Xuân Đã Về! Tết, Tết, Tết, Tết Đến Rồi!
Lời Chúc Tết (Vui) Năm Mới, Quý Mão 2023!
Trân Trọng Kính Chúc:
Quý Vị Đồng Hương, Niên Trưởng Chiến Hữu, Bạn Bè Thân Hữu, Văn Nhân Thi Hữu, Đồng Nghiệp Truyền Thông, Đồng Đội Liên Khóa, Gia Đình Thân Quyến:
*Năm Mới Quý Mão: Mọi điều may mắn, tiền vào như nước, tiền ra rỉ rỉ, tai họa tránh xa, chó treo Mèo đậy. Riêng quý người đẹp, thướt tha như Mèo, cứ kêu meo meo, cạ đầu cạ đuôi, là có tất cả, vạn sự như ý, cung hỉ, cung hỉ!
*Cầu cho năm mới, Mèo rằn tiến tới, đầu trâu mặt ngựa, quậy phá năm qua, đều bị trừng trị, như Mèo vồ chuột! Mèo bắt Cô Na, Mèo tha Cô Víc, Mèo xực Cô Vi, Mèo cào Pu Tin, cắn Tập Cận Bình, xực luôn Ủn Ỉn, thế giới yên lành, xã hội bình an!
*Công thành danh toại, như Mèo thấy mỡ! bay bổng lên mây, muốn gì cũng được, trẻ mãi không già, phúc lộc trường tồn. Gia đình hạnh phúc, đừng như chó Mèo! Tấn tài tấn lộc, mọi điều như ý.
*Nam nữ tuổi Mèo, ăn nhiều không béo, Mèo vẫn hoàn Mèo, tình chặt như keo, dẻo dai bắt chuột, đừng có lẹo tẹo, Mèo mả gà đồng! Mèo chuột chim chuột, mà nát cuộc đời!
*Cuối cùng không quên, cầu cho Đất Nước, Quê Hương chóng có, tự Do Dân Chủ, Cộng Sản Việt Nam, tiêu thành mây khói, Mèo xực Mèo vồ! hết bọn độc tài, hại dân hại nước.
Vì chỉ khi ấy, Quê Mẹ mới có, Mùa Xuân đích thực! Mong được lắm thay!
Chúc Mừng Năm Mới! Vui Xuân Con Mèo!
San Jose: Giới Thiệu 2 Sinh Hoạt Vui Xuân, Nhiều Ý Nghĩa, Trong Những Ngày Đầu Năm:
1/Hội Chợ Xuân Văn Hóa, Tết Hy Vọng!
Vào Thứ Sáu 20, Thứ Bảy 21, Chủ Nhật 22/1/2023.
Tại History Park (1635 Phelan Ave, San José, Ca 95112)
Vào cửa tự do! Với đầy đủ các tiết mục tưng bừng đón Tết, cộng với chương trình văn nghệ đặc sắc.
2/ LỄ THƯỢNG KỲ ĐẦU NĂM QUÝ MÃO 2023 ÂM LỊCH
VƯỜN TRUYỀN THỐNG VIỆT
1499 Roberts Ave – San Jose – CA 95122
Vào lúc 10:00 Sáng Ngày Chủ Nhật 22 tháng 1 năm 2023
nhằm ngày Mồng MỘT TẾT NGUYÊN ĐÁN
(Năm QUÝ MÃO 2023 Âm Lịch)
Ngoài Nghi lễ Chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, còn cộng thêm nhiều tiết mục vui tươi, độc đáo Mừng Xuân.
VN: Phi Trường Tân Sơn Nhất Từ Sáng Đến Đêm, Đông Nghẹt Việt Kiều Về Ăn Tết! Chờ ‘Dài Cả Cổ’ Làm Thủ tục, (Nhét Tiền!) Lấy Hành Lý, Để Rời Khỏi Phi Trường!
– Càng gần Tết, số lượng Việt kiều từ các nước về quê ăn Tết ngày một đông, khiến phi trường Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng đông nghẹt người.
Ghi nhận của báo Dân Trí hôm 16 Tháng Giêng cho biết, tại các khu vực làm thủ tục của phi trường Tân Sơn Nhất luôn chật kín người đứng chờ đến lượt làm thủ tục đi, về.
(Hình: Ga quốc tế Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, luôn đông đúc từ sáng đến khuya.)
Theo nhân viên an ninh phi trường, tình trạng đón người thân ở ga quốc tế Tân Sơn Nhất dịp Tết Quý Mão năm nay đông hơn, sau thời gian vắng vẻ vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trung bình, mỗi giờ có từ 7 đến 13 chuyến bay hạ cánh. Các khung giờ có nhiều chuyến bay quốc tế đến là vào khoảng 1 giờ trưa đến 7 giờ tối. Và càng về khuya, các chuyến bay liên tục đáp, dòng người đến đón người thân đông hơn.
Để kịp đón người thân, nhiều người cho biết họ phải có mặt tại phi trường ít nhất từ một tiếng trước khi máy bay đáp xuống.
Rút kinh nghiệm từ mấy năm trước khi đón hai em gái từ Mỹ và Úc về nhà ăn Tết, bà Nga ở quận 10, Sài Gòn, cho biết năm nay bà chỉ đi cùng một người em trai đến phi trường Tân Sơn Nhất, không cho con cháu đi theo.
“Phi trường đợt này chật chội lắm, gặp được người thân có khi mất vài tiếng. Mấy đứa nhỏ ra đứng mỏi rồi ngồi bệt ra sàn thì tội nghiệp lắm,” bà Nga nói.
Về phần mình, sau khi máy bay đáp xuống, hành khách về từ ngoại quốc phải chờ 2-3 giờ để làm thủ tục ra cửa lấy hành lý để ra khỏi phi trường.
Nói với báo Zing, anh Đăng Khôi, Việt kiều Mỹ, cho biết: “Do đông quá phải chờ khoảng hai tiếng. Còn về xe taxi ra khỏi phi trường, bình thường khoảng 15 phút, nhưng giờ phải chờ 30 phút. Chưa hết, giá xe cũng tăng cao.”
Còn anh Trần Mạnh, Việt kiều Canada, phàn nàn cho biết: “Chờ lấy hành lý khoảng hai tiếng. Chưa hết, tôi có mấy người bạn mới về mấy ngày trước còn bị thất lạc hành lý, cũng may 2-3 ngày sau thì tìm được. Mọi người chờ rất sốt ruột. Kiều bào về nước ai cũng có chút quà cho gia đình chứ không phải nhiều, phi trường có thể làm nhanh một chút để chúng tôi không phải bất an. Chỉ mong muốn vậy thôi!”
Trước đó, Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất cũng khuyến cáo hành khách đến làm thủ tục trước thời điểm khởi hành 120 phút đối với chuyến bay quốc nội và 180 phút đối với chuyến bay quốc tế.
(Hình: Khách ngoại quốc phải chờ nhiều giờ để lấy hành lý, làm thủ tục để ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất.)
“Quầy thủ tục sẽ đóng 40 phút trước giờ khởi hành đối với chuyến bay quốc nội và 50 phút trước giờ khởi hành đối với chuyến bay quốc tế; cửa ra máy bay sẽ đóng 15 phút trước giờ bay,” đại diện Cảng Hàng Không loan báo.
Ngoài ra, phi trường Tân Sơn Nhất cũng khuyến cáo hạn chế người nhà đưa, đón và không đến quá sớm so với giờ khởi hành, giờ máy bay đáp xuống để giảm bớt tình trạng quá đông đúc liên tục xảy ra tại đây.
Thanh Toán Gay Gắt Trong Nội Bộ Đảng Vào Những Ngày Cuối Năm Con Cọp: Hai Phó Thủ Tướng Được Cho Nghỉ, Giờ Đến Nguyễn Xuân Phúc! Rất Nhiều Khuất Tất Đằng Sau!
(Ảnh: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.)
-Bị thanh trừng hay tự xin nghỉ? Nguyên nhân là gì? Tại sao quy trình của Đảng và Quốc hội miễn nhiệm phó thủ tướng và bổ nhiệm người mới diễn ra nhanh gọn như vậy? Hai vị phó thủ tướng đã phạm sai lầm gì đến mức bị bãi chức? – nhiều nghi vấn được dư luận đặt ra xung quanh việc ra đi của hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.
Ông Phạm Bình Minh là ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng Thường trực, nhân vật số hai trong Chính phủ sau Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông từng là Bộ trưởng Ngoại giao. Trong khi đó, ông Vũ Đức Đam, ủy viên Trung ương Đảng, nhiều năm là phó Thủ tướng phụ trách mảng Văn hóa-Y tế-Giáo dục.
Hôm 30/12 năm 2022, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp phiên bất thường để nhất trí cho ông Minh và ông Đam ra khỏi Trung ương Đảng. Riêng ông Minh còn ra khỏi Bộ Chính trị luôn.
Đây là hội nghị trung ương bất thường lần thứ 2 trong nhiệm kỳ Trung ương Đảng khóa 13. Tại hội nghị bất thường lần trước hồi đầu tháng 10, có tới 3 ủy viên Trung ương đã bị thanh trừng mà thông báo chính thức nói là ‘cho thôi’.
Tuy nhiên, nếu như các ông Nguyễn Thành Phong, Huỳnh Tấn Việt và Bùi Nhật Quang được Đảng nói rõ là đã có sai phạm, khuyết điểm gì và đã bị kỷ luật thế nào mới bị cho ra khỏi Trung ương, thì đối với hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, Đảng không hề nói rõ nguyên nhân là gì.
Trong một diễn biến chóng vánh, chỉ 6 ngày sau hội nghị trung ương bất thường của Đảng, đến lượt Quốc hội họp phiên bất thường hôm 5/1 để quyết định miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng của hai ông Minh và ông Đam và bầu luôn người thay thế trong cùng ngày.
Các thông báo phát đi của Trung ương Đảng và Quốc hội đều cho rằng việc này là ‘xét theo nguyện vọng cá nhân’ của hai ông Minh và ông Đam. Tại buổi lễ sau đó, hai ông Minh và Đam còn được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa và ca ngợi công lao. Tất cả những điều này cho thấy dường như hai ông này không hề bị thanh trừng mà chỉ là ‘hạ cánh an toàn’.
Trả lời báo chí về nguyên nhân bãi nhiệm hai phó thủ tướng này, ông Bùi Văn Cường, chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, nói như sau: “Nếu có vấn đề sức khỏe không đảm bảo, hay uy tín giảm sút, thì xin thôi. Cấp có thẩm quyền khi đó sẽ xem xét miễn nhiệm nhiệm vụ ấy.”
Tuy nhiên, không rõ hai ông Minh và ông Đam gặp vấn đề sức khoẻ gì cùng một lúc hay là ‘uy tín giảm sút’, mà nếu ‘uy tín giảm sút’ thì vì lý do gì vì trước giờ hai ông chưa từng bị Đảng loan báo kỷ luật.
Kỷ luật vì cấp dưới?
Nhận định về việc này, ông Lê Quốc Quân, một luật sư bất đồng chính kiến ở Hà Nội, nói với VOA rằng bất chấp các ngôn từ ‘cho thôi’ hay hình thức trang trọng, đúng quy trình mà Đảng thể hiện, bản chất của vụ việc này ‘vẫn là kỷ luật’.
Ông Quân phân tích nguyên nhân hai vị này bị kỷ luật là những bê bối về vụ chuyến bay giải cứu ở Bộ Ngoại giao, cơ quan dưới thẩm quyền ông Minh, và vụ bộ xét nghiệm của công ty Việt Á mà ông Đam một thời là trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 nên không tránh khỏi liên đới.
“Hai ông này phải chịu trách nhiệm về những vụ tham nhũng của cấp dưới của mình vốn đã bị bắt và bị khởi tố trong hai vụ án lớn,” ông Quân nói.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Trịnh, trợ lý ông Đam, đã bị khai trừ Đảng, truy tố về tội nhận hối lộ trong vụ Việt Á, còn ông Nguyễn Quang Linh, trợ lý ông Minh, cũng bị bắt giam để điều tra về cùng tội danh trong vụ chuyến bay giải cứu.
Ngoài ra, ông Quân cũng đề cập đến ‘yếu tố Trung Quốc’ được tờ báo Nikkei Asia của Nhật loan ra là tại buổi tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh vào cuối năm ngoái, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông Trọng ‘cần giới hạn ảnh hưởng của các nhân tố phương Tây’ và ‘nêu đích danh ông Phạm Bình Minh’.
Ông Minh là con trai của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người được cho là có quan điểm chống Trung Quốc mạnh mẽ trong Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Do vậy, chúng ta có thể dự đoán nguyên nhân đằng sau là sức ép của phương Bắc và của những người bảo thủ có ý chống lại sự hội nhập với thế giới phương tây, mà đặc biệt là Hoa Kỳ. Khi cần kỷ luật thì người ta có thể đưa ra được vô vàn lý do,” vị luật sư bất đồng chính kiến này phỏng đoán. VOA không thể kiểm chứng được thông tin này.
Khi được yêu cầu đánh giá về thành tích của hai phó thủ tướng vừa bị bãi chức, ông Quân nói bản thân ông ‘khá quý mến ông Minh và ông Đam’.
“Tôi có theo dõi họ và thấy cả hai ông đều là người có năng lực, học vấn cao, thông thạo ngoại ngữ, gần gũi với nhân dân và báo chí,” ông nói.
“Còn nói chuyện tham nhũng hay không thì tôi không biết nhưng trong sạch thì dứt khoát là không, bởi vì một lý do duy nhất: anh không thể là một ‘giọt nước trong’ trong một lọ mực đen,” ông Quân nói thêm.
Ông chỉ ra ‘vai trò rất lớn’ của ông Đam trong việc hội nhập cùng ASEAN khi còn là Vụ trưởng Vụ ASEAN và sau này là thư ký riêng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. “Tôi nghĩ ông Đam có ảnh hưởng lớn từ tinh thần đổi mới và vì dân của ông Kiệt,” ông Quân đánh giá.
“Riêng ông Phạm Bình Minh thì tôi nhận thấy rõ vai trò của Việt Nam đang lên, được ngồi vào nhiều ghế quan trọng của Liên Hiệp Quốc như là uỷ viên không thường trực, giờ lại là thành viên Hội đồng Nhân quyền mặc dù Hà Nội vẫn gia tăng đàn áp nhân quyền mạnh. Điều này chứng tỏ sự lèo lái về ngoại giao của ông ấy tốt,” vị luật sư này phân tích.
Huỷ Án Sơ Thẩm, Đình Chỉ Phúc Thẩm Vụ Thượng Tọa Thích Nhật Từ Bị Kiện
- Truyền thông nhà nước loan tin trong ngày 13/1/2023 - dựa theo nội dung kết luận của Tòa án Nhân dân Tp. HCM - cho hay Hội đồng Xét xử phiên tòa vụ bà Phạm Thị Yến (phật tử chùa Ba Vàng) kiện Thượng tọa Thích Nhật Từ tuyên huỷ án Sơ thẩm và đình chỉ xét xử Phúc thẩm.
Hội đồng Xét xử cho biết do trước ngày mở phiên Tòa Phúc thẩm Hội đồng Xét xử đã nhận được đơn xin rút đơn khởi kiện của nguyên đơn (bà Phạm Thị Yến, 52 tuổi, ngụ Quảng Ninh). Đại diện bị đơn (ông Trần Ngọc Thảo, 53 tuổi, pháp danh Thích Nhật Từ, ngụ chùa Giác Ngộ quận 10, Sài Gòn) cũng đồng ý với việc rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Do đó, Hội đồng Xét xử đã đình chỉ xét xử đối với vụ kiện này.
Tờ Một thế giới nêu rõ thêm lý do bà Yến rút đơn khởi kiện đòi ông Thích Nhật Từ bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín, là trước khi tuyên án Phúc thẩm, ông Thích Nhật Từ đã chủ động gặp bà Yến tại chùa Ba Vàng với tinh thần cầu thị nên hai bên đã tiến hành hòa giải nội bộ.
Theo bản án Sơ thẩm của Tòa án Nhân dân quận 10, cuối tháng 3/2020, kênh YouTube Đạo Phật ngày nay và Thích Nhật Từ Official đăng tải thông tin bà Phạm Thị Yến bị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh “phạt 5 triệu đồng tội truyền bá mê tín thông qua tà pháp thỉnh oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng và một số nơi khác trên địa bàn tỉnh”….
Cho rằng việc ông Thích Nhật Từ phát ngôn, đăng tải các thông tin trên lên mạng xã hội là xúc phạm, gây tổn hại đến hình ảnh, uy tín, danh dự, nhân phẩm, bà Yến khởi kiện ông Trần Ngọc Thảo ra Tòa án Nhân dân quận 10. Đồng thời bà yêu cầu Thượng tọa chùa Giác Ngộ phải gỡ bỏ các thông tin sai làm ảnh hưởng đến bà; đăng tải video ghi lời cải chính, xin lỗi công khai đối với bà Yến trên kênh YouTube “Đạo Phật Ngày Nay”, “Thích Nhật Từ Official”; bồi thường thiệt hại cho bà gần 14,9 triệu đồng.
Tại bản án Sơ thẩm, Hội đồng Xét xử đã bác yêu cầu của bà Yến. Sau khi có bản án Sơ thẩm, phía bà Phạm Thị Yến đã có đơn kháng cáo, đề nghị cấp Phúc thẩm hủy án Sơ thẩm để giải quyết lại.
Công An Mở Rộng Điều Tra Vụ Cháy Karaoke An Phú Khiến 32 Người Chết
(Hình: Hiện trường vụ cháy karaoke khiến 32 người chết.)
- Trong ngày 13/1/2023, Thượng tá Lưu Minh Hoàng – Chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra-Công an tỉnh Bình Dương – cho truyền thông hay Công an tỉnh Bình Dương đang mở rộng điều tra vụ cháy quán karaoke An Phú xảy ra hôm 6/9/2022, khiến 32 người chết, 17 người bị thương.
Ông Hoàng cho biết, liên quan vụ án này, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam ông Lê Anh Xuân (SN 1980, ngụ thành phố Thủ Đức, Sài Gòn, chủ quán karaoke An Phú) để điều tra về hành vi “vi phạm quy định về Phòng hỏa cứu hỏa” theo điều 313, Bộ luật Hình sự.
Cùng lúc đó, Công an tỉnh Bình Dương cũng có quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Duy Linh - nguyên Trung tá, Đội trưởng Đội Cảnh sát Phòng hỏa cứu hỏa - Công an thành phố Thuận An; khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Võ - nguyên đại úy, cán bộ của Đội này về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trước đó, hôm 3/11/2022, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại Tp. HCM kết luận nguyên nhân vụ cháy do đường dây dẫn điện lắp đặt trên trần la phông qua khu vực trước phòng hát 204, phòng 206 xảy ra sự việc chập mạch điện. Từ đây, đám cháy phát triển ra các hướng gây cháy lớn ở các phòng karaoke tầng 2 và cháy lan lên tầng 3.
Về nguyên nhân tử vong của 32 nạn nhân, cũng được xác định do ngạt khí CO2, S, N và bị cháy gây bỏng nặng.
Khởi Tố Trung Uý Dùng Nhục Hình Khiến Bị Can Chết
(Hình: Bên trong một nhà tù ở Hà Nội.)
- Ngày 13/1/2023, truyền thông nhà nước loan tin cho hay một bị can bị dùng nhục hình đến chết, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã khởi tố, bắt tạm giam trung uý Võ Thành đạt để điều tra.
Cụ thể, trung uý Võ Thành Đạt, công an quận 11 (Tp. HCM) bị bắt tạm giam ba tháng để điều tra về tội “Dùng nhục hình” khiến bị can Triệu Quang Bình, bị tạm giữ tại Công an quận 11 chết.
Trước đó, Bình bị cơ quan điều tra Công an quận Bình Thạnh bắt để điều tra về tội trộm cắp tài sản.
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên Công an quận Bình Thạnh đã chuyển Bình đến Nhà tạm giữ của Công an quận 11 để gửi.
Trong khi bị tạm giam ở Nhà tạm giữ Công an quận 11, Bình đã vi phạm nội quy, gây mất trật tự nên bị trung úy Võ Thành Đạt dùng nhục hình, dẫn đến tử vong.
Hiện vụ án đang được Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tiếp tục điều tra, làm rõ.
Hôm giữa tháng 11/2022, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã khởi tố, bắt tạm giam cựu Đội trưởng và Đội phó Đội Cảnh sát hình sự và hỗ trợ Tư pháp Công an huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, về tội “dùng nhục hình” khiến một nghi phạm chết.
Tình trạng người dân chết khi đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ công an vẫn thường xuyên xảy ra. Theo con số thống kê mà Ðài Á Châu Tự Do (RFA) tổng hợp được dựa trên thông tin được công bố bởi truyền thông nhà nước, từ năm 2018 đến hết năm 2021, có ít nhất 16 trường hợp người chết trong đồn công an hoặc trại giam.
Việt Nam đã ký Công ước Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc vào ngày 7/11/2013 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 28/11/2014. Đây được cho là một trong chín công ước cốt lõi về quyền con người của Liên Hiệp Quốc.
Nhiều năm gần đây, các tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế lên án tình trạng công an sử dụng bạo lực đối với người dân đang trở nên ngày càng nhiều tại Việt Nam. Tuy vậy, tại phiên điều trần với Ủy ban Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) hôm 15 tháng 11 năm 2018, đại diện chính phủ Hà Nội đã bác bỏ các cáo buộc về những vụ nhục hình trong các trại tạm giam và đồn công an.
Thêm Giám Đốc Một Trung Tâm Đăng Kiểm ở Bắc Giang Bị Bắt
(Hình: Ông Nguyễn Mạnh Tuân (trái) bị khởi tố và bắt giam.)
- Ông Nguyễn Mạnh Tuân - Giám đốc Công ty Cổ phần đăng kiểm xe cơ giới Thái Nam tại tỉnh Bắc Giang - vào tối 13/1/2023 bị khởi tố và bị bắt giam về tội “Nhận hối lộ”.
Báo Bảo vệ Pháp luật thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao loan tin dẫn quyết định của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang về biện pháp vừa nêu.
Vào ngày 4/1, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết năm lãnh đạo, cán bộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã bị khởi tố để điều tra hành vi nhận hối lộ. Năm người bị khởi tố gồm bốn Phó Giám đốc và một đăng kiểm viên ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-06D thuộc Công ty đăng kiểm xe cơ giới Thái Nam có địa chỉ tại tỉnh Bắc Giang.
Qua điều tra từ tháng 3/2021 đến nay, Công an cho biết phát giác nhiều lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên của Trung tâm có hành vi vòi vĩnh, nhận tiền của chủ phương tiện xe cơ giới đến kiểm định để bỏ qua một số lỗi các xe hơi đến kiểm định và cấp giấy đăng kiểm.
Một Trung Tâm Đăng Kiểm Tại Bình Dương Bị Điều Tra
(Hình: Trung tâm đăng kiểm 61-06D.)
- Trung tâm đăng kiểm đầu tiên tại tỉnh Bình Dương bị điều tra là Trung tâm 61-06D. Biện pháp này nằm trong quá trình mở rộng điều tra tiêu cực xảy ra tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ở Sài Gòn và các tỉnh thành trên cả nước.
Thông tin trung tâm 61-06D tại tỉnh Bình Dương đang bị điều tra được Phó Giám đốc-Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh này, đại tá Trần Văn Chính, cho truyền thông nhà nước biết vào chiều ngày 13/1/2023.
Theo ông Chính, ngoài việc bị điều tra về tiêu cực, Trung tâm đăng kiểm 61-06D đang phải tạm ngưng hoạt động vì liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy. Đây là một trong 12 trung tâm đăng kiểm tại Bình Dương.
Cục Đăng Kiểm Việt Nam vào ngày 11/1 thông báo hiện có 30 trung tâm đăng kiểm trên cả nước đang bị điều tra nên ngưng hoạt động. Số này cùng ba trung tâm khác phải ngưng hoạt động vì những lý do khác thuộc 13 tỉnh, thành khác nhau.
Đó là các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Nay thêm một trung tâm tại Bình Dương, nâng tổng số lên 34 trung tâm tại 14 tỉnh/thành đang ngưng hoạt động.
Sau khi Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có tin chính thức bị bắt giam về tội nhận hối lộ vào ngày 12/1, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam lên tiếng cho rằng sự việc xảy ra với ngành đăng kiểm như “cơn bão sóng thần” để lại hậu quả đau đớn, xóa đi bao nhiêu công sức của nhiều người xây dựng từ mấy chục năm qua.
Ông cũng nói “chúng tôi nhận hết trách nhiệm về mình” nhưng lại cho rằng “tâm lý từ xa xưa truyền thống lâu nay, người dân đi đăng kiểm chỉ mong muốn được đăng kiểm nhanh, thậm chí có lỗi nhưng vẫn muốn được đăng kiểm rồi phát sinh việc ‘hối lộ’ làm phát sinh lòng tham với nhân viên đăng kiểm”.
Hãng Sản Xuất Xe Điện BYD của Trung Quốc Có Kế Hoạch Xây Nhà Máy Linh Kiện Tại Việt Nam
(Hình: Một người mẫu đứng cạnh một mẫu xe BYD tại Bắc Kinh.)
- Thông tấn xã Reuters loan tin độc quyền ngày 13/1/2023 - dẫn 3 nguồn tin thông thạo về kế hoạch của BYD Auto Co. - cho hay hãng sản xuất xe điện BYD Auto Co. của Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng tại Việt Nam một nhà máy sản xuất linh kiện xe hơi.
Một trong ba nguồn nói rõ nhà máy sẽ được đặt tại miền Bắc Việt Nam với khoản đầu tư trên 250 triệu Mỹ kim. Hiện việc thương thảo về địa điểm nhà máy đang được tiến hành; tuy vậy, các nguồn tin cũng cho biết thêm công tác xây dựng nhà máy có thể khai triển vào giữa năm nay.
Hãng BYD Auto có trụ sở chính tại Tây An, Trung Quốc cũng đang mở rộng sản xuất sang các nước khác gồm Tân Gia Ba, Nhật Bản và Âu Châu. Hãng cũng kiểm soát đa phần dây chuyền cung ứng như Tesla đang thực hiện, trong đó có sản xuất pin cho xe.
Kế hoạch của BYD đầu tư vào Việt Nam như vừa nêu được nói nhằm tăng thêm năng lực kiểm soát chi phí và đa dạng hóa sản xuất.
Thông tấn xã Reuters hôm 11/1 cũng đưa tin độc quyền về việc hãng sản xuất màn hình Trung Quốc BOE có kế hoạch đầu tư một khoản đáng kể để xây dựng hai nhà máy tại Việt Nam. Hai người quen thuộc với vấn đề này tiết lộ tin. Một trong số họ cho biết khoản đầu tư có thể lên tới 400 triệu Mỹ kim.
Cả hai kế hoạch sẽ có số vốn đầu tư chiếm hơn một phần tư tổng khoản 2,5 tỉ Mỹ kim mà các hãng Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam suốt cả năm 2022.
Vấn Đề Thời Cuộc:
Covid-19: WHO Yêu Cầu Trung Quốc Tăng Cường Minh Bạch Về Dịch
(Trọng Nghĩa)
Ngay sau khi Bắc Kinh chính thức loan báo có thêm ít nhất 60.000 ca chết mới vì Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào hôm 14/1/2023 đã đòi Trung Quốc cho thêm dữ liệu chi tiết về dịch bệnh đang bùng phát mạnh tại nước này.
Trong một tuyên bố, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết đã “đánh giá cao” cuộc họp vào sáng sớm ngày 14/1 giữa Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus và ông Mã Hiểu Vĩ (Ma Xiaowei), Bộ trưởng Y tế Trung Quốc, về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc, đồng thời hoan nghênh việc Bắc Kinh “phổ biến thông tin công khai về tình hình chung”.
Sau ba năm áp dụng nhiều hạn chế hà khắc nhất trên thế giới, Trung Quốc đột ngột dỡ bỏ hầu hết các biện pháp y tế chống Covid vào đầu tháng 12, khiến dịch bệnh bùng phát mạnh. Nhưng trái ngược với tình hình bi thảm được quan sát trên hiện trường, chính quyền Bắc Kinh chỉ báo cáo vài trường hợp chết mãi cho đến hôm qua, khi họ công bố tại một cuộc họp báo số lượng ít nhất 60.000 người chết vì Covid-19 từ đầu tháng 12 đến gần đây.
WHO cho biết đang “phân tích các thông tin về khoảng thời gian từ đầu tháng 12 năm 2022 đến ngày 12 tháng 1 năm 2023 vốn cho phép hiểu rõ hơn về tình hình dịch tễ học cũng như tác động của làn sóng Covid-19 ở Trung Quốc”, nhưng đồng thời yêu cầu Bắc Kinh “tiếp tục chia sẻ các thông tin chi tiết như vậy” với tổ chức và công chúng.
Trong những tuần lễ gần đây, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều viên chức khác của WHO đã chỉ trích việc Trung Quốc miễn cưỡng chia sẻ dữ liệu đáng tin cậy về làn sóng Covid đang hoành hành tại nước này, cũng như định nghĩa “rất hạn hẹp” về các trường hợp chết vì Covid mà Bắc Kinh đang áp dụng.
Màu Đỏ và Màu Trắng Sẽ Chiếm Ưu Thế Tại Nông Thôn
Tại Trung Quốc, kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán năm nay là năm đầu tiên diễn ra không có các hạn chế về y tế kể từ khi bắt đầu đại dịch. Tình huống này làm dấy lên nỗi lo sợ về nguy cơ những người lớn tuổi ở vùng nông thôn bị nhiễm bệnh.
Thông tín viên Stéphane Lagarde của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Bắc Kinh đã ghi nhận tâm trạng lo âu của nhiều người sắp trở về quê ăn Tết
“Bầu trời trong xanh đã trở lại sau một tuần xám xịt ở Bắc Kinh, gió lạnh buốt đã khiến đường phố vắng vẻ hẳn đi, trong lúc đèn lồng vẫn đỏ rực trên những cột điện. Chẳng mấy chốc là đến Tết Nguyên Đán và là dịp đoàn tụ gia đình của hàng trăm triệu sinh viên và người lao động nhập cư tại các thành phố lớn như Bắc Kinh.
Một cô gái bán trái cây và rau quả tâm sự: “Ngày mai tôi về quê ở Cam Túc. Tôi mừng lắm vì sắp được gặp lại bố mẹ và chồng tôi. Vì dịch bệnh, tôi đã không được gặp họ trong hai năm qua”. Tỉnh Cam Túc là một trong những nơi bị nhiễm bệnh nhiều nhất trong những tuần lễ gần đây, người thân của cô gái này cũng từng bị nhiễm bệnh nên cô không quá lo lắng.
Thế nhưng nhiều người khác thì lại rất lo trước tình trạng dịch bệnh bùng phát: Họ được trang bị đủ loại phương tiện chống lây nhiễm, từ kính che mặt, khẩu trang, cho đến găng tay, toàn thân phủ vải bạt.
Chúng tôi đã gặp được một trong những người Bắc Kinh cuối cùng không mắc Covid. Phụ nữ này cho biết: “Tại Bắc Kinh, tất cả những tin tức trên mạng Wechat khiến tôi rất lo lắng. Tôi trở lại Hoa Kỳ hàng năm vào các ngày lễ. Tôi phải cẩn thận, vì phải nộp kết quả xét nghiệm PCR 48 tiếng đồng hồ trước”.
“Đừng về quê”. Đó là lời khuyên của các viên chức y tế vào tuần trước. Đối với nhiều người Trung Quốc, về hay không về là một vấn đề đau đầu, vì họ đang mong chờ một cái Tết Nguyên Đán đầu tiên không bị hạn chế. Vùng nông thôn Trung Quốc sắp tới đây có thể bị hai màu bao phủ: màu đỏ của lễ tết, và màu trắng của tang tóc”.
Trung Quốc Báo Cáo Số Ca Chết Liên Quan Đến COVID Tăng Mạnh
(Hình: Nhân viên đứng bên cạnh một số túi đựng thi thể tại một nhà tang lễ, ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 4 tháng 1 năm 2023.)
Trung Quốc ngày thứ Bảy cho biết gần 60.000 người mắc COVID-19 đã chết trong bệnh viện kể từ khi nước này từ bỏ chính sách zero-COVID vào tháng trước, một sự gia tăng lớn so với các số liệu được báo cáo trước đó sau những chỉ trích toàn cầu về dữ liệu virus corona của nước này.
Vào đầu tháng 12, Bắc Kinh đột ngột dỡ bỏ các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt trong ba năm qua gồm xét nghiệm thường xuyên, hạn chế đi lại và phong tỏa hàng loạt sau các cuộc biểu tình lan rộng vào cuối tháng 11, và các ca bệnh đã tăng vọt kể từ đó trên khắp quốc gia 1,4 tỉ dân này.
Một viên chức y tế ngày thứ Bảy nói rằng số ca sốt COVID và số ca nhập viện cấp cứu đã lên đến đỉnh điểm và số bệnh nhân nhập viện đang tiếp tục giảm.
Trong khoảng thời gian từ ngày 8 tháng 12 đến ngày 12 tháng 1, tổng số ca chết liên quan đến COVID tại các bệnh viện Trung Quốc là 59.938, Tiêu Nhã Huy, Cục trưởng Cục Quản lý Y tế thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC), cho biết trong một cuộc họp báo
Trong số những trường hợp tử vong đó có 5.503 trường hợp là do suy hô hấp vì COVID và số còn lại là do kết hợp giữa COVID và các bệnh khác, bà nói.
Trong khi các chuyên gia y tế quốc tế dự đoán ít nhất 1 triệu ca tử vong liên quan đến COVID trong năm nay, Trung Quốc trước đó chỉ báo cáo hơn 5.000 ca chết kể từ khi đại dịch bắt đầu, một trong những tỉ lệ chết thấp nhất trên thế giới.
Nhà chức trách đã báo cáo năm trường hợp chết hoặc ít hơn mỗi ngày trong tháng qua, nhưng con số này không nhất quán với hàng dài người xếp hàng tại các nhà tang lễ và những túi đựng thi thể được nhìn thấy rời khỏi các bệnh viện đông đúc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong tuần này rằng Trung Quốc đã báo cáo quá thấp các ca chết do COVID, dù hiện tại họ đang cung cấp thêm thông tin về đợt dịch của mình.
Cơ quan của Liên Hiệp Quốc không bình luận ngay lập tức vào ngày thứ Bảy.
Lần gần đây nhất mà Trung Quốc báo cáo số liệu chết do COVID hàng ngày là vào ngày thứ Hai. Nước này đã nhiều lần biện hộ về tính xác thực của dữ liệu.
Chuyên Gia Trung Quốc: Đỉnh Dịch COVID Sẽ Kéo Dài Trong Nhiều Tháng
(Hình: Cư dân Bắc Kinh chờ xe hỏa về quân ăn Tết ngày 6/1/2023.)
Cao điểm của làn sóng COVID-19 tại Trung Quốc dự kiến sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tháng và sẽ sớm bùng phát ở vùng nông thôn rộng lớn, nơi các nguồn lực y tế tương đối khan hiếm, một nhà dịch tễ học hàng đầu của Trung Quốc cho biết.
Các ca lây nhiễm dự kiến sẽ gia tăng ở các vùng nông thôn khi hàng trăm triệu người về quê nghỉ Tết Nguyên đán, chính thức bắt đầu từ ngày 21/1/2023.
Trung Quốc vào tháng trước đột ngột bỏ chính sách phong tỏa hàng loạt nghiêm ngặt chống virus vốn gây ra các cuộc biểu tình lịch sử trên khắp đất nước vào cuối tháng 11 năm 2022, và cuối cùng đã mở cửa lại biên giới vào Chủ Nhật 8/1 vừa qua.
Theo truyền thông nhà nước, việc dỡ bỏ đột ngột các hạn chế đã khiến virus lây lan sang 1,4 tỉ dân Trung Quốc, hơn 1/3 trong số họ sống ở những khu vực mà tình trạng lây nhiễm đã qua cao điểm.
Ông Zeng Guang, nhà Dịch tễ học trưởng trước đây tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cảnh báo rằng đợt bùng phát tồi tệ nhất vẫn chưa kết thúc, theo truyền thông địa phương hôm 12/1.
“Chú trọng ưu tiên của chúng ta đã là các thành phố lớn. Đã đến lúc tập trung vào các vùng nông thôn”, ông Zeng được trích dẫn nói.
Ông cho biết một số lượng lớn người dân ở nông thôn, nơi cơ sở y tế tương đối nghèo nàn, đang bị bỏ lại phía sau, bao gồm cả người già, người bệnh và người tàn tật.
Tổ chức Y tế Thế giới tuần này cũng cảnh báo về những rủi ro bắt nguồn từ việc du hành trong Tết Nguyên đán.
Cơ quan của Liên Hiệp Quốc cho biết Trung Quốc báo cáo rất ít về các trường hợp chết do COVID, mặc dù hiện tại họ đang cung cấp thêm thông tin về đợt bùng phát của virus.
Các nhà virus học Trung Quốc ngày 13/1 cho hay đã phát giác một ca nhiễm biến thể phụ XBB.1.5 của Omicron mà các nhà khoa học của WHO mô tả là biến thể phụ dễ lây truyền nhất cho đến nay sau khi nó lây lan nhanh chóng ở Hoa Kỳ vào tháng 12 vừa qua. Không có bằng chứng nào cho thấy biến thể này nghiêm trọng hơn.
Trung Quốc tháng rồi báo cáo mỗi ngày chưa tới 5 ca chết COVID, những con số không phù hợp với hàng dài người xếp hàng tại các nhà tang lễ và những túi đựng thi thể được nhìn thấy từ các bệnh viện đông đúc.
Trung Quốc không báo cáo dữ liệu chết do COVID kể từ thứ Hai 9/1. Các viên chức cho biết vào tháng 12/2022, họ đã lên kế hoạch cập nhật hàng tháng, thay vì hàng ngày, trong tương lai.
Mặc dù các chuyên gia y tế quốc tế dự đoán Trung Quốc sẽ có ít nhất 1 triệu ca chết liên quan đến COVID trong năm nay, nhưng Trung Quốc nói kể từ khi đại dịch bắt đầu tới nay họ chỉ có hơn 5.000 ca chết vì COVID, một trong những tỷ lệ tử vong thấp nhất trên thế giới.
Căng Thẳng Ngoại Giao
Những lo ngại về tính minh bạch của dữ liệu là một trong những yếu tố khiến hơn chục quốc gia yêu cầu du khách đến từ Trung Quốc phải xét nghiệm COVID trước khi khởi hành. Trung Quốc phản đối việc này.
Bắc Kinh đã đóng cửa biên giới với phần còn lại của thế giới trong ba năm và hiện vẫn yêu cầu tất cả du khách phải xét nghiệm trước khi tới Trung Quốc.
Căng thẳng leo thang trong tuần này với Nam Hàn và Nhật Bản khi Trung Quốc trả đũa bằng cách đình chỉ visa ngắn hạn cho công dân hai nước này. Hai nước cũng hạn chế các chuyến bay, xét nghiệm du khách từ Trung Quốc khi đến, và cách ly những người dương tính.
Nhiều nơi ở Trung Quốc đã trở lại cuộc sống bình thường.
Một viên chức di trú ngày 13/1 cho biết trung bình có 490.000 chuyến đi hàng ngày được thực hiện trong và ngoài Trung Quốc kể từ khi nước này mở cửa trở lại hôm 8/1, chỉ bằng 26% so với mức trước đại dịch.
Trung Cộng Cố, Nhưng Không Giấu Được Các Xác Chết!
(Ngô Nhân Dụng)
(Hình: Đeo mặt nạ làm việc tại phi trường Bắc Kinh.)
Tập Cận Bình đã bị các xác chết “lật tẩy!” Vào giữa tháng 3 năm 2020, khi công bố cả nước “không một người nào nhiễm Covid”, Tập Cận Bình tự ca ngợi thành tích của chế độ độc tài chuyên chế ở Trung Quốc...
Hàng trăm triệu người Trung Quốc sắp rời các thành phố về quê ăn Tết. Mỗi người có thể mang theo hàng tỉ con vi khuẩn Corona. Cộng sản Trung Quốc chịu thua, để cho những biến thái mới của loài vi khuẩn tung hoành sau khi chính sách “Zero Covid” ngăn sông cấm chợ thất bại.
Bệnh dịch đã bùng lên khắp nước nhưng chính quyền vẫn tiếp tục nói dối! Ngày 8 tháng 1/2023, Bắc Kinh cho biết chỉ có 14,171 người nhiễm bệnh và ba người chết vì Covid. Công ty thống kê y tế Airfinity ở Anh quốc ước tính mỗi ngày có 3.7 triệu người nhiễm bịnh, sẽ lên tới 4.2 triệu một ngày kể từ đầu tháng 3.
Chính quyền Cộng sản đưa ra những con số quá thấp một phần vì họ không ghi vào thống kê những người chết vì Covid mà không được Bác sĩ chứng nghiệm. Chỉ gia đình của họ biết. Bà vợ của một nhà ngoại giao, người đứng đầu cuộc thảo luận việc nước Anh trao trả Hồng Kông cho Bắc Kinh, nói rằng chồng bà chết vì nhiễm bệnh Covid; nhưng bản tin trên báo chí loan tin ông qua đời không hề nói đến bệnh trạng. Thế giới bên ngoài cũng biết sự thật vì không ai có thể che giấu trong thời đại này, với các mạng xã hội sở kiểm duyệt cắt không xuể, và hàng ngàn vệ tinh nhân tạo nhìn xuống mặt trái đất thấy từng chiếc xe.
Phóng viên báo Washington Post đã quan sát các video, trên mạng xã hội Douyin (giống như TikTok ở Mỹ) ngày 28 tháng 12, chụp cảnh hai nhà quàn lớn ở Thượng Hải. Tại Bảo Hưng Thấn Nghi Quán (宝兴殡仪馆) họ thấy một hàng xe dài đưa xác chết đến chờ được thiêu. Các lời bình luận kèm theo hình ảnh trên mạng Douyin cho biết có xác chết phải chờ 5 tiếng đồng hồ mới đến lượt; nhiều tay đầu cơ đã lợi dụng, đến lấy số rồi “bán chỗ” cho những người muốn khỏi mất công chờ.
Một thân nhân người chết xưng tên là “Shi”, 27 tuổi, cho biết ông bố chết từ hôm 21 tháng 12, 2022, nhưng nhà quàn yêu cầu giữ xác ông trong nhà năm ngày, vì nhà kho lạnh đã hết chỗ, nhiều xác chết vẫn chưa được thiêu. Để một xác chết vì Covid nằm trong nhà năm ngày, không biết vi khuẩn đã truyền qua bao nhiêu người khác! Anh con trai công nhận bố anh, 60 tuổi, đã làm test biết là bị Covid; nhưng giấy khai tử không ghi tên bệnh!
Tới ngày hẹn, con trai đưa xác bố đến nhà quàn từ 9 giờ tối hôm trước, lấy số thứ tự được thiêu xác vào 8 giờ sáng hôm sau. Khi đến lượt, xác ông già lại được chở tới một lò thiêu khác. Không một thân nhân nào được có mặt lúc hỏa thiêu. Họ bảo trong một đến hai tháng gia đình mới được báo đến lãnh hũ đựng tro; chứng tỏ công việc của lò thiêu bận rộn như thế nào!
Chính quyền Cộng sản nói trong số những người nhiễm Covid chỉ có “một phần ngàn” (0,01%) người chết. Con số chính thức là 5.200 người Trung Hoa đã chết vì Covid kể từ khi phát giác ở Vũ Hán, cuối năm 2019. Các tổ chức y tế quốc tế ước tính mỗi ngày khoảng 5.000 người chết vì Covid ở Trung Quốc; trong năm 2023 tổng số sẽ lên tới một triệu! Báo Nhân Dân, tiếng nói của đảng Cộng sản đả kích những lời tiên đoán này, coi là cố tình bôi nhọ chính phủ Trung Quốc.
Không cần ai bôi nhọ! Những gì dân nhìn thấy trước mắt đã đủ phơi bày sự thật. Thuốc cảm sốt khan hiếm tìm mua không ra; công nhân cáo bệnh không đi làm; xe cứu thương đưa người đến bệnh viện bị đẩy đi vì hết chỗ; bệnh nhân nằm chờ ngoài hành lang với những ống tiếp dưỡng khí và huyết thanh chằng chịt. Một cảnh tượng ít được chú ý là những xác chết chờ đợi ở các lò thiêu.
Công ty Maxar chuyên cung cấp các hình ảnh và video chụp từ hệ thống vệ tinh nhân tạo cho thấy hai bức hình chụp nhà quàn Đông Lâm ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Báo Washington Post phân tích, thấy bức hình chụp ngày 21 tháng 12 năm 2022 có vài chục chiếc xe đậu bên ngoài, trong đó có các xe đòn đám ma, đem so sánh với hình bãi đậu xe chụp ngày 18 tháng 12 năm 2021 thì hoàn toàn trống trơn. Nhà quàn Đông Lâm được báo Post phỏng vấn, cho biết, “Vì hoàn cảnh đặc biệt, chúng tôi yêu cầu ngưng tất cả các hình thức tang lễ”, tuy nhiên gia đình vẫn được từ biệt người chết trước khi đốt. Từ biệt trong bao lâu? Mỗi xác chết được “hai phút”, nhân viên nhà quàn trả lời.
Tới cuối tháng 12, dân Bắc Kinh bị nhiễm bệnh đến 80%, theo lời một Bác sĩ đã đứng đầu phân bộ Bệnh Truyền nhiễm trong Sở Kiểm soát và Phòng Ngừa (CDC của Trung Cộng). Số người chết tăng lên, qua hình ảnh vệ tinh của các công ty Maxar và Planet Labs mà báo Post tham khảo. Hình chụp cảnh nhà quàn ở Thông Châu (Tongzhou,) ngoại ô Bắc Kinh, cho thấy một bãi đậu xe mới hoàn thành. Trước đó hai ngày còn là các thửa ruộng, ngày 24 tháng 12, có hơn một trăm chiếc xe đậu. Nhân viên nhà quàn cho biết mỗi ngày họ thiêu 150 xác chết, gấp ba bốn lần số bình thường trước đó, 40 xác một ngày.
Tại Quế Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu, nhân viên nhà quàn Cảnh Vân San nói với nhà báo rằng trong hai tuần cuối tháng 12 đã thiêu 250 xác mỗi ngày, gấp đôi số bình thường; nhà kho lạnh hết chỗ chứa dù lò thiêu làm việc không nghỉ.
Tập Cận Bình đã bị các xác chết “lật tẩy!” Vào giữa tháng 3 năm 2020, khi công bố cả nước “không một người nào nhiễm Covid”, Tập Cận Bình tự ca ngợi thành tích của chế độ độc tài chuyên chế ở Trung Quốc, ngăn ngừa Covid hiệu quả hơn các nước tự do dân chủ. Lòng tự ái của người Trung Hoa được thổi phồng lên cực điểm. Tháng 6 năm 2020 Hội đồng Nhà nước công bố bạch thư mô tả cuộc phòng chống COVID-19 là một “Cuộc chiến tranh nhân dân”, đạt thắng lợi vẻ vang nhờ tài lãnh đạo của đảng Cộng sản. Trong bài diễn văn đầu năm 2021 Tập Cận Bình tuyên bố chiến thắng bệnh dịch chứng tỏ Trung Quốc đã phục hồi sinh lực, nhờ Đảng quyết tâm bảo vệ mạng sống nhân dân.
Bây giờ, những lò thiêu xác làm việc suốt 24 tiếng đồng hồ được các vệ tinh nhân tạo chụp hình, quay phim, và các nhà báo tò mò tìm hỏi, cho thấy đảng Cộng sản hoàn toàn thất bại. Chính sách ngăn cấm tuyệt đối không diệt được các biến thái mới của vi khuẩn, lại khiến kinh tế trì trệ và dân chúng biểu tình phản đối khắp nơi, bắt đảng Cộng sản phải quay chữ U ngược chiều 180 độ. Họ bãi bỏ các trại tập trung cô lập người mắc bệnh, đồng thời đóng cửa các trung tâm xét nghiệm. Nhưng không ai lo trước sẽ phải đối phó với cơn bệnh dịch sẽ bùng lên khi thay đổi chính sách.
Đa số dân Trung Hoa lại mắc hai tật xấu, thứ nhất là không thích bị chích ngừa, nhất là những người lớn tuổi; thứ nhì là hơi mắc bệnh là phải đến nhà thương.
Hệ thống bệnh viện không đủ sức thâu nhận bệnh nhân; các nhân viên y tế làm việc cật lực chính họ cũng mắc bệnh; những người lớn tuổi không được chích ngừa đủ số liều cần thiết sẽ dễ nhiễm bệnh và chết nhiều nhất; và các loại vaccine nội hóa công hiệu thấp và không được lâu; tất cả cho thấy cả nước Trung Quốc không hề được chuẩn bị.
Ở các nước khác, nơi vi khuẩn đã lan truyền sớm hơn và rộng hơn, hầu hết dân chúng được chích ngừa, hiện nay họ đã đạt được tình trạng “miễn nhiễm tập thể” mà dân Trung Quốc không đạt được sau hơn hai năm ngăn sông cấm chợ. Công ty Airfinity tiên đoán đến đầu tháng 5 sẽ có 1,7 triệu người Trung Quốc chết vì Covid.
Công an không bắt giam được các vi khuẩn. Guồng máy tuyên truyền cũng không che giấu được các xác chết chờ đợi trước lò thiêu, cảnh tượng được hàng ngàn vệ tinh nhân tạo chụp hình, quay phim, cung cấp cho báo chí quốc tế!
Tù Nhân Chính Trị Chết Trong Tù - “Chính Phủ Hà Nội Bỏ Mặc Sức Khoẻ Tù Nhân!”
(Hình: Các tù nhân chính trị đã chết trong khi thi hành án tù.)
Chỉ trong 6 tháng, từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, đã xảy ra 3 trường hợp tù nhân chính trị chết trong khi đang thụ án.Lý do mà thân nhân của họ nêu ra là vì họ mắc bệnh nặng mà không được chữa trị kịp thời.
Sáu Tháng, 3 Tù Nhân Chính Trị Chết Trong Tù
Sự việc mới nhất xảy ra vào hôm 5/1 vừa qua, tù nhân lương tâm Đinh Diêm (61 tuổi) qua đời ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Ông mất khi đang thụ án 16 năm tù giam về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) khu vực Á Châu, bình luận với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua email rằng điều kiện nhà tù ở Việt Nam vô cùng tồi tệ và quyền lợi của tù nhân không được quan tâm, đặc biệt là các tù nhân chính trị, những người đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ. Điều duy nhất mà Hà Nội lo lắng là họ sẽ bị chỉ trích vì cách đối xử tệ hại với các tù nhân.
Ông kêu gọi đối tác thương mại và các nhà tài trợ cho Việt Nam, những người quan tâm đến nhân quyền nên công bố rộng rãi về những cái chết vì bệnh tật của các tù nhân chính trị khi đang bị giam giữ, mà đáng ra những cái chết đó có thể ngăn ngừa được:
“Có thể, nếu cộng đồng quốc tế lên tiếng đủ mạnh về việc này, nó sẽ buộc các viên chức Việt Nam cung cấp đầy đủ các điều kiện và chăm sóc tù nhân tốt hơn trong tương lai. Đây là một việc đáng để chúng ta làm thử.
Cho đến nay, Chính phủ Việt Nam đã cho thấy họ không hề quan tâm đến sự tức giận và đòi hỏi công lý từ gia đình và bạn bè của sáu nhà hoạt động chính trị đã chết sau song sắt này”.
Tính từ năm 2019 cho đến nay, theo ghi nhận của RFA, cùng với ông Đinh Diêm, đã có năm tù nhân chính trị khác chết khi đang thi hành án tù, bao gồm:
- Tù nhân lương tâm Đỗ Công Đương, 58 tuổi, chết ngày 2/8/2022 trong khi đang thi hành án tại Trại giam số 6.
- Tù nhân tôn giáo Phan Văn Thu, người phải thụ án tù chung thân tại Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), mất ngày 20/11/2022 sau một thời gian bệnh nặng mà không được chữa trị đầy đủ và kịp thời.
- Ngày 14/12/2021, Tù nhân lương tâm Huỳnh Hữu Đạt, 52 tuổi, mất tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, nơi ông này phải thụ án 13 năm tù với cáo buộc theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự cũ - “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
- Ngày 10/12/2019, Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực, chết khi đang chịu án 13 năm tù giam vì bị cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
- Và ông Đoàn Đình Nam mất trong Trại giam Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) ở tuổi 68 năm 2019.
Luật Việt Nam Quy Định Gì?
Tại Điều 30 của Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Theo đó, “Người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp bị bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị”. và “Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ”.
Quyền được khám chữa bệnh đối với tù nhân được tái khẳng định trong Luật thi hành án hình sự nha năm 2015, tại Điều 55 quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân.
Luật sư Lê Hòa, thuộc đoàn Luật sư Hà Nội, nói với RFA rằng các trại tù đều có trạm xá để chăm sóc y tế cho các phạm nhân. Đồng thời, trong luật pháp Việt Nam cũng quy định rõ về quyền lợi của người tù. Tuy nhiên, thực tế cán bộ trại giam thực hiện các quyền này như thế nào mới là điều đáng bàn:
“Về mặt luật pháp thì bất cứ nước nào nào cũng quy định về quyền lợi của các phạm nhân, Việt Nam cũng vậy. Thế còn việc thực hiện nó như thế nào mới là điều đáng nói”.
Thực Tế Ra Sao?
(Ảnh: Nhà hoạt động Trần Bang đang bị bệnh trong trạm giam, nhưng không được khám chữa.)
Cựu tù nhân lương tâm, Luật sư Nguyễn Văn Đài, với kinh nghiệm thực tế hai lần ở tù, cho biết nếu tù nhân ốm nhẹ như cảm, sốt, viêm họng sẽ được trám xá trong trại giam đáp ứng nhu cầu khám bệnh, cấp thuốc. Ngược lại, nếu bệnh nặng thì rất khó để được duyệt cho đi khám chữa bệnh ở các bệnh viện bên ngoài, đặc biệt là đối với các tù nhân mang án an ninh, chính trị:
“Đối với bệnh nặng đến mức độ phải đi bệnh viện thì lúc mấy giờ rất khó khăn. Ví dụ, đối với tù hình sự bình thường, họ có thể dùng tiền mua chuộc Bác sĩ hoặc cán bộ trại giam để đi bệnh viện ngoài.
Còn đối với tù chính trị thì việc này rất khó khăn, hầu như là các tù chính trị đều bị bệnh nặng, gia đình và bản thân họ làm đơn kêu cứu đến Bộ Công an nhưng mà hoàn toàn không được đáp ứng những yêu cầu đó”.
Một trường hợp tù nhân lương tâm đang bị bệnh trong tù mà không được khám chữa bệnh là ông Trần Bang. Ông Bang bị bắt hồi tháng 3/2022 về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự.
Bà Thị Biết, em gái ông Bang nói với RFA rằng anh của mình bị một khối u, nó cứ to dần lên mà không rõ nguyên nhân. Gia đình đã gởi đơn yêu cầu khám chữa bệnh cho ông Bang. Tuy nhiên, các đơn từ đó không được phản hồi:
“Lần trước anh ấy bảo là bị khối u, tuy không đau nhưng nó phát triển từ từ. Gia đình có làm đơn nhưng không được phản hồi”.
Quốc Tế Lên Án
Các tổ chức nhân quyền Quốc tế đã nhiều lần lên án Chính quyền Hà Nội bỏ mặc tình trạng sức khoẻ của các tù nhân chính trị, cũng như kêu gọi Hà Nội phải điều tra tường tận về nguyên nhân các tù nhân chết khi đang ở trong trại giam.
Sau cái chết của nhà báo công dân Đỗ Công Đương hồi tháng 8 năm 2022, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra thông cáo liên quan đến sự việc này.
Đại diện CPJ nói trong thông cáo rằng “CPJ vô cùng đau buồn trước tin nhà báo bị tù Đỗ Công Đương chết do bệnh nền. Việt Nam phải xúc tiến một cuộc điều tra đến nơi đến chốn và độc lập về cái chết của ông Đương. Những viên chức trại tù bị phát giác có trách nhiệm cố ý giữ lại thuốc men và không cho ông Đương được chữa trị kịp thời phải đối diện với công lý”.
Tổ chức Phóng viên Không Biên cũng giới bày tỏ thất vọng về cái chết trong nhà tù của nhà báo công dân Đỗ Công Đương; đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy có hành động nhằm bảo đảm các nhà báo khác đang bị giam cầm tại Việt Nam được sống, không phải rơi vào tình cảnh như của ông Đỗ Công Đương.
Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thường xuyên chỉ trích chế độ giam giữ khắc nghiệt của các nhà tù Việt Nam. Trong đó có vấn đề các tù nhân, đặc biệt là tù nhân chính trị, bị giam giữ mà không được chăm sóc y tế.
Trong suốt năm năm gần nhất, từ năm 2018 đến 2021, báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ đều khẳng định tù nhân được chăm sóc y tế cơ bản, mặc dù trong nhiều trường hợp các cán bộ quản trại đã ngăn không cho người nhà mang thuốc vào cho tù nhân và trạm xá trong tù không xem xét kỹ hồ sơ y tế trước khi giam giữ của tù nhân.
Gia đình của các nhà hoạt động đang bị giam đã từng bị ốm hoặc đổ bệnh trong tù khẳng định rằng việc điều trị y tế ở trại là không đầy đủ khiến cho bệnh tình diễn biến phức tạp hơn và để lại hậu quả lâu dài.
Trong báo cáo năm 2021, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho biết có 36 vụ tù nhân chết người khi đang bị giam giữ, trong đó 21 vụ chết do bệnh tật, chín vụ tự tử, bốn vụ do tai nạn và hai vụ chết do bị thương khi đánh nhau với bạn tù.
Xe Hơi Điện VF8 của VinFast- Kỳ Vọng và Thực Tế ở Thị Trường Hoa Kỳ
(Hình AFP: Một xưởng lắp ráp xe VinFast ở Hải Phòng.)
-Tháng 12/2022, Công ty VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng xuất cảng 999 xe hơi điện VinFast VF8 sang Mỹ với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường xe hơi điện lớn nhất thế giới, nơi có sự cạnh tranh quyết liệt giữa hàng chục hãng sản xuất xe toàn cầu đang tập trung vào thị phần xe điện.
Khác với các bình luận mỹ miều, những lời khen có cánh từ những người chuyên trải nghiệm, đánh giá xe (car reviewer) ở Việt Nam, xe hơi điện của tập đoàn VinGroup đã vướng các nhận xét trái chiều từ nhiều nhà báo hay chuyên gia đánh giá xe người Mỹ.
Thậm chí, một YouTuber người Mỹ có trên 100.000 người theo dõi mới đây sau khi trải nghiệm chiếc VF8 ở Las Vegas đã phải thốt lên: “Tôi ước mình đã không lái nó!”
VF8 Có Đáp Ứng Yêu Cầu của Thị Trường Hoa Kỳ?
Facebooker Thuần Ngô, một Luật sư người Mỹ gốc Việt ở California, cho biết độ an toàn của xe hơi là yêu cầu trước hết của khách hàng ở thị trường khó tính này.
“Người Việt Nam xem cái xe (hơi) là một tài sản, thể hiện đẳng cấp. Đối với người Mỹ, xe chỉ là phương tiện và điều quan trọng là an toàn đối với mạng sống của mình”.
Ủng hộ việc Việt Nam có một thương hiệu xe hơi và cũng có ý định tìm hiểu VF8 để mua trong tương lai nếu thấy hợp lý, ông đến một showroom của VinFast Citadel ở California mới được khai trương hồi tháng 7 năm 2022.
Ông cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết ông đề nghị cơ sở này cho phép ông được lái thử trên đường ở địa phương nhưng bị từ chối. Nhân viên ở đây nói ông chỉ có thể thử xe trong khu vực hạn chế của showroom và tìm hiểu các thông số trên xe và theo tài liệu mà showroom cung cấp.
“Showroom của VinFast là nó cho ta thấy xe có đồ chơi như của Tesla. Cái đó không cần, cái người ta cần, sự quan tâm là sự an toàn”.
Vì chỉ được thử nghiệm ở khu vực bãi xe với tốc độ thấp, nên ông không biết tình trạng xe thế nào nếu chạy ở tốc độ cao hơn hay ở cao tốc.
Là người từng sống và lái xe ở Việt Nam nhiều năm, ông Thuần Ngô nói rằng hạ tầng giao thông ở hai nước khác xa nhau.
Ở Hoa Kỳ, xe hơi có thể đi trong khu vực thành thị với vận tốc 50-80 cây số/giờ và 120-150 cây số trên cao tốc, trong khi ở Việt Nam xe thường chạy với vận tốc thấp và ít có đường cao tốc.
Thạc sĩ kỹ thuật thông tin Mai Vũ Phạm đang sinh sống tại Mỹ, nói rằng bà không có ý định sử dụng VF8 và các sản phẩm khác của VinGroup vì sự liên quan của tập đoàn này với Nhà nước Việt Nam cũng như hành xử của chính doanh nghiệp khi khách hàng phàn nàn về sản phẩm trong nhiều năm qua.
ẫn trường hợp của YouTuber Trần Văn Hoàng, chủ kênh YouTube GoGo TV bị đưa ra cơ quan công an vì than phiền khi chiếc xe VinFast Lux A 2.0 của chính ông mua không lâu bị lỗi, bà Mai Vũ Phạm khẳng định với RFA:
“Bởi thế, đối với tôi, vấn đề không phải là xe điện VinFast, hoặc bất kỳ một sản phẩm nào của VinGroup, nhưng là niềm tin. Với tư cách là người tiêu dùng, sự tin tưởng của tôi đối với VinFast nói riêng, và VinGroup nói chung, là con số không.
Chừng nào VinGroup chưa gây dựng được niềm tin, ít nhất bằng cách hoạt động độc lập với nhà cầm quyền Cộng sản và xây dựng thương hiệu bằng chất lượng và uy tín, việc mua sản phẩm của VinFast là không bao giờ xảy ra”.
Giá Chào Bán VF8 Là Quá Cao!
Sau ồn ào sơn logo, tên công ty lên thân chiếc tàu khổng lồ chuyên dụng chở xe hơi, chiếc tàu Silver Queen cập bến California vào giữa tháng 12/2022, theo trang web của công ty dành cho thị trường Hoa Kỳ (vinfastauto.us), xe VF8 năm chỗ ngồi đang được chào bán tại đây với giá từ 59.000 Mỹ kim chưa bao gồm các khoản thuế.
Tuy nhiên, giá sẽ giảm xuống còn 42.200 Mỹ kim nếu thuê pin, chi phí thuê pin hàng tháng ước tính 169 Mỹ kim.
Đây là các xe thuộc phiên bản “đô thị” (City Edition) chỉ có tầm hoạt động 180 dặm/lần sạc điện. Phiên bản này là thấp nhất trong các dòng VF8 và chưa từng được công bố trước đây
Ông Thuần Ngô cho rằng giá xe VF8 mà VinFast niêm yết tại Mỹ là không thực tế và không cạnh tranh. Điều này xuất phát từ tư duy của công ty dành cho thị trường Việt Nam nhưng lại đi áp dụng vào thị trường Hoa Kỳ.
Xe VinFast ở trong nước có thể cạnh tranh được với xe hơi nhập cảng về giá, vì chính sách thuế làm cho giá xe ngoại nhập cao hơn giá nhập cảng hơn ba lần. Tuy nhiên, lợi thế giá cả này không còn ở thị trường Hoa Kỳ.
Thị trường với hơn 300 triệu dân có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng xe cung cấp xe điện. Một số mẫu xe điện cỡ bình dân đang có doanh số bán hàng tốt tại đây như Hyundai Ioniq 5 phiên bản 2023 với tầm hoạt động 220 dặm, giá khởi điểm chỉ hơn 40.000 Mỹ kim; Mustang Mach-E, ngựa chiến của Ford đang thành công trên thị trường có thể chạy 224 dặm với giá nhỉnh hơn 45.000 Mỹ kim.
Ngày 13/1/2023, hãng xe điện dẫn đầu Mỹ - Tesla tuyên bố giảm 20% giá bán xe Model Y chạy được 330 dặm, xuống còn gần 53.000 Mỹ kim hay Model 3 bản sedan giảm 14% xuống còn gần 54.000 Mỹ kim.
Kỳ Vọng của VinFast ở Hoa Kỳ
Ông Thuần Ngô cho rằng mục tiêu của VinFast là chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO) ở thị trường chứng khoán Mỹ nhằm thu hút đầu tư và tìm cách tăng giá cổ phiếu của Vingroup ở thị trường trong nước cũng như bán số hàng bất động sản tồn kho.
Ông đồng ý với đánh giá của chuyên gia người Mỹ - Kyle Conner về VF8 và cho rằng VinFast khó có cơ hội thành công ở đây.
“Ở nước Mỹ, tôi nói thẳng luôn là nó (VinFast- PV) thua ngay từ đầu vì đánh giá sai thị trường Mỹ.
Cách tiếp cận quá nhanh, quá chủ quan, coi thường người Mỹ, và thực tế tại nước Mỹ, xe VinFast chưa đủ tiêu chuẩn”.
Ông Phan Văn Phong ở Virginia, một người từng có nhiều năm là thợ cơ khí ở Cộng hòa Dân chủ Đức vào những năm 1980, cho RFA biết ông sẽ rất vui mừng nếu Việt Nam xuất cảng được một sản phẩm tốt ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, điều này rất khó trong nền kinh tế thị trường gắn đuôi “xã hội chủ nghĩa”.
Khi được hỏi về tương lai của xe điện VinFast ở thị trường Hoa Kỳ, ông nói:
“Nói thẳng luôn tôi không có kỳ vọng gì. Không có nền tảng gì thì làm sao có sản phẩm tốt được. Kỹ thuật luyện kim không có, kỹ thuật điện tử hoàn toàn không có thì làm sao có sản phẩm (xe hơi- PV) tốt được”.
“Ông đi tắt đón đầu, mua các thành phần của xe mang về lắp ráp để bán thì sao có thể được, chỉ có thất bại thôi, chắc chắn thế”.
Ký giả Lê Trung Khoa, chủ bút trang Thoibao.de ở Đức, cho RFA biết VinFast có trưng bày xe VF8 trong sảnh của một siêu thị ở Frankfurt am Main, cách thủ đô Bá Linh 700 cây số. Tuy nhiên, mọi người chỉ có thể xem bên ngoài xe mà không được mở cửa xe để xem hay ngồi vào trong.
Ông nói với RFA qua tin nhắn như sau:
“Để chạy ra đường ở Đức, xe cần giấy phép đăng kiểm. Có lẽ VinFast chưa có loại giấy tờ này nên không có xe để chạy thử.
Một số người đặt trước 150 Euro để mua xe VF8, và VinFast có hứa cuối năm 2022 giao xe. Tuy nhiên, tới giờ vẫn chưa nhận được xe.
hắc VinFast quảng cáo nhằm mục đích IPO bên Mỹ thôi”.
Mới đây, ông Kyle Conner - chuyên gia trải nghiệm và đánh giá xe của kênh Youtube Out of Spec Reviews sau khi được trải nghiệm trực tiếp đã cho điểm 3/10 đối với VF8.
Theo ông này, điểm sáng duy nhất của xe chỉ là cái chốt cửa, động cơ yếu so với thông số 400 mã lực mà hãng quảng cáo, hay xe chỉ đáng giá từ 30.000-40.000 Mỹ kim.
Phóng viên gửi email đến đại diện của VinFast theo địa chỉ info.us@vinfastauto.com từ hôm 11/1 để đề nghị họ bình luận về các thông tin trái chiều, tuy nhiên đến nay chúng tôi chỉ nhận được bức thư gửi đính kèm cho một người tên Henry, cho biết đã chuyển yêu cầu phỏng vấn của RFA về video trên YouTube.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét