Chủ tịch Hạ viện Mỹ cân nhắc xóa các bản luận tội của cựu Tổng thống Donald Trump Hôm thứ Năm (12/1), Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tiết lộ rằng, ông sẽ cân nhắc việc “xóa bỏ” một hoặc cả hai bản luận tội cựu Tổng thống Donald Trump.Khi được hỏi về khả năng xóa các bản luận tội trong cuộc họp báo ngày 12/1 tại Điện Capitol, ông McCarthy cho hay, ông sẽ “phải xem xét” tình hình, đồng thời nói thêm rằng, “Tôi hiểu tại sao các nghị sĩ lại muốn xúc tiến việc này". Ông nói thêm: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đưa nền kinh tế Mỹ trở lại đúng hướng; bảo vệ biên giới của chúng ta; làm cho đường phố của chúng ta an toàn trở lại; tạo cơ hội cho các bậc cha mẹ có tiếng nói trong việc giáo dục con cái của họ và buộc chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm.
<!>
Nhưng tôi cũng hiểu tại sao các nghị sĩ muốn làm như vậy, và chúng tôi sẽ xem xét vấn đề đó".
Cựu Tổng thống Donald Trump đã bị luận tội hai lần trong thời kỳ đương chức.
Lần đầu tiên ông bị Hạ viện Mỹ luận tội vào tháng 12/2019 sau một cuộc điện đàm giữa ông với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Theo đó, cựu Tổng thống Mỹ bị cáo buộc lạm dụng quyền lực và gây áp lực buộc ông Zelenskyy phải điều tra một đối thủ chính trị, cũng như cản trở Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, cuối cùng Thượng viện Mỹ đã tha bổng cho ông Trump.
Lần thứ hai là vào năm 2021, ông Trump lại bị luận tội vì cáo buộc “xúi giục bạo loạn” sau vụ xâm phạm Điện Capitol ngày 6/1. Một lần nữa, ông được trắng án.
Nỗ lực xóa bỏ các bản luận tội của ông Trump
Vào tháng 3/2022, Nghị sĩ Markwayne Mullin đã dẫn đầu các nỗ lực của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ nhằm xóa bỏ các bản luận tội ông Trump vào năm 2019.
"Với những gì chúng tôi đang làm, chúng tôi chỉ đơn giản muốn nói rằng, 'Này, Nghe này, Quốc hội Mỹ đã phạm sai lầm. Chúng ta đã luận tội một Tổng thống theo Điều Một, Khoản Hai - một sự việc mà đáng lẽ ra không bao giờ nên xảy ra'", ông Mullin, hiện là Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, giải thích vào thời điểm đó.
Vào tháng 5/2022, ông Mullin đã theo dõi dự luật đầu tiên với nghị quyết thứ hai nhằm xóa bỏ bản luận tội năm 2021 của ông Trump. Dự luật này (pdf), chỉ ra những bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020 và nêu bản chất vội vàng của bản luận tội. Dự luật cho rằng, quá trình luận tội cựu Tổng thống Mỹ đã không chứng minh được rằng ông Trump đã phạm phải “tội nặng và tội nhẹ” hoặc tham gia vào một cuộc nổi dậy.
Mặc dù cả hai nghị quyết của ông Mullin đều nhận được một số sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa, nhưng cả hai nghị quyết này đều không được Hạ viện Mỹ - do Đảng Dân chủ kiểm soát - cân nhắc.
Một 'Trò lừa bịp chính trị'
Về phần mình, ông Trump khẳng định rằng, cả hai bản luận tội và hành vi ám chỉ tội danh sau đó của Ủy ban ngày 6/1 chỉ đơn giản là những nỗ lực mang tính đảng phái nhằm “xóa sổ” ông và ngăn cản ông tranh cử vào Nhà Trắng một lần nữa.
“Các cáo buộc Giả mạo do Ủy ban ngày 6/1 đã được đệ trình, truy tố và xét xử dưới hình thức Trò lừa bịp luận tội số 2”, cựu Tổng thống nhấn mạnh vào ngày 19/12 sau khi Ủy ban này chuyển trường hợp của ông đến Bộ Tư pháp để truy tố.
Vào tháng 2/2020, sau lần đầu tiên được Thượng viện Mỹ tuyên bố trắng án, ông Trump đã được các phóng viên hỏi về khả năng xóa án tích (expungement) trong tương lai.
“Đó là một câu hỏi rất hay”, ông nói. “Họ có nên xóa bỏ bản luận tội [tôi] tại Hạ viện không ư? Họ nên [làm điều đó], bởi vì đó là một trò lừa bịp. Đó hoàn toàn là một trò lừa bịp chính trị".
Vào thời điểm đó, chính ông McCarthy là người đưa ra ý tưởng này, đồng thời tuyên bố rằng, ông sẽ xóa bỏ bản luận tội cựu Tổng thống nếu Đảng Cộng hòa giành lại quyền kiểm soát Hạ viện; và khi ông trở thành Chủ tịch của Hạ viện Mỹ.
Ông McCarthy nói: “Tôi không cho rằng [tuyên bố trên] chỉ là lời nói suông".
Bất chấp sự phản đối của một số đảng viên Cộng hòa thân Trump, tuần trước, ông McCarthy đã trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ - với sự ủng hộ của ông Trump.
Sau một tuần đàm phán nội bộ đầy tranh cãi với 15 vòng bỏ phiếu, ông McCarthy đã giành được chiếc ghế Chủ tịch của Hạ viện Mỹ nhờ sự ủng hộ của cựu Tổng thống Trump.
“Tôi muốn đặc biệt cảm ơn cựu Tổng thống Trump”, ông nói với các phóng viên vào ngày 7/1. “Tôi không cho rằng bất kỳ ai nên nghi ngờ ảnh hưởng của ông ấy. Ông ấy luôn sát cánh bên tôi ngay từ những ngày đầu”.
Trong lịch sử nước Mỹ, chỉ có hai Tổng thống khác đã bị Quốc hội Mỹ chính thức luận tội, đó là ông Andrew Johnson và ông Bill Clinton.
Ông Richard Nixon cũng phải đối mặt với các cáo buộc luận tội, nhưng ông đã từ chức trước khi diễn ra một cuộc bỏ phiếu.
Giống như ông Trump, cả ông Johnson và ông Clinton đều không bị Thượng viện Mỹ luận tội.
Chưa có Tổng thống hay quan chức dân cử nào khác từng được xóa bỏ bản luận tội, mặc dù vào năm 1837, Thượng viện Mỹ đã xóa bỏ lời chỉ trích đối với Tổng thống khi đó là ông Andrew Jackson. Trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông Andrew Jackson đã lên kế hoạch rút quỹ chính phủ khỏi Ngân hàng Hoa Kỳ.
The Epoch Times đã liên hệ với văn phòng của cựu Tổng thống Donald Trump và Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries để yêu cầu bình luận.
Dân biểu Đảng Cộng hòa: Sự cố tài liệu mật của ông Biden 'vượt ra khỏi khuôn khổ chính trị'
Dân biểu Đảng Cộng hòa Gary Palmer cho hay, việc phát hiện ra các tài liệu mật có liên quan đến Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt ra mối lo ngại rằng sự cố này đã 'vượt ra khỏi khuôn khổ chính trị'.
Hôm thứ Hai (9/1), Nhà Trắng cho biết, họ đang làm việc với Bộ Tư pháp (DOJ) và Cục Quản lý Hồ sơ và Lưu trữ Quốc gia Mỹ (NARA) sau khi phát hiện ra 10 tài liệu mật từ thời ông Biden còn làm Phó Tổng thống Mỹ tại Trung tâm Ngoại giao và Gắn kết Toàn cầu Penn Biden (Penn Biden Center for Diplomacy and Global Engagement) - một viện nghiên cứu ở thủ đô Washington, theo đài CBS News.
Ngoài ra, tài liệu mật còn nằm ở tư dinh của ông Biden tại tiểu bang Delaware - trong đó có một “số lượng nhỏ” tài liệu nằm trong nhà để xe của ông (bên cạnh chiếc Corvette cổ của Tổng thống Biden) - và "một trang tài liệu mật" nằm trong căn phòng kế bên nhà để xe, theo Nhà Trắng.
"Khi xem xét đến cách Trung Quốc đánh cắp thông tin kỹ thuật nhạy cảm nhất của nước Mỹ, họ đang dùng chính những tài liệu đó để chống lại chúng ta. Đối với tôi, việc sử dụng tài liệu một cách bất cẩn như vậy sẽ khiến quý vị bị loại, cho dù quý vị là thành viên Quốc hội, Ngoại trưởng hay Tổng thống Mỹ", ông Palmer nói với đài NTD - một cơ quan truyền thông anh em của The Epoch Times vào ngày 12/1.
Ông Palmer nói thêm rằng, với tư cách là một thành viên của Quốc hội Mỹ, ông phải để điện thoại bên ngoài trước khi đi vào khu vực truy cập tài liệu mật.
“Tôi không được phép ghi chép. Tôi cũng không thể lấy tài liệu ra”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh rằng, ông Biden lúc đó không phải là Tổng thống Mỹ; cho nên ông ấy không có thẩm quyền giải mật những tài liệu đó.
Nghị sĩ đã so sánh giữa cách ông Biden xử lý các tài liệu mật và tình huống của cựu Tổng thống Donald Trump, người đang bị điều tra vì sở hữu các tài liệu mật tại tư dinh của ông ở tiểu bang Florida.
“Tài liệu của ông Biden ở trong nhà để xe”, ông Palmer nói về lô tài liệu thứ hai của ông Biden và nhấn mạnh rằng, đây là một “vấn đề lớn”.
Còn trong trường hợp của ông Trump, “ít nhất thì ông Trump cũng cất giữ tài liệu trong ổ khóa và có chìa khóa [đi kèm], chứ không phải đang ở bên cạnh chiếc máy cắt cỏ", ông nói.
“Tôi không cho rằng chúng ta cần phải dính líu đến chính trị”, ông tiếp tục. “Tôi cho rằng đây là vấn đề của cả lưỡng đảng. Chúng ta cần phải xử lý và đảm bảo rằng, những cá nhân có quyền truy cập vào các tài liệu tối mật hoặc hơn thế cần phải xử lý tài liệu này một cách có trách nhiệm".
Ông Palmer cũng tường thuật lại phiên điều trần năm 2016 về việc cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton xử lý sai tài liệu mật khi ông đang phục vụ trong Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ thuộc Hạ viện Mỹ.
“Bà ấy có một máy chủ riêng ở tầng hầm không được bảo mật. Nó không chỉ chứa tài liệu mật, tài liệu tối mật, mà còn chứa tài liệu nhạy cảm, được phân loại, với mức độ bảo mật cao hơn của tôi - và tôi có tài liệu tối mật”, ông nói.
“Vì vậy, [có thể nói rằng] Đảng Dân chủ có một lịch sử lâu dài trong việc xử lý sai các tài liệu mật".
Mối liên hệ với Trung Quốc
Vào ngày 12/1, một phóng viên đã hỏi Tổng thống Mỹ rằng tại sao ông lại để những tài liệu quan trọng như vậy bên cạnh chiếc Corvette cổ trong nhà xe, Tổng thống Mỹ giải thích rằng: "Chiếc Corvette đang ở trong một nhà xe khóa kín", chứ không phải "đang ở ngoài đường".
Hôm thứ Sáu (13/1), Dân biểu Tom Tiffany đề cập đến cuộc trò chuyện trên và tự hỏi rằng, liệu “điều đó có đủ tốt cho an ninh quốc gia Mỹ hay không".
Nhưng điều khiến ông lo lắng hơn cả là khoản tài trợ của Trung Quốc cho Đại học Pennsylvania, nơi sở hữu Trung tâm Ngoại giao và Gắn kết Toàn cầu Penn Biden.
Trung tâm Ngoại giao và Gắn kết Toàn cầu Penn Biden là một tập hợp các văn phòng ở Mỹ. Trung tâm này là một phần của Đại học Pennsylvania. Ông Biden từng làm việc tại trung tâm này sau khi chính phủ của ông Trump nhậm chức cho đến khi ông Biden bắt đầu vận động tranh cử năm 2020.
“Có vẻ như trung tâm này nhận được tài trợ từ những công dân Trung Quốc có liên hệ [mật thiết] với chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi cho rằng đó là câu chuyện thực sự đằng sau vụ việc này”, ông Tiffany nói với đài NTD, đề cập đến các hợp đồng và quà tặng trị giá hàng chục triệu đô-la mà trường đại học đã nhận được từ Trung Quốc.
Trung tâm Ngoại giao và Gắn kết Toàn cầu Penn Biden đã phủ nhận việc nhận tiền hối lộ từ Trung Quốc và cho biết, tất cả ngân sách của họ đều đến từ trường đại học.
“Trung tâm Ngoại giao và Gắn kết Toàn cầu Penn Biden luôn tuân thủ luật liên bang về việc báo cáo hợp đồng và quà tặng từ hải ngoại; vì mọi quà tặng từ hải ngoại đều được báo cáo chính xác cho Bộ Giáo dục Hoa Kỳ”, một phát ngôn viên của trung tâm đã nói với The Epoch Times trong một email trước đó.
Ông Tiffany hy vọng rằng, vị công tố viên đặc biệt mới được bổ nhiệm sẽ điều tra mọi mối liên hệ giữa chính quyền Trung Quốc và hoạt động kinh doanh của gia đình ông Biden.
"Chúng ta thực sự cần phải đi sâu vào vấn đề rằng, đây có phải là một phần của bức tranh rộng lớn hơn không, đây có phải là một phần của trò chơi ghép hình không. Tôi cũng hy vọng rằng vị công tố viên đặc biệt này sẽ tìm hiểu rõ ngọn ngành vụ việc".
Cả Ủy ban Giám sát Hạ viện và Cơ quan Tư pháp đều đã bắt tay vào công cuộc điều tra về sự cố tài liệu mật của ông Biden vào hôm 13/1.
Ông Tiffany thừa nhận rằng, sự cố tài liệu mật có thể bị chính trị hóa quá mức. Tuy nhiên, việc chính quyền ông Biden truy tố ông Trump đã tạo tiền lệ cho vụ việc này.
“Nhưng khó khăn thực sự đối với chính quyền ông Biden hiện nay là họ đã đặt ra các quy tắc với cựu Tổng thống Trump, và giờ đây họ buộc phải tuân theo các quy tắc đó".
The Epoch Times đã liên hệ với Nhà Trắng để yêu cầu bình luận.
Nga tuyên bố phá hủy xe chiến đấu bọc thép Bradley mà Ukraina vẫn chưa nhận được
Nga khẳng định họ đã phá huỷ được xe chiến đấu bọc thép Bradley mà Mỹ chuyển cho Ukraina, tuy nhiên điều đáng nói là Ukraina cho biết họ vẫn chưa nhận được xe chiến đấu bộ binh này.
Cụ thể, hôm 13 tháng 1, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết trong 24 giờ qua, Nga đã ‘vô hiệu hóa’ 11 xe tăng của Lực lượng vũ trang Ukraina, 17 xe chiến đấu bộ binh, trong đó có 4 xe chiến đấu bộ binh Bradley (do Mỹ sản xuất). Tuy nhiên, Kyiv cho biết Bradley vẫn chưa được đưa vào biên chế của quân đội Ukraina.
Trước đó hôm 6 tháng 1, Ngũ Giác Đài công bố khoản viện trợ gần 3 tỷ USD cho Ukraina, trong đợt này có 50 xe chiến đấu bộ binh Bradley. Người phát ngôn Ngũ Giác Đài Pat Ryder cho biết việc đào tạo binh sĩ Ukraina sử dụng xe Bradley sẽ bắt đầu trong tuần tới, quá trình huấn luyện sẽ kéo dài vài tuần, sau đó việc giao xe mới bắt đầu.
Trước đó, Bộ quốc phòng Nga cũng tuyên bố đã phá hủy nhiều hệ thống hoả tiễn HIMARS, tuy nhiên con số họ đưa ra nhiều hơn số mà Ukraina nhận được từ các đồng minh.
Mỹ nói Iran và Triều Tiên không từ chối cung cấp vũ khí cho Liên bang Nga
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc (LHQ), Linda Thomas-Greenfield, cho biết, Iran và Triều Tiên, không có kế hoạch từ chối cung cấp thêm vũ khí cho Nga . Bà phát biểu trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc:
“Chúng tôi biết rằng Iran hiện đang xem xét khả năng cung cấp cho Nga hàng trăm tên lửa đạn đạo, điều này vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chúng tôi kêu gọi Iran ngừng những hành động này”
Bà cho biết thêm rằng Triều Tiên đã nói rằng họ không ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraina, nhưng lại gửi cả tên lửa và các loại vũ khí khác cho Nga và Wagner.
Đại sứ Mỹ tại LHQ nhấn mạnh: “Chúng tôi lo lắng rằng Triều Tiên đang có kế hoạch gửi thêm vũ khí cho Wagner. Chúng tôi lên án hành động của Triều Tiên và kêu gọi chấm dứt những hoạt động chuyển giao như vậy”
Theo Bà Linda Thomas-Greenfield, các nước này tiếp tục xem xét khả năng tiếp tục chuyển giao vũ khí, thậm chí bất chấp lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Nga dự kiến tăng quy mô quân đội thêm 30% và tuổi nhập ngũ sẽ mở rộng
CNA đưa tin, Nga có thể mở rộng giới hạn độ tuổi cho công dân nhập ngũ ngay trong đầu năm nay, một nhà lập pháp cấp cao của Nga cho biết. Đây là một phần trong kế hoạch tăng 30% quân số của chính quyền Mát-xcơ-va.
Reuters đưa tin, Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủng hộ đề xuất của Bộ Quốc phòng Nga nâng độ tuổi nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ 18-27 hiện nay nâng cao lên độ tuổi từ 21-30,
Andrei Kartapolov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng ở Hạ viện Nga, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Nga có thể soạn thảo một dự thảo vào mùa xuân năm nay, để nâng độ tuổi nhập ngũ lên 30 tuổi, nhưng sẽ mất từ 1 đến 3 năm chuyển tiếp, mới có thể nâng độ tuổi từ 18 lên 21.
Những người chỉ trích kế hoạch này đã cáo buộc giai đoạn chuyển tiếp là một “âm mưu công khai” nhằm bổ sung sự thiếu hụt nhân lực do thương vong trong chiến tranh ở Ukraina, điều mà ông Kartapolov đã bác bỏ.
ông Katapolov nói: “Số lượng lính nghĩa vụ đang giảm dần hàng năm và số lượng các vị trí như vậy sẽ không tăng”,
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã vạch ra kế hoạch tăng tổng số máy bay chiến đấu của Nga từ 1,15 triệu lên 1,5 triệu.
Theo giới quan sát, Sau khi Nga xâm lược Ukraina vào tháng 2 năm ngoái, vấn đề gửi lính nghĩa vụ đến Ukraina đã thu hút sự chú ý lớn, mặc dù ông Putin từng nói rằng ông sẽ không gửi lính nghĩa vụ đến Ukraina, nhưng Bộ Quốc phòng Nga sau đó đã thừa nhận rằng thực sự có những người lính nghĩa vụ được gửi đến Ukraina để chiến đấu.
Vào tháng 9 năm ngoái, Nga tuyên bố huy động lực lượng đầu tiên kể từ Thế chiến II, tuyển gấp hơn 300.000 binh lính, bao gồm cả các cựu chiến binh, để hỗ trợ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. Các nước phương Tây gần đây cho rằng Nga đã mất hàng chục nghìn binh sĩ trong cuộc chiến kéo dài gần 11 tháng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét