Nguyện chết chung với quan thầy Trung Quốc, không sợ lây nhiễm. Đông nghẹt như kiến! Hàng ngày, có cả ngàn người, ra Tân Sơn Nhất, đón Việt Kiều về quê ăn Tết Quý Mão 2023!

– Loạt hình đăng trên báo VietNamNet hôm 7 Tháng Giêng cho thấy cả ngàn người chờ đón Việt kiều ngay sảnh ở lối ra của nhà ga quốc tế, phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.

Theo giới chức Cảng Hàng Không Tân Sơn Nhất, trong đợt cao điểm Tết bắt đầu từ ngày 6 Tháng Giêng đến 5 Tháng Hai, phi trường này dự kiến phục vụ hơn 3.8 triệu lượt khách, trong đó hầu hết là khách Việt kiều về quê ăn Tết.


(Hình: Cả ngàn người chờ đón Việt kiều ngay sảnh ở lối ra của nhà ga quốc tế, phi trường Tân Sơn Nhất trong đêm 6 Tháng Giêng.

Ước tính, mỗi ngày dịp cao điểm Tết, nhà ga quốc tế của phi trường này có hơn 40,000 lượt khách đi và đến.

VietNamNet ghi nhận, trong số cả ngàn người chờ đợi thân nhân tại sảnh đến của nhà ga quốc tế, nhiều gia đình người Sài Gòn hoặc từ các tỉnh lân cận, kéo nhau ra phi trường chờ đón Việt kiều.

Bà Trần Thu Trang, ở quận 7, Sài Gòn, cùng chồng và hai con ra phi trường chờ đón chị gái từ Canada về.

““Ba năm qua, do dịch COVID-19, chị tôi không thể về quê ăn tết cùng gia đình. Năm nay, chị quyết định về để cả gia đình gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Tôi rất hồi hộp chờ đón phút giây cả nhà đoàn viên,” bà Trang được dẫn lời.

Cũng trong hôm 7 Tháng Giêng, báo Tổ Quốc ghi nhận: “Từ lúc 10 giờ đêm 15 Tháng Chạp Âm Lịch (6 Tháng Giêng) đến rạng sáng hôm sau, thời điểm mà các chuyến bay quốc tế đáp xuống Tân Sơn Nhất nhiều nhất, hàng ngàn người đã tập trung chờ đón Việt kiều.”

“Không chỉ có người lớn mà cả trẻ em cũng đến chờ đón người thân, không khí tại ga đến quốc tế rộn ràng, tấp nập. Các hàng ghế chờ đều kín chỗ, người đứng và người ngồi đều tập trung vào màn hình hiển thị thông tin các chuyến bay hạ cánh. Ai cũng phấn khởi khi sắp được gặp người thân,” báo này mô tả.

Theo báo Zing, so với cao điểm Tết Nhâm Dần 2022, lượng khách qua phi trường Tân Sơn Nhất được dự báo “tăng gấp đôi,” cùng với lượng khách quốc tế đang trên đà phục hồi mạnh nhất trong ba năm qua.


(Hình: Ước tính, mỗi ngày dịp cao điểm Tết Quý Mão 2023, ga quốc tế phi trường Tân Sơn Nhất có hơn 40,000 lượt khách đi và đến.)

Trong một diễn biến khác, tờ Thanh Niên hôm 7 Tháng Giêng dẫn lời một số “đại biểu người Việt Nam ở ngoại quốc tiêu biểu” nói rằng họ “hãnh diện khi dùng sổ thông hành (passport) Việt Nam nơi đất khách.”

Bản tin trích lời ông Trần Bá Phúc, chủ tịch Hội Doanh Nhân Người Việt ở Úc, người vừa có quốc tịch Úc vừa có quốc tịch Việt Nam, nói rằng ông này “rất hãnh diện khi sử dụng sổ thông hành Việt Nam trong các giao dịch tại Úc.”


SOS! Đã có 12 người chết! Tổng thống Biden ban bố tình trạng khẩn cấp ở California, sau những cơn bão gây thiệt hại nặng về cả người! lẫn vật chất!

(Jack Phillips/ Cẩm An dịch)

-Hôm qua, 09/01, Tổng thống (TT) Joe Biden đã chấp thuận yêu cầu ban bố tình trạng khẩn cấp của tiểu bang California, sau khi một loạt các cơn bão đổ bộ vào Tiểu bang Vàng này, khiến khoảng hơn chục người thiệt mạng.

Theo Poweroutage.us, một vài cơn bão, là một phần của “dòng sông khí quyển,” đã tấn công California trong hai tuần qua và khiến hàng trăm ngàn khách hàng bị mất điện. Tính đến sáng hôm 09/01, trang web này cho biết hơn 100,000 người không có điện dùng.

Cơ quan Khí tượng Quốc gia cho biết, kể từ ngày 26/12/2022, San Francisco đã nhận được lượng mưa hơn 10 inch (khoảng 254 mm), trong khi Núi Mammoth, một khu trượt tuyết nổi tiếng ở Đông Sierra, có lượng tuyết dày gần 10 feet (khoảng 3 mét).

Trong một tuyên bố hôm 09/01, Tòa Bạch Ốc cho biết lệnh này cho phép Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Hoa Kỳ (FEMA) sử dụng các nguồn lực khẩn cấp để điều phối các nỗ lực cứu trợ thảm họa.

TT Biden, hiện đang ở Mexico, đã tuyên bố rằng “tình trạng khẩn cấp đang hiện hữu” ở California sau “những cơn bão mùa đông liên tiếp và nghiêm trọng, lụt lội, và lở đất.” FEMA được cho phép cung cấp “thiết bị và các nguồn lực cần thiết để giảm bớt tác động của tình trạng khẩn cấp này,” theo tuyên bố.

Cuối tuần qua, với dự đoán mưa bão sẽ nhiều hơn, Cục Khí tượng Quốc gia đã cảnh báo về một “loạt không ngừng các dòng sông khí quyển” có khả năng sẽ tấn công California.

“Hai đợt chủ yếu mưa lớn và tuyết trên núi rơi dày đặc dự kiến sẽ nhanh chóng tác động đến California liên tiếp trong vài ngày tới cùng với hai trong số hàng loạt các cơn lốc xoáy mạnh hơn mang theo hơi ẩm đang nhắm thẳng vào California,” bản tin hôm 09/01 của Cục Khí tượng Quốc gia (NWS) cho biết. “Đợt mưa lớn hiện đang đổ bộ vào trung tâm California dự kiến sẽ mạnh hơn cả hai đợt trước đó, dẫn đến tổng lượng mưa lớn từ 3–5-inch (khoảng 76 đến 127 mm) ở gần bờ biển.”

Theo cơ quan liên bang này, đợt bão thứ hai này sẽ đổ bộ vào ngày hôm nay, 10/01 với tổng lượng mưa thấp hơn, nhưng sẽ ảnh hưởng đến các khu vực ở Nam California. Tuyết dày tới 6 feet, sẽ rơi trên những khu vực có bình độ cao hơn của dãy núi Sierra Nevada, nằm ở phía đông của California, trước khi tan dần vào ngày mai, 11/01.

Theo cơ quan này, có thể sẽ có “thêm các trường hợp lũ lụt khác” trên khắp California trong tuần này.

“Điều này bao gồm nước dâng nhanh, lở đất, và khả năng lũ trên sông dâng cao,” NWS cho biết. “Địa hình và các khu vực dễ bị ảnh hưởng gần những vết sẹo bỏng mới đây, sẽ có nguy cơ cao nhất phải hứng chịu các luồng đất đá và dòng chảy xiết.”

Tại khu vực Los Angeles, mưa rải rác đã rơi suốt cuối tuần trong khi tình trạng mưa bão dự kiến sẽ quay trở lại vào ngày 09/01, với khả năng lên tới 8 inch, ở các khu vực chân đồi. Dự báo sóng dâng cao kéo dài đến hết ngày 10/01, với những đợt sóng lớn trên các bãi biển hướng tây.

Các ca tử vong

Thống đốc California Gavin Newsom cho biết 12 người đã thiệt mạng do thời tiết khắc nghiệt trong mười ngày qua. Ông cảnh báo rằng những cơn bão trong tuần này có thể còn nguy hiểm hơn, và kêu gọi mọi người ở nhà.

“Chỉ cần thận trọng trong suốt tuần tới, đặc biệt là trong một hoặc hai ngày tới,” ông Newsom, Thống đốc Cali, nói trong một cuộc họp ngắn với các quan chức California đề ra các kế hoạch chuẩn bị đối phó với bão của tiểu bang.

Các cảnh báo di tản đã được đưa ra cho khoảng 13,000 cư dân sống trong khu vực dễ bị lũ lụt ở quận Sonoma phía bắc San Francisco, nơi sông Nga dâng lên dự kiến sẽ tràn ra khỏi bờ trong những ngày tới.

“Có thể xảy ra tình trạng mất điện trên diện rộng, cây đổ và điều kiện lái xe khó khăn,” văn phòng NWS ở Sacramento viết trên Twitter.

Quận Sacramento đã ra lệnh di tản những người sống xung quanh khu vực Wilton, một thị trấn có khoảng 6,000 dân cách trung tâm thành phố Sacramento khoảng chừng 20 dặm về phía đông nam, với những cảnh báo về một trận lũ lụt sắp xảy ra. Khu vực nông thôn dọc theo sông Cosumnes, đã bị ngập lụt trong một cơn bão trước đó.

“Cư dân phải dời đi ngay bây giờ trước khi các con đường trở nên không thể đi lại được,” quận này tuyên bố.

Bộ Giao thông Vận tải của tiểu bang đã cảnh báo các tài xế tránh xa những con đường núi sau khi đóng một đoạn đường của xa lộ 395 Hoa Kỳ ở quận Mono, dọc theo Đông Sierra, vì có khả năng xảy ra tình trạng tuyết rơi dày, đóng băng, và bão tuyết.

“Với tính chất nghiêm trọng của cơn bão này, Caltrans (Bộ Giao thông Vận tải California) đang yêu cầu tất cả các tài xế hạn chế nhu cầu đi lại không cần thiết, cho đến khi đỉnh điểm của cơn bão qua đi,” bộ này cho biết trong một tuyên bố.


Hạt Santa Clara (Trong Đó Có Thành Phố San Jose) Ra Thông Cáo Báo Động Di Tản Cho Các Khu Vực Xa Lộ 101 và Bolsa Road. Mưa lớn, gió mạnh, lũ lụt, cây đổ, cắt điện và sụt lở vùng đất cạn, đều là những nguy hiểm có thể xảy ra trong trong những ngày mưa bão tuần này!

HẠT SANTA CLARA, CALIFORNIA: Do điều kiện thời tiết và rủi ro có thể xảy ra cho công chúng và tài sản chung, Hạt Santa Clara đã ban hành báo động khẩn cấp di tản cho cư dân khu vực xa lộ 101 và Bolsa Rd.

Các đợt bão mùa đông kéo dài mang lại mưa và gió lớn trong khu vực. Lượng nước mưa lớn bất thường đã tạo ra nhiều ảnh hưởng, bao gồm tình trạng đất đai sắp hoặc đã ngập nước, các con lạch, con suối và sông ngòi đạt hoặc vượt mức lũ lụt và các khu vực trũng thấp bị ngập lụt, kể cả các giao lộ. Ngoài ra cũng có thêm rủi ro đá và bùn, cây có thể bị sạt lỡ ra khỏi các sườn đồi. Lái xe rất nguy hiểm khi có gió giật mạnh, nhất là đối với các loại xe cao, kể cả xe cấp cứu.

Báo động di tản khẩn cấp bao gồm các khu vực sau đây:

*Phía Nam của Xa lộ 152, Phía Đông của Xa lộ 101.

• Phía Nam của Pacheco Pass (Xa lộ 152) và phía Đông của Xa lộ 101.

• Phía Nam của Luchessa Ave. và phía Đông của Thomas Rd.

• Phía Đông của Santa Teresa Blvd. đến Castro Valley Rd.

• Phía Bắc của Castro Valley Rd. đến Luchessa Ave.

• Phía Bắc của Xa lộ 25 giữa Xa lộ 101 &amp; Bloomfield Rd.

• Phía Tây của Bloomfield Ave. giữa Xa lộ 25 &amp; Pacheco Pass (Xa lộ 152)

• Phía Đông của Xa lộ 101 đến Pacheco Pass (Xa lộ 152)

Hãy tập họp gia đình, thú nuôi, gom vật dụng cá nhân, giấy tờ quan trọng, thuốc theo toa bác sĩ, áo quần thay đổi, thức ăn có thể giữ được lâu, nước, pin dự phòng, đèn bấm và bộ sạc điện thoại. Hãy sẵn sàng để di tản đến một nơi an toàn.

Cư dân được khuyến khích tránh xa các con đường và lòng các con rạch, các con nước và dòng nước chảy xiết. Để có thêm thông tin về giông bão mùa đông, hãy vào trang nhà: www.PrepareSCC.org/Flood.


Hoa Kỳ: Chưa Bao Giờ Hứng Chịu Nhiều Cơn Bão Liên Tiếp Như Thế, Bão Làm Trên 330.000 Người, Cư Dân ở California Bị Mất Điện!



(Hình: Xe hơi trên một con đường bị ngập ở California, Hoa Kỳ.)

- Các đợt mưa như trút và gió mạnh đã khiến hàng trăm ngàn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh ở California mất điện hôm Chủ Nhật (8/1/2023), trong khi tiểu bang này chuẩn bị đối phó với đợt thời tiết khắc nghiệt tiếp diễn.

Theo dữ liệu từ trang tin PowerOutage.us, hơn 330.000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh ở California vẫn chưa có điện kể từ 3:08 sáng, tính theo giờ miền đông Hoa Kỳ hôm Chủ Nhật.

Ít nhất sáu người đã thiệt mạng trong thời tiết khắc nghiệt kể từ ngày cuối tuần đầu Năm Mới, trong đó có một trẻ mới biết đi bị thiệt mạng do cây gỗ đỏ đổ đè lên một ngôi nhà di động ở miền bắc California.

Trong khi đó, các nhà dự báo thời tiết đã cảnh báo một “dòng khí quyển” khác gồm không khí nhiệt đới dày đặc, ẩm ướt sẽ bao phủ California vào thứ Hai, gây ra mưa và tuyết rơi trên núi.
Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia hôm thứ Bảy cảnh báo rằng lượng nước từ những trận mưa lớn liên tiếp kể từ cuối tháng 12 có thể khiến các con sông đạt đến mực nước cao kỷ lục và gây ra lũ lụt ở khắp miền Trung California.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Tổng Thống Biden Thăm Thành Phố Biên Giới El Paso



(Hình: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.)

- Hôm Chủ Nhật (8/1/2023), Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến thành phố El Paso của Texas để thị sát cuộc khủng hoảng di dân dọc biên giới với Mễ Tây Cơ.

Chuyến thăm của ông diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông tuyên bố rằng người Cuba, người Nicaragua, người Haiti và người Venezuela sẽ bị trục xuất sang Mễ Tây Cơ nếu họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ bất hợp pháp.
Đây là sự mở rộng một chính sách về nhập cư thời kỳ đại dịch, có tên gọi là Title 42.

El Paso là một trong những thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ trên biên giới với Mễ Tây Cơ, nơi hàng ngàn di dân đến hàng ngày.

Theresa Cardinal Brown, một cố vấn của Viện George W. Bush có trụ sở tại Dallas, nói với El Paso Times rằng số lượng di dân ngày càng tăng trong thành phố là “một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng thủ tục, khủng hoảng chính quyền địa phương và khủng hoảng quốc tế”.

Cuối ngày Chủ Nhật, ông Biden tới Mexico City, nơi ông gặp Tổng thống Mễ Tây Cơ Andres Manuel Lopez Obrador và Thủ tướng Gia Nã Ðại Justin Trudeau vào thứ Hai và thứ Ba tại một hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ.


Do Thái: Biểu Tình “Rầm Rộ Nhất” Những Năm Gần Đây Phản Đối Tân Nội Các của Netanyahu

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay chiều ngày 7/1/2023 hàng ngàn, thậm chí là hàng chục ngàn người dân Do Thái đã tập hợp tại trung tâm thành phố Tel Aviv để phản đối Nội các Thủ tướng Benjamin Netanyahu vừa thành lập, với nhiều thành viên thuộc cánh cực hữu.

Đắc cử hôm 1/11/2022 nhưng do không hội đủ đa số tuyệt đối, ông Netanyahu đã phải liên kết với các đảng cựu hữu và cực đoan nhất để thành lập Nội các. Hôm 29/12/2022, Thủ tướng Benjamin Netanyahu thông báo thành phần chính phủ và đã dành một số bộ then chốt cho các đối tác này. Nhiều thành viên trong chính phủ mới không che dấu ý định “cải tổ hệ thống pháp lý”. Chẳng hạn như Quốc hội có quyền hủy một phán quyết của Tối cao Pháp viện.

Cuộc biểu tình hôm qua được coi là “rầm rộ nhất” trong những năm gần đây vào lúc bản thân Thủ tướng Netanyahu đang bị khởi tố về bê bối tham nhũng. Từ Jérusalem, thông tín viên đài RFI Michel Paul tường trình:
“‘Đây là nhà, là đất nước của chúng tôi! của tất cả mọi người!’ Đoàn người biểu tình hô vang. Hưởng ứng kêu gọi của hàng chục tổ chức chống tân chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, dân chúng tập hợp trước nhà hát Habima, ngay giữa trung tâm Tel Aviv.

Người tham dự rất đông. Noam Bar Shalom, một người chống ông Netanyahu từ lâu năm, cho biết: ’Thật là xúc động khi thấy hàng ngàn, thậm chí là hàng chục ngàn người biểu tình tập hợp về đây. Tất cả những người thuộc phe tự do đến đây để nói với Netanyahu rằng, như vậy là đã quá đủ rồi. Chính phủ này thật ghê gớm. Chúng tôi không để cho họ vượt lằn ranh đỏ. Chúng tôi sẽ bảo vệ hệ thống pháp lý, bảo vệ các cộng đồng thiểu số’.

Ông Avi Himi, một trong những người thuyết trình trong cuộc tuần hành hôm qua, đại diện cho các Luật sư Do Thái, giải thích: Đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp không hơn không kém là hành vi hủy hoại nền Dân chủ của Do Thái’.

Đoàn người biểu tình hô to: Thủ tướng Netayahu là một kẻ ‘nguy hiểm’, một chính khách ‘tham ô, kỳ thị chủng tộc’”.


Quân Nga Oanh Kích Nhiều Đô Thị Ukraine Trong Thời Gian “Hưu Chiến” của Putin

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay lệnh ngừng bắn 36 tiếng đồng hồ trong dịp lễ Giáng Sinh tại Ukraine, do Nga đơn phương ban hành, đã kết thúc lúc 0 giờ ngày 8/1/2023. Tuy nhiên, tiếng súng chưa bao giờ im trong dịp lễ Giáng Sinh của Chính Thống giáo.

Kyiv tố cáo quân đội Nga không tuân thủ lệnh ngừng bắn do chính Tổng thống Vladimir Putin ban hành. Trái lại, Mạc Tư Khoa quy trách nhiệm cho bên Ukraine “ngăn cản thực thi lệnh ngừng bắn” khiến quân Nga phải “phản công đáp trả”. Hãng thông tấn Nga TASS hôm 8/1/2023 cho biết hai nhà máy nhiệt điện trong khu vực Donetsk do quân đội Nga kiểm soát đã bị Ukraine tấn công. Ít nhất hai người bị thương. Ukraine không xác nhận tin trên.

Tối 7/1/2023 Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc nói chuyện hàng ngày qua video nhận định: “cả thế giới một lần nữa đã trông thấy cấp cao nhất trong chính quyền Mạc Tư Khoa đã lừa dối công luận”. Vào lúc Tổng thống Vladimir Putin đơn phương ban hành lệnh ngừng bắn từ 12 giờ trưa ngày 6/1 đến 12 giờ đêm 7/1/2023, thì đạn pháo của Nga “trút xuống thành phố Bakhmut ở miền đông và nhiều điểm khác nữa trên lãnh thổ Ukraine”. Chính quyền Ukraine cho biết có ít nhất 2 người thiệt mạng và 13 người bị thượng tại Bakhmut trong thời gian Nga ban hành lệnh ngừng bắn.

Phóng viên của hãng thông tấn Pháp AFP tại Tchassiv, cũng trong khu vực miền đông Ukraine, ghi nhận hàng loạt các đợt oanh kích ồ đạt đã diễn ra từ sáng ngày hôm qua, khi lệnh ngừng bắn vẫn còn hiệu lực. Thông tín viên đài RFI Stéphane Siohan, từ Kyiv, tổng kết tình hình trong hai ngày qua:
“Trước hết cần biết rằng phía Ukraine chưa bao giờ cam kết ngừng bắn. Ngay khi Vladimir Putin đề nghị hôm 5/1 vừa qua, Kyiv đã coi đây là một cái bẫy, là kế hoãn binh. Vì vậy Ukraine không chủ trương ngừng chiến và nhất là khi mà ngay từ trưa hôm Thứ Sáu vừa rồi, quân đội Nga đã hoàn toàn không buông súng!

Trong hai ngày 6 và 7/1, Nga vẫn tiếp tục oanh kích vào Kherson, Kramatorsk, Zaporijia và trong khu vực Tchernigiv. Nhưng giao tranh đã thực sự diễn ra khốc liệt từ 48 tiếng qua tại thị trấn Soledar, ngoại thành Bakhmut, vùng Donbass…. Suốt trong hai ngày cuối tuần, lực lượng Nga, và nhất là các toán lính đánh thuê Wagner vào ban ngày đã cố tìm cách chiếm lại Soledar. Trong khi đó thì các nhóm đặc nhiệm và bán quân sự của Ukraine mở chiến dịch phản công và chủ yếu là hành động vào ban đêm, cũng ở những địa điểm này.

Tại một số nơi khác, tình hình không tiến triển gì nhiều, chủ yếu do đây đang là dịp lễ Giáng Sinh. Nhưng trên các mặt trận then chốt, chiến sự vẫn tiếp diễn. Không có chuyện các bên ngừng bắn”.

Trả lời hãng tin Nam Hàn hôm 7/1/2023, Thủ tướng Ukraine cáo buộc Nga biến Ukraine thành vùng đất có gài nhiều mìn nhất trên thế giới. Ước tính 250.000 cây số vuông trên đất Ukraine bị Nga gài mìn, theo Thủ tướng Denis Shmyhal. Kyiv đòi Nga phải trả lời trước công lý về hành vi nói trên.


Giáng Sinh Bằng Tiếng Ukraine Tại Trụ Sở Lịch Sử của Chính Thống Giáo Nga ở Kyiv

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 7/1/2023 là ngày Giáng Sinh đối với những người Ukraine theo Chính Thống giáo.

Lần đầu tiên trong lịch sử, thánh lễ tại Tu viện các hang động Kyiv (Kyiv Pechersk Lavra) do Giáo hội Ukraine “độc lập” tổ chức, mà không phải do Giáo hội chi nhánh của Chính Thống giáo Nga, nằm dưới quyền của Thượng Phụ Kirill. Sự cắt đứt ràng buộc giữa hai bên là mong muốn của chính quyền và được nhiều người Ukraine có mặt tại buổi thánh lễ hoan nghênh. Từ Kyiv, thông tín viên RFI Aabla Jounaïdi và Boris Vichith tường trình:
“Người đứng đầu Giáo hội Chính Thống giáo Ukraine đọc lời cầu nguyện bằng tiếng Ukraine tại một nơi mà cho đến nay vẫn bị kiểm soát bởi Giáo hội thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Ở bên ngoài, lực lượng an ninh kiểm soát người vào dự thánh lễ.

Bà Margarita đã dành toàn bộ thời gian hồi đầu cuộc chiến bên cạnh giường bệnh của những người bị thương ở Bucha và Irpin, ngoại ô thủ đô Kyiv. Bà gần như không dám tin vào những gì đang diễn ra: “Tôi muốn khóc bởi vì tôi hạnh phúc. Giờ đây, người Ukraine có thể nghe những lời cầu nguyện thiêng liêng bằng tiếng Ukraine ở trong nhà thờ. Đã từ lâu, điều này là không thể. Hiện giờ, hãy nhìn tất cả mọi người ở đây. Điều này chứng tỏ là chúng tôi vẫn sống và họ không thể đánh bại chúng tôi”.

Cách bà Margarita không xa, ông Daniel trong trang phục của tình nguyện viên Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ, lắng nghe người đứng đầu Giáo hội Chính Thống giáo Ukraine dự báo chiến thắng của Ukraine trong cuộc chiến này. Ông cho biết: “Đối với tôi, nơi này đã từng là một vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời. Hôm nay, chúng tôi đã giải phóng khu vực mà cho đến nay vẫn là một biểu tượng của sự thống trị của Nga, về văn hóa, tôn giáo và chính trị. Giành lại khu vực này là rất quan trọng về mặt văn hóa và tâm linh, trong khi mà chúng tôi đang tìm cách xây dựng một Nhà nước Ukraine mới sau chiến tranh”.

Tu viện các hang động Kyiv là một trong những nơi được cho là linh thiêng nhất của Chính Thống giáo, hiện vẫn còn nhiều việc phải làm để tập hợp toàn thể người dân Ukraine”.

Putin Ca Ngợi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga Vì Đã Ủng Hộ Quân Đội ở Ukraine


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin dự lễ Giáng sinh của Chính thống giáo tại Ðiện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa, thủ đô của Nga, ngày 7/1/2023.)

- Ngày thứ Bảy (7/1/2023), Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi Giáo hội Chính thống giáo Nga vì ủng hộ các lực lượng của Mạc Tư Khoa chiến đấu ở Ukraine trong một thông điệp Giáng sinh của Chính thống giáo nhằm tập hợp người dân đằng sau viễn kiến của ông về một nước Nga hiện đại.

Ðiện Cẩm Linh công bố thông điệp của ông Putin sau khi nhà lãnh đạo Nga dự một buổi lễ đêm Giáng sinh của Chính thống giáo một mình bên trong một thánh đường của Ðiện Cẩm Linh thay vì tham gia cùng những người khác trong buổi lễ công cộng.

Trong thông điệp của mình, kèm theo hình ảnh ông đứng trước các biểu tượng tôn giáo trên website của Ðiện Cẩm Linh, ông Putin nói rõ rằng ông coi Giáo hội Chính thống giáo Nga là một lực lượng bình ổn quan trọng cho xã hội vào lúc mà ông mô tả là đang diễn ra xung đột lịch sử giữa Nga và phương Tây về Ukraine và các vấn đề khác.

“Thật hết sức mãn nguyện ghi nhận sự đóng góp mang tính xây dựng vô cùng to lớn của Giáo hội Chính thống giáo Nga và các giáo phái Kitô giáo khác trong việc thống nhất xã hội, bảo tồn ký ức lịch sử của chúng ta, giáo dục giới trẻ và củng cố định chế gia đình”, ông Putin nói
“Các tổ chức giáo hội ưu tiên... ủng hộ các chiến binh của chúng ta tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt (ở Ukraine). Công tác hết sức to lớn, phức tạp và thực sự vị tha như vậy đáng nhận được sự tôn trọng chân thành”.

Ngày thứ Sáu, ông Putin ra lệnh hưu chiến trong 36 tiếng đồng hồ để mừng lễ Giáng sinh, nhưng Kyiv bác bỏ điều này là mưu toan của Mạc Tư Khoa nhằm câu giờ và tập hợp lại lực lượng. Quân Nga và Ukraine đã bắn nhau qua lại sau thông báo.

Nhiều Cơ đốc nhân theo Chính thống giáo tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1, nhưng việc Giáo hội Chính thống giáo Nga ủng hộ cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine đã khiến nhiều tín đồ Chính thống giáo ở Ukraine tức giận và chia rẽ Giáo hội Chính thống giáo trên toàn thế giới.

Trong số 260 triệu Cơ đốc nhân Chính thống giáo trên thế giới, khoảng 100 triệu người ở Nga và một số người ở ngoại quốc đoàn kết với Mạc Tư Khoa.

Tuy nhiên, những người khác phản đối mạnh mẽ và bác bỏ khẳng định của Mạc Tư Khoa rằng cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 năm 2022 là một cuộc tấn công phủ đầu cần thiết để bảo vệ an ninh của chính họ và của những người nói tiếng Nga ở Ukraine.


Nga Đạt Thỏa Thuận Với Ukraine Về Việc Thả 50 Binh Sĩ


(Ảnh: Quân đội Nga canh gác lối vào Thủy điện Kakhovka ở vùng Kherson, miền nam Ukraine, vào ngày 20/5/2022.)

- Hôm Chủ Nhật (8/1/2023), Bộ Quốc phòng Nga nói rằng sau các cuộc đàm phán, Ukraine đã trao trả 50 binh sĩ Nga bị bắt giữ.

Nga cho biết rằng các binh sĩ được trả tự do sẽ được đưa đến Mạc Tư Khoa để phục hồi y tế và tâm lý.
“Vào ngày 8/1, sau các cuộc đàm phán, 50 quân nhân Nga, những người đang gặp nguy hiểm tính mạng khi bị giam cầm, đã được trả về từ lãnh thổ do chính quyền Kyiv kiểm soát”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.

Ukraine đã xác nhận thông tin này và cho biết thêm rằng Nga đã trả tự do cho 50 quân nhân Ukraine như một phần của thỏa thuận trên.

Trong một diễn biến liên quan tới cuộc chiến Nga-Ukraine, theo nhân chứng của thông tấn xã Reuters, một cuộc tấn công bằng phi đạn của Nga vào thành phố Kramatorsk của Ukraine đã gây ra thiệt hại nhưng không phá hủy các tòa nhà và không có dấu hiệu thương vong rõ ràng. Nga trước đó nói rằng cuộc tấn công đã giết chết 600 binh sĩ Ukraine.

Các phóng viên của thông tấn xã Reuters đã đến hai ký túc xá Đại học mà Bộ Quốc phòng Nga cho biết là nơi ở tạm thời của các quân nhân Ukraine gần chiến tuyến vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công trong đêm.
Cả hai dường như không bị trúng phi đạn trực tiếp hoặc bị hư hại nghiêm trọng. Không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy những người lính đã sống ở đó và không có dấu hiệu của thi thể hay dấu vết của máu.


Đức Muốn Giao Khoảng 40 Xe Marder Cho Ukraine Trong Quý I


(Hình: Xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức.)

- Hôm thứ Sáu (6/1/2023), Đức cho biết rằng họ muốn giao khoảng 40 xe chiến đấu bộ binh Marder cho Ukraine trước cuối tháng 3 và Phó Thủ tướng Robert Habeck nói rằng về chung cuộc Bá Linh có thể chuyển giao toàn bộ số chiến xa còn đang hoạt động này của Đức cho Ukraine.

Đức tuyên bố hôm 5/1 sẽ cung cấp Marders cho Ukraine, là bước tăng cường trợ giúp quân sự cho Kyiv để đẩy lùi lực lượng Nga. Thông báo được đưa ra cùng ngày Hoa Kỳ cam kết viện trợ chiến xa Bradley, và một ngày sau khi Pháp có thông báo tương tự.

Phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho hay hệ thống phi đạn phòng không Patriot trong kho của quân đội cũng sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong quý I. Hoa Thịnh Ðốn cũng đã cung cấp Patriot cho Ukraine.
Hebestreit cho biết thêm rằng việc huấn luyện trên xe Marder sẽ diễn ra ở Đức và kéo dài khoảng 8 tuần.

Phát biểu tại Brevik, Na Uy, Phó Thủ tướng Habeck cho biết Đức cần phải gửi “tất cả các xe Marder đang hoạt động” tới Ukraine.

Ông Habeck không nói tổng cộng sẽ là bao nhiêu xe. Đức từng đưa vào biên chế hàng trăm chiếc Marder nhưng đã loại bỏ dần các loại vũ khí thời Chiến tranh Lạnh để chuyển sang sử dụng những chiếc Puma đời mới hơn mà Đức đã mua để thay thế Marder.

Thông báo hôm 5/1 được đưa ra sau khi Thủ tướng Olaf Scholz đối mặt với nhiều lời kêu gọi từ ngay trong liên minh ba đảng của ông là cần tăng cường trợ giúp quân sự cho Ukraine, tiếp sau thông báo của Pháp rằng họ sẽ gửi các chiến xa AMX-10 RC.
Ông Scholz đã tăng chi tiêu quốc phòng và chuyển viện trợ và vũ khí cho Ukraine kể từ khi nổ ra cuộc xâm lược của Nga, nhưng đôi khi ông vẫn do dự trước khi cung cấp các loại vũ khí mạnh vì sợ có nguy cơ xung đột trực tiếp với Nga.

Ông cũng nói rõ rằng ông không muốn đơn độc gửi vũ khí hạng nặng đến Ukraine và ông sẽ phối hợp việc vận chuyển với các thành viên khác trong Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO).


Cảnh Sát Đức Bắt 2 Nghi Can Chuẩn Bị Tấn Công Bằng Vũ Khí Hóa Học


(Hình: Cảnh sát Đức trong một vụ bố ráp.)

- Cảnh sát Đức cho biết đã bắt giữ một người đàn ông Iran và một người khác vì nghi ngờ hai người này chuẩn bị tiến hành một vụ tấn công hóa học chết chóc, sử dụng chất độc xyanua và ricin.

Các viên chức nói hôm Chủ Nhật (8/1/2023) rằng vụ tấn công bị tác động bởi chủ nghĩa cực đoan.

Cảnh sát đã bắt giữ hai nghi can tại thị trấn Castrop-Rauxel, cách thủ đô Bá Linh khoảng 500 cây số về phía Tây.


Quân Đội Anh Tức Giận Vì Thông Tin Trong Hồi Ký Sắp Ra Mắt của Hoàng Tử Harry

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay cuốn hồi ký của Hoàng tử Anh Harry sẽ chính thức được phát hành vào ngày 10/1/2023. Thế nhưng, cuốn sách được bán ở Tây Ban Nha sớm hơn 5 ngày, do đó có một số chi tiết đã được tiết lộ.

Một trong những thông tin thu hút sự chú ý là việc hoàng tử Anh đã tiêu diệt 25 người khi thực hiện các nhiệm vụ ở A Phú Hãn. Thông tin nói trên đã khiến quân đội Anh tức giận. Từ Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin của Đài RFI hôm 6/1 gửi về bài tường trình:
“Là một phi công lái trực thăng của Lực lượng Không quân Hoàng Gia Anh trong vòng 10 năm, hoàng tử Harry viết: “Bạn không thể giết người nếu bạn coi họ là người, họ giống như những quân cờ bị hất khỏi bàn cờ”. Harry giải thích rằng đó là một lối suy nghĩ đã ngấm vào người anh khi ở trong quân đội. Hiện giờ chưa có phản ứng chính thức nào được đưa ra, nhưng một số cựu chiến binh đã thể hiện sự không đồng tình về hình ảnh mà Harry tạo ra về những người lính.

Đại tá Richard Kemp, từng chỉ huy một chiến dịch tại A Phú Hãn nói: “Nếu công chúng tin vào điều đó, hoặc nếu một số người tin như vậy, danh tiếng của quân đội Anh sẽ bị hoen ố một cách bất công. Những mô tả trong cuốn sách là không chính xác, mà phải ngược lại mới đúng! Đó là những người đã muốn giết hại binh lính Anh và biết rằng đã có hơn 25 người bị tiêu diệt. Thế nhưng, những điều đó lại khơi dậy sự chú ý. Đặc biệt, liên quan đến bình luận của hoàng tử Harry về việc chúng tôi không coi kẻ thù là con người, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ khiến một số người muốn tấn công vào những người đại diện cho nước Anh trên khắp thế giới”.

Một phát ngôn viên của Taliban đã đòi hoàng tử Harry phải trả lời trước một tòa án quốc tế về cái chết của 25 người nói trên”.

Theo thông tấn xã AFP, sau khi một số chi tiết bất ngờ về mối quan hệ với các thành viên gia đình mà Harry mô tả trong cuốn hồi ký bị tiết lộ, hoàng tử Harry đang bị truyền thông chỉ trích là muốn hủy hoại hoàng gia Anh.

The Sun ví von hoàng tử Harry đã “ném gia đình xuống gầm xe bus để lấy hàng triệu Mỹ kim” và nhận định “không gì có thể thanh minh cho con đường hủy diệt và báo thù” mà hoàng tử Harry đã chọn. Còn Daily Mail gọi hồi ký của Harry là cuốn sách “đáng kinh tởm”, trong đó hoàng tử đã chọn cách “phun nọc độc càng nhiều càng tốt”.


Tuần Hành ở Paris Tưởng Niệm 3 Nhà Tranh Đấu Kurdistan Bị Sát Hại Năm 2013

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay 2 tuần sau vụ tấn công tại Paris, khiến 3 người thiệt mạng, cộng đồng người Kurdistan tại Âu Châu tổ chức một cuộc tuần hành lớn ngày hôm 7/1/2023, ở thủ đô nước Pháp. Cuộc tuần hành cũng để tưởng niệm các nhà tranh đấu người Kurdistan bị giết hại trong một vụ tấn công cách đây 10 năm.

Nhiều người có mặt trong buổi tuần hành đến từ các vùng khác của Pháp hoặc từ các nước Âu Châu khác. Cảnh sát Paris cho biết 10.000 người có mặt tại buổi tuần hành, trong khi ban tổ chức thì đưa ra con số 25.000 người. Đoàn tuần hành đi qua những nơi từng xảy ra hai vụ vụ sát hại vào năm 2013 và 2022.

Tại quảng trường Cộng hòa, những người biểu tình hô vang “không gì có thể ngăn cản sự tự do cho người Kurd”, “sự thật và công lý”. Đi đầu đoàn tuần hành là biểu ngữ “Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ lại tiếp tục sát hại thêm 3 người Kurdistan ở Paris”.

Cuộc tụ họp của cộng đồng người Kurdistan được tổ chức hàng năm kể từ năm 2013. Cách đây 10 năm, vào đêm ngày 9-10/1, 3 nhà hoạt động người Kurdistan bị bắn chết tại một trung tâm văn hóa và thông tin tại Paris. Người được cho là hung thủ đã bị bắt và chết trong tù năm 2016, trước khi vụ xét xử diễn ra. Điều tra của chính quyền Pháp cho thấy cơ quan mật vụ của Thổ Nhĩ Kỳ có dính líu tới sự việc.

Vụ thảm sát 3 người Kurdistan vào ngày 23/12 vừa qua đã khiến cộng đồng người Kurdistan thêm phẫn nộ. Nghi phạm là một người đàn ông 69 tuổi. Theo kết quả điều tra sơ bộ từ phía cơ quan công tố, nghi phạm đã ra tay giết hại người Kurdistan vì “căm ghét người ngoại quốc”. Bất chấp kết quả điều tra nói trên, cộng đồng người Kurdistan tiếp tục cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau sự việc.


Thủ Tướng Nhật Bản Nói Ông Được Mời Đến Thăm Ukraine, Nhưng Chưa Quyết Định


(Hình: Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong một cuộc họp báo hôm 4/1/2023.)

- Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết ông đã nói với Tổng thống Ukraine, Volodomyr Zelenskyy, trong cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 6/1/2023 rằng ông sẽ cân nhắc lời mời đến thăm Kyiv tùy thuộc vào “các hoàn cảnh khác nhau” nhưng vẫn chưa có quyết định gì.

Ông Kishida cũng tái khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn của Tokyo đối với Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga khi Nhật Bản đảm nhận ghế Chủ tịch luân phiên của Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7).
“Tôi cực lực lên án cuộc xâm lược vẫn đang diễn ra của Nga và tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để viện trợ, bao gồm cả việc giúp vượt qua mùa Đông, để bảo vệ cuộc sống của người dân Ukraine”, ông Kishida nói với các phóng viên.

Trước đó, Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng người đứng đầu văn phòng Tổng thống của ông Zelenskyy, Andriy Yermak, đã gửi lời mời thông qua Ðại sứ của Tokyo tại Kyiv để mời ông Kishida đến thăm Ukraine.

Ông Kishida xác nhận rằng ông đã nhận được lời mời nhưng cho biết vẫn chưa có quyết định gì.
“Tôi muốn cân nhắc căn cứ vào các hoàn cảnh khác nhau”, ông nói thêm.

Tuần tới, ông Kishida sẽ thăm hầu hết các quốc gia thành viên G7 trong chuyến công du ngoại giao quan trọng trước khi Nhật Bản tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 thường niên vào tháng 5 tại Hiroshima, khi đó, Ukraine dự kiến sẽ là một chủ đề thảo luận chính.

Các quốc gia G7 còn lại là Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại, Đức, Anh, Pháp và Ý Ðại Lợi.


Cựu Lãnh Đạo NATO Kêu Gọi Ủng Hộ Ukraine và Đài Loan


(Hình: Cựu Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen họp báo tại Đài Bắc, Đài Loan, ngày 5/1/2023.)

- Các quốc gia dân chủ nên làm rõ “hậu quả kinh tế nghiêm trọng” mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt nếu nước này có hành động chống lại Đài Loan tự trị, cựu Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) kêu gọi nhân chuyến thăm hòn đảo hôm 5/1/2023.

Trung Quốc, nước tuyên bố Đài Loan là của mình bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của hòn đảo dân chủ, gia tăng áp lực lên Đài Loan để khẳng định yêu sách chủ quyền bao gồm các hoạt động gần như hàng ngày của không quân Trung Quốc gần hòn đảo này trong 3 năm qua.

Ông Anders Fogh Rasmussen so sánh sự tương đồng giữa cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine với sự gây hấn quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan, nói rằng các nước dân chủ phải đoàn kết làm việc để bảo đảm chiến thắng ở Ukraine nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan.

Ông Rasmussen nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo ở Đài Bắc: “Bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng ở Đài Loan bằng vũ lực sẽ gây ra phản ứng thống nhất ngang nhau và chúng ta phải làm rõ điều này với Trung Quốc ngay bây giờ”.
“Trung Quốc phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhiều hơn so với Nga. Việc nêu ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng của bất kỳ cuộc tấn công nào lúc này sẽ là một biện pháp răn đe mạnh mẽ”, ông nói và cho biết thêm rằng ông tin là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang theo dõi sát sao cuộc chiến ở Ukraine kết thúc như thế nào.

Ông Rasmussen, cựu Thủ tướng Đan Mạch, một trong những nhà ngoại giao cao cấp nhất thế giới cho đến khi ông rời ghế ở NATO vào năm 2014, thúc giục các nước Âu Châu đưa ra các biện pháp trừng phạt “toàn diện” đối với Trung Quốc nếu nước này có động thái đối với Đài Loan.

Trung Quốc bảo lưu quyền sử dụng vũ lực để kiểm soát Đài Loan nếu cần thiết. Đài Loan nói rằng chỉ người dân của họ mới có thể quyết định tương lai của chính họ và rằng các yêu sách của Bắc Kinh là vô hiệu vì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ cai trị hòn đảo này.

Ông Rasmussen nói các nước Âu Châu có thể tham gia các cuộc tập trận với lực lượng quân sự của Đài Loan, hiện đang sử dụng vũ khí chủ yếu do Mỹ và trong nước sản xuất.
“Tất cả những ai tin vào một Đài Loan dân chủ và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ phải làm việc để bảo đảm Ukraine chiến thắng. Người dân Ukraine và người dân Đài Loan tự quyết định tương lai của mình, vì vậy thế giới tự do phải ủng hộ họ”.


Thuyền Chở 185 Người Tị Nạn Rohingya Cập Bờ Biển ở Tỉnh Aceh của Nam Dương


(Hình: Người tị nạn Rohingya.)

- Một chiếc thuyền chở 185 người tị nạn Rohingya đã cập bờ biển ở tỉnh Aceh của Nam Dương hôm Chủ Nhật (8/1/2023), một viên chức cơ quan phòng chống thảm họa địa phương cho biết.

Thuyền này tới đây sau khi hàng trăm người đến vào cuối năm 2022 để chạy trốn khỏi những điều kiện tuyệt vọng trong các trại tị nạn ở Bangladesh.

Hơn một nửa số người đến vào khoảng 2 giờ 30 chiều Chủ Nhật là phụ nữ và trẻ em, Ridwan Jamil, người đứng đầu cơ quan phòng chống thảm họa Aceh Besar, nói với thông tấn xã Reuters.

Những bức ảnh mà viên chức Ridwan chia sẻ cho thấy những người tị nạn ngồi thành nhóm và nằm dài trên cát.

Hàng trăm người Rohingya đã đến Aceh trong vài tháng qua, trong đó có một chiếc thuyền chở 174 người dạt vào bờ biển vào cuối tháng 12/2022.

Cơ quan Tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) nói rằng năm 2022 có thể là một trong những năm nguy hiểm nhất trên biển đối với người Rohingya trong gần một thập kỷ. Người Rohingya lâu nay bị đàn áp ở Miến Ðiện, nơi đa số theo đạo Phật.

Trong nhiều năm, nhiều người Rohingya đã trốn sang các quốc gia láng giềng như Thái Lan và Bangladesh, cũng như các nước có đông tín đồ Hồi giáo là Mã Lai Á và Nam Dương.

Gần 1 triệu người Rohingya sống trong điều kiện chật chội ở Bangladesh, bao gồm nhiều người trong số hàng trăm ngàn người đã chạy trốn khỏi cuộc đàn áp chết chóc vào năm 2017 của quân đội Miến Ðiện, vốn phủ nhận việc phạm tội ác chống lại loài người.


Tin Nóng Việt Nam

Thanh Tra Chính Phủ Kiến Nghị Chuyển Công An Điều Tra 40 Vụ Liên Quan Mua Sắm Trang Thiết Bị Phòng/Chống Dịch COVID-19

- Truyền thông nhà nước loan tin dẫn nguồn từ Thanh tra Chính phủ cho hay vào ngày 5/1/2023, Cơ quan Thanh tra của Chính phủ Việt Nam kiến nghị chuyển sang cơ quan điều tra 40 sự việc về mua sắm trang thiết bị chống dịch COVID-19 có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Kiến nghị được đưa ra khi Cơ quan Thanh tra báo cáo tổng kết hoạt động của ngành trong năm 2022.

Tin cho biết trong năm qua, Thanh Tra Chính phủ thành lập ba đoàn thanh tra tại Bộ Y tế, Thủ đô Hà Nội, Sài Gòn. Ngoài ra Cơ quan này còn chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra của các bộ, ngành và dịa phương tiến hành thanh tra chuyên đề liên quan mua sắm thiết bị y tế phòng/chống dịch COVID-19.

Kết luận của Thanh Tra Chính phủ cho thấy có 5.000 gói thầu vi phạm trên tổng số 15.000 gói thầu. 54/61 tỉnh thành bị phát giác có nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu và thực hiện hợp đồng mua sắm.

Nhiều gói thầu mua sắm thiết bị của một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế Tp. HCM bị phát giác “có dấu hiệu trục lợi dịch COVID-19 để nâng giá bán cao bất thường”.

Cụ thể các địa phương có số gói thầu vi phạm được nêu rõ: Hà Tĩnh và Đà Nẵng vi phạm 100%; Hải Phòng gần 96%; Quảng Trị hơn 95%; Bình Thuận gần 91%; Cần Thơ hơn 83%; Vĩnh Long 85,5%. Các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Ninh Bình, Hà Giang đều có tỷ lệ các gói thầu vi phạm trên 70%...


Khởi Tố 7 Lãnh Đạo, Nhân Viên Tại Trung Tâm Đăng Kiểm ở Thành Phố Thủ Đức


(Hình: Lối vào Trung tâm đăng kiểm 50-03V.)

- Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an thành phố Thủ Đức (Sài Gòn) đã khởi tố, bắt tạm giam bảy lãnh đạo, nhân viên và những người liên quan tại Trung tâm đăng kiểm 50-03V.

Trong ngày 6/1/2023, Công an cho truyền thông hay việc khởi tố 7 người tại Trung tâm đăng kiểm 50-03V ở thành phố Thủ Đức nằm trong vụ án mở rộng điều tra tiêu cực xảy ra tại các Trung tâm đăng kiểm trong cả nước.

Cũng theo công an, Trung tâm đăng kiểm 50-03V có trụ sở tại phường Tam Bình, thành phố Thủ Đức và chi nhánh của trung tâm ở phường Linh Trung đã bị cơ quan công an tiến hành kiểm tra vào ngày 23/12/2022. Tại thời điểm đó, công an đã mời Giám đốc, Phó Giám đốc cùng một số nhân viên về trụ sở công an làm việc.

Đến thời điểm hiện tại, công an Tp. HCM cho truyền thông hay đã khởi tố, bắt tạm giam hơn 50 người tại 12 Trung tâm Đăng kiểm ở Tp. HCM và các tỉnh, thành phía Nam về các tội danh “Đưa hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Giả mạo trong công tác”.
Hôm 5/1, ba cán bộ thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam ở Tp. HCM cũng đã bị khởi tố và bị bắt giam về tội nhận hối lộ. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. HCM trong cùng ngày cũng đã tiến hành khám xét nơi làm việc và chỗ ở của 3 người trên tại Sài Gòn và thành phố Hà Nội.

Tại miền Bắc, vào ngày 4/1 Công an tỉnh Bắc Giang biết đã khởi tố năm người gồm bốn Phó Giám đốc và một đăng kiểm viên ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-06D thuộc Công ty đăng kiểm xe cơ giới Thái Nam có địa chỉ tại tỉnh Bắc Giang về tội “nhận hối lộ”.

Vào ngày 29/12, Giám đốc, Phó Giám đốc và 12 viên chức của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đường bộ ở Bắc Ninh đã bị khởi tố và bắt giam cũng về tội “nhận hối lộ”.


Hacker “Cậu IT” Nhâm Hoàng Khang Bị Tuyên 10 Năm Tù


(Hình: Nhâm Hoàng Khang tại phiên xử Sơ thẩm.)

- Tòa án Tp. HCM tuyên phạt Nhâm Hoàng Khang, ngụ quận Tân Bình 10 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” dù ông này không thừa nhận hành vi phạm tội.

Hôm 6/1/2023, Tòa Tp. HCM mở phiên xử Sơ thẩm đối với Nhâm Hoàng Khang, sinh năm 1987, còn được biết với tên gọi “cậu IT”, với cáo buộc người này đã tống tiền chủ sàn T-REX (với website https://t-rex.exchange). Truyền thông nhà nước loan tin trên trong cùng ngày.

Cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân Tp. HCM thể hiện khoảng cuối tháng 10/2020, ông Khang sử dụng điện thoại di động truy cập sàn T-REX, mở nhiều tài khoản. Khang, sau đó phát giác sàn T-Rex có nhiều lỗi nên đã nhắn tin đe doạ nhân viên của sàn T-Rex là L.N.T.V và “tống tiền” chủ sàn là ông Vũ Ngọc Châu.

Liên tục từ giữa tháng 11/2020 đến tháng 2/2021, theo yêu cầu của Khang, ông Châu thông qua nhân viên đã phải chuyển cho Khang hơn 291 triệu đồng.

Tại tòa, Khang thừa nhận mình là người đã viết nhu liệu điện toán phát giác lỗi của sàn T-Rex. Tuy nhiên, Khang cho rằng mình không “tống tiền” ông Châu, khẳng định rằng số tiền nhận từ chủ sàn T-Rex là phần thưởng từ cuộc thi do sàn này tổ chức.

Tuy nhiên qua đối chất tại tòa, chủ sàn T-Rex cho biết không tổ chức cuộc thi tìm lỗi nhận thưởng như lời khai của Khang. Tuy vậy khi nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, Khang vẫn không thừa nhận hành vi phạm tội.

HĐXX nhận định mặc dù Khang không thừa nhận hành vi phạm tội nhưng căn cứ vào lời khai ban đầu của bị cáo, lời khai của bị hại và những người làm chứng phù hợp với nhau và các chứng cứ khác đủ cơ sở xác định ông Nhâm Hoàng Khang có hành vi cưỡng đoạt tài sản như cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân truy tố, do đó đề nghị tuyên phạt Khang 10 năm tù.


Hai Cựu Chủ Tịch Tỉnh Khánh Hòa Tiếp Tục Lĩnh Án Hơn 12 Năm Tù


(Hình: Các bị cáo tại tòa.)

- Tòa án tỉnh Khánh Hòa đã tuyên bố mức án với hai cựu Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa do liên quan đến việc giao đất “vàng” cho doanh nghiệp sai quy định, gây thất thoát tài sản nhà nước.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 6/1/2023, nêu rõ, sau hơn 10 ngày xét xử và nghị án, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt ông Nguyễn Chiến Thắng, 67 tuổi, cựu Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh 6 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Mức án này thấp hơn Viện kiểm sát đề nghị trước đó gần 2 năm (tức 7 đến 8 năm tù).

Các ông Lê Đức Vinh (cựu Chủ tịch nhiệm kỳ sau ông Thắng) và Đào Công Thiên (cựu Phó Chủ tịch) lĩnh 5 năm 6 tháng tù.

Mười bị cáo còn lại nguyên là lãnh đạo các sở ngành bị tuyên từ hai năm đến 3 năm 6 tháng tù về cùng tội danh. Tại phiên xử này, ông Vinh và một nguyên lãnh đạo sở xin xét xử vắng mặt.

Đây là bản án thứ hai đối với hai cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa. Hồi tháng 4/2022, ông Thắng đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa phạt 5 năm 6 tháng tù, ông Vinh và Thiên lĩnh 4 năm 6 tháng tù do sai phạm khi thực hiện dự án sinh thái Cửu Long Sơn Tự và biệt thự sông núi Vĩnh Trung, phá vỡ quy hoạch trên núi Chín Khúc. Như vậy, hợp hình phạt chung ông Thắng lĩnh án 12 năm tù và ông Vinh 10 năm tù.
Hội đồng Xét xử xác định ông Thắng với vai trò là người đứng đầu đã chỉ đạo bằng nhiều văn bản sai quy định trong việc đầu tư và khai triển dự án tại khu đất số 1 Trần Hưng Đạo, thành phố Nha Trang, tức trụ sở cũ của Trường Chính trị Khánh Hòa, gây thất thoát hơn 60 tỉ đồng tài sản nhà nước, bất bình trong dư luận.

Tại phiên tòa, Hội đồng Xét xử cho rằng ông Thắng chưa nhận thức được hành vi phạm tội nên cần xử phạt nghiêm.


Số Người Việt Nam Ra Ngoại Quốc Lao Động Tăng Trong Năm 2022


(Hình: Người lao động được đào tạo kỹ năng trước khi đi làm việc ở ngoại quốc.)

- Hơn 142.000 người Việt Nam ra ngoại quốc lao động trong năm 2022, tăng gấp ba lần năm 2021 và cao nhất trong 3 năm qua.
Cục Quản lý Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội Việt Nam công bố số liệu vừa nêu và truyền thông nhà nước loan đi ngày 6/1/2023.

Nhật Bản đứng đầu danh sách các nước thu nạp lao động Việt Nam trong năm 2022; tiếp đến là Đài Loan, Nam Hàn, Tân Gia Ba, Trung Quốc, Lỗ Ma Ni, Hung Gia Lợi, Nga, Ba Lan….
Tính đến hết quý 4/2022, Cơ quan chức năng Việt Nam đã cấp phép cho 456 doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam ra ngoại quốc làm việc. Trong số này có 15 doanh nghiệp Nhà nước, số còn lại là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội Việt Nam đề ra mục tiêu trong năm 2023 xuất cảng được 110.000 lao động.

Vào trung tuần tháng 12/2022 vừa qua, Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh XII cũng đề ra chỉ tiêu đưa 500.000 thanh niên Việt Nam ra ngoại quốc lao động để mang ngoại tệ về cho đất nước.


Phần Lan Sẽ Thu Hút Thêm Lao Động Việt Nam


(Hình : Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói chuyện với cộng đồng người Việt tại Phần Lan hôm 11/9/2021.)

- Việt Nam là một trong bốn thị trường lao động đặc biệt mà Phần Lan đang nhắm đến. Đó là Ba Tây, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Mạng báo ScandAsia loan tin ngày 6/1/2023 dẫn phát biểu của Giám đốc Bộ phận Nhập cư thuộc Bộ Kinh tế-Việc làm của Phần Lan, Sonja Hammainen, vào năm 2022 về vấn đề vừa nêu. Cụ thể Phần Lan sẽ cử các tư vấn tài năng đến bốn nước để thiết lập đối tác tuyển dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mục tiêu của nước này là tăng gấp đôi số lao động nhập cư từ nay đến năm 2030. Riêng trong lĩnh vực y tế, số lao động ngoại quốc sẽ đóng góp chừng 10% nguồn nhân lực tại đất nước này trong vòng 10 năm tới.

Hồi cuối tháng 10 năm 2022, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, ông Keijo Norvanto, có cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội Việt Nam Lê Tấn Dũng để thúc đẫy lĩnh vực đào tạo nghề. Đại sứ Phần lan thừa nhận tình trạng thiếu lao động tại đất nước ông; đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc y tế…. Lao động Việt là một trong những nhóm mà Phần Lan nhắm đến.


Nhà Máy Lọc Dầu Nghi Sơn Giảm 20%-25% Sản Lượng Do Trục Trặc Kỹ Thuật


(Hình: Một điểm bán xăng lẻ ở thành phố Hội An, Quảng Nam, ngày 20/11/2014.)

- Chính phủ Việt Nam cho biết sản lượng từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy lớn nhất Việt Nam, dự kiến sẽ giảm 20%-25% trong 10 ngày đầu tháng 1 do phân xưởng Cracking xúc tác tầng sôi liên tục (RFCC) của nhà máy ngừng hoạt động vì trục trặc kỹ thuật, theo tin của thông tấn xã Reuters.

Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn công suất 200.000 thùng/ngày bị rò rỉ tại phân xưởng RFCC, chính phủ cho biết trong một tuyên bố.

Vào cuối tháng trước, thông tấn xã Reuters lần đầu tiên đưa tin về việc đóng cửa phân xưởng này.


(Hình: Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.)

Bộ Công Thương Việt Nam yêu cầu các công ty kinh doanh xăng dầu tăng cường nhập cảng để bù đắp cho sự thiếu hụt nhằm “bảo đảm đủ nhiên liệu cho thị trường trong nước cho đến hết Quý I”, Chính phủ cho biết.

Do đó, công ty Petrolimex phát hành đấu thầu kể từ ngày 30/12/2022 để mua ít nhất 3 lô hàng dầu có hàm lượng lưu huỳnh 500 ppm cho chuyến hàng từ tháng 1 đến tháng 2 để bù đắp sự thiếu hụt này tại thị trường nội địa, một số nguồn tin thương mại cho biết.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn do công ty Idemitsu Kosan của Nhật Bản sở hữu 35,1%, công ty Kuwait Oil 35,1%, công ty dầu khí nhà nước Việt Nam PetroVietnam 25,1% và Mitsui Chemicals 4,7%.


Nhà Máy Điện Gió Asia Dak Song 1 Được Động Thổ


(Hình: Lãnh đạo tỉnh Đắc Nông và tập đoàn chụp ảnh với các đại biểu tham dự.)

- Lễ động thổ xây dựng Nhà máy điện gió Asia Dak Song 1 được tiến hành vào ngày 4/1/2023 tại huyện Đắc Song, tỉnh Đắc Nong.

Truyền thông nhà nước loan tin cho biết nhà máy có công suất lắp đặt tối đa là 50MW do Tập đoàn Super Energy của Thái Lan đầu tư. Tổng vốn cho dự án là gần 1.700 tỉ đồng. Thiết kế nhà máy có 13 trụ turbine gió theo kỹ thuật gearless của Hãng Goldwind.

Theo kế hoạch dự kiến vào tháng 10 năm nay sẽ bắt đầu lắp đặt thiết bị, và đến tháng 12/2024 bắt đầu vận hành thương mại.
Trước đây, dự án này do pháp nhân là Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng Á Châu (Asia Energy) làm chủ đầu tư theo quyết định chủ trương của tỉnh Đắc Nông ban hành tháng 11/2020 với thời hạn hoạt động 50 năm. Asia Energy thành lập tháng 10/2018, với vốn điều lệ 20 tỉ đồng, thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế FDI có trụ sở tại Tp. HCM.

Công ty Super Energy Corporation (SEC), dưới danh nghĩa công ty con (100% vốn của SEC) là Super Wind Energy Co., Ltd. đứng tên, đã mua lại 100% cổ phần của Asia Energy từ 3 cổ đông hiện hữu. Thương vụ M&A này có giá trị giao dịch không quá 125 tỉ đồng, tương đương khoảng 164 triệu Baht. Dự án hiện đang nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng mua bán điện (PPA).

Năm 2017, SEC bắt đầu mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Tính đến nay, SEC đã đầu tư vào 148 dự án năng lượng tái tạo ở cả Thái Lan và Việt Nam

Việt Nam Tiếp Tục Tìm Kiếm Thi Thể Bé Trai Ngã Xuống Hố Trụ Bê-Tông


(Hình: Công tác tìm kiếm bé Thái Lý Hạo Nam ở Đồng Tháp hôm 4/1/2023.)

- Việc tìm kiếm thi thể bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) đã bước sang ngày thứ chín mà vẫn chưa có kết quả.

Bé Hạo Nam đã ngã xuống hố trụ bê-tông sâu 35 mét vào sáng ngày 31/12/2022 và công tác cấp cứu đã được khai triển ngay trong ngày. Tuy nhiên, sau năm ngày tìm kiếm mà không cứu được bé, đại diện chính quyền tỉnh Đồng Tháp cho báo chí biết bé Hạo Nam đã chết.

Theo truyền thông nhà nước, đến chiều tối 8/1/2023, lực lượng cấp cứu vẫn làm việc khẩn trương ở hiện trường nơi bé trai Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) rơi xuống ống trụ bê-tông tại công trình cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình.

Lực lượng chức năng đã đóng xong khung cừ ván thép 12m và đang bổ sung thêm cẩu 80 tấn.

Hôm 7/1, ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp cho báo chí biết: Ban chỉ đạo đã thống nhất phương án tối ưu, khả thi nhất để nhổ trụ bê-tông sâu 35m, nơi bé Thái Lý Hạo Nam ngã xuống.
Theo ông Bảo, phương án thống nhất có 11 bước, lực lượng cấp cứu khẩn trương thực hiện từng bước một, thận trọng, xuyên suốt để đạt kết quả cuối cùng.

Ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết quá trình thực hiện phương án này có thể mất từ 6 đến 7 ngày.

Việc bé Hạo Nam ngã xuống hố bê-tông và thời gian cứu nạn kéo dài thời gian qua cùng tuyên bố về việc bé đã qua đời đã gây nên nhiều thảo luận trên báo chí và mạng xã hội thời gian qua. Đã có những ý kiến chỉ trích việc nhà thầu đã không bảo đảm an toàn khi không bịt kín miệng hố sau khi thi công dẫn đến việc trẻ ngã xuống hố. Cũng có ý kiến chỉ trích việc chính quyền chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp hữu hiệu trong công tác cấp cứu. Thêm vào đó là việc tuyên bố bé Hạo Nam đã chết cũng bị cho là không đúng thủ tục được quy định theo pháp luật.

 

Không có nhận xét nào: