Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

Kính Chuyển Tin: Lại Thêm Người Đàn Ông Gốc Á Tại Bắc Cali, Xả Súng Giết Chết 7 Người! Và Tin Theo Dòng Thời Sự


Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH Bắc Cali Kỷ Niệm:
Xuân Lịch Sử! Thần Tốc Bắc Tiến, Đại Phá Quân Thanh (1789). Chiến Thắng Đống Đa, Trận Chiến Lẫy Lừng Nhất Trong Lịch Sử!
<!>


Vua Quang Trung, Cũng Là Thánh Tổ Của Quân Lực VNCH!

*29 Tết!

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng. Để có thêm quân đánh Thanh, vua Quang Trung thi hành chính sách cưỡng bách tòng quân. Theo tác giả Hoa Bằng, tất cả nam giới từ 12, 13 đến 60 tuổi đều phải đăng ký vào sổ đinh nam. Theo thư của giáo sĩ La Barette, tất cả nam từ 15 tuổi trở lên đều phải đi lính, người già và phụ nữ phải đi sửa cầu đường. Theo Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng, cứ 3 suất đinh thì chọn lấy 1 người đi lính. Trong 10 ngày tuyển quân, Quang Trung đã có thêm khoảng mấy vạn quân, nâng tổng quân số lên tới 10 vạn. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, số quân cũ và mới của Quang Trung là 10 vạn, được tổ chức thành 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Các giáo sỹ phương Tây ghi rằng quân của Quang Trung "tiến nhanh như vũ bão... từ Thanh Hoá ra Ninh Bình chỉ mất có một ngày, không quản đường xa khó nhọc đã làm chết nhiều ngựa voi của ông, trong khi người khác phải mất ba bốn ngày". Ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân (tứ 15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long! Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

*Đêm 30 Giao Thừa!

Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi.

*Mồng 4 Tết!

Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi, nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng, khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.

*Sáng Mồng Năm Tết!

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết. Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi, thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.

*Dẹp Quân Thanh Xâm Lăng, Chưa Đầy Một Tuần Lễ! (6 Ngày)

Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung tiến quân vào thành Thăng Long trong sự chào đón, reo hò chiến thắng của nhân dân.

*“Ngàn đời sau, nước Việt, còn ghi danh!”

Một nhà thơ, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó, trong một bài thơ:

“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta!"


Thông Báo Của Liên Hội CQN VNCH Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm Chiến Thắng Đống Đa. (Thứ Bảy Tuần Này!)



Dầu Xuân đẫm máu! Thêm một người đàn ông đứng tuổi gốc Á, lại xả súng ở California, 7 nông dân gốc Hoa chết!

-7 người đã bị bắn chết tại hai địa điểm riêng biệt ở thành phố Half Moon Bay, bang California vào chiều 23/1, văn phòng cảnh sát trưởng hạt San Mateo cho biết.


(Ảnh: Các nhà chức trách tại hiện trường vụ xả súng ở Half Moon Bay hôm 23/1)

Văn phòng cảnh sát trưởng cho biết một nghi phạm đã bị bắt giữ sau vụ xả súng, CNN đưa tin.
“Nghi phạm đang bị giam giữ. Không có mối đe dọa nào đối với cộng đồng vào thời điểm này”, văn phòng cảnh sát trưởng hạt San Mateo thông tin trên Twitter.

Văn phòng này cho biết bốn nạn nhân được phát hiện đã thiệt mạng vào khoảng 14h22 ngày 23/1, trong khi một nạn nhân khác đã được chuyển đến Trung tâm Y tế Stanford, với những vết thương nguy hiểm đến tính mạng.
Ngay sau khi phát hiện ra sự việc trên, ba nạn nhân nữa được phát hiện đã thiệt mạng tại một hiện trường khác, trong khu vực này, văn phòng cảnh sát trưởng cho biết thêm.

Nghi phạm Zhao Chunli, 67 tuổi, cư dân Half Moon Bay, đã bị bắt giam vào khoảng 16h40 ngày 23/1, sau khi ông ta được phát hiện trong xe riêng tại một bãi đậu xe, NBC dẫn thông tin từ văn phòng cảnh sát trưởng.
Debbie Ruddock, thành viên hội đồng thành phố Half Moon Bay, cho biết các nạn nhân là nông dân gốc Hoa. Giới chức vẫn đang điều tra động cơ vụ xả súng.

Half Moon Bay cách San Francisco khoảng 45 km về phía nam và nằm ở phía Tây của hạt San Mateo, theo thông tin trên website của thành phố.
Nép mình dọc theo bờ biển Bắc California, Half Moon Bay là cộng đồng nông nghiệp yên tĩnh, nổi tiếng với lễ hội bí ngô hàng năm và cuộc thi lướt sóng Mavericks.

Vụ xả súng này xảy ra hai ngày sau, khi 11 người thiệt mạng tại một lễ hội Tết Nguyên đán ở Monterey Park. Các quan chức gọi đây là vụ xả súng hàng loạt đẫm máu nhất trong lịch sử hạt Los Angeles.

Miền Nam, Miền Bắc Cali, 2 Vụ Xả Súng Tàn Sát Đẫm Máu, Đều Là Người Đàn Ông Gốc Á, Trong Những Ngày Mừng Tết!

- Ít nhất bảy người chết, một người bị thương và nghi phạm bị giam giữ sau vụ xả súng ở thành phố Half Moon Bay, bang California, CNN đưa tin sáng nay (24/1). Trong khi đó, số người chết trong vụ xả xúng ở thành phố Monterey Park tăng lên 11, gồm ít nhất một người đàn bà gốc Việt tên là My Nhan.

Nghi phạm người gốc Trung Quốc

“Vụ nổ súng này thật khủng khiếp. Đó là một thảm kịch mà chúng ta đã nghe nói đến quá thường xuyên nhưng hôm nay nó đã xảy ra ở đây, tại Hạt San Mateo”, bà Corpus nói.
Cảnh sát đã xác định được nghi phạm trong xe của ông ta tại một bãi đậu xe và bắt giữ dễ dàng. Một khẩu súng ngắn bán tự động đã được tìm thấy trong xe của nghi phạm.
Cảnh sát trưởng nói rằng, động cơ giết người vẫn chưa được làm rõ, nhưng các quan chức tin rằng nghi phạm đã hành động một mình và cộng đồng không bị đe dọa.

Báo Hong Kong South China Morning Post sáng 24/1 dẫn lời ông Pine nói rằng, cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm 67 tuổi Zhao Chunli, một người gốc Trung Quốc. Đây là một công nhân của trang trại nấm.
Ông Pine nói rằng, nghi phạm là “một công nhân bất mãn!”.

Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom, cho biết ông đang ở bệnh viện gặp gỡ người bị thương trong vụ xả súng hàng loạt ở thành phố Monterey Park, thì “bị kéo đi để được thông báo về một vụ xả súng khác, lần này là ở Half Moon Bay!”.
“Bi kịch nối tiếp bi kịch” vào Ngày Tết Nguyên Đán Âm Lịch, ông Newsom viết trên Twitter.

Half Moon Bay cách thành phố San Francisco khoảng 45km về phía nam và nằm ở phần cực tây của Hạt San Mateo.


(Ảnh: Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ nổ súng ở Half Moon Bay, California.)

Vụ xả súng Monterey Park có nạn nhân gốc Việt!
Ít nhất 11 người thiệt mạng trong vụ xả súng hàng loạt tối thứ Bảy tại Monterey Park, California, khi cộng đồng người Mỹ gốc Á của thành phố đang đón Tết Nguyên đán. Ngày 24/1, cảnh sát nói rằng, “hàng trăm viên đạn” cũng như “bộ giảm âm thanh” tự chế, đã được tìm thấy trong nhà của nghi phạm Huu Can Tran.

Trong số 11 người chết, có bốn người đã được xác định danh tính. Đó là Yu Xiujuan (nữ, 57 tuổi), Valentino Alvero (nam, 68 tuổi), My Nhan (nữ, 65 tuổi) và Li Lilan (nữ, 63 tuổi), CNN sáng nay dẫn thông báo của Văn phòng điều tra viên.
Ba phụ nữ và bốn người đàn ông còn lại (tất cả đều ở độ tuổi 50, 60 và 70) vẫn chưa được xác định danh tính.

Hãng tin Mỹ AP đưa tin, bà My Nhan là khách quen tại Câu lạc bộ Khiêu vũ Ngôi sao trong hơn một thập kỷ, chọn vũ trường làm nơi “khởi đầu một năm mới” với các hoạt động mừng Tết Nguyên đán, Fonda Quan, cháu gái của bà, cho biết hôm 24/1.
Fonda Quan nói: “Thật an ủi khi biết rằng bà rất thích buổi khiêu vũ dù đó là buổi khiêu vũ cuối cùng của bà”.

Bà My Nhan từ Việt Nam sang Mỹ định cư vào những năm 1980 và bà sống ở San Gabriel Valley, trong cộng đồng Rosemead, CBC News đưa tin sáng 24/1.
Hung thủ Tran đã bắn 42 viên đạn từ một khẩu súng ngắn cỡ lớn, trong Câu lạc bộ Khiêu vũ Ngôi sao ở Monterey Park, cảnh sát cho biết. Có thể là động cơ ghen tuông gây án của tay súng.

Tran từng bị bắt giữ vào năm 1990 vì sở hữu súng bất hợp pháp. Luật sư George Gascón cho biết, ông tin rằng vụ nổ súng dường như đã được nhắm mục tiêu, vì Tran “rất quen thuộc” với phòng khiêu vũ nơi vụ xả súng diễn ra.


(Ảnh: Nạn nhân My Nhan trong vụ xả súng hàng loạt ở Monterey Park, California.)

Kể từ đầu năm nay, đã có 36 vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ, cao kỷ lục cùng kỳ tất cả các năm trước. Vụ xả súng ở Monterey Park là vụ tấn công đẫm máu nhất, kể từ vụ xả súng trường tiểu học Robb ở Uvalde, bang Texas vào tháng 5/2022 (22 người chết, 18 người bị thương).
Cộng đồng người châu Á, đang bàng hoàng vì 2 vụ xả súng liên tiếp, của 2 người đàn ông gốc Á lớn tuổi, cùng trong thời điểm Mừng Tết Âm Lịch!


Tin Quốc Tế Đó Đây

Davos 2023: Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới Khá Hơn Mức Từng Lo Ngại, Song Vẫn Có Rủi Ro


(Hình: Một phiên thảo luận tại diễn đàn Davos, Thụy Sĩ.)

- Ngày 20/1/2023, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay thời gian tới trong năm nay có vẻ tốt hơn so với mối lo ngại từng có về nền kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn còn những rủi ro bao gồm xung đột ở Ukraine có thể leo thang và khả năng nổ ra một cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương, đó là kết luận của phiên thảo luận cuối cùng trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nói với cử tọa ở Davos rằng điều đã được cải thiện là Trung Quốc có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng và IMF hiện dự báo mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ là 4,4% trong năm 2023.
Mặc dù điều đó có thể khiến IMF trong những ngày tới sẽ điều chỉnh tăng mức dự báo về tăng trưởng toàn cầu của năm nay - con số dự báo hiện tại là 2,7% - song bà giám đốc IMF cảnh báo rằng không nên mong đợi là con số này “tăng đáng kể”.

Một rủi ro gắn liền với việc Trung Quốc mở cửa trở lại, có tiềm năng hâm nóng nhu cầu toàn cầu và giá năng lượng, là điều đó đã tạo ra một con sóng mới gây áp lực về lạm phát chỉ vài tháng sau khi đợt lạm phát giác nay đã đạt đỉnh.

Hội nghị Davos kéo dài một tuần bị chi phối bởi những tranh luận và bất đồng đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Âu Châu về trợ cấp cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, tình trạng nợ nần ngày càng tăng ở các quốc gia đang phát triển và đầy rẫy những rủi ro địa chính trị trên khắp hành tinh.
“Mối quan tâm sâu sắc nhất của tôi rõ ràng là cuộc chiến ở Ukraine”, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói tại phiên thảo luận, cảnh báo rằng có thể xảy ra leo thang, đồng thời lập luận rằng cuộc chiến đã thúc đẩy Liên Hiệp Âu Châu trở thành một lực lượng chính trị rõ ràng hơn trong quyết tâm duy trì sự ủng hộ đối với Ukraine.

Các giám đốc điều hành trong thị trường chứng khoán, tài chính của Mỹ tham gia hội nghị Davos nói rằng thái độ bi quan đã giảm bớt khi các nền kinh tế ở Hoa Kỳ và Âu Châu vẫn vững mạnh và Trung Quốc nới lỏng các chính sách COVID-19.

Mô tả năm 2022 là một năm “thật kỳ lạ khi ta nhìn vào nó”, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Âu Châu (ECB) Christine Lagarde kêu gọi các chính phủ bảo đảm rằng chính sách tài khóa không khiến cho công việc của các ngân hàng trung ương trở nên khó khăn hơn bằng cách làm nóng nền kinh tế.

Bà nói: “‘Điều tôi tâm niệm về chính sách tiền tệ là hãy cứ duy trì các biện pháp hiện nay”, đồng thời bà tái khẳng định rằng ECB có kế hoạch tiếp tục thắt chặt trong thời gian đủ lâu nếu cần thiết.


Công Ty Lính Đánh Thuê Wagner Được Nga Công Nhận Tư Cách Pháp Nhân

- Ngày 19/1/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Công ty lính đánh thuê Wagner của Nga từ bóng tối đã từng bước tiến ra ánh sáng, dần dần được hợp thức hóa. Theo thông cáo của quân đội Nga được công bố hồi tuần trước, công ty bán quân sự này đã được cho phép tuyển quân tại các nhà tù ở Nga.
Còn theo thông tín viên Anissa El Jabri của Đài RFI từ thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, Wagner lần đầu tiên cũng đã có tên trong sổ đăng ký tư cách pháp nhân của Nga hôm 27/12/2022:
“Đó là một thực thể đóng thuế hoàn toàn mới, được ghi danh trong sổ đăng ký tư cách pháp nhân của Nhà nước ở Saint Petersbourg. Đây là một công ty cổ phần không phải của Nhà nước, với số vốn 10.000 rúp, nên sổ ghi danh các cổ đông không được thông báo. Trái lại, tên của công ty được viết rõ ràng là “Công ty Trung tâm Wagner”.

Từ một công ty tư nhân đơn thuần không có tư cách pháp nhân, không tồn tại hợp pháp, nhưng giờ đây với sự tồn tại của trung tâm này, công ty đã có tư cách pháp nhân và tồn tại hợp pháp. Đâu là các hoạt động công khai của Wagner? Phạm vi các hoạt động của công ty này là rất rộng, từ “tư vấn về các vấn đề kinh doanh và quản lý”, cho đến xuất bản sách, phát triển các phương tiện truyền thông và cho thuê phương tiện vận tải hàng hải và hàng không.

Điều đó tạo cho họ hàng loạt khả năng, như ký kết các thỏa thuận, tuyển dụng nhân viên, nhận đơn đặt hàng và các khoản trợ cấp của chính phủ, mà không bao giờ bị buộc phải tiết lộ thông tin về những bên hưởng lợi”.

Sau khi lãnh đạo Wagner vào tháng 9/2022, xác nhận thành lập tập đoàn bán quân sự, vốn hoạt động bí mật từ nhiều năm qua, ngày 4/11/2022, công ty này đã khai trương trụ sở đầu tiên tại Nga.


Nga Lại Tuyên Bố Chiếm Được Klishchiivka Gần Bakhmut của Ukraine!


(Hình: Lính đánh thuê Wagner đóng vai trò đáng kể trong chiến tranh ở Ukraine.)

- Hôm thứ Sáu (20/1/2023), Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng của họ giành quyền kiểm soát Klishchiivka, một khu dân cư ở phía Nam Bakhmut thuộc khu vực Donetsk, miền đông Ukraine.
Tuần trước, các lực lượng Nga đã chiếm được Soledar ở phía đông bắc Bakhmut - một bước tiến mà các nhà phân tích quốc phòng cho rằng có thể giúp họ gây áp lực lên thị trấn Bakhmut có quy mô lớn hơn.

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng Klishchiivka, nơi có dân số khoảng 400 người trước chiến tranh, đã bị quân Nga chiếm, với sự yểm trợ đường không.
Ngôi làng này cách Bakhmut khoảng 9 cây số về phía Nam, nơi các đơn vị lính đánh thuê Wagner của Nga đã giáp chiến quyết liệt với lực lượng Ukraine trong nhiều tháng dưới dạng chiến tranh tiêu hao.

Cả Wagner và lực lượng dân quân núp bóng Nga trú đóng ở tỉnh Donetsk của Ukraine đều tuyên bố đã chiếm được Klishchiivka. Reuters không thể kiểm chứng độc lập các diễn biến chiến trường.
Cùng lúc này, cơ quan tình báo đối ngoại của Đức nhận thấy đáng báo động về những tổn thất mà quân đội Ukraine đang gánh chịu trong cuộc chiến chống lại lực lượng Nga ở thành phố Bakhmut, tạp chí Der Spiegel đưa tin hôm 20/1.

Dẫn thông tin họ nhận được, Spiegel cho biết quân đội Ukraine đang mất một số lượng binh sĩ ở mức 3 con số mỗi ngày, tức là hàng trăm người, cơ quan tình báo BND nói như vậy với một nhóm các nhà lập pháp thuộc Quốc hội Đức, các vị này tập trung vào vấn đề an ninh tại một cuộc họp bí mật trong tuần này, vẫn Spiegel cho hay.

BND cảnh báo rằng việc lực lượng Nga chiếm được Bakhmut sẽ gây ra những hậu quả đáng kể, vì điều đó sẽ cho phép Nga đạt được những bước tiến xa hơn. Họ cũng cho biết quân đội Nga đang sử dụng binh lính của chính họ như nhưng con tốt thí ở Bakhmut, Spiegel nói thêm.


11 Nước Âu Châu Kêu Gọi Tăng Viện Trợ Quân Sự Giúp Ukraine Đánh Đuổi Quân Xâm Lược Nga

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 19/1/2023, 11 quốc gia Âu Châu ra “Cam kết Tallinn”, thông báo nhiều khoản viện trợ quân sự mới giúp Ukraine, và kêu gọi đẩy mạnh hỗ trợ quốc phòng giúp Kyiv sớm đánh bật quân xâm lược Nga. “Cam kết Tallinn” được đưa ra một ngày trước cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng khoảng 50 quốc gia họp tại Đức hôm 20/1, để bàn việc tăng cường hỗ trợ Kyiv.

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Anh, Ba Lan, Latvia và Lithuania, cùng đại diện các nước Đan Mạch, Cộng hòa Czech, Hà Lan và Slovakia họp tại Tallinn, thủ đô Estonia ngày hôm qua. Sau cuộc họp, đại diện 9 quốc gia nói trên cùng Đức và Tây Ban Nha đã ra bản “Cam kết Tallinn”. Hỗ trợ Ukraine “chuyển từ kháng cự sang trục xuất các lực lượng Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraine” là mục tiêu chính.

Cam kết Tallinn nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu này, cần huy động “các viện trợ chưa từng có, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực, pháo hạng nặng, hệ thống phòng không, đạn dược và xe chiến đấu bộ binh” cho Ukraine. Bẩy trong số 11 quốc gia ký tên đã nêu ra các đóng góp cụ thể.

Anh đưa ra nhiều cam kết, trong đó có việc cung cấp cho Kyiv một chi đội xe tăng hạng nặng Challenger 2, pháo tự hành AS90 155 ly, hàng trăm xe bọc thép, hàng chục máy bay không người lái, hàng trăm phi đạn tối tân bao gồm phi đạn GMLRS, 100.000 đạn pháo. Estonia hỗ trợ pháo 155 ly H-70 và 122 ly D-30, súng chống tăng Carl-Gustaf M2. Ba Lan tặng Ukraine 42 xe chiến đấu bộ binh cùng lựu pháo 155 mm KRAB....

Cho đến nay, các nước đồng minh vẫn ngần ngại trong việc cung cấp cho Kyiv các hệ thống phi đạn có tầm bắn xa hơn 100 cây số, giúp Ukraine có thể tấn công các hệ thống hậu cần quân sự của Nga, đặc biệt là các kho đạn. Theo AFP, ngày hôm qua, điện Kremlin một lần nữa tuyên bố, việc cung cấp các vũ khí tầm xa hơn cho Ukraine “sẽ khiến xung đột leo thang”.

Các Đồng Minh Ukraine Họp Tại Ramstein, Đức Đặt Điều Kiện Giao Xe Tăng Leopard

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 20/1/2023, những nước hậu thuẫn quân sự cho Ukraine có cuộc họp quan trọng, mang tính quyết định, tại căn cứ quân sự Mỹ ở Ramstein, miền Tây nước Đức: Đó là thảo luận về việc cung cấp các loại vũ khí hạng nặng mà Ukraine đã đề nghị từ nhiều tháng qua như các hệ thống phi đạn tầm xa hay xe tăng hạng nặng. Vấn đề này vốn gây chia rẽ phương Tây, một phần vì nước Đức do dự.

Từ thủ đô Bá Linh của Đức, thông tín viên Nathalie Versieux của đài RFI giải thích:
“Đích thân tân Bộ trưởng Quốc phòng, Boris Pistorius, một chuyên gia về an ninh nội địa chứ không phải là quân sự, sẽ là người dẫn đầu phái đoàn Đức. Nhất là, ông mới nhậm chức từ hôm qua (19/01), vì vậy, phạm vi hành động của ông sẽ rất hạn hẹp. Pistorius sẽ áp dụng từng chữ một những hướng dẫn mà ông nhận được từ phủ Thủ tướng.

Hơn bao giờ hết, chính Olaf Scholz là người có trong tay bộ hồ sơ về việc cung cấp các vũ khí tấn công cho Ukraine. Đảng Xanh trong liên minh cầm quyền tỏ ra ủng hộ. Scholz dường như có chút thay đổi về hồ sơ này. Giờ ông sẵn sàng giao xe tăng Leopard như Kyiv đòi hỏi, nhưng với điều kiện Mỹ phải giao xe tăng Abrams.

Thế nhưng, Hoa Kỳ chưa mấy sẵn lòng cung cấp cho Ukraine loại xe tăng chiến đấu có hỏa lực mạnh này. Có hai lý do giải thích cho sự miễn cưỡng này của Đức: Mối lo cuộc xung đột sa lầy nhưng còn có nỗi sợ Nga sẽ chiếm được một trong số những thiết bị rất tinh vi đó”.

Thông tấn xã AFP cho biết, Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu, Charles Michel, sau cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, tại Kyiv hôm 19/1/2023, tuyên bố, “chiến xa phải được gởi đến cho Ukraine”. Theo ông, “Liên Hiệp Âu Châu thấu hiểu thông điệp của Ukraine, rằng đất nước cần nhiều hơn nữa các hệ thống phòng không và đại pháo, cũng như là đạn dược”. Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu khẳng định, phương Tây “ý thức” được rằng “những tuần sắp tới sẽ mang tính quyết định cho bước tiếp theo” trong cuộc chiến chống Nga.


Mỹ: Thêm Một Khoản Chi Viện Quân Sự Mới Cho Ukraine

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 19/1/2023, Hoa Kỳ thông báo một gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine, trị giá 2,5 tỉ Mỹ kim, chủ yếu bao gồm hàng trăm xe bọc thép các loại khác nhau, nhưng không có xe tăng hạng nặng Abrams. Hôm sau (20/1), Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky lên tiếng cảm ơn Hoa Kỳ, nguồn hậu thuẫn quân sự hàng đầu cho Kyiv trong cuộc chiến chống quân Nga xâm lược.

Khoản viện trợ mới này bao gồm 59 xe tăng Bradley, bổ sung cho đợt cung cấp 50 xe bọc thép hạng nhẹ đã được thông báo ngày 06/1, và 90 xe bọc thép chở quân Stryker. Trong thông cáo, Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ, đợt chi viện mới này sẽ “trang bị cho Ukraine có được hai lữ đoàn xe thiết giáp”.

Quân đội Mỹ sẽ cung cấp thêm cho Ukraine 53 xe bọc thép chống mìn (MRAP) và 350 loại xe chở quân Humvee nổi tiếng M998.

Cho đến nay, Mỹ vẫn viện dẫn vấn đề bảo trì và đào tạo, để từ chối cung cấp cho Ukraine xe tăng hạng nặng Abrams.

Ngoài ra, Washington cũng sẽ cung cấp phi đạn cho các hệ thống phòng không NASAMS và HIMARS đã giao cho Ukraine và 8 hệ thống phòng không tầm ngắn Avenger – những loại vũ khí được lắp đặt trên những phương tiện di chuyển cùng nhịp với bộ binh – và hàng ngàn loại đạn dược khác nhau.

Theo thông tấn xã AFP, với gói chi viện bổ sung này, tính đến nay Hoa Kỳ đã hỗ trợ tổng cộng 26,7 tỉ Mỹ kim quân sự cho Ukraine kể từ khi chiến tranh bùng nổ ngày 24/2/2022.
Thông báo được đưa ra một ngày trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, dẫn đầu một phái đoàn đến Ramstein họp bàn với các đồng minh trong việc tiếp tục phối hợp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.


Ukraine Điều Tra Tai Nạn Trực Thăng Khiến Bộ Trưởng Nội Vụ Chết

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 19/1/2023, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố “nhiều giả thuyết” đang được xem xét trong khuôn khổ cuộc điều tra về tai nạn trực thăng hôm qua tại Brovary, gần thủ đô Kyiv, khiến 14 người thiệt mạng, trong đó có Bộ trưởng Nội vụ Denys Monastytsky tử vong.

Thông tín viên Stéphane Siohan của Đài RFI từ Kyiv nói đến thiệt hại rất lớn về nhiều mặt đối với Tổng thống Volodymyr Zelensky:
“Cho đến tối 18/1/2022 vẫn chưa có thông tin rõ ràng về vụ rớt trực thăng tại Brovary. Một vài nhân chứng nêu lên yếu tố sương mù dầy đặc đã phủ xuống Kyiv và vùng phụ cận từ buổi sáng. Đến chiều, Cơ quan Tình báo Ukraine SBU đưa ra 3 khả năng giải thích tai nạn nói trên: trực thăng của Bộ Nội vụ vi phạm lệnh cấm bay, trục trặc kỹ thuật và trực thăng bị phá hoại.

Trực thăng của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Denys Monastyrsky là chiếc Super Puma của Pháp. Đây là một trong 55 chiếc do tập đoàn Airbus chế tạo và Pháp đã trao cho Bộ Nội vụ Ukraine hồi 2018.

Tai nạn hôm 18/1chẳng những là một thảm kịch, mà giờ đây còn là một thách thức về mặt chính trị đối với Tổng thống Volodymyr Zelensky. Trong phát biểu tối 18/1, nét mệt mỏi hiện rõ trên gương mặt, khi ông nói đến ‘thảm kịch tại Brovary’.

Zelensky và Monastyrsky rất thân thiết với nhau ngoài đời, họ là những đồng đội của nhau. Bộ trưởng Nội vụ là một trong những cột trụ trong chính phủ. Giờ đây lãnh đạo Cảnh Sát Quốc Gia tạm thời điều hành Bộ Nội vụ, thế nhưng Tổng thống Ukraine sẽ phải kiến tạo lại toàn bộ cơ cấu của bộ này trong lúc chiến tranh tiếp diễn”.


Ukraine Học Kỹ Thuật Rà Phá Bom Mìn Từ Chuyên Gia Campuchia


(Hình: Một chuyên gia rà phá bom mìn Liên Hiệp Quốc đến từ Campuchia trình diễn kỹ thuật chuyên môn ở đảo Cyprus, tháng 8/2015.)

- Ngày 19/1/2023, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho biết một nhóm người Ukraine đã và đang học các kỹ thuật rà phá bom mìn ở Campuchia, một trong những quốc gia có bom mìn sót lại nhiều nhất thế giới sau nhiều thập kỷ nội chiến.
Tin của Reuters dẫn lời các viên chức Ukraine đưa ra ước tính rằng có thể mất ít nhất một thập kỷ để dọn sạch tất cả mìn và vật liệu nổ trên lãnh thổ và lãnh hải của họ sau khi chiến tranh với Nga kết thúc.

Các chuyên gia từ Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước Ukraine làm việc với các nhân viên thuộc Trung tâm Hành động Bom mìn Campuchia (CMAC), tập kích nổ có điều khiển từ xa cũng như làm việc với máy dò mìn và chó nghiệp vụ.

Arseniy Diadchenko, một thành viên trong nhóm của Ukraine nói: “Đây là một khóa đào tạo rất hữu ích”.
Về phía Campuchia, họ dự kiến cử chuyên gia sang Ba Lan để tiếp tục huấn luyện cùng người Ukraine.

Phó Giám đốc CMAC Oum Phumro cho biết: “Tình hình ở đó thật là khác, đó là lý do vì sao chúng tôi sẽ tiếp tục công tác đào tạo ở Âu Châu, nơi họ có thể áp dụng thiết bị và kỹ thuật này vào tình huống thực tế”.
Bản thân Campuchia đang phải giải quyết bom mìn và vật liệu chưa nổ trên diện tích gần 4.000 cây số vuông do nội chiến để lại, theo một bản tin của Asia News Network (ANN).

Campuchia bắt đầu rà phá bom mìn khi chiến sự kết thúc vào năm 1992. Trong hơn 30 năm giải quyết vấn đề này, Campuchia đã chi hơn 200 triệu Mỹ kim, ANN cho hay.

Tính đến tháng 10/2022, ở vương quốc này, vẫn còn 2.001 cây số vuông đất bị ô nhiễm bom mìn – gồm 703 cây số vuông là các bãi mìn và 1.298 cây số vuông chứa bom chùm và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.


Unesco Chống Nạn Buôn Lậu Tác Phẩm Văn Hóa Nghệ Thuật của Ukraine

- Ngày 19/1/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến, hình ảnh các viện bảo tàng bị đốt cháy, các bộ sưu tập bị phá hủy hoàn toàn, đã lan truyền trên mạng xã hội. Một nỗi lo khác là nguy cơ các tác phẩm bị đánh cắp, bị bán ra ngoại quốc.

Để ngăn chặn tệ nạn này, UNESCO đang đào tạo các cơ quan thực thi pháp luật ở những nước láng giềng, đặc biệt là tại Ba Lan. Thông tín viên RFI Martin Chabal từ Ba Lan tường trình:
“Việc buôn lậu các tác phẩm của Ukraine có thể diễn ra trong những năm tới. Bà Krista Pikkat, giám đốc phụ trách Văn hóa và Các Tình huống Khẩn cấp tại UNESCO, đang cố gắng cung cấp tất cả những công cụ cần thiết cho các nhân viên hải quan và cơ quan thực thi pháp luật sẽ phải đối mặt với vấn đề này.

Bà Pikkat cho biết: “Mục tiêu chính là phòng ngừa, nhưng đồng thời chúng tôi cũng muốn phân tích thêm các trường hợp cụ thể, để họ có thể thấy các công cụ đó vận hành như thế nào”.

Các loại tiền bằng kim loại, các biểu tượng tôn giáo hay hiện vật khảo cổ đều được UNESCO và lực lượng biên phòng giám sát chặt chẽ. Và trong cuộc đấu tranh xuyên biên giới này, theo bà Katarzyna Zalasinska, giám đốc Viện Di sản Văn hóa Ba Lan, Ba Lan là một trong những đầu tàu nhờ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Bà Zalasinska giải thích: “Chúng tôi đã làm việc với vùng biên giới Ukraine từ hơn 20 năm nên có rất nhiều kiến thức để chia sẻ trong các buổi tập huấn”. Các kiến thức trên là một cơ sở vững chắc để phát giác các tác phẩm có khả năng bị đánh cắp ở Ukraine và có thể nhiều năm sau chiến tranh mới được rao bán trên thị trường. Một ví dụ cụ thể là vào năm 2022, Hoa Kỳ đã trả lại 17.000 đồng tiền kim loại bị đánh cắp trong cuộc chiến tranh Irak năm 2003.

Tình hình có thể giống như vậy đối với Ukraine. Đấy là lý do tại sao tất cả các tác nhân phải được đào tạo để hiểu rõ vấn đề. Bà Katarzeyna Zalasinska nhấn mạnh: “Rốt cuộc thì lúc nào cũng có người mua. Chính là để tránh tình trạng đó mà trong công việc của mình, Viện Di sản Văn hóa Ba Lan luôn hợp tác chặt chẽ với thị trường nghệ thuật Ba Lan”.

Ba Lan rất quan tâm đến việc bảo vệ di sản Ukraine và cho biết sẵn sàng lưu trữ các công trình Ukraine để tránh nạn cướp bóc và phá hoại”.


Pháp: Tổng Thống Macron Giới Thiệu Dự Luật Chương Trình Quân Sự 2024-2030

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 20/1/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố những định hướng chính cải cách quân đội thông qua một dự luật mới về chương trình quân sự từ năm 2024-2030. Động thái này cho thấy quân đội Pháp đang cần phải hiện đại hóa mạnh hơn trong bối cảnh chiến tranh trở lại Âu Châu từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Theo thông tấn xã AFP, tại căn cứ không quân Mont-de-Marsan, Landes, ở tây nam nước Pháp, trong buổi gặp gỡ chúc mừng năm mới quân đội theo truyền thống, Tổng thống Pháp đã giới thiệu những đường hướng cơ bản của dự luật mới về chương trình hiện đại hóa quân đội Pháp, sẽ được trình trước Quốc hội vào tháng Ba tới đây.

Khi cuộc chiến tranh tại Ukraine nổ ra, rà soát lại khả năng quốc phòng, Paris nhận thấy quân đội Pháp bộc lộ nhiều yếu điểm trong trang bị quân sự cũng như năng lực tác chiến.
Chương trình mới lần này dự tính Pháp tăng chi phí quân sự lên 400 tỉ Euro cho giai đoạn 2024-2030. Sau nhiều năm cắt giảm chi phí quân sự liên tục, Pháp đã thông qua bộ luật chương trình quân sự của Pháp 2019-2025 với ngân sách 295 tỉ Euro.

Bộ luật mới sẽ tiếp tục các nỗ lực hiện đại hóa khả năng răn đe nguyên tử của đất nước mà trong năm 2023 Pháp chi một khoản 5,6 tỉ Euro.
Phủ Tổng thống Pháp nhấn mạnh, vùng lãnh thổ hải ngoại, đặc biệt trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương, khu vực đang là mục tiêu nhắm tới của Trung Quốc, cũng sẽ được luật mới quan tâm tăng cường đầu tư về phương diện năng lực và quân số để cải thiện khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Pháp.

Pháp dự tính tăng cường các phương tiện phòng thủ đất đối không, các loại drone và khả năng tấn công xa. Luật về chương trình quân sự mới ấn định mục tiêu “có được chu trình sản xuất tối ưu để đáp ứng các nhu cầu chiến tranh”, trên phương diện đạn dược khí tài cũng như để “đáp ứng nhanh chóng sự mong đợi của đối tác”, ví dụ như Ukraine, theo phủ Tổng thống Pháp. Ngoài ra, ông Emmanuel Macron trong chiến dịch tranh cử Tổng thống đã hứa tăng gấp đối số lượng quân dự bị của Pháp, hiện đang ở số lượng 40 ngàn người.

Tóm lại, dự luật chương trình quân sự này nhằm thích ứng với các nguy cơ xung đột lớn giữa các nước, trong bối cảnh địa chính trị ngày càng căng thẳng trên thế giới, theo phủ Tổng thống Pháp.


Âu Châu Bàn Cách Đối Phó Với Chính Sách Trợ Giá của Trung Quốc và Mỹ

- Làm thế nào tăng cường sức cạnh tranh của Liên Hiệp Âu Châu (EU)? Thách thức đang đặt ra cho EU đã được đưa vào chương trình nghị sự của Nghị Viện Liên Hiệp Âu Châu ngày 18/1/223. Sức cạnh tranh của EU có nguy cơ bị tổn hại không chỉ do khủng hoảng năng lượng liên quan đến chiến tranh Ukraina, mà còn do các biện pháp “bảo hộ mậu dịch” của Mỹ và Trung Quốc. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc hàng loạt công ty Âu Châu có thể phải di dời cơ sở sản xuất và đóng cửa.

Theo thông tín viên RFI Juliette Gheerbrant tại Strasbourg, nơi đặt trụ sở Nghị Viện Âu Châu (EP), các nghị sĩ đều nhất trí trên một điểm: Cơ quan điều hành Liên Hiệp Âu Châu phải cấp tốc có phản ứng:
“Đến tranh luận với các nghị sĩ, ủy viên Âu Châu đặc trách đặc trách thị trường nội địa Thierry Breton nhắc lại rằng, ngoài cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát đang ảnh hưởng nặng nề đến các công ty Âu Châu, còn có một thách thức khác: “Đạo luật chống lạm phát của Hoa Kỳ tất nhiên là tâm điểm của mọi mối quan tâm. Nhưng đừng nhầm lẫn, Trung Quốc cũng đang khuyến khích các công ty sử dụng nhiều năng lượng di dời cơ sở qua nước họ, hứa hẹn điện giá rẻ, môi trường pháp lý ít nghiêm ngặt hơn Âu Châu”.

Ủy Ban Âu Châu sẽ công bố một loạt biện pháp vào tháng Hai. Nghị sĩ Valérie Hayer, thuộc nhóm Phục Hưng, cho rằng cần phải hành động khẩn cấp để Âu Châu không còn phụ thuộc vào Ấn Độ về chất paracetamol hoặc vào Trung Quốc về pin mặt trời. Bà Hayer đã nhắc lại các ưu tiên của nhóm nghị sĩ thuộc cánh trung của bà: “Tạo điều kiện thuận lợi, làm cho việc trợ cấp của nhà nước trở nên linh hoạt, sao cho có thêm nhiều khoản trợ cấp nhà nước hơn nữa. Tuy nhiên, điều đó sẽ không đủ, vì các quốc gia thành viên không có phương tiện giống nhau. Vì vậy, cần phải sử dụng đòn bẩy ngân sách Âu Châu mà chúng ta có. Và theo ý tôi, chúng ta cần lập thêm một quỹ mới, bằng cách dùng một khoản vay tập thể mới.

Phải là khoản vay chung, vì lẽ không phải thành viên nào của Liên Hiệp cũng có đủ phương tiện để đối phó với khủng hoảng. Và khi EU kỷ niệm 30 năm ngày thành lập thị trường chung trong năm nay, ủy viên Âu Châu Thierry Breton cam kết duy trì một sự cạnh tranh công bằng”.


Covid: Trung Quốc Tuyên Bố Đang ở Đỉnh Dịch, Siết Chặt Kiểm Soát Thông Tin

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay 2 ngày trước dịp Năm Mới cổ truyền, chính quyền Bắc Kinh khẳng định Trung Quốc đang ở đỉnh dịch. Cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc phát động chiến dịch siết chặt kiểm soát thông tin liên quan đến đại dịch Covid trong dịp lễ hội mùa xuân Quý Mão 2023.

Theo thông tấn xã Reuters, Phó Chủ tịch Trung Quốc phụ trách chống dịch, bà Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan), hôm 19/1/2022, tuyên bố “dịch bệnh bùng phát trên toàn quốc, nhưng mức độ không nghiêm trọng”. Phó Thủ tướng Trung Quốc trấn an là “số lượng bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch tiếp tục giảm”. Tuyên bố của Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan được đưa ra sau khi công ty độc lập chuyên về dữ liệu y tế Airfinity, có trụ sở tại Anh, cũng dự báo Trung Quốc đang đi vào đỉnh dịch.

Tuy nhiên, đối với công ty dữ liệu y tế Anh quốc, tình hình là nghiêm trọng hơn nhiều. Theo Airfinity, đỉnh dịch sẽ kéo dài khoảng hai tuần lễ trong dịp Tết Nguyên đán (cho đến cuối tháng 1/2023), với ước tính 62 triệu ca nhiễm mới. Số lượng người chết một ngày có thể lên đến 36.000 người. Trước đó, cũng công ty dữ liệu y tế nói trên đưa ra con số 600.000 người Trung Quốc chết vì Covid, kể từ khi Bắc Kinh từ bỏ chính sách Zero Covid, cao gấp 10 lần con số mà chính quyền Trung Quốc đưa ra.

Ngày 18/1, Bắc Kinh thông báo chương trình siết chặt kiểm duyệt, kéo dài đến cuối tháng 2/2023. Một trong các mục tiêu chính là xóa bỏ mọi thông tin trái ngược với quan điểm chính thống về đại dịch. Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh:
‘Không gì có thể làm mất vui vào dịp Tết Nguyên đán bình thường đầu tiên kể từ đầu đại dịch cách nay 3 năm. Ít ai có thể than phiền. Cả một đội ngũ nhân viên trong ngành kiểm duyệt Trung Quốc làm việc liên tục trong kỳ nghỉ Tết, với nhiệm vụ loại bỏ mọi “tình cảm tiêu cực”, như điều mà cơ quan phụ trách kiểm duyệt vừa xác định trong một thông báo.

Thông báo của ngành kiểm duyệt Trung Quốc được đưa ra sau khi chính quyền Bắc Kinh từ bỏ chính sách Zero Covid, và làn sóng dịch bệnh bùng lên tiếp theo việc dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Kể từ làn sóng dịch đầu tiên trên quy mô toàn quốc, Bắc Kinh đã kiểm soát chặt việc thông tin về tình trạng các bệnh viện quá tải, dược phẩm cạn kiệt và đặc biệt là số người chết có liên quan đến chứng viêm phổi cấp do virus.

Phải nhiều tuần lễ, cơ quan y tế Trung Quốc mới công bố số liệu về 60.000 người chết do Covid kể từ ngày 8/12/2022. Cơ quan phụ trách tường lửa cũng theo dõi chặt các mạng xã hội, vào thời điểm diễn ra mục Mừng xuân nhân dịp năm mới cổ truyền trên Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc. Chương trình có đông khán giả theo dõi nhất thế giới, pha trộn các tiết mục giải trí với tuyên truyền. Chương trình này cũng là đối tượng châm biếm của nhiều dân mạng Trung Quốc’.


Đài Loan: Bắt Một Cựu Viên Chức Quân Đội Vì Làm Gián Điệp

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay ngày 19/1/2023, Tư pháp Đài Loan thông báo bắt tạm giam một Chuẩn Đô đốc đã về hưu và một cựu Nghị sĩ, bị cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia.

Thông tấn xã AFP dẫn thông báo tòa án thành phố Cao Hùng (Kaohsiung) cho biết, trong khuôn khổ một cuộc điều tra về hoạt động gián điệp, Chuẩn Đô đốc Hạ Phục Tường (Hsia Fu-hsiang), cựu Phó cục Chiến tranh Chính trị thuộc hải quân Đài Loan, và cựu Nghị sĩ La Chí Minh (Lo Chih-ming), đã bị bắt, tạm giam trước nguy cơ có thể đào thoát.

Tòa án Cao Hùng nêu nguy cơ đồng lõa với các nhân chứng, để bác bỏ quyết định cho phép 2 người này được tại ngoại hầu tra.
Trong thông cáo, tòa án giải thích rằng “hai bị cáo đã tổ chức chuyến đi quan sát và những chuyến đi này có nhiều khả năng liên quan đến việc quảng bá hợp nhất” với Trung Quốc. Tuy nhiên, tòa án không cho biết rõ nội dung chi tiết cuộc điều tra.

Theo hãng thông tấn Đài Loan, ông La Chí Minh dường như đã tuyển dụng Hạ Phục Tường và hai người đàn ông này đã sử dụng các mối quan hệ của họ để sắp xếp cho các sĩ quan quân đội nghỉ hưu đến Trung Quốc nhằm mục đích phát triển một mạng lưới gián điệp ở Đài Loan.
Sự việc được phát giác ít lâu sau khi các thẩm phán mở một cuộc điều tra về một đại tá không quân đã về hưu bị tình nghi tuyển dụng trong vòng 8 năm, ít nhất 6 sĩ quan vẫn còn tại ngũ trong không quân và hải quân cho Bắc Kinh.

Hồi đầu tháng Giêng năm 2023, một tướng chỉ huy sư đoàn không quân về hưu đã bị kết án bốn năm tù treo vì đã chấp nhận các bữa ăn và các chuyến du lịch do một doanh nhân Hồng Kông tài trợ. Người này bị tình nghi hoạt động gián điệp cho Bắc Kinh.
Thông tấn xã AFP lưu ý, cả Trung Quốc và Đài Loan đều dọ thám lẫn nhau từ năm 1949, khi phe chủ nghĩa dân tộc do Tưởng Giới Thạch dẫn đầu chạy sang đảo Đài Loan tị nạn, và thiết lập một chính phủ kình địch với Bắc Kinh, sau khi bại trận trong cuộc nội chiến chống phe Cộng sản của Mao Trạch Đông.


Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ Công Du Cận Đông

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 19/1/2023, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jack Sullivan gặp Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu tại Jerusalem. Jack Sullivan là giới chức Mỹ cao cấp nhất đến Do Thái, kể từ khi Netanyahu lập được chính phủ mới.

Một trong những mục tiêu chính của chuyến đi của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ là thuyết phục chính quyền Netanyahu không có các biện pháp đơn phương làm gia tăng căng thẳng với người Palestine, và chôn vùi viễn cảnh thành lập một Nhà nước Palestine trong tương lai. Hiện tại nhiều thành viên trong tân chính phủ Do Thái công khai phủ nhận quyền tồn tại của một Nhà nước Palestine. Thông tín viên Sami Boukhelifa tường trình từ Jerusalem:
Do Thái và Hoa Kỳ là các đồng minh gắn bó, nhưng hai bên không đồng ý về mọi thứ. Tại Washington, chính quyền Joe Biden vẫn tin tưởng vào giải pháp hai Nhà nước. Hai Nhà nước sống cạnh nhau, một Nhà nước Palestine và một Nhà nước Do Thái. Đây cũng là một quan điểm được sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế.

Nhưng trong tân chính phủ của Do Thái, một số người đã chôn vùi giải pháp hai Nhà nước này, và đã từ lâu. Các Bộ trưởng xuất thân từ phe cực hữu là những người theo lập trường công khai sát nhập các vùng lãnh thổ Palestine. Họ liên tục đưa ra các tuyên bố, để khẳng định chủ quyền của Do Thái trên toàn bộ lãnh thổ Palestine.

Các vấn đề an ninh khu vực cũng không cho phép tái hòa giải Nhà nước Do Thái và Nhà Trắng. Ở đây cũng có hai quan điểm trái ngược. Do Thái ủng hộ hành động vũ trang chống Iran, quốc gia mà họ cáo buộc muốn sở hữu vũ khí nguyên tử. Để làm được điều này, Do Thái cần sự hỗ trợ của cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Tuy nhiên trong hiện tại Nhà Trắng bác bỏ ý tưởng dấn sâu vào một cuộc xung đột mới ở Trung Đông.

Vẫn còn một vấn đề được hai bên nhất trí. Đó là các Thỏa thuận Abraham và việc bình thường hóa quan hệ với các nước Ả Rập. Do Thái muốn hòa bình với Ả Rập Saudi và đang trông cậy vào sự trung gian của Mỹ để đạt được điều đó.

Về phía Ả Rập Saudi, Ngoại trưởng Fayçal ben Farhane trong một thông điệp trên Twitter hôm nay, 20/1, cảnh báo sẽ không bình thường hóa quan hệ với Do Thái, nếu Do Thái không công nhận một Nhà nước Palestine độc lập.


Thẩm Phán Florida Phạt Tiền Cựu Tổng Thống Trump Vì ‘Kiện Lung Tung’


(Hình: cựu Tổng thống Donald Trump.)
- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của hãng thông tấn AP cho hay hôm 19/1/2023, một Thẩm phán ở Florida tuyên phạt cựu Tổng thống Donald Trump và một trong những luật sư của ông, yêu cầu họ phải nộp phạt gần 1 triệu Mỹ kim vì đã đâm đơn kiện - bị vị Thẩm phán gọi là vụ kiện giả hiệu - nhằm vào đối thủ của ông Trump hồi năm 2016 là bà Hillary Clinton và một số người khác.

Trong một phán quyết mạnh tay, Thẩm phán Donald M. Middlebrooks cáo buộc ông Trump ‘có xu hướng lạm dụng tòa án’ vì đã đệ đơn kiện tào lao vì mục đích chính trị, mà vị Thẩm phán cho là ‘làm suy yếu nhà nước pháp quyền’ và ‘gây cản trở công lý’.
“Ở đây, chúng ta gặp phải một vụ kiện đáng lẽ không bao giờ đáng được nộp đơn, một vụ kiện hoàn toàn hời hợt, cả về các dữ kiện thực tế lẫn về mặt pháp lý, và được đưa ra với ý đồ xấu cho một mục đích không chính đáng”, ông viết.

Chỉ ra hành động pháp lý gần đây của ông Trump nhằm vào hội đồng giải thưởng Pulitzer, Tổng chưởng lý New York Letitia James, các công ty kỹ thuật lớn và đài CNN, vị Thẩm phán này mô tả ông Trump là ‘đương đơn kiện ồ ạt và tinh vi’, người sử dụng tòa án ‘để trả thù các đối thủ chính trị’.
“Ông ấy là chủ mưu trong việc lạm dụng tiến trình pháp lý ở cấp độ chiến lược”, ông viết.

Phán quyết yêu cầu ông Trump và luật sư Alina Habba của ông phải nộp gần 938.000 Mỹ kim cho các bị đơn trong vụ kiện.
Thẩm phán Middlebrooks hồi tháng 9 đã bác bỏ vụ kiện mà ông Trump nộp đơn nhằm vào bà Clinton, các cựu viên chức hàng đầu của FBI và đảng Dân chủ, bác bỏ cáo buộc của cựu Tổng thống rằng họ và những người khác có âm mưu nhấn chìm chiến thắng bầu cử của ông bằng những luận điệu là ông có quan hệ với Nga.

Vụ kiện nêu các bị đơn là bà Clinton và một số Cố vấn hàng đầu của bà, cũng như cựu Giám đốc FBI James Comey và các viên chức FBI khác tham gia điều tra liệu chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016 của ông Trump có cấu kết với Nga để tác động đến kết quả của cuộc bầu cử hay không.

Lúc đó, Thẩm phán nói rằng vụ kiện này ‘có những thiếu sót rõ ràng về cấu trúc’ và nhiều ‘cách mô tả các sự kiện là phi lý’.


Tin Vui Cộng Ðồng

Hoa Kỳ Mở Chương Trình Bảo Lãnh Tư Nhân, Người Tị Nạn ở Thái Lan Vui Mừng


(Hình: Người Việt Nam tị nạn ở Thái Lan nhận quà cứu trợ từ mạnh thường quân.)
Một số người Việt đang xin tị nạn chính trị tại Thái Lan bày tỏ niềm vui và hy vọng sớm được định cư tại Hoa Kỳ sau khi có tin chính phủ của Tổng thống Joe Biden kích hoạt chương trình bảo lãnh định cư tư nhân (Private sponsorship).

Theo hãng tin AP, chương trình do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khởi xướng như một cách để trao cho các công dân bình thường một vai trò trong việc tái định cư hàng ngàn người tị nạn mỗi năm, người Mỹ có sẽ có thể giúp những người tị nạn thích nghi với cuộc sống ở quê hương mới.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có kế hoạch công bố chính thức chương trình vào ngày 19/1, được đặt tên là Welcomed Corps (tạm dịch là “Hoan Nghênh Đoàn”). Cơ quan này đặt mục tiêu có 10.000 người Mỹ có thể giúp đỡ 5.000 người tị nạn trong năm đầu tiên của chương trình.

Theo đó, năm người Mỹ trở lên sẽ có thể thành lập một nhóm phi lợi nhuận và đảm nhận việc giúp đỡ người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới khi họ lần đầu tiên đến đất nước này và đối mặt với một lối sống khác hẳn nơi quê nhà.

Người Việt Vui Mừng Đón Nhận Tin

Ông Hoàng Trọng Mẫn, thành viên của nhóm Hiến Pháp, sang tị nạn tại Thái Lan từ năm 2018 để tránh cuộc đàn áp của lực lượng an ninh Việt Nam, cho biết ông kỳ vọng chương trình bảo lãnh tư nhân sẽ giúp ông và những người tị nạn khác sớm được định cư ở nước tự do.

Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại:
“Tôi cảm thấy rất là vui mừng bởi vì chương trình này có thể giúp những người tị nạn chúng tôi được định cư sớm. Đây là hy vọng của rất nhiều người đang tị nạn tại Thái Lan sau rất nhiều năm”.

Ông Mẫn, người có thu nhập chính từ Youtube, cho hay người tị nạn ở Thái Lan đang phải vật lộn với mưu sinh do nền kinh tế Thái Lan đang đi xuống sau một thời gian bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVI-19. Nhiều người Thái còn bị mất việc làm khiến khả năng kiếm được việc làm của người tị nạn càng khó khăn hơn.

Một số ít người Việt tị nạn làm báo tự do hay Youtube. Đa số còn lại đi nhặt rau hoặc làm xây dựng, với thu nhập từ 150 Baht (tiền tệ Thái Lan) đến 350 Baht/ngày trong khi chi phí tối thiểu cho ăn ở là 4.000-4.500 Baht/người/tháng (khoảng 2 triệu 800 ngàn đồng đến hơn 3 triệu đồng).

Bên cạnh đó, người tị nạn còn phải đối diện với khả năng bị bắt và giam lâu dài trong trại giam di trú do Chính phủ Thái chưa ký vào Công ước quốc tế về người tị nạn và sẵn sàng tống giam nếu phát giác người tị nạn làm việc không giấy phép lao động.

Rất may là Thái Lan có chương trình giáo dục phổ thông miễn phí và được áp dụng cả cho trẻ em tị nạn nên những gia đình có con nhỏ cũng bớt khó khăn trong việc học hành của trẻ.

Ông Đường Văn Thái, một người tị nạn tại Thái Lan cũng từ năm 2018 (năm có nhiều cuộc biểu tình chống dự thảo Luật Đặc khu và An ninh mạng), cho biết chương trình bảo lãnh tư nhân có thể giúp cho người tị nạn sớm rời khỏi vương quốc mà ông đang tạm sống trong bối cảnh đe doạ gia tăng từ lực lượng an ninh mật vụ Việt Nam và sự cộng tác chặt chẽ giữa chính quyền Hà Nội và Bangkok.
“Với sự nguy hiểm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì chúng tôi muốn rời khỏi Thái Lan càng sớm càng tốt. Và đây là một tin rất vui”.

Đầu năm 2019, lực lượng an ninh Việt Nam bắt cóc nhà báo tự do Trương Duy Nhất, một blogger của RFA khi ông vừa mới nộp giấy đăng ký xin tị nạn chính trị cho Văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp Quốc (UNHCR) về Người Tị nạn ở đây.

Ân xá Quốc tế cho biết cơ quan này đã có được những tài liệu đặt ra những câu hỏi về sự liên quan của cảnh sát Thái Lan trong việc chủ trang blog “Một góc nhìn khác” bị bắt cóc

Cả ông Mẫn và ông Thái đều được UNHCR cấp quy chế tị nạn và thẻ tị nạn, tuy nhiên gần đây cơ quan này đang chuyển giao tiến trình cứu xét quy chế tị nạn cho chính phủ Thái Lan mặc dù quốc gia này chưa ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Tư Cách Tị Nạn, theo Mạch Sống Media.
Vì vậy, Thái Lan sẽ không công nhận tư cách tị nạn mà chỉ quyết định những ai là người tạm thời cần sự bảo vệ, những người này được tạm thời ở lại Thái Lan cho đến khi đi định cư hoặc hồi hương.

Điều nguy hiểm là chính quyền Thái Lan có thể rút lại quy chế “người tạm thời cần sự bảo vệ” bất cứ lúc nào, kể cả đối với những người đã được UNHCR công nhận tư cách tị nạn từ trước.

Ông Đường Văn Thái, người thường đưa tin về tình trạng tham nhũng của viên chức Việt Nam và cuộc chiến quyền lực giữa các phe phái trong Đảng, bày tỏ sự hy vọng Chính phủ Mỹ sớm khai triển hiệu quả chương trình này và cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ tích cực tham gia chương trình để hỗ trợ những người tị nạn như ông.

Ông Nam Lộc, một thiện nguyện viên từng tham gia nhiều chương trình hỗ trợ người tị nạn định cư tại nước thứ ba, nói với RFA về chương trình bảo trợ tư nhân:
“Người Mỹ phát động lại chương trình bảo lãnh tư nhân. Đối với tôi đây là một giấc mơ mà cá nhân tôi và những người vận động cho người tị nạn Việt Nam nói riêng và người tị nạn trên thế giới nói chung, rất là mong chờ, và mong mỏi chương trình sớm được áp dụng”.

Ông cho biết hàng năm, Hoa Kỳ thu nhận hàng ngàn người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới nhưng với một số lượng nhất định. Ông cho rằng với chương trình bảo lãnh định cư tư nhân, số người có thể được định cư tại Hoa Kỳ sẽ tăng lên đáng kể.

Hãng tin AP cho biết, người tham dự chương trình bảo lãnh tư nhân có thể nộp đơn xin tài trợ riêng cho những người tị nạn để tái định cư ở Mỹ và sẽ chịu trách nhiệm quyên góp tiền của mình để giúp đỡ những người tị nạn trong 90 ngày đầu tiên của họ ở nước này. Hỗ trợ sẽ bao gồm mọi thứ, từ việc tìm một nơi ở cho đến việc đưa trẻ em đi học.

Ông Nam Lộc, người hợp tác với VOICE Gia Nã Ðại và hỗ trợ thành công đưa khoảng 170 người Việt định cư tại Gia Nã Ðại từ năm 2015, cho biết chương trình bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ có điều kiện dễ dàng hơn của Gia Nã Ðại.

Trong khi Chính phủ Gia Nã Ðại quy định người tham gia bảo lãnh định cư tư nhân cần phải chứng minh tài chính để cung cấp 10.000 Mỹ kim cho một người được bảo lãnh trong thời gian một năm thì trong thời gian thử nghiệm chương trình trong một năm qua, Hoa Kỳ chỉ yêu cầu cung cấp 2.275 Mỹ kim/một người được bảo lãnh trong thời gian 3 tháng.

Ông dự đoán chương trình chính thức có điều kiện tương tự.
Ông cho biết hiện nay trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có năm hội đoàn đang hỗ trợ người tị nạn định cư ở Hoa Kỳ, bao gồm Voice, BPSOS, Viet For Afgans, Bách Việt Organization, và VANGO (Vietnamese American NonGovernmental Organization Network).

Ông hy vọng các tổ chức này cùng tham dự và tiếp tay bảo trợ người tị nạn trên thế giới, và người Việt nói riêng trong chương trình mới này.


(Hình: Người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan nhận gạo hỗ trợ.)

Đón Nhận Tin Mừng Nhưng Thận Trọng

Cũng có những người coi chương trình bảo trợ định cư tư nhân của Hoa Kỳ là tích cực, nhưng không kỳ vọng nhiều vào hoạt động này vì cho rằng khó có thể sớm giúp được tất cả người tị nạn.
Ông Nguyễn Văn Ân, một nhà hoạt động về tự do tôn giáo ở giáo xứ Kẻ Gai (Nghệ An) và hiện đang cùng gia đình tị nạn ở Thái Lan, nói với RFA:
“Tôi thấy rằng đây là một cánh cửa mở giúp cho người tị nạn cơ hội tái định cư tới một nước tự do cụ thể ở đây là Hoa Kỳ.

Nhưng bản thân tôi không kỳ vọng lắm vào chương trình bảo trợ tư nhân như thế này. Như chúng ta biết rằng Chính phủ của ông Biden hứa sẽ nhận 125.000 người tị nạn đến từ nhiều quốc gia nhưng cho đến nay chương trình này chưa được thực hiện hoặc được thực hiện một cách nhỏ giọt”.

Ông Ân, người cùng vợ và hai con đang tị nạn ở Thái Lan, cho biết có khoảng 5.000 người từ nhiều quốc gia và sắc tộc đang tị nạn tại Thái Lan và đã được Cao uỷ Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tị nạn. Trong số này có khoảng 1.000 người Việt Nam.

Bên cạnh đó, có khoảng 800 người đến từ Việt Nam nhưng chưa được cấp quy chế tị nạn hoặc đã bị Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về tị nạn từ chối cấp quy chế.

Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc của tổ chức BPSOS có trụ sở ở Virginia (Hoa Kỳ) trong bài viết trên trang Mạch Sống Media hôm 18/1 cho rằng, ít nhất trong vài năm tới, chương trình bảo trợ tư nhân của Hoa Kỳ không cho phép các nhóm tư nhân chọn người tị nạn để bảo lãnh theo ý mình mà chỉ được bảo lãnh người tị nạn do chính phủ giao cho.

Vì vậy, khả năng người tị nạn ở Thái Lan được định cư theo chương trình này là thấp. Họ vẫn phải qua cuộc cứu xét tư cách tị nạn bởi Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc, vẫn phải chờ để được cơ quan này giới thiệu định cư với Chính phủ Hoa Kỳ, từ đó được đưa vào danh sách phỏng vấn định cư (nếu may mắn), và phải qua mọi thủ tục phỏng vấn, xét lý lịch… của Sở Di trú Hoa Kỳ.
Theo bài viết “Chương trình định cư tị nạn theo diện bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ: hy vọng nhưng thận trọng”, ông Thắng cho rằng chương trình chỉ khác một điều là, khi người tị nạn đến Mỹ thay vì được chính phủ tài trợ giúp họ hội nhập đời sống thì nay một nhóm tư nhân đảm đương công việc này.

Ông Thắng cho hay, chỉ trong hai tuần đầu năm 2023, có hơn 100 người sắc tộc Jarai từ Việt Nam đã đến Thái Lan, trong khi không có một sự kiện đáng kể nào xảy ra nơi nguyên quán của họ, tỉnh Gia Lai.
Ông cũng kêu gọi người tị nạn, nhất là các đồng bào Tây Nguyên, hãy phối kiểm mọi thông tin từ các nguồn tin cậy trên Internet để tránh các trường hợp hiểu lầm về chương trình mà qua Thái Lan ồ ạt, gây nên tình trạng tốn kém tiền bạc, công sức.

Theo hãng thông tấn AP, chương trình bảo lãnh định cư tư nhân của Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ được khai triển theo 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên dự kiến bắt đầu trong nửa đầu năm 2023, các nhà tài trợ tư nhân sẽ được kết hợp với những người tị nạn đã được chấp thuận cho tái định cư theo Chương trình Hỗ trợ Người tị nạn của Hoa Kỳ.

Trong giai đoạn thứ hai của chương trình, các nhà tài trợ tư nhân sẽ có thể xác định những người tị nạn ở ngoại quốc mà họ muốn giúp đỡ và sau đó giới thiệu những người đó đến Chương trình Hỗ trợ Người tị nạn và hỗ trợ họ khi họ đến Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào: