Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2023

Kính Chuyển Ít Tin Nóng Theo Dòng Thời Sự Ngày 24 Tết - Lê Văn Hải


Cả Nước Mỹ Vui Mừng: Người Đẹp Từ Tiểu Bang Texas, Tài Sắc Vẹn Toàn Của Mỹ, Giành Vương Miện Hoa Hậu Hoàn Vũ Năm 2022  -Giải Chung kết Hoa hậu Thế giới lần thứ 71, 2022, diễn ra tối hôm qua, Thứ Bảy, 14-1-2023 tại New Orleans, USA, với phần tranh tài của 83 cô gái đẹp như tiên nga, đến từ khắp nơi trên thế giới.
<!>


(Ảnh: Người đẹp Mỹ giành vương miện Hoa hậu Hoàn vũ 2022)

(Ảnh: Giây phút đăng quang của Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 71 năm 2022)

Người đẹp của Mỹ, tên R'Bonney Gabriel, đã trở thành Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 71, của năm 2022! Với câu hỏi ứng xử khôn khéo, thông minh của cô: "Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2022, đã cho phép những người mẹ đơn thân, tham gia. Bạn nghĩ sao về điều này?" Đại diện người đẹp của Mỹ trả lời: "Tôi nghĩ cần mở rộng độ tuổi, vì tôi đã 28 tuổi! Điều này sẽ giúp những bạn gái, nhiều tuổi hơn tôi, được có cơ hội tham gia cuộc thi. Tôi chỉ muốn nói, nếu không phải lúc này thì là, biết đến bao giờ? Nếu không theo đuổi ước mơ ngay lúc này, thì tôi, không còn cơ hội, trong cuộc đời, có thể làm được!"

Chiến thắng của cô R'Bonney Gabriel hoàn toàn thuyết phục, hầu như ban giám khảo đều đồng ý, bởi vẻ đẹp của sự thông minh và đây tri thức.

Cô R'Bonney Nola Gabriel (sinh ngày 20-3-1994), mang vẻ đẹp nhiều bí ẩn, của 2 dòng máu, lai Mỹ và Philippines. Trước khi tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 71 năm 2022, cô đã chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Mỹ 2022. Đặc biệt cô là một trong những thí sinh lớn tuổi nhất cuộc thi năm nay!

Gabriel sinh ra tại Houston, Texas. Cha cô là người Philippines và mẹ là người Mỹ. Cha của Gabriel, là tiến sĩ tâm lý học!

Gabriel tốt nghiệp Đại học Bắc Texas, với bằng cử nhân thiết kế thời trang, chuyên ngành phụ về vải sợi.


(Ảnh: Người đẹp Mỹ giành vương miện Hoa hậu Hoàn vũ 2022)


(Ảnh: R'Bonney Gabriel mang vẻ đẹp Mỹ và Philippines)


(Ảnh: Người đẹp Mỹ giành vương miện Hoa hậu Thế giới 2022)

Tân hoa hậu Thế giới 2022

Trong khi thí sinh Mỹ đăng quang, thì khán giả lại tiếc cho người đẹp Amanda Dudamel đến từ Venezuela, đất nước của nhan sắc, quốc gia của hoa hậu. Kỷ lục đoạt giải hoa hậu nhiều nhất thế giới! Ngay từ những ngày đầu cuộc thi, nhiều dự đoán đã cho rằng người đẹp Venezuela, hầu như sẽ sở hữu vương miện, bởi vẻ đẹp ngoài nổi bật của cô! Khó có người đẹp nào có thể so sánh!

Người đẹp của Venezuela, Amanda Dudamel Newman (sinh ngày 19-10-1999) là nhà thiết kế thời trang, người mẫu, nhà từ thiện và là thí sinh quen mặt ở nhiều cuộc thi nhan sắc. Cô chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Venezuela 2021 và đại diện quốc gia mình tranh tài tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2022.

Cả nước Mỹ la hét vui mừng, trong giây phút, người đẹp của Mỹ đoạt giải Hoa Hậu Toàn Cầu năm nay!

Tin Nóng Việt Nam
Hôm Qua, 23 Tháng Chạp, Tiễn Đưa Ông Táo Về Trời! Chủ Tịch Nhà Nước VN, Nguyễn Xuân Phúc, Đã Thả Cá Chép! Trước Lúc Có Tin, Đảng Sẽ Có Cuộc ‘Họp Bất Thường!’ Để Đưa Tiễn…Phúc!...Về Trời!

– Ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Việt Nam, cùng phu nhân được ghi nhận thả cá chép và dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long hôm 14 Tháng Giêng (23 Tháng Chạp).

Hai nghi thức nêu trên, được các báo tường thuật rằng, chủ tịch nước “cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no và hạnh phúc, cho năm mới.”


(Hình: Ông Nguyễn Xuân Phúc (ngồi giữa), chủ tịch nước Việt Nam, cùng phu nhân thả cá chép tại Hoàng Thành Thăng Long hôm 14 Tháng Giêng (23 Tháng Chạp)

Loạt hình về sự kiện chủ tịch nước, thả cá chép và dâng hương, được báo VietNamNet đăng tải, chỉ vài giờ sau một bài đăng trên Facebook Lê Nguyễn Hương Trà, một blogger nổi tiếng, ám chỉ ông Nguyễn Xuân Phúc, sẽ mất ghế ngay trước Tết Quý Mão 2023! (Tiễn Ông Táo, Tiễn Phúc cùng một lúc!)

Bài đăng về “một ngôi sao bóng đá Quảng Nam, đã bị rút thẻ đỏ, truất quyền thi đấu!” và “chuẩn bị rời sân, chấm dứt sự nghiệp cầu thủ nhà nghề” khiến cho công luận nghĩ ngay đến đương kim chủ tịch nước.

Thời gian qua, bà Trà, đã đưa nhiều tin rất chính xác, thâm cung bí sử, liên quan đến chính trị cung đình Việt Nam, và gần đây nhất là vụ báo trước, thay ghế hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam!

Trong các tấm hình trên VietNamNet, người ta thấy gương mặt ông Phúc có vẻ trầm tư, nở nụ cười gượng gạo, khi chụp hình cùng một số “kiều bào yêu nước” tại phủ chủ tịch.

Một nguồn tin riêng, đề nghị vì sự an toàn, xin được ẩn danh, cho hay Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, dự kiến họp phiên bất thường vào ngày 17 Tháng Giêng, về trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc. Một ngày sau, Quốc Hội Việt Nam nhóm họp bất thường, để miễn nhiệm ông này với “đa số phiếu bầu!”

Nhiều khả năng nguyên nhân ông Phúc mất ghế, vẫn được đảng công bố, theo thông lệ gần đây là “theo nguyện vọng cá nhân!” tương tự lý do như hai phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh vừa mất chức.

Đáng lưu ý, khác với suy đoán của giới quan sát rằng, ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An, được thay ghế ông Nguyễn Xuân Phúc, nguồn tin nêu trên cho rằng, nhiều khả năng ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, lại tuyên bố kiêm nhiệm chức chủ tịch nước lần thứ nhì!

Trong một diễn biến khác, một số nguồn tin rò rỉ cho hay, vào thời điểm Giao Thừa Tết Quý Mão 2023, khác với thông lệ mọi năm, đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) sẽ phát sóng phần đọc thư chúc Tết do bà Võ Thị Ánh Xuân, phó chủ tịch nước, thực hiện.


(Hình: Ông Nguyễn Xuân Phúc (thứ ba từ phải) dâng hương tại Điện Kính Thiên hôm 14 Tháng Giêng (23 Tháng Chạp).

Ông Nguyễn Xuân Phúc, 68 tuổi, quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, là chủ tịch nước thứ 10 của Việt Nam, từ Tháng Tư, 2021. Ngoài ra, ông còn đang kiêm nhiệm các chức danh phụ như, chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng An Ninh, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và trưởng Ban Chỉ Đạo Cải Cách Tư Pháp Trung Ương.

Trước đó, ông này làm thủ tướng từ năm 2016-2021. Trước khi leo lên các vị trí chóp bu của đảng, vị trí ban đầu của ông Phúc là cán bộ Ban Quản Lý Kinh Tế tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng hồi năm 1980.

Lọc Hoá Dầu Nghi Sơn Cam Kết, Cung ứng Đủ Xăng Dầu Cho Dịp Tết Mừng Xuân Quý Mão 2023, Sau Trục Trặc


(Hình: Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn.)

- Lọc hoá dầu Nghi Sơn cam kết sẽ bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu trong dịp Tết sau khi một phân xưởng của nhà máy bị trục trặc kỹ thuật phải ngừng hoạt động từ đầu tháng 1.

Truyền thông nhà nước cho biết, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu một đoàn công tác đã đến làm việc với Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP) vào ngày 12/1/2023. Ông Diên thúc giục nhà máy khẩn trương khắc phục trục trặc để bảo đảm nguồn cung xăng dầu.
Dự kiến, trục trặc kỹ thuật sẽ được khắc phục xong trước ngày 15/1/2023. Theo tính toán, lượng xăng dầu thiếu hụt do trục trặc vào khoảng 120.000m3. NSRP sẽ cấp bù sản lượng thiết hụt trước Tết Nguyên đán 2023.

Theo kế hoạch dược lãnh đạo nhà máy báo cáo, NSRP dự kiến đạt công suất 79,6% trong năm nay, tương ứng khoảng 7,96 triệu tấn dầu thô sẽ được chế biến.

Tổng sản lượng cung cấp ra thị trường trong tháng 1 dự kiến đạt 600.000m3. Sản lượng xăng dầu kế hoạch đã báo cáo (tối thiểu) của tháng 2 là 620.000m3 và tháng 3 là 770.000m3.

Trước đó, vào đầu tháng 1, Bộ Công Thương cho báo chí biết, do trục trặc tại NSRP, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 120.000 mét khối xăng dầu từ đầu tháng cho đến Tết âm lịch.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư chín tỉ Mỹ kim và là nhà máy lọc hoá dầu lớn nhất của Việt Nam, đặt tại tỉnh Thanh Hoá. Nhà máy có công suất 200.000 thùng dầu thô một ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm.

Từ khi chính thức đi vào vận hành đến ngày 31/12/2022, nhà máy đã tiếp nhận khoảng 39,1 triệu tấn dầu thô, sản xuất khoảng 30 triệu tấn sản phẩm các loại. Riêng trong năm 2022, nhà máy cung cấp cho thị trường trong nước trên 6,2 triệu tấn xăng dầu các loại.


Báo Cáo: Kinh Tế Việt Nam Sẽ Phải Đối Mặt Với Rất Nhiều Trở Ngại Trong Năm 2023!


(Hình: Sài Gòn - nơi được mệnh danh là “đầu tàu kinh tế” của Việt Nam. Báo cáo mới dự đoán triển vọng kinh tế của Việt Nam năm 2023 sẽ có nhiều biến động hơn so với năm 2022.)
- Theo một báo cáo vừa được công bố vào ngày 12/1/2023 của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), triển vọng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ có nhiều biến động hơn so với năm 2022, với mức tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,83% và lạm phát là 3,69% trong tình huống tích cực nhất.

Trong trường hợp xấu hơn, nền kinh tế Việt Nam có thể đạt tăng trưởng 6,47% và lạm phát có thể lên tới 4,08% trong năm nay.

Báo cáo cũng cho biết những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt bao gồm tình trạng lây lan của các biến thể COVID-19 và các bệnh dịch mới, áp lực lạm phát đang diễn ra và cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng.

Nếu kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, Việt Nam có thể tiếp tục cải cách và thúc đẩy các biện pháp tài khóa và tiền tệ để giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế, báo cáo đưa ra khuyến nghị.

Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế cũng sẽ phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa thị trường xuất cảng, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do và quản lý rủi ro liên quan đến xu hướng giảm giá của các đồng tiền trong khu vực so với đồng Mỹ kim, vẫn theo báo cáo.
Các nhà nghiên cứu cũng đề nghị những ưu tiên về chính sách của Việt Nam cần tiếp tục tập trung vào việc cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và cải cách hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn đối với đổi mới sáng tạo và môi trường, gắn liền với giải quyết hiệu quả các rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động.

Tuần trước, Ngân hàng Standard Chartered công bố dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 7,2% và lạm phát là 5,5% trong năm nay. Mức lạm phát này cao hơn chỉ tiêu 4,5% mà Việt Nam đặt ra trong năm nay. Theo Ngân hàng Standard Chartered, thâm hụt tài khóa của Việt Nam có thể kéo dài và là nguồn gốc của lạm phát.


Tin Nữ Sinh HUFLIT Bị Xâm Hại Tình Dục: Công Luận Cần Sự Thật!


(Hình: Một người lính dạy cách sử dụng súng trong một buổi huấn luyện quân sự tại một trường học ở Hà Nội năm 2006.)
Mạng xã hội 2 hôm nay lan truyền hai video clip và tin đồn 2 nữ sinh học quân sự bị các quân nhân xâm hại tình dục đến nỗi phải tự tử.

Sự việc trở nên khuất tất, gây thắc mắc khi video clip được cho là quay tại trường Quân sự Quân khu 7 với tiếng thét thất thanh của một cô gái và tiếng nạt nộ của một người đàn ông bị xóa khỏi các mạng xã hội. Trên các diễn đàn dành cho sinh viên, nhiều bài đính chính được đưa ra. Thay vào đó là công văn từ Trường Quân sự Quân khu 7 khẳng định thông tin sai sự thật và đòi xử phạt những ai lan truyền tin này.

Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học Tp. HCM (HUFLIT) và Trường Quân sự Quân khu 7 cũng đã có cuộc họp báo về sự việc vào chiều ngày 12 tháng 1 năm 2023. Theo báo chí Nhà nước, buổi họp báo có sự tham dự của nhân chứng là cô sinh viên quay đoạn clip. Cô này phát biểu: “Vì sơ suất của em mà clip đã bị cắt ghép, đẩy đi quá xa. Em thật sự xin lỗi!”

Trả lời báo chí, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng HUFLIT thì khẳng định trường là nạn nhân từ một thông tin hoàn toàn bịa đặt. Nhà trường yêu cầu sinh viên không lan truyền thông tin thất thiệt, tránh bị dư luận dẫn dắt.
Hiện cả hai trường là Đại học Ngoại ngữ-Tin học Tp. HCM và Quân sự Quân khu 7 đều đã mời công an xác minh sự việc.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, buổi họp báo đã không đưa cô sinh viên bị nói là xâm hại tình dục, mà cả hai trường phủ nhận, ra đối chất nên sự việc vẫn chưa rõ ràng. Ông nói thêm:
“Tôi cho rằng đây là một sự việc vô cùng trầm trọng về tính chất, khuất tất về mặt thông tin. Vì vậy tôi đề nghị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải điều tra, làm rõ trong thời gian sớm nhất. Phải trả lời trước công luận trên toàn cõi Việt Nam sự việc như thế nào. Bởi lẽ, thứ nhất nó ảnh hưởng tới danh dự của quân đội. Ảnh hưởng tới quân đội là ảnh hưởng tới danh dự của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đảng Cộng sản Việt Nam không có một lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân.

Thứ hai, cần phải làm rõ sớm bởi vì sự việc này đang gây hoang mang phẫn nộ tột cùng cho hàng chục triệu sinh viên học sinh và phụ huynh học sinh, vì không có một trường Đại học nào mà không phải học quân sự. Thứ ba, cần phải làm rõ để trả lại sự trong sạch cho quân đội; trả lại danh dự phẩm giá cho trường Đại học Huflit cũng như khẳng định niềm tin của người dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam có hay không”.

Đại tá Hà Công Chờ, Phó Chính ủy Quân khu 7 khẳng định tại buổi họp báo rằng, tại Trường Quân sự Quân khu 7, mỗi một phòng sinh hoạt của các em có 18 người, nhiều phòng liền với nhau, nhiều tầng. Do đó, không có chuyện xảy ra việc hiếp dâm, chết người. Đại tá Chờ cho rằng, thông tin thất thiệt lan truyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín danh dự của cả hai trường.

Đại tá Nguyễn Tiến Sơn - chủ nhiệm chính trị Trường Quân sự Quân khu 7 - nói với báo chí rằng, sắp tới sẽ xem xét ra quy định hạn chế sinh viên học quân sự mang điện thoại trong quá trình học để ghi hình các khu vực tập quân sự. Sinh viên vẫn được sử dụng điện thoại bình thường khi ở khu vực sinh hoạt.

Ông Minh Đức, một cựu quân nhân, nói với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, chuyện cấp trên bạt tai, đá đít lính là có. Cũng có những chuyện nghiêm trọng bị bưng bít vì bệnh thành tích và bệnh dối trá có tập quán lâu đời. Nhưng với tin nữ sinh bị hiếp dâm tập thể như vừa nói thì ông Đức cho rằng không thể xảy ra. Ông phân tích:

“Khách quan mà nói bằng cảm tính cá nhân và cảm nhận cá nhân của tôi thì, thứ nhất, tôi đã trải qua mười mấy năm ở trong quân đội; thứ hai, ngôi trường này tôi đã từng tập huấn cả tháng trời ở đó, tôi có thể khẳng định 99% là không thể xảy ra câu chuyện như vậy.

Tôi có cảm giác mới đầu họ muốn thả lỏng cái tin này để cho dư luận bớt quan tâm đến những vấn đề khác trong xã hội. Đến khi thấy tin này lan quá nhanh như vết dầu loang thì họ phải tổ chức họp báo vào chiều nay để chận lại. Không thể xảy ra chuyện hiếp dâm cô nữ sinh này khi tất cả các bạn của cô đang ở chung trong một phòng như thế”.

Một số người cho rằng, do xã hội có quá nhiều điều dối trá; nhiều vụ án mạng liên quan đến quân đội bị bưng bít nên người dân không còn tin vào những gì trên báo chí chính thống nữa, mà họ tin vào mạng xã hội.

Tháng 6 năm 2021, quân nhân Trần Đức Đô tử vong khi làm nghĩa vụ quân sự ở Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Đại học quân sự Quân khu 1 (tỉnh Thái Nguyên) đã làm dấy lên thực trạng bạo lực trong quân đội Việt Nam. Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1 sau đó dẫn kết luận của Cơ quan điều tra quân đội xác định, quân nhân Trần Đức Đô “tự treo cổ” không lý do. Người nhà của quân nhân này nói rằng Đô đã bị giết hại và đòi phải điều tra xác minh.

Năm tháng sau, quân nhân nghĩa vụ quân sự Nguyễn Văn Thiên cũng tử vong khi đang là lính thuộc Tiểu đoàn BB50, Trung đoàn BB991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai đã thông tin ban đầu về nguyên nhân tử vong của quân nhân Nguyễn Văn Thiên là do tự té ngã, xuất huyết não.

Sau đó, Viện Kiểm sát Quân sự khu vực 52 thuộc Quân khu 5, Bộ Quốc phòng phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ba bị can là quân nhân thuộc Tiểu đoàn BB50 để điều tra với cáo buộc “Cố ý gây thương tích”, liên quan đến cái chết của quân nhân Nguyễn Văn Thiên.

Thực hư chuyện nữ sinh trường HUFLIT bị quân nhân trường Quân sự Quân khu 7 hiếp dâm đến nỗi phải tự tử chưa được phía công an trả lời cho công luận. Nếu sự việc có thật mà bị ém nhẹm thì liệu những hội, đoàn về phụ nữ có lên tiếng bảo vệ cho nạn nhân hay không?

Bà Tăng Thị Duyên Hồng, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Coins4Change chuyên hoạt động trong lãnh vực bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em nói với RFA tối 12 tháng 1:
“Việt Nam có rất là nhiều hội như Hội Phụ nữ, Hội Bà mẹ-Trẻ em và rất nhiều NGO hoạt động trong lĩnh vực nữ giới, nhưng Hội Phụ nữ lại không có quyền của Hội Phụ nữ. Chẳng bao giờ thấy hội lên tiếng gì cả. Thông thường thì họ chỉ nói những điều tuyên truyền thôi chứ không làm những hành động can thiệp vào các sự việc. Họ có những chương trình, Nghị quyết của nhà nước từ trung ương chia xuống các tỉnh, các của các huyện, các xã…. Họ có những cái gọi là ‘nhiệm vụ năm’.

Còn khi có chuyện gì xảy ra thì họ đưa ra một thái độ chung chung, đó là hòa giải. Còn những sự kiện mà mình thường thấy ở trên mạng xã hội thì gần như họ né tránh việc bày tỏ quan điểm. Còn những trường hợp cần lên tiếng cho phụ nữ thì cơ quan mình cũng hy vọng Hội Phụ nữ Việt Nam sẽ có một thông điệp, một phát ngôn đại diện cho cơ quan bảo vệ cho quyền phụ nữ. Nhưng gần như mình không thấy. Họ không có thông lệ đó”.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bị nhiều phụ nữ trong nước cho là “một tổ chức ngốn ngân sách và vô ích”, bởi chức năng thật sự của hội này chỉ là tuyên truyền, bảo vệ Đảng, chứ không đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ Việt Nam.


Vụ Nữ Sinh HUFLIT: Cần Minh Bạch Thông Tin Thay Vì Đòi Xử Phạt Người Đưa Tin!


(Hình: Sinh viên trường HUFLIT học quân sự.)

Có hơn 200.000 lượt tìm kiếm cụm từ “HUFLIT quân sự” trên công cụ Google ở Việt Nam chỉ trong ngày 11/1/2023.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền hai đoạn clip trong đêm được cho là xảy ra tại trường Quân sự Quân khu 7, một trong số đó có tiếng kêu thất thanh của nữ sinh và đoạn clip còn lại cho thấy một nữ sinh được nhiều người bế đi.

Các trang Facebook của sinh viên dẫn các tường thuật giấu tên cho biết, có vụ nữ sinh bị các quân nhân xâm hại tình dục khi sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học Tp. HCM (HUFLIT) đang tham gia khóa học Giáo dục Quốc phòng, An ninh tại đây.

Tuy nhiên, các đoạn video và thông tin về sự việc liên quan bị xóa khỏi các mạng xã hội trong sáng 12/1, thay vào đó là công văn từ Trường Quân sự Quân khu 7 khẳng định thông tin sai sự thật và đòi xử phạt những ai lan truyền tin tức giả mạo.

Cần Minh Bạch Thay Vì Chặn Thông Tin, Xử Phạt Người Đưa Tin

Luật sư Lê Nguyễn Duy Hậu, nhà nghiên cứu luật và chính sách tại Sài Gòn, viết trên Facebook cá nhân có hơn 30.000 người theo dõi rằng, hai đoạn clip không rõ ràng có thể là mồi lửa, “nhưng thứ làm bùng lên ngọn lửa phẫn nộ đến mức không cần suy nghĩ nữa chắc chắn là lời đe dọa dùng Luật Anima (Luật An ninh mạng - PV) để xử những ai dám phao tin của trường quân sự.
Sau đó thì ngọn lửa càng được thổi bùng lên khi một thế lực nào đó tìm cách chữa cháy bằng việc đổ thêm dầu kiểm duyệt, xoá bài... vào.

Những người làm truyền thông cho trường quân sự đã bỏ qua cơ hội bằng vàng để minh bạch, đàng hoàng nói cho dư luận rằng họ không bao che cho ai. Thay vào đó, họ tìm cách giữ thể diện”.

Theo thạc sỹ luật học từ Đại học Pennsylvania, Mỹ (theo học bổng Fulbright), thay vì sẵn sàng đối mặt với bất bình của dư luận bằng sự đối thoại, những người liên quan chọn cách bịt miệng sự việc vì “minh bạch không phải là thứ đầu tiên họ nghĩ đến”.

Từ Đức, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết môn học Giáo dục Quốc phòng-An ninh (GDQP-AN) là bắt buộc đối với sinh viên Đại học và chứng chỉ của môn này là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp cao đẳng, Đại học.

Thông tư của Liên Bộ Quốc phòng - Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm 1980 quy định việc dạy chương trình quân sự này được tổ chức ngay tại trường, tuy nhiên theo quy định hiện hành sinh viên sẽ đến học tập trung tại các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng nếu trường không có trung tâm GDQP-AN. Luật sư Đài khẳng định:
“Việt Nam đang là thời bình, việc giáo dục quốc phòng mang tính hình thức. Tuy nhiên, nếu không có điểm môn này thì sinh viên không thể ra trường”.

Ông nói đối với sinh viên nam, chương trình này không nặng nhọc, tuy nhiên, một số nữ sinh gặp khó khăn để vượt qua môn này, do vậy tình trạng sử dụng tiền hoặc tình để đổi điểm là chuyện có thể xảy ra.

Theo luật sư có nhiều năm hành nghề ở Hà Nội, nếu đây chỉ là tin đồn thì việc đối phó với tin đồn rất dễ dàng, bằng cách đưa hai cô gái mà theo trường thì họ có mâu thuẫn cá nhân, lên giải trình trước công luận.

Thay vì vậy, Trường Quân sự Quân khu 7 lại cho người được cho là chủ nhân của hai đoạn video clip lên phủ nhận thông tin mà cô này đã đưa lên mạng xã hội.

Trường Quân Sự Quân Khu 7 Họp Báo Phủ Nhận Thông Tin

Trong buổi họp báo chiều ngày 12/1, Trường Quân sự Quân khu 7 bác bỏ tin đồn hai nữ sinh của Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học Tp. HCM bị hiếp dâm hoặc nhảy lầu tự tử vào tối thứ hai (ngày 10/1) trong khuôn viên của trường tại quận 12 (Sài Gòn).
Đại tá Nguyễn Tiến Sơn, chủ nhiệm chính trị Trường Quân sự Quân khu 7, cho biết sự việc diễn ra vào tối 10/1 trong một lớp học quân sự 18-20 người mà học viên là sinh viên của HUFLIT.

Khi đó một sinh viên bị mất tiền và các bạn đổ lỗi cho một nữ sinh, người này cho là bản thân bị nghi ngờ oan nên, xô cửa ra ngoài, la hét, khóc lóc do bị ảnh hưởng tâm lý.

Sau khi nghe thấy, cán bộ đại đội của trường đã đưa sinh viên này xuống phòng làm việc để nắm tình hình. Trong lúc này, một nữ sinh viên tòa nhà đối diện đang gác trường đã tò mò quay clip. Nữ sinh này chia sẻ clip cho hai bạn khác, tuy nhiên không đề cập đến nội dung của clip.

Một nữ sinh được cho là người quay clip cũng đính chính sự việc trong buổi họp báo cho rằng, đoạn clip được quay khi cô đang trực ban đêm, trong clip cô tò mò hỏi “hình như bị hiếp dâm hả?”.

Theo T., câu hỏi này chỉ để xác thực và tò mò chứ không phải khẳng định như thế. Sau khi nghe tiếng la hét, cô chứng kiến cảnh nhiều người ngăn một cô gái lại không để nhảy qua lan can tòa nhà đối diện, đoạn clip thứ hai là mọi người khiêng bạn nữ la hét ở tòa nhà đối diện xuống đất.
Sau đó T. được thầy quản lý ở trung tâm cho hay là bạn sinh viên nữ kia bị trầm cảm. Do bị các bạn trong lớp đổ lỗi là ăn cắp tiền, nữ sinh mới la hét, chạy ra lan can có ý định nhảy lầu, may mắn được các thầy và các bạn nữ cùng tòa nhà ngăn lại.

Sau khi được ngăn lại, nữ sinh vẫn còn kích động và la hét nên các thầy khiêng bạn xuống đất nhằm trấn an và tránh sự nguy hiểm khi ở trên tầng cao.

Luật sư Lê Nguyễn Duy Hậu cũng cho rằng, sự việc có thể không phải như tin đồn vì đã được làm quá lên, nhưng có một điều chắc chắn rằng uy tín của chế độ bị ảnh hưởng không phải vì những tin đồn thất thiệt, hay mấy lượt chia sẻ trên Facebook, mà bằng thái độ đối xử lấp liếm và sự đàn áp.
“Vậy là, thay vì tập trung vào việc xem mình phải nói gì với dư luận, họ lại đi tìm cách quản lý xem dư luận nói gì về họ”, ông Hậu khẳng định.


Human Rights Watch: Chính Sách Đàn Áp của CSVN Lan Đến Những Nhóm Phi Chính Phủ


(Hình: Nhà hoạt động môi trường Nguỵ Thị Khanh.)

- Vào ngày 12/1/2023, Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW - Human Rights Watch) công bố Phúc trình Toàn cầu 2023; trong đó phần Việt Nam nhận định vào năm qua Chính phủ Hà Nội gia tăng đàn áp đến các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước.

Phúc trình nêu rõ, trong năm 2022, chính phủ Việt Nam đàn áp mạnh tay hơn đối với các nhà hoạt động của các tổ chức có phép hoạt động. Cụ thể, đó là trường hợp nhà báo Mai Phan Lợi, luật sư môi trường Đặng Đình Bách, nhà hoạt động truyền thông về môi trường Bạch Hùng Dương, và nhà bảo vệ môi trường Ngụy Thị Khanh.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Á Châu của HRW, kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam cần lên tiếng phản đối những hành xử vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Đó là tình trạng đàn áp một cách có hệ thống vần tiếp diễn các quyền tự do biểu đạt, lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo.

Phúc trình nêu ra một Nghị định mà Chính phủ Việt Nam ban hành vào ngày 31/8; trong đó quy định chung chung cấm các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam làm các công tác bị cho “không phù hợp với lợi ích quốc gia, vi phạm pháp luật, xâm phạm quốc phòng, an ninh- trật tự xã hội, và trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam”. Nghị định không định nghĩa rõ ràng về những thuật ngữ nêu ra; thế nhưng nếu tổ chức nào bị cho vi phạm sẽ phải chấm dứt hoạt động.

Thống kê của HRW cho thấy Chính phủ Việt Nam đang giam giữ hơn 160 người chỉ vì ôn hòa thực hành các quyền dân sự và chính trị. Trong năm 2022, tòa các nơi trên cả nước tuyên án tù với những bản án nặng nề đối với ít nhất 35 người chỉ vì lên tiếng phê phán chính phủ và cổ xúy cho nhân quyền, dân chủ và môi trường trong sạch tại Việt Nam.


Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Phát Động Chiến Dịch Kêu Gọi Trả Tự Do Cho Tù Chính Trị, Trong Đó Có Phạm Đoan Trang


(Hình: Nhà báo Phạm Đoan Trang.)

- Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay Chiến dịch #WithoutJustCause (tạm dịch Không có lý do chính đáng) kêu gọi trả tự do cho 14 tù chính trị trên thế giới vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát động vào ngày 11/1/2023.

Tù nhân lương tâm Phạm Đoan Trang là một trong số 14 tù chính trị thuộc danh sách của chiến dịch.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng họ là những người bị bỏ tù chỉ vì thực thi các quyền con người. Bản thân họ nêu bật ra tình trạng mỗi lúc một tăng thêm cố gắng của các chính phủ toàn trị trong biện pháp bịt miệng đối lập và đàn áp những quyền tự do căn bản.

Chiến dịch kêu gọi trả tự do cho các tù chính trị trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được thiết lập trên cam kết tại Thượng đỉnh Dân chủ đầu tiên vào hai ngày 9 và 10/12/2021.

Sau phiên phúc thẩm giữ nguyên bản án 9 năm tù đối với nhà báo tự do, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Phát ngôn nhân Ned Price của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói bà Trang, người được Ngoại trưởng Antony Blinken trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022, là một nhà hoạt động nhân quyền được quốc tế ghi nhận.
Ông Ned Price nhắc lại việc Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hiệp Quốc công bố việc bắt giữ bà Trang là tùy tiện và đi ngược lại những cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng việc tiếp tục cầm tù bà Trang là hành động mới nhất của chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Hà Nội cần phóng thích bà và cho phép mọi người ở Việt Nam được thực hành quyền tự do biểu đạt như được quy định trong Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã ký.

Bắc Ninh: Cháy Tại Công Ty ESD Korea Vina, Thiệt Hại Ước Hàng Trăm Tỉ Đồng

- Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại nhà máy sản xuất nhựa của công ty ESD KOREA VINA, trong khu công nghiệp Quế Võ thành phố Bắc Ninh, thiêu rụi nhiều máy móc, nguyên vật liệu sản xuất.

Vụ cháy xảy ra lúc rạng sáng 12/1/2023 khi một số công nhân đang làm việc tại công ty phát giác lửa phát ra từ phân xưởng hoá chất. Truyền thông nhà nước loan tin trên trong cùng ngày.
Theo tin, bước đầu Công an xác định không có người thương vong nhưng toàn bộ khu nhà xưởng bị thiêu rụi hoàn toàn, mái tôn bị lửa nóng làm biến dạng, mọi sản phẩm bên trong bị thiêu rụi, ước thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

Phòng Cảnh sát Phòng cháy-chữa cháy và Cứu nạn-cấp cứu, Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công an thành phố Bắc Ninh, huyện Quế Võ và các lực lượng đã có mặt tại hiện trường, ngắt điện toàn khu vực công ty để tránh sự việc chập điện. Đến khoảng gần 8 giờ sáng cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế.

Công ty ESD KOREA VINA chuyên kinh doanh và sản xuất sản phẩm từ nhựa phục vụ cho các hãng thiết bị điện tử lắp ráp trên địa bàn.


Nguyên Bộ Trưởng, Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ và Phó Chủ Tịch Hà Nội Bị Đề Nghị Kỷ Luật


(Hình: Ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - trong một họp báo hồi năm 2016.)

- Ông Mai Tiến Dũng- nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, và ông Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội - bị Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Ban Bí thư xem xét kỷ luật.

Truyền thông nhà nước loan tin ngày 12/1/2023 dẫn kết luận của Ủy Ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 25 từ ngày 10 đến ngày 12/1 về đề nghị vừa nêu.

Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét biện pháp kỷ luật đối với ông Mai Tiến Dũng sau khi quyết định cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Văn phòng Chính phủ vì liên đới trách nhiệm để xảy ra vụ các chuyến bay giải cứu trong đợt dịch COVID-19.

Ông Chử Xuân Dũng bị đề nghị lên Ban Bí thư xem xét kỷ luật vì liên đới trách nhiệm để xảy ra vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND thành phố Hà Nội và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của đảng, pháp luật Nhà nước trong mua sắm, quản lý, sử dụng sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế, và tiếp nhận công dân về nước.

Về những sai phạm vừa nêu, nguyên Phó Giám đốc Công an Hà Nội - Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn bị khai trừ khỏi Đảng.


Quảng Ngãi: Nguyên Bí Thư Huyện Sơn Tây Lĩnh Án Ba Năm Tù


(Hình: Ông Để cùng đồng phạm tại toà.)

- Ông Đinh Kà Để, 65 tuổi, nguyên Bí thư huyện uỷ Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi bị tuyên phạt 3 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, trong công tác đền bù dự án thủy điện Ðắcdrinh.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 11/1/2023, nêu thêm, ngoài ông Để, Hội đồng Xét xử còn tuyên phạt hàng loạt nguyên lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân xã, cán bộ địa chính, tài nguyên môi trường huyện cùng nguyên lãnh đạo, Trưởng phòng Đền bù công ty thuỷ điện Ðắc Drinh từ 1 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo đến 2 năm tù cùng về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, trong quá trình lập phương án đền bù đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp dự án thủy điện Ðắc Drinh, ông Để cùng đồng phạm đã gây thiệt hại tài sản của nhà nước với số tiền hơn 26 tỉ đồng. Trong đó, riêng ông Đinh Kà Để, nguyên Bí thư Huyện ủy Sơn Tây (Quảng Ngãi), chịu trách nhiệm đối với số tiền gần 16 tỉ đồng.

Cáo trạng nêu rõ, ông Để đã cho chủ trương lập phương án cho những người đã bán đất để họ được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là trái với quy định của pháp luật.


Truy Tố Cựu Chủ Tịch Louis Holdings Do Thao Túng Thị Trường Chứng Khoán



(Hình: Ông Đỗ Thành Nhân, cựu Chủ tịch Louis Holdings.)

- Truyền thông nhà nước loan tin trong ngày 12/1/2023 dựa theo nội dung cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho hay ông Đỗ Thành Nhân - cựu Chủ tịch Louis Holdings - cùng 7 người khác bị truy tố liên quan vụ thổi giá hai mã cổ phiếu BII và TGG.

Theo cáo trạng, giai đoạn 2020-2021 ông Nhân lúc bấy giờ là Chủ tịch Louis Holdings và thành viên hội đồng quản trị Louis Land, Louis Capital, đã mua cổ phần sáu công ty, niêm yết trên sàn chứng khoán.
Ông Nhân sau đó bàn với Đỗ Đức Nam, Tổng Giám đốc Chứng khoán Trí Việt sử dụng nhóm các tài khoản chứng khoán của ông, thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu mã BII, TGG nhằm thu lợi bất chính. Ông Nhân còn chỉ đạo nhân viên, người thân đứng tên đăng ký nhiều tài khoản chứng khoán, chuyển tiền lòng vòng và thổi giá cổ phiếu BII, TGG.

Cơ quan tố tụng xác nhận việc làm của ông Nhân và đồng phạm đã giúp các nhóm của ông thu lợi bất chính gần 155 tỉ đồng.

Tuy vậy, Viện Kiểm sát cho biết trong quá trình điều tra, Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Ông cùng gia đình đã nộp khắc phục hơn 4 tỉ đồng nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.

Hôm 20/4/2022, Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Louis Holdings, để điều tra nghi vấn thao túng thị trường chứng khoán.

Ông Đỗ Thành Nhân sinh năm 1981 ở An Giang, là lãnh đạo chủ chốt trong hệ sinh thái Louis Holdings, doanh nghiệp thành lập năm 2012 với tên gọi ban đầu là Sản xuất Xuất nhập cảng Núi Xanh Long An.


Lãnh Đạo Việt Nam Kêu Gọi Mỹ Đầu Tư Nhiều Hơn Vào Ngành Bán Dẫn

- Hôm 13/1/2023, Bộ Công thương Việt Nam cho biết Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa đề nghị Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) của Mỹ khuyến khích các công ty thành viên tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Đề nghị của lãnh đạo Việt Nam được đưa ra trong buổi tiếp Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SIA, ông John Neuffer, tại Hà Nội vào ngày 12/1 khi ông Neuffer có chuyến công tác đến khu vực Đông Nam Á để khảo sát về cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn.

Tại buổi tiếp, ông Lê Minh Khái hoan nghênh SIA đã chọn Việt Nam là một trong những điểm đến cho chuyến tìm hiểu thực tế trong khu vực, và giới thiệu về những chính sách của Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển và đầu tư vào các sản phẩm kỹ thuật cao, trong đó có ưu tiên hàng đầu là ngành công nghiệp bán dẫn.

Ông Lê Minh Khái cũng giới thiệu với CEO của Mỹ về những khu kỹ thuật cao tại các thành phố lớn của Việt Nam và khẳng định chính sách phát triển mạnh khoa học, kỹ thuật, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.

Giữa bối cảnh đại dịch bùng phát và cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang diễn ra, nhu cầu về chất bán dẫn sản xuất trong nước của Hoa Kỳ đang tăng lên mạnh mẽ. Vì vậy, chính phủ Biden đang dồn nhiều nỗ lực để tăng cường sản xuất chất bán dẫn trong nước Mỹ, đồng thời rót hàng tỉ Mỹ kim vào ngành công nghiệp đang gặp khó khăn này và sử dụng tất cả các lựa chọn khả dĩ ở khu vực Á Châu để hợp tác thực hiện kế hoạch cải thiện chuỗi sản xuất chất bán dẫn của Mỹ.

Hồi tháng 8/2022, Hoa Kỳ ban hành Đạo luật về Khoa học và CHIPS, và 52 tỉ Mỹ kim đã được thông qua cho kế hoạch mà Tổng thống Biden gần đây cam kết “Nước Mỹ sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất vi mạch”. Trong đó, 39 tỉ Mỹ kim được sử dụng khuyến khích sản xuất, 13,2 tỉ Mỹ kim dành cho đào tạo lực lượng lao động và nghiên cứu và phát triển, và 500 triệu Mỹ kim cho các hoạt động của chuỗi cung ứng bán dẫn và bảo mật kỹ thuật truyền thông thông tin quốc tế.
Tại cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam, ông John Neuffer cho biết SIA rất quan tâm đến việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển, đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn tại các quốc gia. Ông cũng đề nghị phía Việt Nam tham vấn với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để tìm hiểu thêm về khoản quỹ đầu tư 500 triệu Mỹ kim mà chính phủ Mỹ đã thông qua nhằm phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực bán dẫn trong 5 năm tới.

Đáp lại, Phó Thủ tướng Việt Nam cảm ơn ông Neuffer về những thông tin ông đã chia sẻ và bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất bán dẫn toàn cầu của Hoa Kỳ trong thời gian tới.


Việt Nam Phản Ứng Về Việc Toà Phi Luật Tân Hủy Thoả Thuận Hợp Tác Khai Thác Trên Biển Đông


(Hình: Phi Luật Tân thăm dò dầu khí ở Biển Đông.)

- Trả lời câu hỏi về sự kiện Toà án Tối cao Phi Luật Tân mới đây cho rằng thoả thuận hợp tác khai thác năng lượng của nước này với Trung Quốc và Việt Nam là “vi hiến” và đưa ra phán quyết huỷ bỏ thoả thuận này, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/1/2023 nói mọi hoạt động hợp tác cần phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Là quốc gia ven biển và là thành viên của UNCLOS 1982, Việt Nam cho rằng mọi hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển, cần phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982”, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phạm Thu Hằng, nói tại buổi họp báo ngày 12/1.

Bà Phạm Thu Hằng nhắc lại rằng “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, và cho rằng các hoạt động hợp tác quốc tế cần “tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích của các nước”, nhưng không cho biết Việt Nam sẽ phản ứng thế nào trước phán quyết của Toà án Phi Luật Tân.

Trước đó, vào ngày 10/1, Tòa án Tối cao ở Phi Luật Tân tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận giữa Công ty Dầu khí Quốc gia Phi Luật Tân do nhà nước điều hành, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong khu vực có diện tích 142.886 cây số vuông (55.169 dặm vuông) trên biển.

Toà Tối cao Phi Luật Tân cho rằng thỏa thuận thăm dò năng lượng năm 2005 của nước này với các công ty Trung Quốc và Việt Nam là bất hợp pháp, nói rằng Hiến pháp nước này không cho phép các thực thể ngoại quốc khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhà nước Phi Luật Tân phải kiểm soát và giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, và các công ty liên quan phải thuộc sở hữu đa số của Phi Luật Tân.

Tình trạng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông luôn đề ra nguy cơ làm gián đoạn các hoạt động năng lượng. Thực tế này đã khiến cho Phi Luật Tân gặp khó khăn trong việc tìm đối tác ngoại quốc để khai thác tài nguyên, ngay cả trong các khu vực không có tranh chấp ở Biển Đông, mặc dù tòa trọng tài đã làm rõ những quyền lợi của Manila trong phán quyết năm 2016.

Những nỗ lực nhằm tìm kiếm một phương cách khả thi về mặt pháp lý để hợp tác trong việc thăm dò năng lượng đã nhiều lần gặp trở ngại.

Chính phủ tiền nhiệm của Phi Luật Tân vào tháng 6 năm 2022 đã từ bỏ nỗ lực mới nhất, viện dẫn những ràng buộc về Hiến pháp và các vấn đề về chủ quyền.
Vào đầu tháng 12/2022, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr tuyên bố Phi Luật Tân phải tìm cách tự khai thác trữ lượng năng lượng chưa được khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, ngay cả khi không có chuyên gia của Trung Quốc.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Giải Độc Đắc Mega Millions $1.35 Tỷ Đã Có Người Trúng Ở Maine!

– Tờ vé số bán ở Maine vượt qua “ngày xui” Thứ Sáu ngày 13 để trúng độc đắc Mega Millions khoảng $1.35 tỷ, giới chức loan báo hôm Thứ Bảy, 14 Tháng Giêng.

Dãy số trúng độc đắc trong buổi xổ số tối Thứ Sáu là 30, 43, 45, 46, 61, số Mega 14.


(Hình: Máy bán vé số Mega Millions hôm 9 Tháng Giêng ở Chicago, Illinois.)

Tờ vé số này bán tại trạm xăng ở thị trấn Lebanon, theo Cơ Quan Xổ Số Maine (MSL).
“Có người trúng rồi! Tờ vé số trúng độc đắc bán tại trạm Hometown Gas & Grill ở Lebanon, Maine,” MSL loan báo trên Facebook sáng sớm Thứ Bảy.

Giới chức cho hay giải độc đắc này nếu lãnh hằng năm trong 30 năm trị giá khoảng $1.35 tỷ, còn nếu lãnh trọn một lần là $724.6 triệu.
“Chúc mừng MSL vừa trúng độc đắc Mega Millions lần đầu tiên từ trước tới nay,” ông Pat McDonald, người đứng đầu Cơ Quan Xổ Số Ohio và là giám đốc tập đoàn Mega Millions, cho hay. “Đây là giải độc đắc thứ tư trên $1 tỷ trong lịch sử Mega Millions.”

Giải độc đắc hôm Thứ Sáu là giải độc đắc lớn thứ nhì của Mega Millions từ trước tới nay, chỉ sau giải $1.537 tỷ trúng ở South Carolina năm 2018, theo Mega Millions. Giải độc đắc mới nhất lên cao như vậy sau khi không ai trúng trong gần ba tháng.
Tính tới nay, có bảy giải độc đắc Mega Millions trúng vào Thứ Sáu ngày 13, Mega Millions cho hay.

Ngoài giải độc đắc hôm Thứ Sáu, có 14 tờ trúng giải $1 triệu, gồm bốn tờ bán ở New York, hai tờ ở California, và một tờ ở mỗi tiểu bang Florida, Illinois, Kansas, Kentucky, Missouri, North Carolina, Pennsylvania và Texas, theo Mega Millions.

Buổi xổ số Mega Millions kế tiếp bắt đầu lại $20 triệu tối Thứ Ba tuần tới, Mega Millions cho biết. Vé số Mega Millions bán ở 45 tiểu bang Mỹ, cùng với District of Columbia và US Virgin Islands.


Tổng Thống Ukraine Cam Kết “Làm Tất Cả” Để Bảo Vệ Soledar và Bakhmut

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay cho đến ngày 13/1/2023, quân đội Ukraine vẫn “cố thủ” để giữ được Soledar sau một đêm “kinh hoàng”. Tổng thống Zelensky cam kết cung cấp tất cả những gì cần thiết cho binh sĩ tại hai điểm nóng là Soledar và Bakhmut ở miền đông Ukraine. Kyiv tin rằng giành lại được hai thành phố này sẽ làm thay đổi cục diện chiến tranh.

Cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolik, nhìn nhận các giao tranh tại Soledar và Bakhmut gây “nhiều thiệt hại nghiêm trọng”. Trên mạng Telegram, Thứ trưởng Quốc Phòng Ukraine, bà Ganna Maliar, viết “sau một đêm giao tranh khốc liệt” quân đội vẫn “kềm tỏa” được đà tiến của đối phương mặc dù là Nga đã “dốc toàn lực nhắm về phía tỉnh Donetsk và duy trì đà tấn công ở cấp cao. (...) Chiến sự tiếp diễn”.

Tối qua, Tổng thống Volodymyr Zelensky cam kết cung cấp tất cả những gì cần thiết, tiếp viện cho quân đội để kháng cự tại Soledar và Bakhmut. Hai thành phố này cách nhau 15 cây số và từ nhiều tháng qua, quân đội Nga tìm cách giành lại quyền kiểm soát.

Theo phân tích của chuyên gia quân sự Anatoli Khramtchikhine, được thông tấn xã AFP trích dẫn, về mặt tâm lý, chiếm được Soledar sẽ cho phép Nga hô hào chiến thắng sau hàng loạt thất bại quân sự từ tháng 10 tới nay.

Điều chắc chắn là, tại khu vực này, cả quân đội Nga và Ukraine cùng đang phải đối mặt với mùa đông giá rét, như tường thuật của các thông tín viên RFI, Aabla Jounaidi và Boris Vichitch, từ Khramatorsk:

Ngày hôm đó trên mặt trận Bakhmut, hàn thử biểu ghi là âm 15 độ C. Tại căn cứ của tiểu đoàn 28, binh sĩ đốt bếp củi để sưởi. Giá rét vừa là đồng minh vừa là kẻ thù đối với những chiến binh. Viên chỉ huy Serguei cho biết: “Chúng tôi cung cấp củi cho binh sĩ để sưởi, nhưng đốt lửa thì đối phương sẽ trông thấy khói và họ sẽ nhắm vào chúng tôi. Chính vì thế mà chúng tôi cấp bếp dầu cho lính. Các binh sĩ tìm đủ mọi cách để sưởi. Nhiều tổ chức phi chính phủ đã gửi cho chúng tôi nến, những cái túi sưởi tay và những tấm lót giày đặc biệt để giữ ấm”....

Đất đang đóng băng tạo thuận lợi cho xe thiết giáp. Đây là thời điểm thuận lợi để cung cấp chiến xa cho Ukraine, các binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Sherhii đã gợi ý như vậy. Trong khi chờ đợi, mọi người ở đây phải cố thủ trên các đường chiến tuyến bất định, và trong những điều kiện rất khắc nghiệt. “Trong thời chiến, mọi việc không hề đơn giản chút nào. Nếu như trời lạnh như hôm nay, đất đóng băng cứng khoảng cả thước. Để đào lũy hào, chúng tôi cần một loại mìn đặc biệt. Máy móc không giúp ích được gì bởi vì chúng tôi đang ở tuyến đầu, và sẽ bị trúng ngay rocket của đối phương”.

Hỏa lực của quân đội Nga vẫn liên tiếp dồn dập. Bác sĩ quân y của tiểu đội này cho biết nhiều người bị thương, nhiều người bị thương nhẹ, mình mẩy bầm tím, người thị bị cảm lạnh. Tinh thần chiến đấu của những người lính ở Bakhmut vẫn cao.


Ba Lan Khẳng Định Ủng Hộ Hết Mình Cuộc Chiến của Ukraine Chống Nga

- Ngày 13/1/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay chuyến thăm Kyiv của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm 11/1/2023 được ghi dấu ấn bằng thông báo Warsaw sẽ cung cấp cho Ukraine nhiều xe tăng hạng nặng Leopard-2 do Đức sản xuất. Ba Lan ngày càng khẳng định là đồng minh Âu Châu chủ chốt của Ukraine, luôn đi đầu hỗ trợ mọi mặt, đặc biệt về quân sự để giúp Ukraine chống lại các cuộc tấn công của Nga, có thể sẽ dữ dội hơn vào cuối mùa đông này.

Chuyến đi ngắn của Tổng thống Duda được chính phủ cũng như người dân Ukraine đón chào nồng nhiệt với lòng biết ơn. Thông tín viên RFI tại Kyiv, Stéphane Siohan, tường trình:

Trước khi trở về Warsaw, tối thứ Tư (11/01), ông Andrzej Duda dừng lại vài phút trên quảng trường Chợ Lviv. Ngay lập tức, nguyên thủ Ba Lan được đám đông người dân Ukraine vây quanh. Họ gọi tên ông, giơ tay bắt, ôm hôn và nói lời cảm ơn ông bằng tiếng Ba Lan.

Lý do là bởi hôm thứ Tư, ông Andrzej Duda đã thông báo Ba Lan sẽ giao cho Ukraine cả đơn vị gồm hơn chục chiến xa hạng nặng Leopard-2 do Đức chế tạo. Tổng thống Ba Lan nhấn mạnh cần phải có một liên minh quốc tế để cung cấp cho Ukraine nhanh chóng nhất các loại xe bọc thép hạng nặng mà nước này đang cần để ngăn chặn cuộc tấn công của Nga.

Còn phải xem liệu Bá Linh có đồng ý hay không, nhưng Ba Lan ngày càng khẳng định như là một đồng minh chính của Ukraine tại Âu Châu. Hơn nữa, từ 10 tháng qua, cuộc chiến tranh đã thúc đẩy nhanh tiến trình xích lại gần nhau về mặt chính trị giữa Ukraine, Ba Lan và Lithuania. Đây là những nước đã từ lâu có chung hoàn cảnh địa lý và lịch sử.

Người dân Ukraine vô cùng biết ơn Ba Lan về sự trợ giúp tài chính và quân sự cũng như việc Ba Lan đã tiếp đón hành triệu người tị nạn. Việc Andrzej Duda được dân chúng chào đón nồng nhiệt ở Lviv chứng tỏ một cộng đồng chính trị và nhân văn đang hình thành giữa hai nước đồng minh này. Đó cũng là một cực địa chính trị ở phía đông lục địa Âu Châu.

Ba Tây: Chính Quyền Mở Rộng Việc Truy Tìm, Xử Phạt Những Người Tham Gia Bạo Loạn

- Ngày 13/1/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay chính phủ Ba Tây tiếp tục sàng lọc để xử phạt những người tổ chức, tham gia bạo loạn và những đối tượng cung cấp tài chính cho các cuộc bạo loạn, tấn công các cơ quan chính quyền ở thủ đô Brasilia hôm 8/1 vừa qua.
Không chấp nhận thất bại của Jair Bolsonaro trước ông Lula trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi cuối tháng 10, hơn 4000 người ủng hộ cựu Tổng thống cực hữu hôm Chủ Nhật vừa qua đã tràn vào chiếm các cơ quan đầu não chính quyền ở thủ đô như phủ Tổng thống, Tối cao Pháp viện và trụ sở Quốc hội. Mất gần một ngày sau, chính quyền mới lập lại được trật tự. Khoảng 2.000 người đã bị câu lưu, hơn 1.100 người bị tạm giam sau các vụ bạo loạn nói trên, theo thông báo của chính quyền Ba Tây.

Theo thông tấn xã AFP, hiện tại chính quyền tiếp tục siết chặt gọng kìm xung quanh nhiều đối tượng tham gia bạo động được xác định qua hình ảnh trích xuất từ các camera giám sát an ninh và hình ảnh báo chí ghi lại, hoặc thông qua hình ảnh chính các đối tượng tung lên mạng xã hội. Tuy nhiên, ưu tiên hiện tại là truy tìm và đưa ra xét xử các mạng lưới đứng trong hậu trường cung cấp tiền và tổ chức cuộc nổi dậy.

Hôm 12/1, một văn phòng luật bảo vệ lợi ích của Nhà nước, đã yêu cầu Tư pháp ra lệnh phong tỏa khoảng hơn 1,2 triệu Euro tài sản của 52 người và 7 doanh nghiệp bị tố cáo đã chi tiền vận chuyển người biểu tình từ khắp cả nước về thủ đô. Theo nhiều cơ quan truyền thông Ba Tây, phần đông những đối tượng bị tình nghi cung cấp tài chính liên quan đến lĩnh vực buôn bán nông sản. Họ là những người trung thành ủng hộ ông Jair Bolsonaro.

Các cơ quan hữu trách của Ba Tây cũng bắt đầu thống kê các thiệt hại vật chất do các vụ bạo loạn vừa qua gây nên. Rất nhiều công trình di sản quốc gia bị phá hoại. Riêng tại trụ sở hai viện Quốc hội, con số thiết hại có thể lên tới trên 1,2 triệu Euro, theo thẩm định sơ bộ của chính phủ. Viện Di sản Lich sử và Nghệ thuật Ba Tây hôm qua cũng trình báo cáo đầu tiên đánh giá thiệt hại vật chất.

Trong một diễn biến khác, thẩm phán Tối cao Pháp viện Ba Tây, Alexandre de Moraes, hôm 10/1 đã ra lệnh bắt Fabio Augusto, chỉ huy trưởng quân cảnh Brasilia và thư ký an ninh của thủ đô vào thời điểm xảy ra bạo loạn, Anderson Torres, cựu Thứ trưởng Tư pháp thời chính phủ Bolsonaros.


Thượng Đỉnh Biden-Kishida Mở Ra Trong Bối Cảnh Quan Hệ Quốc Phòng Mỹ-Nhật Được Củng Cố Đáng Kể

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida kết thúc vòng công du Âu-Mỹ tại Hoa Kỳ vào hôm 13/1/2023, nơi ông sẽ được Tổng thống Mỹ Joe Biden nghênh đón tại Tòa Bạch Ốc.

Theo các nhà quan sát, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nhật lần này là dịp để Tổng thống Mỹ hoan nghênh điều mà Hoa Thịnh Ðốn đánh giá là kế hoạch lịch sử của Tokyo nhằm tăng cường đáng kể khả năng quân sự trước những lo ngại chung của hai bên về Trung Quốc.

Ngay từ hôm 12/1, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ-Nhật đã gặp nhau tại Hoa Thịnh Ðốn và một tuyên bố chung cho biết là hai nước đã vạch ra “tầm nhìn về một liên minh được hiện đại hóa để sẵn sàng chiếm ưu thế trong kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược mới”. Ông Kurt Campbell, điều phối viên khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc, đã gọi đó là “một trong những cam kết quan trọng nhất giữa hai quốc gia trong nhiều thập kỷ”.

Bản tuyên bố nói rõ là với “một môi trường cạnh tranh khốc liệt”, năng lực tiến công của các lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản nên được nâng cấp “bằng cách bố trí các lực lượng linh hoạt, kiên cường và cơ động hơn với các khả năng tình báo, giám sát và trinh sát, chống tàu và vận chuyển được tăng cường”.

Về phía Nhật Bản, vào tháng 12/2022, Tokyo đã loan báo quyết định tăng cường khả năng quân sự lớn nhất kể từ Thế Chiến Thứ II đến nay. Một kế hoạch 5 năm sẽ tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản lên thành 2% GDP, cho phép nước này mua phi đạn có thể tấn công tàu hoặc mục tiêu trên đất liền cách xa 1.000 cây số.

Hãng tin Anh Reuters trích lời chuyên gia Christopher Johnstone, chủ nhiệm chương trình Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Hoa Thịnh Ðốn cho rằng cuộc gặp Biden-Kishida tại Tòa Bạch Ốc vào hôm nay là cơ hội để nêu bật “những quyết định quan trọng, thực sự chưa từng có mà Nhật Bản đã công bố”, cũng như và sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với những quyết định của đồng minh.

Một viên chức chính quyền cấp cao đã cho thông tấn xã Reuters biết là hai ông Biden và Kishida dự kiến sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh và kinh tế toàn cầu, trong đó có cả việc kiểm soát xuất cảng các sản phẩm bán dẫn sang Trung Quốc, sau khi Hoa Thịnh Ðốn ra lệnh hạn chế nghiêm ngặt vào năm 2022.


Nhật Bản Dự Kiến Sẽ Xả Nước của Nhà Máy Fukushima Vào ‘Mùa Xuân Hoặc Mùa Hè’


(Hình: Nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi bị tàn phá sau động đất - ảnh chụp vào tháng 3/2022.)

- Chính phủ Nhật Bản mới đây đưa ra thời điểm dự kiến về việc xả nước từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị tàn phá ra biển, họ cho biết tại một cuộc họp Nội các được tổ chức hôm thứ Sáu (13/1/2023) rằng việc này có thể diễn ra vào “khoảng mùa xuân hoặc mùa hè năm nay”.

Hồi tháng 4/2021, chính phủ Nhật đã phê duyệt việc xả hơn 1 triệu tấn nước bị nhiễm xạ từ khu vực này ra đại dương sau khi đã phân hủy nước. Khi đó, chính phủ Nhật nói rằng việc xả nước sẽ diễn ra “trong khoảng 2 năm tới”.

Vào tháng 7/2022, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay các cơ quan quản lý cho rằng việc xả nước đạt tiêu chuẩn về an toàn, nước sẽ được lọc để loại bỏ hầu hết các đồng vị mặc dù vẫn chứa một lượng nhỏ tritium, một đồng vị hydro khó tách khỏi nước.

Kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nghiệp đoàn đánh cá địa phương do họ lo ngại về tác động của việc xả nước đối với sinh kế của họ. Các quốc gia bao gồm Nam Hàn và Trung Quốc cũng đã bày tỏ quan ngại.

Covid: Chuyên Gia Trung Quốc Báo Động Đỉnh Dịch Kéo Dài “Đến Ba Tháng” và Lan Ra Nông Thôn

- Trả lời báo tài chính Tài Tân (Caixin) hôm 12/1/2023, một nhà Dịch tễ học hàng đầu của Trung Quốc Bác sĩ Tăng Quang (Zeng Guang) ghi nhận: Đỉnh dịch Covid tại quốc gia này sẽ “kéo dài từ hai đến ba tháng” và khủng hoảng y tế sẽ lan rộng tới các vùng nông thôn, nơi mà hệ thống y tế yếu kém.

Hãng tin Anh Reuters nhắc lại giới trong ngành lo ngại số ca lây nhiễm tăng vọt trong những ngày sắp tới tại các vùng nông thôn. Từ nay đến Tết nguyên đán, “hàng trăm triệu người” đang chuẩn bị về quê. Nhà dịch tễ học Tăng Quang, cựu Giám đốc Viện kiểm dịch và phòng chống bệnh truyền nhiễm tại thủ đô Bắc Kinh báo trước, tình hình sẽ “xấu đi thêm sau đó”. Theo chuyên gia này, cho đến nay, chính quyền gần như chỉ tập trung vào việc ngăn chận dịch lây lan tại các thành phố lớn. Đã đến lúc các giới chức y tế “phải quan tâm đến các vùng nông thôn”. Đây là nơi vẫn có rất đông dân sinh sống, hạ tầng cơ sở y tế lại “rất nghèo nàn”. Nhiều người bị bỏ rơi mà đầu tiên hết là người già và người khuyết tật.

Lời cảnh báo này được đưa ra gần như cùng lúc với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cách này hai ngày, WHO gắn kết hiện tượng người dân Trung Quốc về quê ăn Tết vào dịp này với nguy cơ mang dịch về các vùng nông thôn.

Ngày 13/1, các nhà khoa học Trung Quốc thông báo phát giác một ca bệnh với biến thể mới xuất phát từ chủng Omicron XBB.1.5. Biến thể này đang hoành hành tại Mỹ từ tháng 12/2022 và có đà lây lan nhanh.

Kể từ ngày 9/1, Bắc Kinh ngừng thông báo về số bệnh nhân Covid tử vong. Hơn 3 năm từ sau khi các bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm SARS-CoV-2 được phát giác tại Vũ Hán, cộng đồng quốc tế vẫn nghi ngờ Trung Quốc không minh bạch, giấu giếm thông tin trên hồ sơ nhậy cảm này đối với chính quyền. Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Nam Hàn. Tokyo và Hán Thành như hàng chục quốc gia khác trên thế giới đòi các hành khách từ Hoa Lục đến phải trình diện xét nghiệm PCR âm tính với Covid.


Tòa Bạch Ốc: Tập Tài Liệu Mật Thứ Hai Được Tìm Thấy Tại Nhà Riêng của Ông Biden


(Hình: Ông Joe Biden, Tổng thống Mỹ, tại Wilmington, tiểu bang Delaware - ảnh tư liệu, tháng 9/2022.)

- Hôm thứ Năm (12/1/2023), Tòa Bạch Ốc cho biết Đội ngũ phụ trách vấn đề pháp lý của Tổng thống Joe Biden đã phát giác ra tập tài liệu mật thứ hai - có từ thời ông còn là Phó Tổng thống - tại một chỗ cất đồ bên trong nhà để xe tại nhà riêng của ông ở Wilmington, tiểu bang Delaware.

Tuyên bố của Richard Sauber, cố vấn đặc biệt của ông Biden, được đưa ra vài ngày sau khi Tòa Bạch Ốc cho biết rằng người ta đã phát hiện ra một tập tài liệu khác hồi tháng 11 trong tủ của một văn phòng tại viện nghiên cứu chính sách thuộc Đại học Pennsylvania mà ông Biden đã sử dụng sau khi rời chức Phó Tổng thống.

Hai cuộc phát giác này đã khiến ông Biden phải đau đầu về các vấn đề pháp lý và chính trị khi ông chuẩn bị cho những hoạt động trong những tháng sắp tới để phục vụ cho chiến dịch tái tranh cử dự kiến vào năm 2024.

Chỉ có một tài liệu được tìm thấy trong một căn phòng cạnh nhà để xe ở Wilmington và không có tài liệu nào được tìm thấy trong ngôi nhà của gia đình Biden ở Rehoboth Beach, ông Sauber cho biết trong một tuyên bố. Ông Sauber cho hay chính quyền Biden đang “hợp tác đầy đủ” để bảo đảm rằng các hồ sơ được giải quyết đúng cách.
Có sự khác biệt giữa việc đội ngũ pháp lý của ông Biden tìm thấy các tài liệu mật trong nhà của ông và cuộc điều tra đang diễn ra của Bộ Tư pháp về việc cựu Tổng thống Donald Trump từ chối giao nộp các tài liệu mật lấy từ Tòa Bạch Ốc.

Ông Trump đã lưu giữ hàng ngàn hồ sơ của chính phủ, trong đó có vài trăm hồ sơ được gắn nhãn “mật”, bên trong tư gia của ông ở Florida trong hơn một năm sau khi rời Tòa Bạch Ốc, và đã không trả lại chúng ngay lập tức hoặc một cách tự nguyện bất chấp nhiều yêu cầu của Cục Lưu trữ Quốc gia.

Cuối cùng, khi ông Trump bàn giao 15 thùng hồ sơ vào tháng 1/2022, Cục Lưu trữ đã phát giác ra hơn 100 tập hồ sơ được gắn nhãn “mật”. Cục đã chuyển vấn đề này sang Bộ Tư pháp vào mùa xuân và một công tố viên đặc biệt đã được bổ nhiệm để giám sát cuộc điều tra.


ExxonMobil Ém Nhẹm Nghiên Cứu Về Tác Động của Dầu Hỏa Đối Với Khí Hậu

- Trong bốn thập niên, ExxonMobil đã biết một cách chính xác dầu hỏa khiến Trái đất bị hâm nóng, nhưng hãng Mỹ đã giấu kín kết quả một công trình nghiên cứu do chính các chuyên gia của tập đoàn tiến hành.

Tạp chí Khoa Học - Science, ngày 12/1/2023 tiết lộ một công trình nghiên cứu rất chính xác do chính các chuyên gia của tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới này thực hiện vào thập niên 1980. Kết quả cho thấy ExxonMobil đã “dự báo” rất chuẩn về hiện tượng bầu khí quyển bị hâm nóng. Theo lời một trong các đồng tác giả của công trình nghiên cứu, ông Geoffrey Supran, trong nhiều thập niên sau đó tập đoàn Mỹ này đã khăng khăng chối bỏ mọi lập luận cho rằng năng lượng hóa thạch là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, là nguồn phát khí thải carbon.

Trong giai đoạn 1977-2002, ExxonMobil đã thực hiện 32 tài liệu cứu lưu hành nội bộ, 72 nghiên cứu khoa học. Các tài liệu này đưa ra 16 kịch bản khác nhau về dự báo nhiệt độ Trái đất bị hâm nóng. Trung bình mỗi thập niên, nhiệt độ trên hành tinh tăng thêm 0,2 °C. Báo khoa học Science đánh giá dự phóng này rất “chính xác”. Tuy nhiên, đến tận năm 2013, lãnh đạo tập đoàn khi đó là ông Rex Tillerson, cựu Ngoại trưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, vẫn khẳng định “có nhiều nghi vấn về những nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu”.

Thông tấn xã AFP nhắc lại từ một vài năm qua, tập đoàn ExxonMobil liên tục bị chỉ trích “hai mặt” trên hồ sơ này. Thậm chí tập đoàn Mỹ đang phải điều trần trước Hạ viện Hoa Kỳ và trước Ủy Ban Âu Châu về tác động của năng lượng hóa thạch đối với môi trường

Không có nhận xét nào: