Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2023

Giới Thiệu Một Sinh Hoạt Đấu Tranh Và Kính Chuyển Tin Nóng Theo Dòng Thời Sự. - Lê Văn Hải




Giới Thiệu Sinh Hoạt Đấu Tranh Ý Nghĩa Nhất Cuối Tuần Này! Tại San José.
Cùng Tham Dư Lễ Tưởng Niệm Trận Hải Chiến Hoàng Sa:
* Địa điểm: Tully Library, 880 Tully Rd, San José, Ca 95121
Từ 11 giờ trưa, đến 2 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 15 tháng 1 năm 2023
<!>ự 


Để:

- Phản đối chính quyền Trung Quốc vẫn liên tục xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và tài nguyên Việt Nam.
- Vạch trần chính sách bành trướng, đe dọa hòa bình của chính quyền Trung Quốc trước công luận quốc tế.
- Lên án CSVN bán nước, thể hiện quyết tâm bảo vệ quê hương Việt Nam của người Việt yêu nước, quyết không để một biển đảo, tấc đất vào tay giặc!



Tham Dự Lễ Tưởng Niệm Trận Hải Chiến Hoàng Sa, Vinh Danh 74 Anh Hùng Tử Sĩ HQ/QLVNCH.

-Đã gần một nửa thế kỷ qua, Mẹ Việt Nam ngày đêm nhỏ lệ đớn đau thương nhớ Hoàng Sa! dân tộc Việt, người Việt Quốc gia, vẫn mang vành khăn tang tưởng niệm đến 74 chiến sĩ VNCH, đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ mảnh đất tổ quốc Hoàng Sa. Ngày nào còn trong tay giặc, cuộc chiến dành lại Hoàng Sa, vẫn còn tiếp diễn!

VC vì mục đích “còn Đảng còn mình!” sẵn sàng dâng hiến đất đai, biển đảo cho quan thầy Tầu Cộng. Nhưng chúng ta không thể, để giặc Bắc phương ngang nhiên chiếm cứ lãnh hải và lãnh thổ thiêng liêng của cha ông, đã bao đời đổ máu xương gầy dựng và gìn giữ.

-Đòi lại Hoàng Sa, là bổn phận của toàn thể người dân Việt Nam trên toàn thế giới, quốc nội cũng như hải ngoại.

-Để vinh danh và tưởng nhớ 74 Tử Sĩ, cũng như các Chiến Sĩ Anh Hùng, đã vị quốc vong thân, trong trận hải chiến Hoàng Sa, chống quân xâm lăng Trung Cộng, tại quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974.

-Sự hiện diện của Chúng Ta, sẽ nói lên tinh thần đoàn kết với tấm lòng kính phục và biết ơn đối với những Chiến Sĩ VNCH đã hy sinh mạng sống để bảo vệ Tổ Quốc, đồng thời để cho các Thế Hệ Trẻ biết noi gương bất khuất chống ngoại xâm của Cha Anh. Đặc biệt hơn hết là nhắc cho Thế Hệ Con Cháu chúng ta trong cũng như ngoài Nước VN luôn ghi nhớ: “HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM!” và bổn phận của Người Việt phải nuôi ý chí đấu tranh giành lại từng tấc đất của Cha Ông để lại.

“Một Người Ngã Gục, Thì…Hàng Ngàn Người Đứng Lên!”

-Trong lịch sử chiến đấu của dân tộc, trận chiến Hoàng Sa 1974 tuy nhỏ bé về kích thước và rất giới hạn trong thời gian, nhưng là biểu tượng bất khuất, cho sự quyết tâm anh dũng của quân dân Việt Nam Cộng Hòa, liều chết để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ. Không như nhà cầm quyền CS hiện nay “hèn với giặc, ác với dân!”

-Sự hy sinh cao cả này, là truyền thừa từ các thế hệ cha ông ngày trước và tiếp tục hun đúc tinh thần chống ngoại xâm cho các thế hệ bây giờ và mai sau. Lên án những kẻ phản quốc, vì mình, vì Đảng đang là một Lê Chiêu Thống với dã tâm bán nước!


Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa

Vũ Hữu Sạn & Trần Đỗ Cẩm

Sáng sớm ngày 19 tháng 1, thấy các chiến hạm VNCH bất thần bao vây và dàn đội hình tác chiến để uy hiếp đảo, lực lượng Trung Cộng cũng chia thành hai nhóm để nghênh cản. Hai chiến hạm mới tới mang số 389 và 396 vận chuyển về hướng Tây Tây Bắc đảo để chận đường phân đội Bắc, trong lúc 2 Kronstadt còn lại mang số 271 và 274 đối đầu với phân đội Nam tại phía Nam đảo Quang Hòa.

Bốn chiến hạm của hải quân Việt Nam cộng hòa tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

Mặc dù phía Trung Cộng phản ứng mạnh, lực lượng VNCH vẫn tiến hành kế hoạch hành quân đổ bộ tái chiếm đảo Quang Hòa như đã dự trù. Hồi 6 giờ 48 sáng, toán đổ bộ cũng được chia làm hai cánh: cánh Biệt Hải trên HQ-4 được đổ bộ lên mặt Nam, trong khi cánh Hải Kích trên HQ-5 được đổ bộ lên mặt Tây Tây Nam đảo Quang Hòa. Tới 7 giờ 42 sáng, vì gió thổi quá mạnh khiến hai bè cao su chở toán Hải Kích bị dạt ra ngoài khơi nên HQ-5 phải thả xuồng máy để phụ giúp kéo tới điểm đổ bộ. Cũng trong lúc này, Trung Cộng cũng cho đổ thêm quân từ 2 tàu võ trang lên mặt Bắc đảo.

Tuy gặp khá nhiều khó khăn vì gió mạnh và sóng lớn sát bờ, cuối cùng toán Hải Kích cũng đổ bộ lên được mặt Tây Tây Nam đảo Quang Hòa vào lúc 7 giờ 45 sáng. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ đổ quân, hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 thuộc phân đội Nam di chuyển trong vùng từ Nam Đông Nam tới Tây Tây Nam của đảo Quang Hòa, có lúc vào sát bờ chỉ cách chừng 1 hải lý để trợ chiến cho lực lượng đổ bộ.

Lực Lượng đổ bộ gồm những thành phần được huấn luyện tinh thục, thiện chiến nhất của HQVN. Lúc đầu, toán Biệt Hải do HQ Trung Úy Nguyễn Minh Cảnh (khóa 20 SQHQ Nha Trang) trách nhiệm, sau chuyển sang HQ Trung úy Nguyễn-Văn-Đơn chỉ huy, gồm những quân nhân “người nhái” thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Toán Hải Kích chuyên về phục kích và đánh bộ do HQ Đại Úy Trần Cao Sạ (khóa 16 SQHQ Nha Trang?) chỉ huy. Ngay từ khi vừa đặt chân lên bờ đảo, cả hai toán bị quân Trung Cộng trên đảo đông hơn đàn áp. Địch quân trang bị vũ khí nặng dàn hàng ngang ngăn cản và uy hiếp, một số lớn khác ẩn núp trong các giao thông hào và công sự phòng thủ kiên cố để yểm trợ khiến lực lượng đổ bộ không thể nào tiến sâu vào trung tâm đảo. Tình hình lúc bấy giờ rất nguy cấp và thật bất lợi cho lực lượng VNCH, nhưng vì tuân hành thượng lệnh quyết tâm bảo vệ lãnh thổ nên vào khoảng 9 giờ sáng, SQ/CHCT ra lệnh cho toán Hải Kích vượt lên trước, di chuyển về mặt Tây Nam đảo. Thấy quyết tâm chiếm lại đảo của các chiến sĩ Việt Nam, quân Trung Cộng nấp trong các công sự phòng thủ nổ súng thượng liên vào toán Hải Kích khiến 1 sĩ quan là Trung Úy Lê Văn Đơn và 1 đoàn viên tên Long bị tử thương và 2 đoàn viên khác bị thương. Toán Hải Kích lập tức dùng hỏa lực cơ hữu gồm súng phóng lựu M.79 và súng cá nhân M.16 bắn trả. Còn toán Biệt Hải tuy cũng bị lính Trung Cộng đông hơn uy hiếp nhưng hoàn toàn vô sự. Lúc 10 giờ sáng, soái hạm HQ-5 ở vị trí cách đảo Quang Hòa 5000 yards (khoảng 3 hải lý) về hướng Tây Nam (245 độ).

Vào khoảng 9 giờ 30 sáng, trước tình hình bất lợi và áp lực địch quá mạnh có thể đưa tới nguy cơ toàn thể lực lượng đổ bộ bị địch quân đông hơn tiêu diệt hết, Chỉ-huy-trưởng Phân-đội 1 (gồm HQ-5 và HQ-4) quyết-định rút tất cả hai toán Hải Kích và Biệt Hải kịp thời về chiến hạm,[17] với sự đồng-ý của SQ/CHCT. Lực lượng đổ bộ về tới chiến hạm an toàn, không bị thêm một thiệt hại nào, mang theo được cả xác sĩ quan tử-thương. Hai đoàn viên bị thương được di tản qua HQ-4.

Trước những biến chuyển kém thuận lợi, SQ/CHCT ban hành chỉ thị mới. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ 17 sáng cho tới 10 giờ 24 sáng, các chiến hạm Việt Nam vận chuyển chiến thuật để thiết lập một hình vòng cung ở phía Tây đảo Quang Hòa. Phân đội Bắc gồm hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 di chuyển về phía Tây Tây Bắc đảo trong khi phân đội Nam gồm hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ Tây Nam tới vị trí phía Tây Đảo. Khi thấy các chiến hạm Việt Nam khai triển đội hình mới, bốn chiếc tàu Trung Cộng lập tức bám theo, một đối một. Theo phúc trình hậu hành quân của soái hạm HQ-5, tình hình lúc đó đã hết sức căng thẳng. Chiến hạm đôi bên có lúc chỉ cách nhau 300 hay 400 yards[18] đều ở trong tình trạng nhiệm sở tác chiến toàn diện với các nhân viên ngồi trong các ụ súng. Các khẩu hải pháo chĩa thẳng vào tàu TC trong tư thế sẵn sàng tác xạ tiêu diệt địch.

Lúc đó, vị trí các chiến hạm đều nằm về hướng Tây và Tây Tây Bắc của đảo Quang Hòa. Hải đội VNCH bao vây phía ngoài, cách đảo khoảng 4-5 hải lý, các tàu Trung Cộng nằm hơi chếch về phía bên trong, cách đảo chừng 3-4 hải lý. Vị thế tác chiến của các chiến hạm Việt Nam thiết lập thành hình vòng cung phía bên ngoài, thứ tự từ Bắc xuống Nam được ghi nhận như sau:

– HQ-16 chiếm vị trí cực Bắc của đội hình, sau đó là HQ-10.

– Kế tiếp là HQ-4 và HQ-5 ở vị trí cực Nam.

Các chiến hạm Trung Cộng cũng ở vị thế nghênh cản một chọi một như sau:

– Kronstadt 274 đối đầu HQ-5.

– Kronstadt 271 đối đầu HQ-4.

– MSF[19] 396 đối đầu HQ-10.

– MSF 389 đối đầu HQ-16.

Trên soái hạm HQ-5, SQ/CHCT chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm, đó là những tàu địch đối đầu. Lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm địch được ban hành từ soái hạm HQ-5 vào lúc 10 giờ 22 phút sáng. Trận hải chiến tại Hoàng Sa khởi đầu.

Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ chuyển đi từ soái hạm HQ-5, các chiến hạm VNCH đồng loạt khai hỏa vào mục tiêu được chỉ định là các chiến hạm địch đối đầu. Các khẩu đại bác 40 ly và 20 ly tác xạ rất chính xác và hiệu quả vì có nhịp bắn nhanh và mục tiêu lớn lại nằm trong tầm tác xạ hữu hiệu. Các khẩu đại bác 76 ly trên Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tác xạ cũng rất chính xác nhưng nhịp bắn không được nhanh vì hệ thống radar kiểm xạ viễn khiển bị hỏng từ lâu. Những dàn đại pháo 127 ly trên các Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng và Lý Thường Kiệt có nhịp bắn chậm hơn trong lúc các chiến hạm đôi bên vận chuyển với vận tốc cao nên rất khó nhắm vào mục tiêu. Riêng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ-10 vì chỉ còn một máy chánh nên xoay trở rất khó khăn và chậm chạp, dàn radar bất khiển dụng, tình trạng kỹ thuật không được khả quan nên lâm vào tình thế rất bất lợi.

Với chiến thuật “tốc chiến, tốc thắng”, các chiến hạm VNCH chiếm được thượng phong vì bắn trước với cỡ súng lớn hơn. Các tàu Trung Cộng bị thiệt hại nhiều trong những phút đầu tiên này nhưng cũng chống trả mãnh liệt.

Trên Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 thuộc phân đội Bắc, lệnh tác xạ của Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Lê Văn Thự, được đáp ứng ngay bằng quả đạn đầu tiên của khẩu đại pháo 127 ly do Trung Úy Ðoàn Viết Ất làm trưởng khẩu. Sau đó, các khẩu đại bác 40 ly và 20 ly từ trước mũi đến sau lái thi nhau bắn vào tàu địch. Giống như như HQ-5, vũ khí chính của Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt là khẩu đại pháo 127 ly (5 inch) đặt tại sân trước. Cũng ở sân trước, đàng sau của khẩu đại pháo là dàn đại bác 40 ly đôi (2 nòng) nằm một tầng cao hơn ngay dưới đài chỉ huy. Hai bên hông đài chỉ huy là các khẩu đại bác 20 ly đôi (2 nòng). Tại sân sau có các khẩu đại bác 40 ly đơn, một bên tả hạm, một bên hữu hạm.

Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ-10 là một thành phần của phân đội Bắc dưới quyền điều động của HQ-16. Trong lúc hải chiến, HQ-10 nằm chếch về hướng Nam, cách HQ-16 chừng 1 hải lý. Vì là một tàu loại rà mìn được biến cải nên là chiến hạm chậm và nhỏ nhất trong số các đơn vị VNCH tham chiến. Ngoài ra, ngay từ khi gia nhập Hải Đội Hoàng Sa, tình trạng kỹ thuật của HQ-10 đã không được khả quan vì chỉ còn một máy chánh, radar lại bị hư. Trước đây, trên đường đi từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa vào ngày 18/1, soái hạm HQ-5 đã phải rời đội hình, bỏ HQ-10 lại phía sau vì chạy quá chậm. Tuy cần đi trước cho kịp giờ hẹn với các chiến hạm bạn tại Hoàng Sa, HQ-5 vẫn dùng radar của mình để hướng dẫn HQ-10 hải hành trong đêm. Vũ khí chính của HQ-10 là khẩu trọng pháo 76.2 ly đặt tại sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn tại sân giữa và 4 đại bác 20 ly đặt hai bên hông đài chỉ huy và sân sau.

Theo kế hoạch lúc ban đầu, phân đội Bắc có nhiệm vụ yểm trợ hải pháo để phân đội Nam đổ quân chiếm đảo Quang Hòa. Nhưng sau khi cuộc đổ bộ bất thành vì quân Trung Cộng trên đảo quá đông và tàu yểm trợ của chúng cũng rất nhiều – tổng cộng 11 chiếc đủ loại – nên sau khi thảo luận kỹ càng, lực lượng VNCH quyết định tiêu diệt các chiến hạm địch trước. Đây là một quyết định rất sáng suốt vì nếu phá được đoàn tàu yểm trợ, địch quân trên đảo sẽ bị cô lập và sẽ bị đánh tan dễ dàng. Do đó, HQ-10 cũng được chỉ định một mục tiêu tác xạ, đó là chiếc tàu Trung Cộng mang số 396. Theo lời tường thuật của các nhân chứng, chỉ trong vòng 5 phút đầu, các khẩu hải pháo trên HQ-10 đã bắn tê liệt chiến hạm địch, phòng lái và hầm máy bị cháy khiến chiếc tàu này không còn điều khiển được nữa, cứ chạy vòng vòng làm mồi cho hỏa lực chính xác của HQ-10. Tuy nhiên, vì chỉ còn một máy, xoay trở rất khó khăn nên HQ-10 cũng bị trúng nhiều đạn địch. Hạm Trưởng, HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà bị tử trận, Hạm Phó là HQ Đại Úy Nguyễn Thành Trí bị thương nặng. Sau khi bắn hạ tàu địch, cuối cùng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo cũng bị hy-sinh. Một số nhân viên xuống được bè đào thoát mang theo vị Hạm Phó, nhưng chẳng bao lâu, Đại Úy Trí cũng đền nợ nước vì bị mất máu quá nhiều.

Trong số các tàu VNCH tham chiến, có lẽ chỉ Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 mới xứng đáng mang danh “chiến hạm”. Trong khi các “chiến hạm” khác tuy được gọi là Tuần Dương Hạm hay Hộ Tống Hạm, nhưng thật ra chỉ là loại tuần duyên (Coast Guard) hay tàu rà mìn của Hoa Kỳ. HQ-4 nguyên là một Khu Trục Hộ Tống Hạm được trang bị radar phòng không tối tân (DER – Destroyer Escort Radar). Vũ khí chính là hai dàn đại pháo 76.2 ly có radar kiểm xạ (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để “khóa chặt” (lock on) mục tiêu. Đó là nói về loại DER nguyên thủy của Hải Quân Hoa Kỳ, nhưng khi chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam, những trang bị tối tân đều đã bị tháo gỡ hay không còn sử dụng được nữa vì thiếu bảo trì hoặc cơ phận thay thế. Tuy hai khẩu đại pháo 76.2 ly, một tại sân trước và một tại sân sau vẫn còn, nhưng hệ thống kiểm xạ đã bất khiển dụng nên các vũ khí chính mất đi rất nhiều hiệu quả. Nếu các khẩu súng 76.2 ly còn chính xác và bắn nhanh như khi được đài kiểm xạ điều khiển giống như trong hải quân Hoa Kỳ, HQ-4 dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San đã bắn hạ dễ dàng các chiến hạm Trung Cộng. Nhưng rất tiếc, vào thời điểm năm 1974 khi Hoa Kỳ đã phủi tay và cuộc chiến tại Việt Nam gần tàn, khả năng tác chiến của HQ-4 đã giảm sút nhiều mặc dù thủy thủ đoàn rất thiện chiến. Một điểm khá bất lợi nữa là HQ-4 ngoài hai khẩu 76.2 ly, không có đại bác 40 ly bắn nhanh. Trong một trận hải chiến khi mục tiêu chỉ cách trên dưới một hải lý, một dàn 40 ly bắn nhanh sẽ có lợi thế hơn một khẩu 76.2 ly bắn chậm.

Nhưng dù với những bất lợi nói trên, dưới quyền chỉ huy sáng suốt, kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San cùng sự quả cảm, gan dạ của thủy thủ đoàn, HQ-4 đã xứng đáng mang danh Khu Trục Hạm. Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tàu địch, hai khẩu đại bác 76.2 ly đã chuẩn-bị từ lâu, khai hỏa chính xác trúng ngay tàu địch lúc đó nằm trong khoảng cách 1,600 yards. Chỉ trong vòng vài phút đầu, chiếc Kronstadt 271 là soái hạm của hải đội Trung Cộng đã bị bắn cháy không còn khả năng tác chiến. Có nguồn tin nói rằng chiếc tàu này sau đó phát nổ và đã bị chìm. Nhưng cũng như những chiến hạm đồng đội khác, HQ-4 là một mục tiêu khá lớn cho tàu địch nên cũng bị trúng nhiều vết đạn. Tuy-nhiên các máy móc chính, nhất là hệ thống truyền tin vẫn trong tình trạng khiển dụng tốt. Đặc biệt, Trung Tá San cho biết vì HQ-4 là một chiến hạm khá lớn có nhiều tầng nên được trang bị một hệ thống quạt hút khổng lồ để các tầng bên dưới bớt nóng. Khi tác chiến, một viên đạn địch khi phát nổ đã thổi bay hệ thống quạt hút khổng lồ này. Tuy nhiên, những thiệt hại của HQ-4 được coi là nhẹ so với các chiến hạm bạn khác và vẫn còn khả năng tác chiến.

Trên soái hạm HQ-5, khi lệnh tác chiến được ban hành, các ổ súng nổ giòn giã hướng về tàu địch. Trong lúc tác chiến, Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, lo việc vận chuyển chiến hạm để vào vị trí tác xạ hữu hiệu nhất cũng như để tránh các vùng san hô, đá ngầm nguy hiểm trong khi Hạm Phó và Sĩ Quan Hải Pháo lo việc chỉ huy tác chiến. Mục tiêu của HQ-5 là chiếc Kronstadt mang số 274 mặc dầu chống trả mãnh liệt nhưng bị hư hại nặng vì trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bị loại ra khỏi vòng chiến. Để dễ bề lẩn tránh, tàu địch phun ra một màn khói ngụy trang khiến HQ-5 khó nhận biết chính xác mục tiêu. Tuy nhiên, bị trúng đạn quá nặng, chiếc Kronstadt này bắt buộc phải ủi vô bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa để tránh bị chìm. Tuy đã loại được đối thủ, nhưng tình trạng tác chiến của HQ-5 cũng không mấy khả quan. Tới khoảng 10 giờ 50 sáng tức là vào phút thứ 25 của trận chiến, tất cả các ổ súng lớn trên chiến hạm đều bị trở ngại tác xạ không bắn được, ngoại trừ khẩu đại bác 40 ly bên tả hạm do Thượng Sĩ Tài làm trưởng khẩu. Như vậy, nguyên hông phải của chiến hạm không còn trọng pháo để bảo vệ. Nguy hiểm hơn nữa, các chiến hạm còn lại của Trung Cộng tập trung lực lượng nhắm vào HQ-5 như để trả thù cho đồng bọn. Tuy bị bao vây và bắt đầu bị trúng nhiều đạn địch, khẩu đại bác 40 ly độc nhất còn lại phản pháo ác liệt khiến địch phải chùn lại. Trung Tá San cho biết cũng trong lúc đó, các chiến hạm VNCH quan sát thấy có bốn lượng sóng lớn trắng xóa đang tiến tới từ hướng Đông Bắc với vận tốc rất nhanh và có tin các phi tiễn đĩnh loại Komar của địch đang trên đường đến tiếp viện. Trước tình thế bất lợi, vả lại các chiến hạm chính của địch tham chiến cũng đã bị hư hại, Đại Tá Hà Văn Ngạc, SQ/CHCT đã ra lệnh cho các chiến hạm VNCH rời vùng giao tranh để bảo toàn lực lượng.

Khi rời khỏi vùng giao tranh vào khoảng 11 giờ sáng ngày 19/1, hải đội VNCH cũng chia làm hai cánh. HQ-16 vì hoạt động ở khu phía Bắc và đã bị thiệt hại khá nặng có nguy cơ bị chìm nên đã đổi đường ngược lên phía Bắc, hướng về đảo Hoàng Sa rồi sau đó di chuyển về hướng Tây nhắm về Đà Nẵng. Trong khi đó phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 hải hành về hướng Đông Nam. Phía Trung Cộng cũng không còn sức để đuổi theo vì tất cả các chiến hạm tham chiến đều đã bị chìm hay lên cạn. Theo Hải Ðội Trưởng Hà Văn Ngạc sau này cho biết, phân đội Nam đi về hướng Ðông Nam để có thể đến căn cứ Hải Quân Subic Bay yêu cầu Hoa Kỳ sửa chữa nếu cần.

Khoảng ba tiếng đồng hồ sau, vào lúc 2 giờ 15 phút, phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 nhận được lệnh của Ðề Ðốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh HQVNCH lúc đó có mặt tại Ðà Nẵng, quay trở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Các chiến hạm liền đổi đường về hướng Tây Bắc trở lại vùng đã xảy ra trận hải chiến hồi sáng. khi đã gần tới Hoàng Sa, vào lúc 5 giờ 20 chiều, lệnh cố thủ được hủy bỏ, phân đội Nam được lệnh trở về Đà Nẵng. Về lệnh “cố thủ” này, Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đã viết trong bài nói chuyện kỷ niệm 24 năm trận hải chiến Hoàng Sa, đọc tại San José vào ngày 17 tháng 1 năm 1998 nguyên văn như sau:

“Sau Hoàng Sa 24 năm, chúng tôi còn sống và vẫn đi tìm trong mấy chục triệu sách thư viện nhưng cho đến nay, đã không thể nào tìm thấy được cái lý tưởng nào cao xa hơn được biểu lộ qua hình ảnh Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5 tuân hành quân lệnh chuẩn bị lên cạn phơi xác mình. Quân lịnh như núi! Lịnh này đúng hay sai cũng là lệnh! Đến chiều tối, lệnh hải hành rời bỏ Hoàng Sa mới được ban ra và chúng tôi các chiến hạm mang đầy vết thương vẫn còn đang rỉ máu, được về Đà Nẵng để lo mai táng cho các bạn đã hy sinh, đưa đồng đội bị thương vào quân y viện và sửa chữa chiến hạm . . .”.

Những lời nói hào hùng đầy khí tiết của Trung Tá San tưởng đã diễn tả quá đủ tinh thần chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, vì nước quên mình của các chiến sĩ HQ/VNCH.

VHS & TDC


VN xác nhận: Hoàng Sa và Trường Sa trong hội nghị San Francisco 1951

Trần Gia Phụng

- Thế chiến thứ hai chấm dứt năm 1945, nhưng cho đến năm 1951 Hội nghị tại San Francisco (Hoa Kỳ) giữa Nhật Bản và các nước Đồng minh mới diễn ra để Nhật Bản xác định lập trường hòa bình, từ bỏ chủ quyền trên các vùng đất Nhật Bản chiếm đóng trong thế chiến, bàn chuyện Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân và tù binh chiến tranh, cũng như quyết định chấm dứt quân đội nước ngoài chiếm đóng Nhật Bản và trao trả chủ quyền lại cho Nhật Bản.

1. Nhật bản thất trận

Nhật Bản xâm lăng Mãn Châu năm 1931, lập ra Mãn Châu Quốc năm 1932, đưa vị vua cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi (Pu Yi, trị vì Trung Hoa 1908-1912) lên làm giám quốc vì nhà Thanh gốc người Mãn Châu. Nhật chiếm Nam Kinh (Trung Hoa) ngày 13-12-1937, gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng trong 6 tuần lễ, giết hại khoảng 300,000 dân Trung Hoa.

Ngày 25-11-1936, Nhật ký với Đức hiệp ước chống Đệ tam Quốc tế (Anti Cominter Pact) nhắm vào Liên Xô. Năm sau, Ý gia nhập tổ chức nầy ngày 6-11-1937. Ba nước còn ký Hiệp ước Liên minh tay ba tại Berlin ngày 27-9-1940, thường được gọi là Trục Bá Linh–La Mã–Đông Kinh (Berlin–Roma–Tokyo Axis). Từ đó, trong khi Đức Ý tung hoành ở Âu Châu, thì Nhật bành trướng ở Á Châu.

Nhật đưa quân đến Đông Dương năm 1940, nhưng vẫn để Pháp cai trị Đông Dương. Ngày 7-12-1941, Nhật bất ngờ tấn công Pearl Harbor (Hawaii), tàn phá hạm đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, giết hại 2,400 người Hoa Kỳ. Hôm sau (8-12-1941), Hoa Kỳ và Anh tuyên chiến với Nhật Bản. Quân đội Nhật ào ạt đổ bộ lên miền nam Thái Lan (8-12-1941), bắc Mã Lai (8-12), tấn công Manila (8-12), đến quần đảo Luzon (10-12-1941), chiếm Bataan (9-4-1942), và toàn bộ Phi Luật Tân (5-1942).

Trong khi chiến tranh diễn ra càng ngày càng ác liệt tại Đông Á giữa lực lượng Đồng minh (gồm quân đội Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa Quốc Dân Đảng) với quân đội Nhật Bản, thì Liên Xô vẫn tiếp tục bang giao với Nhật Bản vì Liên Xô ký hòa ước bất tương xâm với Nhật Bản từ ngày 13-4-1941. Ngày 6-8-1945, Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima (Nhật Bản). Liên Xô biết chắc chắn Nhật Bản sẽ đầu hàng, liền mời đại sứ Nhật tại Moscow đến bộ Ngoại giao Liên Xô lúc 5 giờ chiều ngày 8-8-1945 và ngoại trưởng Liên Xô Mikailovich Molotov thông báo cho đại sứ Nhật Bản biết rằng Liên Xô quyết định tuyên chiến với Nhật. (Basil Collier, The Second World War: a Military History, Gloucester, Mass: Pater Smith, 1978, tt. 529-530.)

Sáng sớm hôm sau (9-8-1945), Liên Xô tràn quân qua chiếm Mãn Châu và vùng đông bắc Trung Hoa, chỉ vài giờ trước khi Hoa Kỳ dội thêm quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki. Liên Xô tiến quân chiếm luôn cả miền bắc bán đảo Triều Tiên. Cuối cùng, Nhật hoàng quyết định đầu hàng ngày 14-8-1945. Hiệp ước đầu hàng được ký kết trên chiến hạmMissouri, thả neo trong vịnh Đông Kinh, do đại tướng Mac Arthur chủ trì.

Như thế, Liên Xô dựa vào thời cơ để nhập cuộc trong chiến tranh chống Nhật Bản năm 1945, thiệt hại không đáng kể mà hưởng lợi tối đa ở miền đông bắc châu Á.

2. Hội nghị san Francisco

Sau chiến tranh, đất nước Nhật Bản kiệt quệ, kinh tế suy thoái. Nhật Bản thay đổi chính sách, từ bỏ chế độ quân phiệt, từ bỏ tham vọng đế quốc, ban hành hiến pháp hòa bình ngày 3-11-1946, có hiệu lực từ 3-5-1947. Theo hiến pháp mới, Nhật Bản theo đại nghị chế, Nhật hoàng chỉ còn giữ địa vị tượng trưng. Đặc biệt điều 9 chương II hiến pháp quy định Nhật Bản không có có Hải, Lục, Không quân và chính phủ Nhật Bản từ nay không được quyền tuyên chiến.

Hoa Kỳ là nước có quân chiếm đóng Nhật Bản đồng thời viện trợ cho Nhật Bản tái thiết đất nước. Cuộc thương thuyết giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ đưa đến hai hội nghị hòa bình San Francisco từ ngày 4 đến ngày 8-9-1945. Hội nghị thứ nhất gồm có 51 quốc gia tham dự trong đó có cả Nhật Bản, đưa đến Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản (Treaty of Peace with Japan). Hội nghị thứ hai giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đưa đến Hiệp ước An ninh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản (Security Treaty between United States and Japan). Chuyện giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản không nằm trong bài viết nầy.

Hội nghị 51 nước tham dự theo thứ tự ABC là: Argentina, Australia, Belgium, Bolivia, Brazil, Cambodia, Canada, Ceylon, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Czechoslovakia, Dominican Republic, Ecuador, Egypt, El Salvador, Ethiopia, France, Greece, Guatemala, Haiti, Honduras, Indonesia, Iran, Iraq, Japan, Laos, Lebanon, Liberia, Grand Duchy of Luxembourg, Mexico, Netherlands, New Zealand, Nicaragua, Norway, Pakistan, Panama, Peru, Republic of the Philippines, Poland, Saudi Arabia, Soviet Union, Syria, Turkey, Union of South Africa, United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, United States of America, Uruguay, Venezuela, Viet Nam.

3. Thái độ của các nước cộng sản

Trong 51 nước trên đây, có ba nước lúc đó theo chế độ cộng sản là Czechoslovakia (Tiệp Khắc, chưa chia hai), Poland (Ba Lan) và Soviet Union (Liên Bang Xô Viết hay Liên Xô). Cả Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) lẫn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) đều không được mời tham dự, vì hội nghị không biết mời ai là đại diện cho Trung Hoa tại hội nghị.

Trong dự thảo hiệp ước, Nhật Bản quyết định từ bỏ quyền hành ở các hải đảo dọc bờ biển Trung Hoa và Việt Nam, nhưng không ghi là giao lại cho ai, vì hải đảo của nước nào thì nước đó đương nhiên nhận lại. Dự thảo nầy được gởi đến các nước để tham khảo và tu chính trước ngày diễn ra hội nghị.

Trung Cộng không được mời tham dự hội nghị nên ngoại trưởng Trung Cộng lúc bấy giờ là Chu Ân Lai lên tiếng phủ đầu ngày 15-8-1951: “Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố: Nếu không có sự tham dự của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký một hòa ước với Nhật Bản thì dù nội dung và kết quả của một hiệp ước như vậy có như thế nào, chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp và vì vậy vô hiệu.”(People’s China, tập IV, số 5 ngày 1-9-1951, do Quốc Tuấn trích dẫn trong bài “Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa”, tập san Sử Địa số 29, Sài Gòn: tháng 1-3/1975, tr. 221.)

Lập trường của Trung Cộng là đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng trên các quần đảo duyên hải Trung Hoa và duyên hải Việt Nam. Trung Cộng không tham dự hội nghị, nhưng đòi hỏi của Trung Cộng được đại diện Liên Xô trình bày trong phiên họp ngày 5-9-1951. Andrei Gromyko, đại diện Liên Xô, phản đối bản dự thảo hòa ước vì cho rằng đây là bản dự thảo do Hoa Kỳ và Anh soạn thảo, chưa đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cho một nền hòa bình với Nhật Bản. Lời phản đối của Gromyko bị các thành viên khác trong hội nghị la ó. (Xin xem tài liệu đính kèm số 1.)

Lý do đại diện Liên Xô bị hội nghị la ó có thể vì bản dự thảo đã được gởi trước để các nước tham khảo, nhưng Liên Xô không trả lời, mà mãi đến khi hội nghị bắt đầu, mới lên tiếng làm mất thời giờ hội nghị và đại diện các nước không chuẩn bị trước với chính phủ của họ. Cũng có thể các nước Đồng minh biết rằng trong chiến tranh chống Nhật Bản, Liên Xô chờ đợi đến phút chót, Nhật Bản bị sụp đổ, Liên Xô mới tham chiến để chia phần nên các đại biểu không cảm phục.

Sau khi chủ tịch hội nghị can thiệp, kêu gọi tái lập trật tự hội trường, thì Gromyko mới tiếp tục phát biểu, đưa ra trước sau 13 điểm tu chính (sửa đổi 5 điểm cũ và đưa thêm 8 điểm mới), trong đó có một tu chính là sửa đổi khoản (b) và khoản (f), điều 2 chương II, liên quan đến các hải đảo dọc duyên hải Trung Hoa và duyên hải Việt Nam. Andrei Gromyko cho rằng các đảo Paracels (Hoàng Sa) và các đảo khác về phía Nam, được xem là lãnh thổ của Trung Cộng, và yêu cầu bổ sung vào hiệp định là các hải đảo đó thuộc chủ quyền của Trung Cộng. (Xin xem tài liệu đính kèm số 1.) Tuy nhiên, Gromyko không đưa ra bằng chứng cụ thể nào về chủ quyền của Trung Cộng đối với các đảo trên.

Trong cuộc biểu quyết ngày 7-9-1951, tất cả những tu chính của Liên Xô do Gromyko đưa ra, trong đó có cả tu chính khoản (b) và khoản (f) điều 2 chương II, tất cả đều bị hội nghị bác bỏ. Kết quả biểu quyết cụ thể là 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận của ba nước cộng sản (Tiệp Khắc, Ba Lan và Liên Xô), 1 phiếu trắng và Nhật Bản không bỏ phiếu. Tỷ lệ bác bỏ là 46/51.

4. Ý kiến của việt nam

Đại diện Việt Nam tại hội nghị San Francisco là thủ tướng chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) Trần Văn Hữu. Chính phủ QGVN do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng. Theo hiệp định Élysée ngày 8-3-1949 Pháp giải kết hòa ước bảo hộ 1884 và trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Chính thể QGVN chính thức được thành lập ngày 14-6-1949. Đạo dụ ngày 1-7-1949 chia Việt Nam làm ba phần: Bắc, Trung và Nam Phần. Hai ngày sau, quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ba vị thủ hiến phụ trách ba phần, trong đó thủ hiến Trung Phần là dược sĩ Phan Văn Giáo.

Ngày 14-10-1950, khi Pháp quyết định giao lại quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ QGVN, thủ hiến Phan Văn Giáo, đại diện chính phủ, đến tận quần đảo Hoàng Sa để nhận bàn giao chủ quyền quần đảo nầy. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập B: 1947-1954, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 196.)

Nguyên dưới thời vua Bảo Đại (trị vì 1926-1945), Pháp thiết lập tòa Đại lý Hành chánh quần đảo Hoàng Sa ngày 15-6-1932. Vua Bảo Đại ban dụ số 10 ngày 30-3-1938 sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên, nên năm 1950, thủ hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, đại diện chính phủ tiếp nhận việc bàn giao của Pháp.

Ngoài thủ tướng Trần Văn Hữu, phái đoàn chính phủ QGVN còn có các ông: Nguyễn Trung Vinh (tổng trưởng bộ Tài chánh), Nguyễn Duy Thanh (tổng trưởng bộ Kế hoạch và Tái kiến thiết), và Bửu Kính.

Vì sắp theo thứ tự ABC, phái đoàn Việt Nam đứng áp chót, chỉ trước phái đoàn Nhật Bản là nước trong cuộc. Vì vậy phái đoàn Việt Nam được mời phát biểu gần như sau cùng ngày 8-9-1951. Vào cuối phần phát biểu của mình, thủ tướng Trần Văn Hữu nhấn mạnh: “And as we must frankly profit from all opportunities offered to us to stifle the germs of discord, we affirm our right to the Spratly and Paracel Islands, which have always belonged to Vietnam.”Tạm dịch: “Và chúng tôi phải thẳng thắn lợi dụng tất cả các cơ hội dành cho chúng tôi để chận đứng những mầm mống bất đồng, chúng tôi xác định chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vốn luôn luôn thuộc Việt Nam”. (Xin xem tài liệu đính kèm số 2, 3 và số 4.) Lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu không bị đại diện phái đoàn nào trong hội nghị phản đối và được ghi vào biên bản, chứng tỏ hội nghị đồng ý với quan điểm của chính phủ QGVN.

Cuối cùng, hội nghị đi đến việc ký kết bản Treaty of Peace with Japan (Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản) cũng trong ngày 8-9-1951 với 48 phiếu thuận, trừ ba nước cộng sản, đồng minh của Trung Cộng, không chịu ký. Bản hiệp ước có hiệu lực ngày 28-4-1952.

Bản hiệp ước San Francisco gồm 7 chương, 27 điều, trong đó khoản (f), điều 2, chương II, liên hệ đến Việt Nam nguyên văn như sau: “Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracels Islands.” (United Nations Treaty Series 1952 (reg. no. 1832), vol. 136, pp. 45 - 164.) (Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hành, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Spratly [Trường Sa] và quần đảo Paracels [Hoàng Sa].) (Xin xem tài liệu đính kèm số 5.) Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hành, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, nghĩa là Nhật Bản trả hai quần đảo nầy trở về với chủ cũ, mà thủ tướng Trần Văn Hữu đã minh định trước hội nghị và không một ai phản đối.

5. Kết luận

Hội nghị hòa bình giữa Nhật Bản và 50 nước trên thế giới tại San Francisco, riêng về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, liên hệ đến Việt Nam, có thể rút ra hai kết luận:

Kết luận thứ nhứt là từ năm 1951, các nước trên thế giới, trừ các nước cộng sản đồng minh với Trung Cộng, đều phủ nhận đòi hỏi của Trung Cộng là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng qua phần phát biểu của đại diện Liên Xô tại hội nghị. Đồng thời các nước tham dự hội nghị không phản đối, nghĩa là chấp nhận và cho ghi vào biên bản lời thủ tướng Trần Văn Hữu xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hồ sơ toàn thể hội nghị cùng lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ấn hành ngay sau hội nghị, gởi cho tất cả các nước, cũng không bị nước nào phản đối, trừ Trung Cộng.

Kết luận thứ hai là lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu chứng tỏ chính phủ Quốc Gia Việt Nam luôn luôn tận dụng mọi cơ hội có thể có được, để tranh đấu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chống lại âm mưu xâm lược của nước ngoài và trong trường hợp nầy là Trung Cộng. Trong khi đó, Việt Minh cộng sản luôn luôn tuyên truyền rằng chính phủ Quốc Gia Việt Nam là “Việt gian bán nước”. Việt Minh cộng sản nhồi sọ học sinh bằng những câu thơ như:

“Văn Xuân, Văn Hữu cũng tay bợm già,
Cũng phường cỏng rắn cắn gà,
Rước voi giày mả ông bà tổ tông,
Cha đời lũ bán nước rong!”

(Thơ cộng sản dạy cho trẻ em trước năm 1954)

“Văn Xuân, Văn Hữu” là hai thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu của chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Thử so sánh lời phát biểu của Trần Văn Hữu với công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 về vấn đề Hoàng Sa, xin quý vị độc giả hãy tự kết luận ai là “lũ bán nước rong”?

Trần Gia Phụng


Tin Quốc Tế Đó Đây

Tổng Thống Ukraine Xác Nhận Giao Tranh Khốc Liệt Gần Bakhmut

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 9/1/2023, Tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận quân đội Ukraine đang đối mặt với “các đợt tấn công mới, dữ dội hơn” của Nga tại mặt trận Soledar, gần thành phố Bakhmut, miền Đông, nơi diễn ra các giao tranh khốc liệt từ nhiều tháng nay.

Trong bản tin hàng ngày phát tối 9/1, được thông tấn xã AFP trích dẫn, Tổng thống Zelensky nói: “Tôi cảm ơn tất cả các binh sĩ đang bảo vệ Bakhmut và những chiến binh tại Soledar đang kháng cự với những cuộc tấn công mới còn dữ dội hơn của những kẻ xâm lược”.

Thành phố Soledar có khoảng 70 ngàn dân trước chiến tranh, nằm cách thành phố Bakhmut 15 cây số, giờ đây đang là tâm điểm của các cuộc giao tranh đẫm máu nhất. Từ tháng 5/2022, Bakhmut, thuộc vùng Donetsk, là nơi diễn ra chiến sự khốc liệt nhất giữa quân đội Ukraine và Nga. Hai bên tập trung hỏa lực mạnh để giành giật nhau từng mét đất. Những ngày qua, quân Nga bổ xung các đơn vị của nhóm Wagner và của Tchetchenia, mở các cuộc tấn công dữ dội tại thành phố Soledar.
Tổng thống Ukraine cho biết thêm, thành phố Soledar “hoàn toàn bị phá hủy, khắp mặt đất phủ kín xác quân xâm lược và những vết đạn pháo”.

Trước đó cùng ngày, quân đội Ukraine cho biết đã đẩy lùi các đợt tấn công của quân Nga nhằm chiếm Soledar. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, Ganna Malyar, trên Telegram cho biết sau nhiều đợt tấn công chiếm lại Soledar không thành quân Nga đang dồn lực lượng tập trung tấn công. Hiện tại quân Nga đã khai triển một số lượng lớn các đơn vị tấn công lấy từ những lực lượng dự bị tinh nhuệ nhất của nhóm Wagner để mở các cuộc tấn công mới.

Trong một thông cáo, lãnh đạo nhóm quân Wagner, Evgueni Prigojine, cũng khẳng định mặt trận Soledar do quân của ông ta hoàn toàn đảm nhiệm. Trước đó, lực lượng ly khai của vùng Donest khẳng định đã kiểm soát được một khu làng cách không xa thành phố Soledar.


NATO và Liên Hiệp Âu Châu Tăng Cường Hợp Tác Để Đối Phó Với Nga

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP hôm 9/1/2023 cho biết trong một tuyên bố chung, Khối Minh ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) và Liên Hiệp Âu Châu (EU) cam kết sẽ tăng cường hợp tác do cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine đe dọa đến an ninh của Âu Châu.

Bản tuyên bố chung nói trên sẽ được ký kết hôm 10/1 bởi Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu Charles Michel và Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen.

Từ nhiều năm qua, hai tổ chức này, đều có trụ sở ở Brussels, vẫn tìm cách cải thiện khả năng phối hợp với nhau, xóa tan mối quan ngại là việc Liên Hiệp Âu Châu tăng cường khả năng phòng thủ sẽ gây tổn hại đến liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo.

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, đã có nhiều lời kêu gọi NATO và Liên Hiệp Âu Châu nên khai thác tốt hơn sức mạnh kinh tế Âu Châu và sức mạnh quân sự của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Mạc Tư Khoa.

Bản tuyên bố chung của NATO và Liên Hiệp Âu Châu, mà thông tấn xã AFP tham khảo được, khẳng định: “NATO vẫn là nền tảng cho phòng thủ tập thể của các đồng minh trong khối này và vẫn mang tính thiết yếu đối với an ninh ở hai bờ Đại Tây Dương. Chúng tôi nhìn nhận giá trị của một nền phòng thủ Âu Châu mạnh hơn và hiệu quả hơn, đóng góp tích cực vào an ninh thế giới và mang tính bổ sung cho NATO”.

Hai tổ chức này cam kết sẽ nâng quan hệ đối tác “lên một mức độ cao hơn” và huy động “toàn bộ các công cụ đang có trong tay, từ chính trị, kinh tế, cho đến quân sự, để thực hiện các mục tiêu chung vì lợi ích của 1 tỉ công dân của chúng ta”.

Hoa Kỳ cũng đang gây áp lực để Liên Hiệp Âu Châu có một lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc. Bản tuyên bố chung của NATO và Liên Hiệp Âu Châu nhấn mạnh: “Thế lực ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc và các chính sách của nước này là những thách thức mà chúng ta phải đối phó”.


Chính Phủ Pháp Công Bố Kế Hoạch Cải Tổ Hệ Thống Hưu Bổng

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hachiều 10/1/2023, chính phủ Pháp công bố kế hoạch cải tổ hệ thống hưu bổng, với biện pháp quan trọng nhất là nâng tuổi về hưu theo luật định. Cải tổ gây nhiều tranh cãi này chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều cuộc biểu tình lớn, do bị các công đoàn phản đối.

Trước tình trạng dân số già đi và ngân sách các quỹ hưu bổng ngày càng bị thâm hụt, từ khoảng 30 năm qua, các chính phủ kế tiếp nhau đã nhiều lần cải tổ hệ thống hưu bổng. Mỗi lần cải tổ theo hướng kéo dài thời gian làm việc đều gây ra các phong trào biểu tình phản đối, đình công.

Theo nhiều nguồn tin được hãng tin AFP trích dẫn, Thủ tướng Elisabeth Borne có thể sẽ đề nghị nâng tuổi về hưu theo luật định lên 64 tuổi, thay vì 62 tuổi như hiện nay, sau khi đã dự trù nâng lên 65 tuổi. Đổi lại, chính phủ sẵn sàng nâng tiền hưu bổng tối thiểu lên 1.200 Euro cho toàn bộ những người về hưu.
Pháp hiện là một trong những nước Âu Châu có độ tuổi về hưu thấp nhất. Tuổi về hưu theo luật định ở Đức, Bỉ, Tây Ban Nha là 65, ở Đan Mạch là 67.

Nhưng theo kết quả một cuộc thăm dò, hơn hai phần ba dân Pháp (68%) không chấp nhận nâng tuổi về hưu lên 64.

Dự luật cải tổ hệ thống hưu bổng sẽ được xem xét trong cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 23/1, nhưng các công đoàn, họp lại tối nay, dự định sẽ phát động phong trào biểu tình phản đối trước thời điểm đó. Tiếp đến Dự luật sẽ được xem xét ở cấp độ ủy ban Hạ viện kể từ ngày 30/1, trước khi được đưa ra biểu quyết ở Hạ viện ngày 6/2.

Các đảng đối lập cánh tả, cực tả và cực hữu đều chỉ trích kế hoạch cải tổ hưu trí của chính phủ là “bất công”. Cho nên chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ thuyết phục được các Nghị sĩ cánh hữu ôn hòa bỏ phiếu thuận cho Dự luật cải tổ.


Vai Trò của Phe Trump Trong Vụ Tấn Công Tòa Nhà Quốc Hội Ba Tây

- Ngày 10/1/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Steve Bannon, một nhân vật thân cận với Donald Trump, đã ca ngợi những người ủng hộ cựu Tổng thống Jair Bolsonaro tấn công tòa nhà Quốc hội Ba Tây hôm 8/1. Và trong những ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Ba Tây, Bannon và các chiến lược gia khác của Trump đã khuyên Bolsonaro làm giống như Trump năm 2020: Phản đối kết quả bầu cử.

Từ Miami, tiểu bang Florida (Hoa Kỳ), thông tín viên David Thomson của Đài RFI tường trình:
“Ngay cả trước khi Lula giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ở hậu trường, Steve Bannon đã cố vấn cho những người thân cận với Jair Bolsonaro làm giống như Donald Trump vào năm 2020: bằng bất cứ giá nào không chấp nhận kết quả thất cử.

Theo thông tin của nhật báo Washington Post vào cuối tháng 10, khi ghé qua Mar-a-Lago, tư dinh của Tổng thống Mỹ ở tiểu bang Florida, một trong những con trai của Bolsonaro, Eduardo đã nói chuyện với Steve Bannon. Cựu chiến lược gia của Trump dường như đã khuyên con trai cựu Tổng thống Ba Tây nên kích động các cuộc biểu tình tố cáo gian lận bầu cử giống như ở Mỹ vào những tuần trước khi xảy ra cuộc tấn công vào đồi Capitol.

Một tháng sau đó, Eduardo Bolsonaro đăng lại trên mạng Twitter một video của Steve Bannon ca ngợi các cuộc biểu tình phản đối của những người thân Bolsonaro ở Ba Tây.

Ngày hôm sau cuộc tấn công vào tòa nhà Quốc hội Ba Tây của những người mà ông gọi là “các chiến sĩ của tự do”, Bannon đã viết trên mạng: “Lula đã đánh cắp cuộc bầu cử. Dân Ba Tây biết điều đó. Hãy chiếm lấy các máy kiểm phiếu”.

Những bình luận đó được đăng trên mạng xã hội Getter, được lập ra bởi Jason Miller, cũng là một nhân vật thân Trump và cũng đã từng cố vấn cho Eduardo Bolsonaro kể từ khi hai người gặp nhau ở Mar-a-Lago”.

Theo hãng tin AFP, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mời đồng nhiệm Ba Tây Lula sang gặp ông ở Hoa Thịnh Ðốn vào đầu tháng 2. Bản thông cáo chung, được công bố sau cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống hôm qua, cho biết là ông Lula đã nhận lời sang thăm nước Mỹ.


Trung Quốc: Úc Ðại Lợi Nên Đề Phòng Nhật Bản

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 10/1/2023, Trung Quốc lưu ý Úc Ðại Lợi là trước khi xích lại gần Tokyo, Canberra nên nhớ lại những tội ác chiến tranh mà Nhật Bản đã gây ra trong Ðệ nhị Thế chiến.

Đại sứ Trung Quốc tại Úc Ðại Lợi, Tiếu Thiên (Xiao Qian) nói với các phóng viên trong buổi họp báo Năm Mới: “Trong Ðệ nhị Thế chiến, Nhật Bản đã xâm lược Úc Ðại Lợi, ném bom Darwin, giết hại người Úc và bắn chết các tù nhân chiến tranh người Úc” và cảnh báo “Hãy cẩn thận với những gì có thể xảy ra trong tương lai. Khi ai đó đe dọa quý vị, họ có thể sẽ lại đe dọa quý vị lần nữa”. Đồng thời, Ðại sứ Tiếu Thiên gợi nhắc: “Trung Quốc đã là bạn của quý vị”. Thừa nhận rằng thương mại Úc-Trung đã “rối loạn” trong những năm gần đây, nhưng Ðại sứ Trung Quốc tại Úc Ðại Lợi hy vọng trao đổi thương mại song phương sẽ được “bình thường hóa”.

Phát biểu của Ðại sứ Trung Quốc tại Úc Ðại Lợi được đưa ra trong bối cảnh tuần này Ðại sứ Nhật Bản tại Úc Ðại Lợi đã nói với báo The Australian rằng cần phải “cảnh giác” với Trung Quốc. Phát biểu của Ðại sứ Nhật đã khiến Ðại sứ Trung Quốc Tiếu Thiên tức giận.

Quan hệ Úc-Trung đã xấu đi nhiều vào thời chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison. thông tấn xã AFP nhắc lại, trong năm 2020, Úc Ðại Lợi đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và loại tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc ra khỏi thị trường xây dựng mạng lưới viễn thông 5G. Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Úc Ðại Lợi, trả đũa Canberra, nhắm vào việc hạn chế nhập cảng hơn một chục sản phẩm của Úc Ðại Lợi, trong đó có than đá, rượu vang và lúa mạch.

Trong thời gian qua, chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese đã có những nỗ lực hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, vào tháng 10/2022, Canberra đã ký với Tokyo, một đối thủ của Trung Quốc trong khu vực, một thỏa thuận an ninh mang tính bước ngoặt lịch sử. Mục tiêu được cho là để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.


CSIS: Nếu Mỹ Bảo Vệ Đài Loan, Cuộc Xâm Lược của Trung Quốc Sẽ Thất Bại

- Một cuộc tấn công của Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan rất có thể sẽ thất bại nếu Hoa Kỳ bảo vệ hòn đảo, tuy nhiên toàn bộ các bên tham chiến (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản) sẽ bị tổn thất rất nặng nề. Đó là kết quả mô phỏng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, được công bố hôm 9/1/2023.

CSIS đã huy động nhiều chuyên gia quân sự để thực hiện mô phỏng một cuộc chiến tranh của Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Họ đã trắc nghiệm 24 kịch bản khác nhau, đều mô phỏng các nỗ lực của Trung Quốc dùng vũ lực để thâu tóm Đài Loan từ đây đến năm 2026.

Tham gia vào cuộc mô phỏng, chuyên gia về an ninh Eric Heginbotham, Viện Kỹ thuật Massachusetts, được hãng tin AFP trích dẫn cho biết: “Chúng tôi đã đi đến hai kết luận. Thứ nhất, trong đa số trường hợp, Trung Quốc ít có cơ may thành công và thực hiện được các mục tiêu, hoặc chiếm đóng Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan. Thứ hai, phí tổn của cuộc chiến sẽ rất cao đối với toàn bộ các bên tham chiến, nhất là đối với Hoa Kỳ”.

Kịch bản chung mà các chuyên gia mô phỏng là cuộc xâm lược của Trung Quốc sẽ bắt đầu bằng các cuộc oanh tạc nhằm phá hủy phần lớn lực lượng Hải quân và Không quân Đài Loan trong vòng vài tiếng đồng hồ. Sau đó, Hải quân Trung Quốc sẽ bao vây Đài Loan, rồi hàng ngàn quân Trung Quốc sẽ đổ bộ lên hòn đảo. Theo kịch bản mà các chuyên gia cho là có thể xảy ra nhiều nhất, quân đội Đài Loan sẽ ngăn chận được quân Trung Quốc tiến sâu đất liền. Cho dù Trung Quốc có oanh tạc vào các căn cứ của Nhật Bản hay oanh tạc vào các chiến hạm của Mỹ, tình hình cũng sẽ không thay đổi: Đài Loan sẽ vẫn tự lực bảo vệ lãnh thổ.

Nhưng mô phỏng cũng cho thấy là mức độ can dự của Mỹ sẽ có tính chất quyết định: nếu không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ để bảo vệ Đài Loan, hòn đảo này sẽ bị Trung Quốc chiếm trong vòng 3 tháng hoặc ít hơn.

Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, cuộc mô phỏng của CSIS chưa thể tính đến một số yếu tố, nhất là chưa biết Hoa Kỳ có sẵn sàng chấp nhận nguy cơ xung đột nguyên tử khi tấn công trực tiếp Trung Quốc hay không.


Tối Cao Pháp Viện Phi Luật Tân Vô Hiệu Hóa Thỏa Thuận Cũ Về Năng Lượng Biển Đông Với Trung Quốc và Việt Nam


(Hình: Một phi đạo do Trung Quốc xây dựng bên cạnh các cấu trúc và tòa nhà tại đảo nhân tạo trên Đá Vành Khăn ở Biển Đông được nhìn thấy vào ngày 20/3/2022. Trung Quốc và Phi Luật Tân đã tranh chấp trong nhiều thập niên về chủ quyền và tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.)

- Hôm thứ Ba (10/1/2023), Tối cao Pháp viện ở Phi Luật Tân tuyên bố thỏa thuận thăm dò năng lượng năm 2005 của nước này với các công ty Trung Quốc và Việt Nam là bất hợp pháp, phán quyết Hiến pháp không cho phép các thực thể ngoại quốc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Quyết định này, dựa trên một thỏa thuận đã hết hạn vào năm 2008, có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực của Trung Quốc nhằm nối lại các cuộc đàm phán thăm dò dầu khí với Phi Luật Tân ở các khu vực không có tranh chấp ở Biển Đông. Tòa án không đưa ra lời giải thích lý do tại sao phán quyết xảy ra sau 14 năm kể từ khi đơn kiện được đệ trình.

Trung Quốc và Phi Luật Tân đã tranh chấp trong nhiều thập niên về chủ quyền và tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông, dẫn đến một vụ kiện mang tính bước ngoặt vào năm 2016 mà Manila đã thắng.

Những nỗ lực nhằm tìm kiếm một phương cách khả thi về mặt pháp lý để hợp tác cùng nhau trong việc thăm dò năng lượng đã nhiều lần gặp trở ngại.
Chính phủ tiền nhiệm của Phi Luật Tân vào tháng 6 năm 2022 đã từ bỏ nỗ lực mới nhất, viện dẫn những ràng buộc về Hiến pháp và các vấn đề về chủ quyền.

Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos (con), trước thềm chuyến thăm Trung Quốc vào tuần trước, nói Phi Luật Tân phải tìm cách khai thác trữ lượng năng lượng chưa được khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, ngay cả khi không có chuyên gia của Trung Quốc.

Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán đối với gần như toàn bộ Biển Đông và nguy cơ bị gián đoạn các hoạt động năng lượng đã khiến Phi Luật Tân gặp khó khăn trong việc tìm đối tác ngoại quốc, mặc dù tòa trọng tài đã làm rõ những quyền lợi của Manila.
Tối cao Pháp viện hôm 10/1 đã hủy bỏ thỏa thuận giữa Công ty Dầu khí Quốc gia Phi Luật Tân do nhà nước điều hành, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong khu vực có diện tích 142.886 cây số vuông trên biển.

Tòa phán quyết rằng việc này là bất hợp pháp vì Hiến pháp quy định nhà nước Phi Luật Tân phải kiểm soát và giám sát các hoạt động và các công ty liên quan phải thuộc sở hữu đa số của Phi Luật Tân.


Vấn Đề Lây Lan Dịch Bệnh Từ Trung Quốc, Đang Làm Thế Giới Quan Tâm Nhất!


Covid: Bất Thần Mở Toang Cửa, Cho Hàng Tỉ Người Dân Tự Đo Đi Lại, Trung Quốc Muốn Cảnh Báo Với Thế Giới Rằng, “Trạng Chết, Chúa Cũng Băng Hà!”

(Thụy My)
Vì sao Bắc Kinh lại vội vã mở cửa sau một thời gian dài biến Hoa lục thành ốc đảo cô lập giữa hành tinh, bất chấp nguy cơ cả triệu người chết vì Covid? Trên báo Le Figaro, chuyên gia Thierry Wolton cho rằng sinh mạng con người chưa bao giờ là mối quan tâm của chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Cũng không loại trừ khả năng Tập Cận Bình lại gieo rắc virus để kéo lùi các nước, buộc cả thế giới phải chờ đợi Trung Quốc khắc phục được khủng hoảng.

Trung Quốc: Nhiều Người Nổi Tiếng Chết Vì Covid?

Ở Á Châu, Le Figaro cho biết “Tại Trung Quốc, cái chết của nhiều nhân vật nổi tiếng càng làm tăng thêm nghi ngờ về số nạn nhân thực sự của Covid”. Những tuần lễ gần đây Hoa lục đã mất đi một số diễn viên, ca sĩ, cầu thủ... với lý do chết luôn mơ hồ.

Ca sĩ opera Trữ Lan Lan (Chu Lanlan) qua đời vào tháng 12 ở tuổi 40, nhưng gia đình không cho biết tại sao, khiến cư dân mạng thực sự lo ngại. Vài ngày trước đó cựu cầu thủ Vương Nhược Ký (Wang Jingguang) chết khi mới 37 tuổi. Tài tử loạt phim truyền hình nổi tiếng Cung Cẩm Đường (Gong Jintang), 84 tuổi ra đi đúng ngày đầu năm dương lịch, được cho là nạn nhân đợt tử vong của người già vì Covid. Danh sách không dừng lại ở đây. Theo France Inter còn phải kể đến nhà biên kịch Tô Đồng (Ni Zhen, tác giả kịch bản phim “Đèn lồng đỏ treo cao”), Giáo sư Đại học Hồ Phúc Minh (Hu Fuming), khoa học gia Đàm Vệ Quốc (Tang Weiguo)….

Dân Trung Quốc, nhất là ở các đại đô thị, thấy mối đe dọa đang đến gần khi nghe tin những người quen biết lần lượt nhiễm bệnh rồi qua đời. Chuyên gia Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược nhận xét, bên cạnh sự quá tải thấy rõ của các bệnh viện và cơ sở hỏa táng, còn có những dấu hiệu về tỉ lệ tử vong cao một cách bất thường. Chẳng hạn Học viện Kỹ thuật Trung Quốc có đến 20 thành viên qua đời trong vòng chưa đầy một tháng.

Dịch Bệnh Lan Tràn, Bắc Kinh Khuyến Khích Cư Dân Xuất Ngoại!

Người dân thừa biết là chính quyền nói dối, con số chính thức thấp một cách buồn cười, như thứ Tư (4/1) cả nước Trung Quốc chỉ có 15 trường hợp chết vì Covid. Theo ông Bondaz, Bắc Kinh không muốn gây hoảng loạn. Trong khi đó đại họa chỉ mới bắt đầu. Phó Giám đốc một trong những bệnh viện lớn ở Thượng Hải ước tính 70% cư dân đại đô thị này đã bị lây nhiễm. Sắp tới sẽ đến lượt các thành phố trung bình và nông thôn, dân chúng ít được chích ngừa hơn và bệnh viện thiếu thốn hơn.

Đối với các nước, Libération đặt vấn đề “Covid: Tại Trung Quốc, sự giải phóng và những câu hỏi”. Luồng du khách từ Hoa lục cộng với sự thiếu minh bạch của đảng Cộng sản Trung Quốc về tình hình dịch bệnh gây lo lắng. Mạng xã hội ở Hoa lục tràn ngập hình ảnh bệnh nhân nằm la liệt ở vỉa hè hay ngoài sảnh bệnh viện, người sống bên cạnh người chết, những quan tài để trên nóc xe hơi chở đi vì nhà đòn quá tải. Trong khi đó báo chí nhà nước đăng các video cổ vũ người dân Trung Quốc đi Na Uy chèo thuyền, đến Paris chụp hình…, loan báo sẽ lại cấp sổ thông hành như trước dịch. Cho đến nay, xin cấp sổ thông hành hết sức khó khăn, nếu không có lý do bất khả kháng.

Lý Do Khiến Trung Quốc Vội Vã Từ Bỏ Zero Covid

Nhà Sử học Thierry Wolton giải thích trên Le Figaro “Những lý do thực sự của việc từ bỏ chính sách zero Covid ở Trung Quốc”. Bắc Kinh muốn gì, vì sao lại vội vàng mở cửa sau một thời gian dài đóng kín Hoa lục với toàn thế giới?

Phải chăng do những cuộc biểu tình chống phong tỏa vào đầu tháng 12? Có lẽ không, vì số lượng người biểu tình còn ít ỏi, và chế độ có thể bóp nghẹt qua đàn áp của công an, với những phương tiện giám sát bằng kỹ thuật. Hay là một sự bất đồng giữa Tập Cận Bình và các ủy viên thường trực Bộ Chính trị vì thiệt hại quá lớn, như Mao Trạch Đông đã phải trả giá sau Đại nhảy vọt làm 30 đến 50 triệu người chết? Nhưng hiện ông Tập vẫn nắm quyền tuyệt đối, nạn tôn sùng lãnh tụ vẫn tiếp diễn. Nhà nghiên cứu cho rằng tình hình kinh tế suy sụp là giả thiết khả tín nhất.

Ba năm phong tỏa toàn bộ đã cô lập Trung Quốc với thế giới, hậu quả là trao đổi thương mại lao dốc, sản xuất sụt giảm. Thống kê chính thức dự báo tỉ lệ tăng trưởng năm nay khoảng 3%, có nghĩa là thất nghiệp sẽ tăng vọt. Chưa kể số nợ khổng lồ của lãnh vực địa ốc (trên 300 tỉ Mỹ kim) sẽ không thể giải quyết được nếu bộ máy kinh tế trục trặc. Đảng có nguy cơ mất đi tính chính danh, nhất là đối với giai cấp trung lưu ngày càng đông đảo (25% dân số), vốn được hưởng lợi từ sự cất cánh kinh tế trong 40 năm qua. Chính giai cấp này đã xuống đường hồi tháng 12, vì họ mất đi nhiều quyền lợi như việc xuất ngoại.

Tập Cận Bình Muốn Người Già Chết Bớt, Hay Câu Giờ Cho “Trung Hoa Mộng”?

Đảng Cộng sản phải khẩn cấp thay đổi chính sách, bất chấp đất nước có thể bị nhấn chìm trong khủng hoảng dịch tễ. Việc dỡ bỏ tất cả những biện pháp phong tỏa, dù biết rằng con virus sẽ hoành hành trong dân số ít được chích ngừa, đặc biệt những người lớn tuổi, là vô cùng độc ác. Trong suy nghĩ phương Tây chuyện này không thể tưởng tượng được, nhưng trong đầu một nhà lãnh đạo Cộng sản, kiểu tính toán ấy không có gì lạ.

Theo chuyên gia Thierry Wolton, lão hóa dân số là vấn đề nhức đầu cho chế độ Bắc Kinh, vì phải tài trợ cho những người về hưu ngày càng nhiều (trên 300 triệu vào năm 2030). Sinh mạng con người chưa bao giờ là mối quan tâm của chính quyền Cộng sản, ý tưởng hy sinh hàng trăm ngàn người già với việc đột ngột bỏ phong tỏa không làm Tập Cận Bình và các đồng chí của ông ta lo lắng. Trong tình hình đó, những lời kêu gọi quan tâm lẫn nhau của ông Tập chỉ là đạo đức giả.

Nhà Sử học Thierry Wolton cũng không loại trừ một giả thiết khác còn cay độc hơn. Chính sách zero Covid làm giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình trở nên xa vời, trong khi các nước dân chủ đã vượt qua cú sốc. Dỡ bỏ phong tỏa, mặc cho nguy cơ con virus biến đổi trong dân số khổng lồ của Trung Quốc, và mở toang biên giới để gây ra một cuộc khủng hoảng dịch tễ mới trên hành tinh, do vắc-xin không chận nổi những biến thể, Bắc Kinh có thể “vặn lại đồng hồ”, kéo phần còn lại của thế giới thụt lùi lại 3 năm, khi “Trung Hoa mộng” chừng như sắp đạt được.

Không thể nào tin được chăng? Ở phương Tây người ta không hiểu được tâm lý thù hận của Cộng sản Trung Quốc, thông qua tuyên truyền quy mọi cái xấu cho tư bản. Chế độ cố gắng thoát khỏi ngõ cụt zero Covid do chính mình tạo ra, bằng cách nhấn chìm tất cả vào một cuộc khủng hoảng mới. Do không tái thúc đẩy được tăng trưởng trong nước vì đại dịch lan tràn trên toàn quốc, chính quyền Cộng sản hy vọng làm chậm lại bước tiến của thế giới. Thế nên Bắc Kinh đe dọa trả đũa tất cả những nước nào có biện pháp kiểm soát công dân Trung Quốc nhập cảnh. Nếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn gây ra một đại dịch mới sau Vũ Hán, thì đó là cách tốt nhất.


Trung Quốc Thình Lình Bãi Bỏ Chế Độ Cách Ly Bắt Buộc Vì Covid, Thế Giới Mừng Đâu Không Thấy, Lo Thì Nhiều!

(Trọng Nghĩa)
Kể từ ngày 8/1/2023, chế độ cách ly bắt buộc, tàn tích cuối cùng của chính sách zero Covid khắc nghiệt tại Trung Quốc, đã bị xóa bỏ, và mọi người trên nguyên tắc có thể đến Trung Quốc mà không sợ bị cầm cố vì lý do y tế, trong lúc người dân nước này có thể tự do ra ngoại quốc.

Thế nhưng với tình hình dịch bệnh đang hoành hành dữ dội tại Trung Quốc, kèm theo là chủ trương che giấu thông tin dịch bệnh của Bắc Kinh, nhiều nước trên thế giới vẫn thận trọng áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Phải nói là việc Trung Quốc mở cửa trở lại với thế giới là một tin rất vui, đặc biệt đối với giới du lịch đang trông chờ khách Trung Quốc, thuộc diện chi tiêu rộng rãi nhất trong thời gian qua, quay trở lại. Ngay cả giới ngoại giao cũng thở phào nhẹ nhõm.

Nhật báo Pháp La Croix vào hôm 8/1 đã trích lời một nhà ngoại giao Âu Châu làm việc tại Bắc Kinh giải thích: “Trong 3 năm đi đi về về, tôi đã bị cách ly ít nhất ba tháng, trong những điều kiện rất khó khăn. Ngay cả khi dịch bệnh tại Trung Quốc đang ở đỉnh điểm vào lúc này, việc bãi bỏ các ràng buộc vẫn là điều được mọi người hoan nghênh. Chúng tôi đã đến mức không còn chịu đựng nổi các hạn chế nữa”.
Tuy nhiên, theo tất cả các nhà quan sát, việc Trung Quốc mở cửa trở lại có một hệ quả tất yếu là một số lượng lớn người Trung Quốc sẽ tràn ra thế giới. Trong bối cảnh dịch Covid lây lan dữ dội tại quốc gia 1,4 tỉ dân này, khả năng virus bị du khách Trung Quốc phát tán ra thế giới là điều đã làm dấy lên lo ngại.

Nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đã từng bị dịch Covid-19 tác hại nặng nề trong thời gian 3 năm gần đây như Hoa Kỳ, Ý Ðại Lợi, Pháp… đã không ngần ngại áp dụng các biện pháp xét nghiệm sàng lọc đối với khách đến từ Trung Quốc. Hòa Lan, Bồ Đào Nha và Thái Lan là những quốc gia gần đây nhất có biện pháp hạn chế.
Đối với giới quan sát, nỗi lo ngại của các nước kể trên không phải là không có cơ sở. Về mặt chính thức, Bắc Kinh chỉ ghi nhận 23 ca chết vì Covid kể từ tháng 12, bất chấp làn sóng lây nhiễm chưa từng có được ghi nhận, một báo cáo phi lý đến mức mà Tổ chức Y tế Thế giới phải yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin minh bạch hơn.

Theo ghi nhận của thông tín viên nhật báo Pháp Libération tại Trung Quốc, dịch Covid coi như đã vuột khỏi tầm kiểm soát tại nước này, gây nên một làn sóng lây nhiễm khổng lồ, tạo ra tình trạng thiếu thuốc gay gắt, khiến các bệnh viện lâm vào tình trạng quá tải. Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh bệnh nhân nằm điều trị ngay trên vỉa hè hay trong sảnh tiếp tân của các bệnh viện tối tân, hình ảnh người chết và người sống cùng nhau chờ trong phòng đợi, quan tài được vận chuyển ngay trên nóc xe hơi trước cửa nhà....

Chỉ riêng tại Thượng Hải, các chuyên gia địa phương ước tính rằng 10 trong số 24 triệu cư dân có thể đã bị nhiễm bệnh và theo các mô hình khoa học, Covid có thể gây ra 1,5 triệu ca chết trong 3 tháng.
Giới y tế cho rằng làn sóng lây nhiễm đã đạt đỉnh điểm ở thủ đô và các thành phố lớn tại Trung Quốc, nhưng mối lo ngại là virus sẽ lợi dụng kỳ nghỉ Tết sắp tới đây để lây lan ồ ạt ở vùng nông thôn rộng lớn của Trung Quốc, nơi hệ thống y tế rất yếu kém và không thưa thớt.

Dịch bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn một cách máy móc khi hàng trăm triệu người dự kiến sẽ rời các siêu đô thị Trung Quốc vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề để về nông thôn thăm cha mẹ, những người thường cao tuổi và dễ bị Covid tác hại.

Tóm lại, như chính Tổ chức Y tế Thế giới từng công nhận, nỗi lo ngại của các quốc gia là điều có thể hiểu được, thế nhưng Bắc Kinh đã lên án các hạn chế đi lại đối với công dân của họ, coi đấy là điều “không thể chấp nhận được”.
Trung Quốc đã quên rằng, kể từ năm 2020 cho đến tận gần đây, chính họ đã đóng cửa phần lớn đối với khách ngoại quốc, và áp dụng các biện pháp kiểm dịch ngặt nghèo.


Covid-19: Trả Đũa Hán Thành, Đã Áp Đặt Các Quy Định Hạn Chế Gắt Gao Đối Với Hành Khách Đến Từ Trung Hoa. Trung Quốc Ngưng Cấp Visa Ngắn Hạn Cho Người Nam Hàn!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 10/1/2023, Đại sứ Trung Quốc tại Hán Thành thông báo ngưng cấp thị thực nhập cảnh (visa) ngắn hạn cho công dân Nam Hàn. Đây là biện pháp đáp trả của Bắc Kinh với lý do Hán Thành áp đặt các quy định hạn chế đối với hành khách đến từ Trung Quốc.

Theo Yonhap News, Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Hán Thành đã ngưng cấp thị thực ngắn hạn cho công dân Nam Hàn xin nhập cảnh với lý do du lịch, thương mại, chăm sóc y tế và các lý do cá nhân khác. Trên tài khoản mạng xã hội WeChat ngày 10/1, Ðại sứ Trung Quốc tại Hán Thành nhấn mạnh các biện pháp của Bắc Kinh “sẽ được điều chỉnh căn cứ vào việc Hán Thành hủy các biện pháp hạn chế nhập cảnh mang tính phân biệt đối xử nhắm vào Trung Quốc”.

Hồi cuối tháng 12/2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát dữ dội tại Hoa lục và Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại, Hán Thành đã thông báo hàng loạt biện pháp hạn chế, nhất là hạn chế visa ngắn hạn cho người Trung Quốc đến cuối tháng 1/2023, hạn chế số chuyến bay và bắt buộc hành khách đến từ Trung Quốc trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona. Những người dương tính với Covid-19 sẽ bị cách ly.

Bắc Kinh xem biện pháp của Hán Thành mang tính “phân biệt đối xử” đối với người Trung Quốc, cho dù trong suốt 3 năm vừa qua, chính Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp phòng dịch gắt gao với du khách ngoại quốc.

Thông tấn xã AFP dẫn số liệu chính thức của Hán Thành, cho biết từ ngày 2/1 đến nay, 2.224 công dân Trung Quốc đã được cấp thị thực nhập cảnh ngắn hạn vào Nam Hàn. 17,5% số hành khách này có kết quả xét nghiệm dương tính khi nhập cảnh. Trong năm 2019, trước dịch Covid-19, Nam Hàn đón hơn 6 triệu khách Trung Quốc, con số này trong năm 2022 chỉ là 200.000 người.

Nhìn sang Thái Lan, người Trung Quốc khi đến phi trường được chào đón nồng nhiệt với biểu ngữ “Trung Quốc và Thái Lan là cùng một gia đình”. Du khách được tặng hoa và một túi quà, trong đó có gel rửa tay và khẩu trang. Thái Lan hy vọng năm 2023 sẽ đón 20-25 triệu khách, trong đó có 5 triệu khách Trung Quốc. Hiện giờ, Thái Lan không áp đặt biện pháp hạn chế đối với hành khách đến từ Trung Quốc.


Tình Hình Việt Nam Trước Tết Quý Mão 2023!


Trung Quốc và Việt Nam, vừa cùng công bố chính thức, mở cửa các hoạt động cửa khẩu biên giới. Tự do ra vào không cần visa! Nhưng Việt Nam vẫn tuyên bố, Sẽ tăng cường Kiểm Soát Dịch Bệnh COVID-19 vào Dịp Tết! (Hèn Gì CS Nói, Đừng Bao Giờ Tin!)


(Hình: Cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, ngày 20/2/2020.)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ra lệnh tăng cường phòng chống và kiểm soát COVID-19 dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hôm 9/1, một ngày sau khi Trung Quốc và Việt Nam chính thức mở cửa các hoạt động cửa khẩu biên giới.

Trong một công điện gửi đi hôm 8/1, ông Chính cho biết mặc dù đại dịch về cơ bản đã được kiểm soát nhưng vẫn diễn biến phức tạp với các biến thể mới xuất hiện, trong đó có biến thể XBB.
“Diễn biến dịch bệnh vẫn khó lường, chưa ổn định; các biến thể, biến thể phụ của vi-rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, trong đó biến thể XBB với khả năng tránh miễn dịch, lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác của Omicron đã xuất hiện ở 70 quốc gia và gần đây biến thể phụ XBB.1.5 đã gây các đợt bùng phát dịch mới ở nhiều quốc gia trên thế giới”, Công điện của Thủ tướng Chính nêu rõ.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan chủ động ứng phó với diễn biến của dịch bệnh.

Bộ cũng cần phối hợp với các chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế để điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khi cần thiết.
Bộ cũng phải phối hợp với các địa phương kịp thời phát giác, giải quyết ổ dịch, không để lây lan trong cộng đồng cũng như ngăn chặn, hạn chế thấp nhất số ca nhập viện và chết đồng thời đẩy nhanh chương trình chích vắc-xin COVID-19.


(Cho dù Việt Nam khoe: chi 1,9 tỉ Mỹ kim chống COVID-19 năm 2022, nhưng WHO vẫn cảnh báo đề phòng biến thể mới, sẽ lây lan mạnh trong dịp Tết.)


Ngoài ra, ông Chính cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho du khách và người dân địa phương, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tổ chức các sự kiện, lễ hội trong và sau Tết Nguyên đán.

Thủ tướng Chính yêu cầu tăng cường chỉ đạo và kiểm tra dịch bệnh tại các cửa khẩu, đặc biệt với các trường hợp nhập cảnh về từ các khu vực bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh và giám sát phát giác sớm các biến thể của virus SARS-CoV-2.

(Trung Quốc mở cửa biên giới, chấm dứt chính sách ‘không COVID’.)

Hôm 8/1, các cửa khẩu của Việt Nam giáp với Trung Quốc đã chính thức mở lại, sau 3 năm tạm ngừng do dịch COVID-19. Truyền thông hai nước cho hàng ngàn người xếp hàng đi qua các cửa khẩu với phía Trung Quốc yêu cầu phải có giấy xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 48 tiếng mới được nhập cảnh. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chưa tiếp nhận công dân Việt Nam và nước thứ ba vào nước này, theo trang VNExpress.

Truyền thông Việt Nam dẫn số liệu của Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, trong ngày 8/1 làm thủ tục xuất cảnh từ Việt Nam sang Trung Quốc cho 2.606 người; làm thủ tục nhập cảnh cho 46 người từ Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam.
Trong khi Hoa Kỳ, các quốc gia EU, Nhật Bản, Úc Ðại Lợi, Nam Hàn vẫn còn thận trọng đối với người đến từ Trung Quốc và yêu cầu phải có xét nghiệm âm tính COVID-19 mới được nhập cảnh, Việt Nam không đưa ra yêu cầu này.

Tính đến sáng ngày 9/1, cả nước ghi nhận tổng cộng 11.525.763 ca nhiễm COVID-19, trong đó hơn 92% đã hồi phục và 43.186 ca tử vong, theo Bộ Y tế nước này.

Bộ cho biết hơn 265,5 triệu liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng, trong đó có hơn 223,2 triệu liều cho những người từ 18 tuổi trở lên. Đến nay, Việt Nam ghi nhận các trường hợp nhiễm COVID-19 với các biến thể phụ Omicron BA.4, BA.5, BA.2.12.1, BA.2.74 và XBB.


Trung Quốc “Mở Cửa Tự Do!” Khách Quốc Tế Đến Tân Sơn Nhất Tăng Cao Dữ Dội, Đông Nhất Là Khách Trung Quốc, Bỏ Nước Ra Đi Để …Trốn Lây Lan Dịch Bệnh! Tết Ta Dần Dần Thành…Tết Tầu!

– Lượng khách quốc tế qua phi trường Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, tiếp tục tăng cao kỷ lục! đặc biệt sau khi Trung Quốc “mở cửa,” số khách đến có thể đạt cao nhất trong ba năm trở lại đây.

Nói với báo Zing, đại diện Cảng Vụ Hàng Không Miền Nam cho biết lượng khách đến ga quốc tế phi trường Tân Sơn Nhất “đang đà tăng và sẽ còn tiếp tục tăng những ngày sát cao điểm Tết Quý Mão 2023.”


(Hình: Hành khách ra khu vực đón taxi tại phi trường Tân Sơn Nhất.)

Cụ thể hôm 10 Tháng Giêng, phi trường Tân Sơn Nhất phục vụ hơn 110,000 lượt khách với 780 chuyến bay, trong đó có hơn 46,000 khách đến. Riêng tổng lượng khách qua ga quốc tế đạt gần 33,000 lượt.

Trước đó hôm 8 Tháng Giêng, thời điểm thị trường Trung Quốc “mở cửa,” phi trường Tân Sơn Nhất đã phục vụ hơn 116,000 lượt khách với gần 800 chuyến bay, trong đó có hơn 55,000 khách đến, tổng lượng khách qua ga quốc tế đạt gần 38,000 lượt.

Đại diện Cảng Vụ Hàng Không Miền Nam nhận định đây là số lượng khách quốc tế đến trong ngày “tăng cao nhất kể từ sau dịch COVID-19.”

“Thị trường hàng không Trung Quốc mở cửa lại toàn bộ sau thời gian dài bị hạn chế. Do đó, lịch bay quốc tế sẽ còn tăng cao, có thể hơn 40,000 khách mỗi ngày,” đại diện Cảng Vụ cho hay.

Để dự phòng trong trường hợp khách quốc tế tăng đột ngột dịp Tết, phi trường Tân Sơn Nhất đã cho vận hành phòng chờ gần 900 mét vuông, mở thêm ba cửa khởi hành phục vụ hành khách. Đồng thời, bố trí xe đón trả khách trên đường công vụ A2, đoạn tiếp giáp ga quốc nội được thử nghiệm để giải tỏa khi lượng khách tăng cao…


(Hình: Khu vực làm thủ tục ga quốc tế ở phi trường Tân Sơn Nhất.)

Tin cho biết, vào cao điểm nhất trong dịp Tết Quý Mão, phi trường Tân Sơn Nhất dự kiến đón khoảng 130,000 lượt khách mỗi ngày, phần lớn là khách nội địa với khoảng 90,000 lượt, còn lại là khách quốc tế.

Trước Tết, khách qua phi trường dự báo đông nhất là ngày 20 Tháng Giêng (nhằm 29 Tháng Chạp Âm Lịch) với gần 123,000 người. Sau Tết, lượng khách lên đến hơn 144,000 lượt vào ngày 29 Tháng Giêng (Mùng Tám Tết).

Tết Việt Nam năm nay, pha trộn với Tết Tầu!


Gần Tết, Thực Phẩm ‘Bẩn’ Tràn Lan Khắp Nơi, Nhiều Nhất Lại Là Ở Miền Bắc Việt Nam, Khó Mà Kiểm Soát!

– Hôm 9 Tháng Giêng, giới hữu trách thành phố Hà Nội đã bắt giữ lô hàng nầm heo không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, có dấu hiệu hư hỏng, trên đường Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.

Theo báo Công Lý, thời điểm kiểm tra, nhà chức trách phát hiện, tạm giữ khoảng 1 tấn nầm heo được cất giấu trong 35 bao tải, bên ngoài in chữ Trung Quốc.


(Hình: Khoảng 1 tấn nầm heo bốc mùi hôi thối bị bắt giữ phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.)

Đáng chú ý, dù đều là nầm heo đã được đông lạnh, nhưng đã có dấu hiệu bốc mùi hôi thối khó chịu. Tại thời điểm kiểm tra, chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ của lô hàng trên.

Chủ lô hàng cho biết số nội tạng heo này được thu mua trôi nổi từ nhiều nguồn trên thị trường, đang vận chuyển đưa đi tiêu thụ thì bị kiểm tra, bắt giữ.

Trước đó, khoảng 1 giờ rạng sáng 8 Tháng Giêng tại xã Hà Lâu, Công An huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, bất ngờ kiểm tra xe vận tải do tài xế Hoàng Văn Trọng, 31 tuổi, quê Lạng Sơn, lái thì phát hiện trên xe đang chở 5.2 tấn tai heo đông lạnh đang bắt đầu phân hủy, chảy nước, bốc mùi hôi thối.

Toàn bộ số tai heo trên không đủ điều kiện vệ sinh thú y, không giấy kiểm dịch, không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Công an huyện Tiên Yên đã tiêu hủy toàn bộ số hàng trên.

Liên quan đến thực phẩm “bẩn,” theo báo Người Lao Động, tối 21 Tháng Mười Hai, 2022, Đội Quản Lý Thị Trường số 7 thuộc Cục Quản Lý Thị Trường tỉnh Quảng Bình phối hợp với Công An tỉnh ra lệnh kiểm tra xe vận tải do tài xế Nguyễn Văn Tuệ, ở xã Yên Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, lái đang chạy trên quốc lộ 1, đoạn qua phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới.

Khi kiểm tra, lực lượng hữu trách phát hiện trên xe có hơn 1.5 tấn thịt gà, giò heo rút xương, chân gà rút xương, dồi sụn không rõ nguồn xuất xứ, trong đó nhiều sản phẩm có hiện tượng biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi thối.


Đại Sứ Mỹ, Mong Đợi Việt Nam Sẽ Thực Hiện Các Cam Kết, Mà Họ Đã Hứa, Về Nhân Quyền, Trong Năm Mới Quý Mão 2023!


(Hình: Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper trả lời phỏng vấn VTC và cuối tháng 12/2022.)
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết về nhân quyền và hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.

Nhìn lại năm 2022, Đại sứ Mỹ cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam đã chung tay chống lại dịch bệnh, phát triển mối quan hệ kinh tế của hai nước, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, và “còn nhiều hơn nữa”.
“Các nguyên tắc chung của chúng ta, dựa trên sự tôn trọng luật pháp quốc tế, đã dẫn dắt chúng ta cùng nhau hợp tác trong các vấn đề quốc tế như duy trì Biển Đông tự do và rộng mở”, trang Facebook của Tòa Ðại sứ Mỹ hôm 6/1/2023 dẫn lời ông Knapper cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình trung ương VTC.

Trao đổi với VTC, ông Knapper nói: “Gần đây Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Rất mong đợi Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết về nhân quyền, hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết những nhiệm vụ trong lĩnh vực này”.

Trước đó vào tháng 10, vài ngày sau khi Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Tòa Ðại sứ Mỹ ở Hà Nội gửi lời chúc mừng Việt Nam trúng cử Thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và hi vọng “cùng làm việc để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu và tại Việt Nam”.

Khi ấy cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ nói thêm rằng Mỹ “hy vọng Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội này để thực hiện bước tiến thúc đẩy nhân quyền và trả tự do cho những người bị bắt giữ tùy tiện vì thực hiện các quyền cơ bản của con người về tự do biểu đạt và quyền lập hội”.

Chính phủ Việt Nam bác bỏ việc giam giữ tù nhân chính trị hay những người hoạt động vì nhân quyền, và nói rằng chỉ bắt giam và xét xử những người “vi phạm pháp luật”.

Trả lời phỏng vấn VOA vào tháng 10/2022, phát ngôn viên Bộ Ngoại Việt Nam cho biết Việt Nam “nghiêm túc tuân thủ các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên”.

Chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định rằng vấn đề nhân quyền đóng vai trò là “một trụ cột trung tâm” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
“Thúc đẩy nhân quyền là một yếu tố thiết yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động hợp tác của chúng tôi với Việt Nam trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam. Chúng tôi giữ cam kết tiếp tục các cuộc thảo luận thẳng thắn và dựa trên kết quả với chính phủ Việt Nam về các vấn đề này”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một thông báo vào cuối tháng 10/2022 về Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ 26.

Trong một video khác được Tòa Ðại sứ Mỹ phát hành nhân dịp năm mới 2023, Đại sứ Knapper nêu bật nhiều thành quả “tuyệt vời” trong quan hệ song phương Mỹ - Việt, và xem đó là minh chứng cho việc Mỹ và Việt Nam “đang hợp tác một cách chiến lược” nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách nhất.


“Đừng Tin Những Gì CS Nói!” Việt Nam Báo Cáo GDP Tăng 8,5%! Nhưng Lại Có Tỷ Lệ Nghịch Về Sự Nghèo Đói, Qua Mức Sống Của Đa Số Người Dân!


(Hình: Nhà máy may ở Vĩnh Phúc năm 2017.)

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam trong năm 2022 được thông báo đạt mức tăng trưởng 8,5%. Trong khi nhiều chính khách Việt Nam tỏ rõ niềm tự hào với thành quả này, thì một số chuyên gia kinh tế lo ngại về tính chính xác (nói dối) của con số thống kê, cũng như lo ngại về một nền kinh tế khó khăn hơn trong năm nay.

Các Chỉ Số Đầy Lạc Quan,

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, mức tăng trưởng GDP 8,5% là cao nhất trong 12 năm qua.
Nhiều lãnh đạo Việt Nam bày tỏ sự tự hào với thành tích này trong các bài phát biểu của mình trong những ngày qua.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hôm 20/12, phát biểu rằng “đây là điểm sáng đáng tự hào trong hoàn cảnh một nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi”.

Hôm 3/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và khai triển nhiệm vụ năm 2023 của Chính phủ, rằng “trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức lớn… nhưng nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân…, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt 8%, cao hơn nhiều so với kế hoạch và là mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới”.

Ngoài ra, Tổng cục thống kê còn công bố các chỉ số khác cho thấy một nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực trong năm 2022. Theo đó, GDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 95,6 triệu đồng mỗi người, tương đương 4.110 Mỹ kim, tăng 393 Mỹ kim so với năm 2021.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành là 188,1 triệu đồng mỗi người lao động (tương đương 8.083 Mỹ kim mỗi người lao động, tăng 622 Mỹ kim so với năm 2021).

Về chỉ số lạm phát, Chính phủ Việt Nam kiềm chế được ở mức 3,15%, đạt mục tiêu Quốc hội giao là dưới 4%. Cũng theo Tổng cục thống kê, đây là con số thấp so với các cường quốc khác như Mỹ hay Âu Châu.
Nhưng Không Được Kiểm Chứn
Một số chuyên gia kinh tế lo ngại về tính khả tín của các con số nêu trên, bởi vì không có bất kỳ một cơ quan độc lập nào có thể kiểm chứng được.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các chỉ số trên, nếu chính xác thì sẽ mang ý nghĩa rất lớn thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023:
“Tuy nhiên, vấn đề là không có một cơ quan nào kiểm chứng lại con số của cục Thống kê. Nó là con số duy nhất mà chúng ta biết”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một thống kê có đáng tin hay không phải dựa vào một số yếu tố quan trong như phương pháp tính hay là năng lực của người lập thống kê…. Tuy nhiên, những điều đó Việt Nam không công khai.

Nếu chỉ dựa trên chỉ số tăng trưởng GDP 8% mà đánh giá nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ thì Tiến sĩ Hiếu cho rằng đó là cái nhìn phiến diện. Một nền kinh tế khoẻ mạnh cần phải xét đến các yếu tố khác như cuộc sống người lao động, an sinh xã hội, vệ sinh an toàn, y tế và cả vấn đề về môi trường….

Đồng quan điểm, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, từ Na Uy, nói với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) rằng con số 8% chỉ nằm ở trên sổ sách thôi và không có một cơ quan độc lập nào có thể kiểm chứng được các con số này là chính xác, khách quan.

Tiến sĩ Huy Vũ phân tích, con số thống kê về kinh tế sẽ không có ý nghĩa gì nếu không xem xét đến đời sống của người lao động nói chung, mức thất nghiệp và cả mức tiêu dùng của xã hội. Những yếu tố đó thể hiện đời sống của người dân tăng lên hay giảm xuống so với những năm trước:
“Cho dù con số thống kê tăng lên 8% hay 10% mà đời sống của người lao động không được cải thiện, việc làm không được tạo ra nhiều, sức khỏe của nền kinh tế không được tăng lên, doanh nghiệp không có tăng trưởng, không lớn mạnh thì con số đó cho dù có bao nhiêu thì cũng trở nên vô nghĩa”.

Thực Tế Đời Sống Người Lao Động

Ông Nguyễn Đình Đệ, chủ một doanh nghiệp lắp ráp điện tử ở Sài Gòn cho biết, trong năm qua, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là lao động phổ thông là rất khó khăn.

Ông nói, do các nước Âu Châu, Mỹ đều bước vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế nên các đơn hàng gia công của Việt Nam bị giảm sút. Điều này khiến một loạt các doanh nghiệp phải sa thải bớt công nhân trong những tháng cuối năm. Ước tính có hơn 41.600 lao động mất việc trong thời điểm này.

Thêm vào đó, cuộc chiến tranh ở Ukraine đã đẩy giá nguyên liệu toàn thế giới tăng cao. Do đó, năm 2022 là năm đầy biến động của thị trường xăng dầu. Liên tiếp từ tháng 6 đến tháng 9/2022, giá xăng vượt mốc 30.000 đồng/lít.

Như vậy, người lao động Việt Nam bị đẩy vào tình thế giá cả tăng cao trong khi không có việc làm hoặc thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống:
“Người dân đã không có việc làm mà giá nguyên liệu còn tăng cao, vận tải tăng giá thì tất cả các mặt hàng khác đều tăng giá. Phải nói là người dân rất là tội nghiệp, người dân nghèo họ khó khăn lắm!”

Không chỉ người lao động gặp khó, ông Đệ nói, chủ doanh nghiệp như ông cũng lao đao, vì sản phẩm làm ra rất khó để tiêu thụ được, do sức mua của người dân giảm sút mạnh trong năm qua.

“Nếu như nhà nước nói là tăng trưởng 8% là mức cao nhất trong vòng 12 năm qua thì đó là một điểm đáng mừng. Nhưng hãy nhìn vào đời sống của người dân, sự khó khăn của doanh nghiệp, nhìn vào số lượng doanh nghiệp phải đóng cửa thì chúng ta sẽ hiểu được bề trái của nó”. - Ông Đệ nói.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, cả nước có hơn 143.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tính trung bình mỗi ngày có gần 400 doanh nghiệp phá sản.

Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn đối với hơn 6.200 công nhân trong tháng 10 và tháng 11/2022, có đến 59% người lao động không có bất cứ khoản tích lũy nào. Có 11,7% số người được khảo sát có tích luỹ duy trì cuộc sống được dưới một tháng, 16,7% từ 1-3 tháng. Chỉ 12,7% người lao động có thể cầm cự được trên ba tháng nếu mất việc.

Dự Báo Kinh Tế Việt Nam 2023

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nền kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ thừa hưởng những lợi điểm và cả khó khăn của năm 2022. Chẳng hạn như GDP tăng 8%, hay xuất nhập cảng hai chiều lên đến 733 tỉ, gấp đôi GDP…. Những con số này, nếu đúng, thì cũng là một lợi thế.

Tuy nhiên, ông Hiếu cũng chỉ ra rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn nhiều vấn đề. Nổi cộm trong số đó là thị trường tài chính của Việt Nam rất là bất ổn, thể hiện qua chỉ số Vn Index mất đến 300%, thị trường trái phiếu lại đóng băng những tháng cuối năm, thị trường bất động sản cũng rất khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp thiếu vốn…. Do đó, ông cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ còn khó khăn, ít nhất là trong sáu tháng đầu năm 2023:
“Tôi thấy rằng thị trường tài chính cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2023…. Tôi nghĩ rằng trong nửa đầu năm sẽ có những tác động tiêu cực, sang đến nửa năm thứ hai có thể tình hình sẽ ổn định hơn”.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhận định, kinh tế Việt Nam năm nay thậm chí có thể sẽ tệ hơn, bởi vì khi Việt Nam không còn nhiều đơn hàng gia công từ các nước như Mỹ hay Âu Châu, thì đồng nghĩa với việc ngoại tệ nhập về Việt Nam cũng không còn nhiều.

Các nước tăng lãi suất buộc Việt Nam cũng phải tăng lãi suất để giữ tỷ giá. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp khó khăn vô cùng trong việc đầu tư sản suất:

“Khi lãi suất của đồng tiền Việt Nam tăng cao thì dẫn đến hiện tượng là tình hình trong nước cũng sẽ khó để mạnh sản xuất. Cho nên sẽ dẫn đến tình trạng kinh tế trong nước, các doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ rất khó khăn trong năm sắp tới”.

Tiến sĩ Trịnh Khánh Ly, chuyên gia nghiên cứu về luật lao động nêu ý kiến trong một bài viết đăng trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 4/1 rằng Sự hồi phục của các ngành nghề gia công của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các nước nhập cảng. Mà các nước này sau COVID thì lại đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nhiên liệu, cuộc chiến tại Ukraine, lạm phát tăng cao và dự kiến năm 2023 vẫn còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, theo bà Trịnh Khánh Ly, Việt Nam nên chuẩn bị cho một kịch bản xấu hơn trong năm nay.


Không Thể Kiểm Soát Hết, Tha Làm Phước! Quốc Lộ 51 Sẽ Tạm Dừng Thu Lệ Phí Từ 13/1, Cho Đến Qua Tết!


(Hình: Trạm thu lệ phí dự án BOT QL51.)

- Các trạm thu lệ phí thuộc dự án BOT quốc lộ 51 qua tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ dừng thu lệ phí từ ngày 13/1/2023.
Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 10/1 dựa trên thông báo của Cục đường bộ Việt Nam gửi Bộ Giao thông-Vận tải trong ngày 9/1.

Cục đường bộ lý giải nguyên nhân sẽ tạm dừng thu lệ phí là do có một số quy định tại hợp đồng dự án BOT quốc lộ 51 thay đổi, do đó các bên phải đàm phán nội dung vướng mắc phát sinh và điều chỉnh thời gian thu lệ phí, tạo lợi nhuận theo quy định tại hợp đồng dự án.
"Cục" đường bộ cũng cho rằng đã nhiều lần đề nghị Bộ Giao thông-Vận tải chỉ đạo nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể, do đó trong thời gian chờ ý kiến của Bộ cũng như để bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ đường bộ, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tạm dừng thu lệ phí tại các trạm thu thuộc dự án BOT quốc lộ 51 từ 7h ngày 13/1.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam, cho truyền thông hay Cục và nhà đầu tư đã trải qua 18 phiên đàm phán về thời điểm dừng thu lệ phí dự án.

Dự án BOT quốc lộ 51 dài hơn 72 cây số từ Sài Gòn đi Đồng Nai, Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 3.800 tỉ đồng, đã khai thác từ tháng 4/2013.

Theo hợp đồng giữa Cục Đường bộ Việt Nam và nhà đầu tư vào năm 2009, tổng thời gian thu lệ phí là khoảng 20 năm, trong đó thu lệ phí hoàn vốn khoảng 16 năm, thu lệ phí tạo lợi nhuận 4 năm.

Quốc lộ 51 hiện có ba trạm thu lệ phí gồm T1, T2 và T3. Tuyến đường này được nói thường xuyên xảy ra ùn tắc vào những ngày lễ, tết khiến đơn vị quản lý hay phải xả trạm trong những ngày cao điểm.

Trong dịp 30/4/2021, các trạm thu lệ phí tại quốc lộ 51 phải sáu lần xả cửa để giải phóng xe ùn tắc cả chiều.

Ông Trần Thượng Chí, Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải Bà Rịa-Vũng Tàu từng cho biết trên tờ VNExpress rằng tình trạng kẹt xe quốc lộ 51 qua tỉnh này ngày càng tăng. Nguyên nhân theo ông Chí là do kết cấu hạ tầng không đáp ứng được tốc độ gia tăng của phương tiện hàng năm 10-15% do đó việc kẹt xe là điều tất yếu.


Tin Đang Xảy Tại Tại Việt Nam

Mất Trâu Mới Lo Làm Chuồng! Lạng Sơn Đề Nghị Xét Nghiệm Nhanh COVID-19 Đối Với Người Nhập Cảnh Từ Trung Quốc Có Triệu Chứng!


(Hình: Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.)
- Lạng Sơn đề nghị lấy mẫu xét nghiệm những người nhập cảnh từ Trung Quốc vào tỉnh này khi có triệu chứng sốt, ho, hay khó thở.

Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Nguyễn Lương Tâm nêu đề nghị này vào ngày 9/1/2023 với Sở Y tế và cơ quan chức năng. Lý do được cho biết đây là biện pháp cần thiết trong tình hình hiện nay để phòng ngừa dịch bệnh có thể lây lan.

Mạng báo VnExpress vào ngày 10/1 dẫn phát biểu của ông Ngữ Duy Nghĩa- người đứng đầu cơ quan kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Vệ sinh Dịch Tễ Trung ương, rằng không thể tránh những ca bệnh từ Hoa Lục vào Việt Nam.

Vào ngày 8/1 vừa qua, Trung Quốc cho mở cửa biên giới sau ba năm thực thi chính sách “zero COVID”. Hàng ngàn người đổ về các cửa khẩu ở Quảng Ninh và Lạng Sơn để làm thủ tục qua lại biên giới giữa đôi bên.


Sóc Trăng: “Thầy Phúc” Lĩnh Bảy Năm Tù Về Tội Hành Hạ Trẻ Em


(Hình: Ông Phúc khi bị bắt tạm giam vào tháng 4-2022.)

- Ông Hồ Hữu Phúc, 49 tuổi ngụ thành phố Sóc Trăng, còn được biết là “thầy Phúc” vừa bị Tòa Sóc Trăng tuyên 7 năm tù về hai tội cố ý gây thương tích và hành hạ trẻ em.
Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 10/1/2023, nêu rõ, ông Phúc từng là tu sĩ tại chùa Năng Nhơn ở Sóc Trăng với pháp danh Thích Thiện Đức nhưng đã hoàn tục theo nguyện vọng cá nhân vào năm 2015.

Ông Phúc sau khi hoàn tục đã mua đất ở thành phố Sóc Trăng, xây dựng cơ sở Trí Đức Sung Đinh, có tên tự phong là Thiện Trí. Ông trang trí nơi này giống ngôi chùa, tổ chức sinh hoạt tôn giáo và nhận nuôi nhiều trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Cơ quan điều tra xác định, trong quá trình nuôi dưỡng, ông Phúc nhiều lần dùng các vật dụng trong gia đình đánh các em gây thương tích. Một số em không chịu được nên bỏ đi và người thân đã báo hành vi của ông Phúc với công an.

Tòa án Nhân dân thành phố Sóc Trăng đã từng hoãn phiên xử ông này do vắng nhiều bị hại. Theo hồ sơ, có chín bị hại liên quan hành vi cố ý gây thương tích và 12 nạn nhân liên quan hành hạ trẻ em.

Công an Sóc Trăng cho biết, ông Phúc còn dùng hình ảnh của Phật giáo để vận động, kêu gọi từ thiện, tài trợ từ các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.


Thanh Tra: Sáu Tỉnh Có Nhiều Vi Phạm Trong Lựa Chọn Mua Sách Giáo Khoa


(Hình: Thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm trong việc mua SGK tại các tỉnh, thành.)

- Sáu tỉnh gồm Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Đắc Lắc, Quảng Ngãi, Khánh Hòa vừa bị Thanh tra nêu tên có nhiều vi phạm trong lựa chọn mua sách giáo khoa (SGK).

Chánh thanh tra Bộ Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Đức Cường vừa ký văn bản thông báo kết luận thanh tra như vừa nêu và được truyền thông nhà nước loan trong ngày 10/1/2023.

Nội dung thông báo thể hiện, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã thành lập các hội đồng lựa chọn SGK lớp sáu, bảy và lớp 10 có một số hội đồng chưa bảo đảm thành phần theo quy định. Tại tỉnh Đắc Lắc, việc công bố danh mục SGK lớp ba, bảy và lớp 10 được phê duyệt chậm hai tháng so với quy định.

Ngoài ra, tại thời điểm thanh tra trực tiếp, các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Khánh Hòa chưa ban hành Nghị quyết về nội dung, mức chi cho hoạt động lựa chọn SGK trên địa bàn. Tại tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Sở GD-ĐT, Ủy ban Nhân dân huyện/thành phố, phòng GD-ĐT chậm đề xuất kinh phí cho các cơ sở GDPT thực hiện lựa chọn SGK tại cơ sở giáo dục phổ thông. Các tổ chuyên môn, giáo viên, nhà trường chưa được chi trả thù lao cho hoạt động lựa chọn SGK.

Kết luận thanh tra cũng nêu rõ trong quá trình lựa chọn SGK, các hội đồng lựa chọn SGK của tỉnh Kiên Giang, tỉnh Long An, các hội đồng lựa chọn SGK trung học tỉnh Đồng Tháp không xây dựng báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh về quá trình thực hiện nhiệm vụ và việc tiếp thu ý kiến lựa chọn SGK của các trường trung học theo quy định v.v....

Qua đó, thanh tra kiến nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh trên cần nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ, trình Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định nội dung, mức cho cho việc lựa chọn SGK. Đồng thời thanh tra cũng đề xuất các tỉnh vi phạm kiểm điểm trách nhiệm, xử kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân vi phạm trong lựa chọn SGK, báo cáo kết quả khắc phục về Bộ GD&ĐT sau 45 ngày kể từ ngày 5/1.


Đồng Nai: Công An Phong Tỏa Trung Tâm Đăng Kiểm 60-04D


(Hình: Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-04D- Đồng Nai.)

- Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-04D- Đồng Nai vào chiều ngày 10/1/2023 bị lực lượng chức năng ập vào khám xét và phong tỏa.

Truyền thông nhà nước loan tin cho biết biện pháp vừa nêu do Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì nhằm điều tra sau khi phát giác có dấu hiệu đưa và nhận hối lộ tại trung tâm này.

Theo cơ quan Công an, một số chủ phương tiện xe hơi khi đến đăng kiểm tại Trung tâm 60-04D đã có hành vi đưa hối lộ để được nhân viên đăng kiểm bỏ qua lỗi trong quá trình kiểm tra.

Trong thời gian qua, Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an Tp. HCM và một số tỉnh, thành khác ở phía Nam gồm Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre đã tiến hành khởi tố bị can, bắt tạm giam nhiều lãnh đạo và đăng kiểm vì có hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, giả mạo trong công tác. Tính đến chiều ngày 28/12, có 43 người tại những nơi này bị khởi tố.

Trong tuần đầu tháng 1/2023, ở phía Bắc, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh có tổng cộng 19 Giám đốc, Phó Giám đốc và đăng kiểm viên tại các trung tâm đăng kiểm ở hai nơi nảy bị khởi tố về tội nhận hối lộ.

Trong ngày 10/1, lực lượng cảnh sát tại Hà Nội cũng tiến hành phong tỏa một trung tâm đăng kiểm ở Thủ đô.

Mạng báo VietnamNet loan tin nêu rõ vào sáng 10/1, tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29.03S ở Mỹ Đình, quận Nam Từ Liên, hàng chục cảnh sát tiến hành công tác khám xét ở đó.

Biện pháp này được cho biết diễn ra bất ngờ vì vào lúc 9 giờ sáng hàng trăm xe hơi vẫn đến để chờ vào đăng kiểm. Đến 10 giờ, biện pháp khám xét của lực lượng cảnh sát được tiến hành nên chủ phương tiện phải rời đi.

Hai trung tâm đăng kiểm khác ở Hà Nội đóng cửa không làm việc trong ngày 10/1 được ghi nhận gồm Trung tâm 33.01S ở Hà Đông, Trung tâm 29.14D ở Thanh Oai.


Cục Trưởng Cục Đăng Kiểm Việt Nam Vắng Mặt Để Phục Vụ Điều Tra?


(Hình: Đường link vào bài hiển thị tin Công an Tp. HCM bắt Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam.)

- Tờ Pháp Luật online (plo.vn) vào tối 10/1/2023 loan tin ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bị Công an Tp. HCM khởi tố, bắt tạm giam sau khi triệu tập, mời làm việc từ thành phố Hà Nội vào Sài Gòn.

Tờ này đồng thời nêu cụ thể việc bắt ông Hà liên quan đến các sai phạm của ngành đăng kiểm. Tuy nhiên, tin vừa đăng lên, khoảng hơn 30 phút sau liền bị rút xuống, không rõ nguyên nhân. Đường link vào tin vẫn còn hiển thị trên google search (hình) nhưng khi click vào thì lại chuyển về trang chủ.

Trước đó một ngày, tờ anninhthudo.vn có loan tin rằng ông Đặng Việt Hà vắng mặt để phục vụ công tác điều tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và Bộ Giao thông-Vận tải trong ngày 6/1 đã có quyết định giao ông Nguyễn Vũ Hải, Cục phó Cục Đăng kiểm Việt Nam điều hành hoạt động của Cục trong thời gian ông Hà vắng mặt.

Liên tục nhiều tuần qua, Công an Tp. HCM đã mở rộng điều tra vụ án ““Môi giới hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại các Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn thành phố Sài Gòn, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre…. Đã có ít nhất gần 50 người tại nhiều trung tâm đăng kiểm bị khởi tố, bắt tạm giam. Riêng Công an Tp. HCM đã khám xét 14 trung tâm kiểm định, khởi tố sáu vụ án, hơn 40 bị can với các tội danh nhận hối lộ, môi giới hối lộ và giả mạo trong công tác.

Trong sáng 10/1, nhiều Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới tại Hà Nội bị phong toả, khám xét như: Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 2903S; Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 2906V; Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới 2914D; Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 2929D….

Mới đây, theo thông tin trên tờ Tiền Phong, sau khi khám xét Phòng đăng kiểm xe cơ giới thuộc Cục Đăng Kiểm Việt Nam, trụ sở tại Nam Từ Liêm, Hà Nội, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ba lãnh đạo, cán bộ của đơn vị này.


Khánh Hòa: Phó Chánh Văn Phòng Ủy Ban Nhân Dân Huyện Khánh Vĩnh Bị Bắt Vì Nhận Hối Lộ


(Hình: Toàn cảnh huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.)

- Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Minh Tùng, vào ngày 10/1/2023 bị khởi tố, bị bắt giam và tư gia bị khám xét do dính líu đến việc nhận hối lộ.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an huyện Khánh Vĩnh được truyền thông nhà nước dẫn nguồn cho biết trong cùng vụ còn bắt giữ ông Trần Thiện Sinh- cán bộ dân số thuộc Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh.

Cả hai bị bắt tạm giam bốn tháng để điều tra về tội danh nhận hối lộ theo khoản 2, Điều 354 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra tiết lộ thêm rằng việc khởi tố và bắt giam hai người vừa nêu được cho biết theo đơn tố giác của công dân; tuy nhiên chi tiết sự việc nhận hối lộ không được nêu rõ.


Hàng Loạt Cựu Lãnh Đạo Tỉnh Bình Thuận Bị Đề Nghị Truy Tố Vì Dính Líu Sai Phạm Đất Đai


(Hình: Trụ sở Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận.)

- Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam đã ban hành kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để truy tố các bị can là cựu lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận. Những người này bị cho dính líu đến các sai phạm đất đai tại dự án Tân Việt Phát 2 ở Thành phố Phan Thiết.

Truyền thông nhà nước loan tin ngày 10/1/2023 dẫn nguồn từ Cơ quan CSĐT như vừa nêu. Theo đó loạt lãnh đạo tỉnh Bình Thuận bị đề nghị truy tố về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” gồm 11 người.

Số bị đề nghị truy tố gồm các ông, bà Nguyễn Ngọc Hai; Lương Văn Hải - cựu Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận; Hồ Lâm, Lê Nguyễn Thanh Danh - cựu Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận; Ngô Hiếu Toàn - cựu Phó Giám đốc Sở Tài chánh Bình Thuận; Đặng Hoài Nhân - cựu Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Bình Thuận; Nguyễn Thanh Cho, Lê Nam Hưng - cựu Chi cục trưởng và Chi cục phó Chi cục Quản lý đất đai Bình Thuận; Phạm Duy Cường - cựu Phó phòng Kinh tế đất, thuộc Chi cục Quản lý đất đai; Lê Anh Huy - cựu Trưởng phòng Kinh tế đất thuộc Chi cục Quản lý đất đai; và Nguyễn Thị Thu Phong - cựu Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận.

Vào ngày 10/2/2022, Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng để điều tra đối với các ông Nguyễn Ngọc Hai - nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, ông Lương Văn Hải - nguyên Phó Chủ tịch thường Ủy ban Nhân dân tỉnh, ông Hồ Lâm - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường, ông Lê Nguyễn Thanh Danh - nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường, và ông Ngô Hiếu Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài chánh.

Họ bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cả năm người bị cho có liên quan đến việc giao hơn 92.000 mét vuông đất của ba lô đất vào năm 2017 nhưng lại áp giá đất năm 2013, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 70 tỉ đồng.

Đây là vụ án xảy ra tại Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 thuộc quỹ đất hai bên đường 706B (nay là đường Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thông) phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.


VinFast Đang Xem Xét Phát Hành Cổ Phiếu Ra Công Chúng Lần Đầu Tại Mỹ Vào Quý 2/2023


(Hình: Xe điện VinFast mẫu VF-8 tại một cửa hàng tại Santa Monica, California, Hoa Kỳ, hôm 18/7/2022.)

- VinFast đang xem xét việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại Hoa Kỳ trong thời gian sớm nhất vào quý 2/2023.

Một nguồn tin thân cận không muốn nêu tên cho hãng tin Bloomberg biết như vừa nêu vào ngày 9/1/2023. Theo đó VinFast đang làm việc với các ngân hàng JPMorgan Chase & Co. và Citigroup Inc. về kế hoạch niêm yết tại thị trường Hoa Kỳ của hãng này.

Chi tiết của kế hoạch bao gồm thời gian có thể thay đổi vì chưa có quyết định chung cuộc.

Bloomberg cho biết một đại diện của Vinfast từ chối bình luận về thông tin vừa nêu.

Vào tháng 7 vừa qua, VinFast thông báo đã ký thỏa thuận với các ngân hàng để có thể huy động ít nhất 4 tỉ Mỹ kim để mở rộng sản xuất tại Hoa Kỳ.

Hồi tháng 11/2021, VinFast cho ra mắt các nhãn hiệu xe hơi điện tại Mỹ. Theo thông tin từ hãng, giá bán một xe SUV VF8 tại Mỹ là 41.000 Mỹ kim, rẻ hơn rất nhiều so với xe hơi của hãng Tesla có giá khoảng 63.000 Mỹ kim.

Vào tháng 12 năm 2022, tập đoàn Vingroup, chủ của VinFast, đã quyết định chuyển toàn bộ vốn góp của VinFast sang một công ty con ở Tân Gia Ba với mục đích đưa VinFast lên sàn IPO tại Mỹ.

Bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch VinFast nói với báo Nhà nước Việt Nam khi đó rằng đây là đường vòng mà VinFast phải đi để có thể niêm yết tại Mỹ vì việc niêm yết các công ty Việt Nam tại Mỹ hiện vẫn chưa thực hiện được do thiếu sự liên thông về pháp lý và các cơ chế phối hợp liên quan.


Đời Sống: Ngôn Ngữ Thứ 2 Phổ Biến Nhất ở Mỹ Là Gì?


(Hình: Với 32 triệu cử tri người Mỹ gốc Mỹ Châu Latin, lực lượng này có ảnh hưởng mạnh mẽ trong các cuộc bầu cử tại Mỹ.)

Số người ở Mỹ nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh tại gia đã tăng gấp ba lần từ năm 1980 đến năm 2019, theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ. Gần 68 triệu người sống ở Hoa Kỳ, tức cứ 5 người thì có khoảng 1 người, nói ngôn ngữ thứ hai ở nhà. Con số đó hồi năm 1980 là 23 triệu.

Bà Dina Arid, một bà mẹ ba con ở California, người lớn lên cũng nói tiếng Ả Rập ở nhà, cho biết: “Điều này phản ánh những gì mà nước Mỹ được biết đến, đó là một hiệp chúng quốc”. “Cũng tốt là không chỉ có tiếng Anh. Ở đây có nhiều người nhập cư quá mà”.

Trong số năm ngôn ngữ thứ nhì được nói nhiều nhất ở Mỹ có tiếng Ả Rập. Bà Arid, người chủ yếu nói tiếng Anh với các con của mình, đang cố gắng dạy chúng một chút tiếng Ả Rập.
“Thành thật mà nói, khi lớn lên, tôi có những người anh em họ không được học tiếng Ả Rập như tôi và họ luôn, không phải là giận dỗi ba mẹ họ, mà là muốn ba mẹ họ nói chuyện với họ bằng tiếng Ả Rập nhiều hơn để họ có được ngôn ngữ đó”, bà nói.

Tiếng Tây Ban Nha cho đến nay là ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, với hơn 41 triệu người, tức gấp 12 lần so với các ngôn ngữ thứ hai phổ biến khác, nói tiếng Tây Ban Nha ở nhà. Người gốc Mỹ Châu Latin là nhóm thiểu số lớn nhất ở Hoa Kỳ. Hơn một nửa (55%) người nói tiếng Tây Ban Nha sinh ra ở Hoa Kỳ.

Các ngôn ngữ khác trong top 5 là tiếng Hoa, tiếng Tagalog và tiếng Việt.
“Cha mẹ tôi cũng nói tiếng Anh ở nhà nhưng họ thực sự cố gắng gìn giữ [tiếng Việt], chẳng hạn như tôi sẽ nói tiếng Anh ở trường vào ban ngày và ban đêm tôi sẽ chỉ nói tiếng Việt để tôi có thể giữ ngôn ngữ và nâng cao trình độ của mình chứ không phải đánh mất nó”, cô Jenny Nguyễn, một sinh viên nha khoa Virginia, có cha mẹ di cư từ Việt Nam, nói. “Khi tôi còn trẻ, tôi không hiểu tầm quan trọng của nó, nhưng tôi nghĩ bây giờ tôi rất vui vì mình có thể nói và viết ở mức độ thành thạo như vậy”.

Cô đã có thể sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ của mình khi đến Việt Nam để khám răng miễn phí cho các cộng đồng nghèo khó. Nhiều đồng nghiệp của cô cũng là người Mỹ gốc Việt.
“Họ không thể thực sự giao tiếp với bệnh nhân vì họ không có trình độ cơ bản để có thể nói và hiểu”, cô Nguyễn nói. “Tôi là một trong số rất ít tình nguyện viên trẻ tuổi có thể nói chuyện với bệnh nhân và diễn giải cho họ hiểu những gì đang diễn ra”.

Theo Cục điều tra dân số, những người nói tiếng Hoa, tiếng Việt, tiếng Tagalog và tiếng Ả Rập có nhiều khả năng nhập quốc tịch Hoa Kỳ hơn là không được nhập quốc tịch.

Anh Raymond John “R.J”. Mosuela, một nhà tuyển dụng chăm sóc sức khỏe ở Virginia có cha mẹ đến từ Phi Luật Tân, không nói được tiếng mẹ đẻ, nhưng nói rằng anh hiểu khi nói chuyện.

Anh Mosuela nói: “Tagalog, phương ngữ chính của Phi Luật Tân, được nói trong nhà nhưng nó cũng trộn lẫn với tiếng Anh”. “Tôi là con út trong ba anh em. Hai anh trai của tôi sinh ra ở Phi Luật Tân. Bố mẹ tôi đều sinh ra ở Phi Luật Tân và khi họ đến đây, họ sinh ra tôi… mẹ tôi nói chuyện với tôi bằng tiếng Tagalog và tôi sẽ đáp lại bằng tiếng Anh”.

Việc truyền lại văn hóa bản địa của cha mẹ cho con cái là điều quan trọng đối với anh Mosuela.
“Khi tôi kết hôn và có con, có thể không dạy ngôn ngữ nhưng ít nhất cũng giống như việc bảo tồn ẩm thực và truyền thống văn hóa của chúng tôi”, anh nói.

Cô Cathy Erway, một nhà văn chuyên viết về ẩm thực ở New York, đang sử dụng một ứng dụng ngôn ngữ để thử và trở nên thông thạo hơn trong tiếng Quan Thoại, ngôn ngữ mẹ đẻ của cô.

Cô Erway nói: “Điều buồn cười là bố tôi, một người Mỹ da trắng, cũng nói được tiếng Hoa. “Và vì vậy bố mẹ tôi sẽ nói chuyện bằng tiếng Trung Hoa với nhau khi họ không muốn bọn trẻ, tôi và anh trai tôi, nghe thấy những gì họ đang nói. Vì vậy, họ coi nó như ngôn ngữ bí mật”.

Trong khi ngày càng có nhiều người nói ngôn ngữ thứ hai ở nhà, Cục Điều tra Dân số báo cáo rằng số người chỉ nói tiếng Anh ở nhà cũng tăng, khoảng 25%, từ 187 triệu vào năm 1980 lên thành 241 triệu vào năm 2019.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Tin Vui, Sau Nhiều Nghiên Cứu, Các Bác Sĩ Do Thái Tuyên Bố: Vaccine Tăng Cường COVID Giúp Giảm Nhập Viện Đáng Kể Với Người Trên 65 Tuổi!


(Hình: Một phụ nữ 91 được chích mũi vaccine COVID-19 tăng cường tại Bệnh viện Đại học Coventry, Anh, vào ngày 22/4/2022.)

- Hôm thứ Hai (9/1), các nhà nghiên cứu Do Thái cho biết rằng vaccine tăng cường COVID-19 thích ứng với biến thể Omicron do hãng Pfizer bào chế đã giúp giảm đáng kể số ca nhập viện ở bệnh nhân lớn tuổi, với một số bằng chứng đầu tiên về hiệu quả thực của vaccine.

Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Clalit, Đại học Ben-Gurion của Negev và Cao đẳng Sapir hiện vẫn chưa được bình duyệt khoa học.

Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nhập viện giảm 81% ở những người từ 65 tuổi trở lên đã được chích liều nhắc lại so với những người trước đó đã ít nhất 2 lần chích vaccine COVID, nhưng không phải là mũi chích thích ứng với Omicron.

Nghiên cứu được thực hiện từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 12/2022 và xem xét 622.701 người từ 65 tuổi trở lên đủ điều kiện nhận liều nhắc lại hai lần. Trong số này, 85.314 (14%) người đã nhận được nó.

“Nhập viện do Covid-19 xảy ra ở 6 người nhận vaccine lưỡng trị và 297 người tham gia không được chích nó”, nghiên cứu cho biết. “Chết do Covid-19 xảy ra ở 1 người nhận vaccine lưỡng trị và ở 73 người tham gia không được chích nó”.

Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù tỷ lệ chết giảm 86% là gần với giới hạn thống kê do tỷ lệ chết tương đối thấp ở quốc gia này, nhưng điều đó vẫn rất đáng kể.

“Những người tham gia được chích vaccine lưỡng trị có tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ chết do Covid-19 thấp hơn so với những người không được chích trong vòng 70 ngày sau khi chích vaccine”.

Trong khi vaccine lưỡng trị nhắm vào chủng ban đầu và biến thể phụ Omicron BA.4/BA.5 của nó, các nhà khoa học vẫn đang theo dõi chặt chẽ một biến thể phụ Omicron khác, XBB.1.5, hiện đang lan rộng nhanh chóng ở Hoa Kỳ.


Nguyên Thủ 3 Quốc Gia: Mỹ, Gia Nã Ðại, Mễ Tây Cơ Họp Thượng Đỉnh Tại Mexico City


(Hình: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (thứ nhất, bên trái), Tổng thống Mễ Tây Cơ Andres Manuel Lopez Obrador (giữa) và Thủ tướng Gia Nã Ðại Justin Trudeau chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ ở Mễ Tây Cơ vào ngày 10/1/2023.)

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng thống Mễ Tây Cơ Andrés Manuel López Obrador và Thủ tướng Gia Nã Ðại Justin Trudeau hôm thứ Ba (10/1/2023) gặp nhau trong một hội nghị thượng đỉnh để bàn thảo về di cư, thương mại và biến đổi khí hậu cùng lúc ba nhà lãnh đạo này cố gắng hàn gắn những căng thẳng đã chia rẽ châu lục.

Cuộc họp mặt ba bên được tổ chức trong hầu hết các năm, mặc dù đã có một thời gian gián đoạn khi ông Donald Trump là Tổng thống Hoa Kỳ. Đây thường được gọi là “hội nghị thượng đỉnh ba người bạn”, ám chỉ mối quan hệ ngoại giao và kinh tế sâu sắc giữa ba quốc gia.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo vẫn có những mâu thuẫn, đặc biệt là khi họ phải vật lộn để giải quyết dòng người di cư và trấn áp những kẻ buôn lậu kiếm lợi từ việc thuyết phục người dân thực hiện những hành trình nguy hiểm sang Mỹ.

Ngoài ra, Gia Nã Ðại và Hoa Kỳ cáo buộc ông López Obrador vi phạm Hiệp định Thương mại Tự do bằng cách ưu tiên cho công ty thuộc sở hữu nhà nước của Mễ Tây Cơ so với các nhà máy điện do các nhà đầu tư ngoại quốc và tư nhân xây dựng. Trong khi đó, ông Trudeau và ông López Obrador lo ngại về những nỗ lực của ông Biden nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước ở Mỹ, tạo ra lo ngại rằng các nước láng giềng của Mỹ có thể bị bỏ lại phía sau.

Những điểm chính rút ra từ hội nghị thượng đỉnh xoay quanh các kết nối tốt hơn giữa ba quốc gia và mục tiêu chung về một Bắc Mỹ mạnh hơn về năng lượng và đặc biệt là chất bán dẫn, về khí hậu và cam kết cắt giảm khí thải mê-tan, một thỏa thuận để quản lý làn sóng người di cư lớn đến khu vực và một chiến lược khu vực gắn kết hơn để đối phó với các mối đe dọa sức khỏe liên quan đến đại dịch trong tương lai.

Tâm điểm của hội nghị thượng đỉnh sẽ là nhiều tiếng đồng hồ đàm phán đối với cả ba nhà lãnh đạo, nhưng ông Biden sẽ bắt đầu vào ngày 10/1 bằng cuộc gặp với ông Trudeau. Theo hãng thông tấn AP, cuộc họp không có khả năng gây tranh cãi như cuộc họp của ông với ông López Obrador vào ngày 9/1.

Trong cuộc gặp đó, nhà lãnh đạo Mễ Tây Cơ đã thách thức ông Biden cải thiện cuộc sống trên toàn khu vực. Ông nói với ông Biden rằng “ông đang nắm giữ chìa khóa trong tay”.
“Đây là thời điểm để chúng ta quyết tâm loại bỏ tình trạng bỏ rơi, thái độ khinh bỉ và quên lãng đối với Mỹ Châu Latinh và Caribe”, ông Lopez Obrador nói.

Ông Biden trả lời bằng cách chỉ ra hàng tỉ Mỹ kim mà Hoa Kỳ chi ra cho viện trợ ngoại quốc trên khắp thế giới, nói rằng “rất tiếc là trách nhiệm của chúng tôi không chỉ dừng lại ở Tây Bán cầu”.

Đây được xem là một cuộc trao đổi gay gắt đáng chú ý sau khi hai nhà lãnh đạo mỉm cười, ôm và bắt tay trước ống kính trước đó.

Ông Biden và ông López Obrador không có mối quan hệ đặc biệt tốt trong hai năm qua. Nhà lãnh đạo Mễ Tây Cơ không giấu giếm sự ngưỡng mộ của ông đối với ông Trump, và năm 2022, ông đã bỏ qua hội nghị thượng đỉnh Mỹ Châu ở Los Angeles vì ông Biden không mời các chế độ độc tài Cuba, Venezuela và Nicaragua.


Hết Trump Đến Biden! FBI Mở Điều Tra Về Vụ Tài Liệu Mật Được Tìm Thấy Trong Văn Phòng Cũ của Joe Biden!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 9/1/2023, Tòa Bạch Ốc thông báo một số tài liệu mật mới được phát giác trong một chiếc tủ khóa kín tại một trong những văn phòng ở Pennsylvania mà ông Joe Biden từng sử dụng dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump, trước khi Biden ra tranh cử Tổng thống Mỹ 2020. Những tài liệu này liên quan đến thời Obama làm Tổng thống Mỹ và Joe Biden làm Phó Tổng thống (2009-2017).

CBS News cho biết Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland đã ra lệnh cho chưởng lý liên bang ở Chicago kiểm tra các tài liệu này. Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) cũng đã mở điều tra. Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaumne Naudin của Đài RFI cho biết thêm chi tiết:
“Đơn giản đó là sự vô trách nhiệm hoàn toàn”. Đó là phản ứng của Joe Biden trước bức ảnh chụp các tài liệu mật nằm rải rác trên nền đất ở dinh thự Mar-a-Lago của Donald Trump mà FBI đã phát giác được khi khám soát tư dinh của ông. Hai tháng sau, đến lượt các Luật sư của Tổng thống đương nhiệm phát giác ra trong một chiếc tủ khóa kín, một vài tài liệu mật, theo các nguồn tin thì có khoảng chục tài liệu, trong một số cơ sở từng được Joe Biden sử dụng trước khi ông khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống hồi năm 2020 đưa ông đến thắng lợi.

Cố vấn của Tổng thống Biden giải thích rằng các cơ quan lưu trữ quốc gia, vốn dĩ chịu trách nhiệm quản lý các tài liệu Nhà nước, đã được thông báo trong ngày hôm đó và các tài liệu đã được thu hồi sau đó một hôm. Kể từ khi đó, các Luật sư của Joe Biden đã hợp tác với cơ quan lưu trữ quốc gia và Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp Mỹ đã mở một cuộc điều tra về sự việc.

Luật pháp bắt buộc những người rời khỏi chính quyền phải nộp lại các tài liệu chính thức. Đây là lý do tại sao một Công tố viên đặc biệt đã được bổ nhiệm sau vụ FBI phát giác hàng trăm tài liệu mật ở tư dinh của cựu Tổng thống Donald Trump sau những lần yêu cầu mà không đạt kết quả.

Trên mạng xã hội của riêng mình, cựu Tổng thống Donald Trump mỉa mai, chế giễu và tự hỏi khi nào thì FBI sẽ lục soát nhà của người kế nhiệm ông và thậm chí là cả Tòa Bạch Ốc”.


Báo Pháp: Chính Quyền Iran, Kẻ Thù của Nhân Dân!

- Iran đã cho treo cổ 2 người biểu tình hôm 7/1 và hôm 9/1/2023, thêm 3 người nữa vì bị coi là “kẻ thù của Thượng đế”.

Trong bài xã luận “Kẻ thù của nhân dân”, báo Le Figaro dẫn lời người mẹ của ca sĩ nhạc rap, tử tội Saman Yasin: “Ở đất nước nào mà người ta có thể tước đoạt mạng sống của một người chỉ vì đốt một thùng rác?”. Tờ The New Republic phẫn nộ: “Để chứng tỏ họ không giết Mahsa Amini (chết trong tay cảnh sát đạo đức ở tuổi 22 chỉ vì không đeo khăn quàng Hồi giáo đúng cách), chế độ đã sát hại ít nhất 500 người khác”.

Thông tín viên của Le Figaro cho biết các Bác sĩ, y tá Iran đã lập ra một mạng lưới bí mật để cứu chữa những người biểu tình bị thương, hầu hết là người trẻ và phụ nữ, vì nếu vào bệnh viện họ sẽ bị sa vào tay an ninh. Có trường hợp một cô gái bị dính đến 280 mảnh đạn chì trên khắp người, cho thấy mức độ dữ dội của đàn áp.

Theo tờ báo, những kẻ quy chụp cho các nạn nhân là “kẻ thù của Thượng đế” với những lời “thú tội” nhờ tra tấn, mới chính là những kẻ thù tệ hại nhất của nhân dân họ. Những người này bám chặt vào quyền lực tuyệt đối, tham nhũng, không thể nào cải cách nổi. Không chỉ đàn áp tàn bạo khát vọng tự do của người dân, chế độ thần quyền đang bóp nghẹt xã hội bằng những biện pháp kinh tế và đổ tội cho biểu tình. Trong một đất nước đã trở thành nhà tù lớn, không thể tống giam tất cả mọi người (đã có gần 20.000 người biểu tình bị bắt nhốt), nên họ ra sức làm cho công dân kiệt lực.

Không có một nước nào cung cấp drone ồ ạt cho Nga để khủng bố thường dân Ukraine như Iran. Cũng như Mạc Tư Khoa, Tehran chơi trò bắt con tin để làm áp lực (hiện đã có 7 công dân Pháp bị giam giữ). Và chừng như không có gì ngăn được cuộc chạy đua chế tạo bom nguyên tử… “Ăn thịt” chính nhân dân mình, thảm sát những người trẻ, Iran của các giáo sĩ còn là mối đe dọa cho thế giới.


Giáo Hoàng Francis Lên Án, Iran Không Tôn Trọng Quyền Sống, Khi Sử Dụng Án Tử Hình Đối Với Người Biểu Tình!



(Hình AP: Đức Giáo hoàng Francis.)

- Hôm thứ Hai (9/1/2023), Đức Giáo hoàng Francis lên án Iran vì đã sử dụng án tử hình đối với những người biểu tình đòi hỏi phải tôn trọng phụ nữ nhiều hơn.

Phát biểu của Giáo hoàng được đưa ra trong bài phát biểu hàng năm trước các nhà ngoại giao được công nhận tại Vatican. Đây được xem là phát biểu mạnh nhất của ông kể từ khi các cuộc biểu tình trên toàn quốc ở Iran bắt đầu sau cái chết của Mahsa Amini, một phụ nữ người Iran gốc Kurd, 22 tuổi, trong lúc bị cảnh sát giam giữ.
“Quyền sống cũng bị đe dọa ở những nơi mà án tử hình vẫn tiếp tục được áp dụng, như trường hợp trong những ngày này ở Iran, theo sau các cuộc biểu tình gần đây đòi hỏi phải tôn trọng phẩm giá của phụ nữ nhiều hơn”, Đức Giáo hoàng Francis nói.
“Án tử hình không thể được sử dụng cho công lý theo mục đích, vì nó không tạo ra sự răn đe cũng như không mang lại công lý cho các nạn nhân, mà chỉ thúc đẩy khát khao báo thù”, ông nói thêm.

Sau đó, Giáo hoàng Francis lặp lại kêu gọi chấm dứt án tử hình trên toàn thế giới, nói rằng điều này “luôn không thể chấp nhận được vì nó tấn công quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người”.

Hậu quả của tình trạng bất ổn là 4 người biểu tình đã bị hành quyết ở Iran.


Chuyện Khó Tin! Nga Tuyên Bố Đã Tiêu Diệt Được 600 Lính Ukraine Chỉ Trong Một Cuộc Tấn Công! Mà Không Có Bằng Chứng!

- Ngày 9/1/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tổng hợp tin của các hãng thông tấn quốc tế cho hay vụ oanh kích của quân đội Ukraine ngày 31/12/2022, vào một nơi trú quân của Nga ở Makiivka, vùng Donbass, khiến 89 quân nhân Nga thiệt mạng, theo Mạc Tư Khoa, là một đòn đau với Nga.

Hôm 8/1, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố tiêu diệt được 600 lính Ukraine cũng trong một vụ oanh kích, và cuộc tấn công này là nhằm để trả thù cho vụ Makiivka.

Quân đội Ukraine ngay lập tức lên tiếng bác bỏ. Truyền thông quốc tế có mặt tại chỗ không xác nhận thông tin về cuộc tấn công.

Hãng tin Pháp AFP dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga, theo đó cuộc oanh kích nhắm vào một số trại lính của Ukraine ở Kramatorsk, tỉnh Donetsk. Phát ngôn viên bộ tư lệnh miền Đông Ukraine tố cáo một chiến dịch bịa đặt thông tin của Nga, đồng thời khẳng định quân đội Nga không có khả năng tiến hành các cuộc tấn công “có độ chính xác cao” như vậy.

Phóng viên của hãng tin Anh Reuters có mặt tại chỗ cho biết cụ thể là không hề có dấu vết gì về việc hai ký túc xá Đại học, được cho là nơi trú quân của Ukraine, bị oanh kích. Cũng không có dấu vết về sự hiện diện của các quân nhân Ukraine tại hai địa điểm này. Trong khi đó, Viện nghiên cứu chiến tranh ISW, có trụ sở tại Hoa Thịnh Ðốn, chuyên theo dõi chiến tranh tại Ukraine, lên án Bộ Quốc phòng Nga ngụy tạo thông tin.

Về phần mình, chính quyền sở tại Ukraine tại vùng Kramatorsk ghi nhận việc khu vực này bị Nga oanh kích trong đêm ngày 7 qua sáng 8/1. Các phóng viên của thông tấn xã AFP có mặt tại Kramatorsk cũng xác nhận ít nhận có 4 tiếng nổ trong đêm.


Thủ Tướng Thụy Điển: Không Thể Đáp ứng Đòi Hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ Liên Quan Đến Việc Gia Nhập NATO

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 8/1/2023, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đòi hỏi những điều mà Stockhom không thể và cũng không muốn đáp ứng, liên quan đến việc gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO).

Phát biểu tại Hội thảo thường niên về quốc phòng, tổ chức tại Salen (Thụy Điển) ngày 8/1, với sự hiện diện của Tổng Thư ký Liên minh NATO, Jens Stoltenberg, Thủ tướng Thụy Điển, Ulf Kristersson, cho biết mặc dù Ankara đã khẳng định Stockhom đã thực hiện những điều họ từng hứa, nhưng chính quyền của Tổng thống Recep Erdogan vẫn muốn Thụy Điển đáp ứng những điều mà Stockhom không thể và cũng không muốn. Chính vì thế, Thụy Điển không biết đến khi nào Thổ Nhĩ Kỳ mới ra quyết định về việc đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO. Cho đến nay, trong khối NATO, chỉ còn Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi chưa đồng ý kết nạp thêm Thụy Điển và Phần Lan vào Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Theo thông tấn xã AFP, quyết định của Ankara chủ yếu liên quan đến các yếu tố chính trị nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Hồi cuối tháng 12, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã ra yêu sách đòi Stockhom phải có “những bước tiến quan trọng khác” để được Ankara thông qua việc gia nhập NATO. Tuyên bố của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi Tòa Tối cao Thụy Điển từ chối cho dẫn độ nhà báo Bulent Kenes như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã yêu cầu.

Về phía NATO, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg hôm qua hy vọng Thụy Điển và Phần Lan sẽ trở thành thành viên Liên Minh ngay trong năm 2023, nhưng không bảo đảm được điều đó, bởi theo ông, quyết định phụ thuộc vào Nghị Viện Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi.

Bên lề cuộc họp báo, Ngoại trưởng Phần Lan, Tobias Billstrom, tái khẳng định không vội gia nhập NATO, mà sẵn sàng đợi Thụy Điển để được kết nạp cùng thời điểm. Ngoại trưởng Phần Lan cho biết thêm là Chủ tịch Nghị Viện Phần Lan và Thụy Điển sẽ đến Ankara và giữa tháng 1 để tiếp tục cuộc thảo luận. Lãnh đạo 2 nước Bắc Âu cùng lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ có một cuộc họp dự kiến tổ chức vào mùa Xuân 2023.


Nhiều Người Iran Biểu Tình Phản Đối Pháp Về Vụ Báo Charlie Hebdo Châm Biếm Chế Độ Hồi Giáo

- Ngày 9/1/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay 4 ngày sau khi tuần báo trào phúng Charlie Hebdo của Pháp ra số đặc biệt châm biếm chế độ Hồi giáo Iran, ủng hộ phong trào phản kháng của người dân Iran chống lại nền độc tài của các giáo sĩ Hồi giáo Iran, hàng trăm người Iran hôm 8/1 đã biểu tình phản đối trước Tòa Ðại sứ Pháp tại Tehran.

Theo ghi nhận của phóng viên hãng tin Pháp AFP, đa phần người biểu tình Iran là các học viên trường dòng Shia và các phụ nữ trong trang phục tchador truyền thống của phụ nữ Iran. Họ cầm cờ Iran, ảnh chân dung giáo chủ Khamenei, các biểu ngữ lên án tuần báo Charlie Hebdo. Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu:”Nước Pháp hãy từ bỏ thái độ thù nghịch!”, “Thật xấu hổ cho nước Pháp!” và đốt cờ Pháp.

Trước đó, theo truyền hình Nhà nước Iran, một cuộc biểu tình tương tự cũng đã diễn ra Qom, thành phố linh thiêng của hệ phái Shia, nằm cách thủ đô Tehran 150 cây số về phía nam.

Tối 8/1, Tổng thống Iran Ebrahim Raïssi phát biểu “dùng chiêu bài tự do để xúc phạm là một bằng chứng rõ ràng về sự phi lý trong logic và sự thất vọng của họ về việc không thực hiện được mưu đồ gây hỗn loạn và mất an ninh” cho Iran. Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, Nasser Kanani, đã kêu gọi không sử dụng quyền tự do ngôn luận như một cái cớ để “xúc phạm” các nhân vật tôn giáo, đề nghị Paris “tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế”, không can thiệp vào công việc nội bộ của Iran. Tehran cũng đã dọa có các biện pháp đáp trả Pháp.


Thủ Tướng Nhật Bản Công Du Pháp Quốc

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 9/1/2023, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đến Paris.

Pháp là chặng dừng chân đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản trong vòng công du Âu Châu và Bắc Mỹ. Nhật Bản là Chủ tịch luân phiên của khối G7 năm 2023. Chuyến đi của Thủ tướng Nhật là nhằm chuẩn bị cho thượng đỉnh G7 vào tháng 5/2023 tại Hiroshima.

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles của Đài RFI cho biết chuyến công du của Thủ tướng Fumio Kishida cho phép Nhật và Pháp thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trước hết về các vấn đề an ninh nóng bỏng, như cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và đe dọa từ Trung Quốc:
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đến Paris sau khi đã quyết định tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng từ 1% lên 2% GDP trong 5 năm tới. Tokyo tham gia vào các trừng phạt chống Mạc Tư Khoa từ khi Nga xâm lược Ukraine. Nhật coi những gì diễn ra tại Ukraine cũng có thể xảy ra tại Á Châu, trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Trước thượng đỉnh sắp tới của khối G7 ở Hiroshima, Nhật Bản muốn được bảo đảm là các nước Âu Châu đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraine. Báo chí Nhật nói đến sự bất đồng giữa các nước Âu Châu, kể từ khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu ý tưởng phải có các “bảo đảm về an ninh” cho Nga.

Nhật Bản muốn tranh thủ dịp thượng đỉnh của G7 tại Hiroshima để xác định Trung Quốc là “thách thức chiến lược chưa từng có” đối với an ninh của Nhật Bản và an ninh khu vực. Tại Paris, Tổng thống Pháp cũng sẽ đề cập với Thủ tướng Nhật về đối tác Pháp-Nhật trong không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là nơi Pháp có bảy vùng lãnh thổ và Paris có chủ trương tăng cường các hợp tác chiến lược tại khu vực này’.


Đài Loan Lên Án Trung Quốc Tập Trận Xung Quanh Đảo

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay vào hôm 9/1/2023, chính quyền Đài Bắc một lần nữa lại lên án Bắc Kinh tổ chức cuộc tập trận lần thứ hai trong vòng không đầy một tháng xung quanh Đài Loan.

Tối 8/1, Quân đội Trung Quốc đã loan báo các cuộc “tuần tra và diễn tập chiến đấu” trên vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan, nhằm chống lại “hành vi khiêu khích từ các thế lực ngoại quốc và phần tử ly khai đòi độc lập tại Đài Loan”.

Theo hãng tin Anh Reuters, trong một thông báo, văn phòng Tổng thống Đài Loan đã bác bỏ các “cáo buộc vô căn cứ” của Bắc Kinh, đồng thời cực lực lên án các cuộc tập trận, nói rằng hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan và khu vực là trách nhiệm chung của cả Đài Loan và Trung Quốc.

Quan điểm của Đài Loan rất rõ ràng, đó là không leo thang xung đột hay kích động tranh chấp, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh của mình.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết trong 24 tiếng đồng hồ trước đó, họ đã phát giác 57 máy bay và 4 tàu hải quân của Trung Quốc hoạt động quanh hòn đảo, trong đó có 28 phi cơ đã thâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Nhiều chiến đấu cơ Su-30 và J-16 đã vượt qua đường trung tuyến phân cách hai bên trên eo biển Đài Loan, trong khi hai oanh tạc cơ H-6 có khả năng mang vũ khí nguyên tử thì bay về phía Nam Đài Loan.

Trong cuộc tập trận tương tự vào cuối tháng trước, Đài Loan cho biết có đến 43 máy bay quân sự Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến.
Trong 3 năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên tiến hành các vụ xâm nhập quân sự vào vùng biển và không phận gần Đài Loan. Tháng 8 năm 2022, Bắc Kinh đã tổ chức các cuộc tập trận rầm rộ xung quanh Đài Loan, nhân chuyến thăm Đài Bắc của bà Nancy Pelosi, khi ấy còn là chủ tich Hạ viện Hoa Kỳ.

Bất chấp cảnh cáo của Bắc Kinh, các viên chức Mỹ và giới Nghị sĩ từ các đồng minh phương Tây vẫn tiếp tục đến thăm Đài Loan. Chuyến thăm mới nhất là của một phái đoàn Nghị sĩ Đức.

Tại Đài Bắc vào hôm 9/1, trưởng phái đoàn Đức Johannes Vogel, một Nghị sĩ cao cấp thuộc một đảng trong liên minh đang cầm quyền tại Bá Linh, cho rằng các hành vi gây hấn quân sự đến từ Bắc Kinh là điều không thể chấp nhận được.

Phát biểu với ông Du Tích Khôn (You Si Kun), Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, ông Vogel khẳng định: “Chúng tôi cũng muốn các bạn thấy rằng chuyến thăm của chúng tôi là một cử chỉ ủng hộ”.


Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kêu Gọi ‘Đầu Tư Lớn’ Cho Việc Tái Thiết Pakistan Sau Lũ Lụt


(Hình: Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres.)

- Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm thứ Hai (9/1/2023) kêu gọi sự hỗ trợ to lớn từ các nhà tài trợ để giúp cho Pakistan trong nỗ lực tái thiết sau trận lũ lụt tàn khốc, dự kiến sẽ tiêu tốn hơn 16 tỉ Mỹ kim.

Phát biểu khai mạc một hội nghị lớn ở Geneva, ông nói: “Chúng ta phải đáp lại phản ứng anh hùng của người dân Pakistan bằng những nỗ lực của chính chúng ta và những khoản đầu tư lớn để củng cố cộng đồng của họ cho tương lai”.



Ông Guterres nói rằng Pakistan đã trở thành “nạn nhân kép” của cả tình trạng khí hậu đảo lộn và hệ thống tài chính toàn cầu từ chối cung cấp tài chính và xóa nợ cho các nước thu nhập trung bình, đồng thời nhấn mạnh đến sự cần thiết của các giải pháp sáng tạo.


Hoa Kỳ Viện Trợ Thêm 100 Triệu Mỹ Kim Giúp Pakistan Khắc Phục Hậu Quả Lũ Lụt


(Hình: Những ngôi nhà bị bao vây bởi nước lũ ở thành phố Sohbat Pur, một quận thuộc tỉnh Baluchistan phía Tây-Nam Pakistan, vào ngày 30/8/2022.)

- Một viên chức cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết hôm thứ Hai (9/1/2023) rằng Hoa Thịnh Ðốn sẽ cung cấp thêm 100 triệu Mỹ kim tài trợ để giúp Pakistan phục hồi sau trận lũ lụt tàn phá năm 2022.

Phó Giám đốc USAID Isobel Coleman nói với các phóng viên bên lề một hội nghị lớn ở Pakistan: “Tôi vui mừng thông báo rằng Hoa Kỳ cam kết bổ sung 100 triệu Mỹ kim cho Pakistan để giúp nước này phục hồi sau trận lũ lụt gió mùa tàn khốc năm 2022”.


Tổng Thống Hoa Kỳ Lên Án ‘Cuộc Tấn Công Nền Dân Chủ’ ở Ba Tây


(Hình: Những người ủng hộ cựu Tổng thống Ba Tây Jair Bolsonaro chiếm Quốc hội ở Brasilia vào ngày 8/1/2023.)

- Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm Chủ Nhật (8/1/2023) lên án hành động của những người ủng hộ cựu Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro ở Ba Tây, vốn đã chiếm Quốc hội, dinh Tổng thống và Tòa án Tối cao của nước này.

Ông Biden nói trong một tweet rằng ông lên án “cuộc tấn công vào nền Dân chủ và vào việc chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa ở Ba Tây. Các thể chế dân chủ của Ba Tây nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn của chúng tôi và không được làm suy yếu ý chí của người dân Ba Tây”.

Ông Biden nói ông mong muốn được tiếp tục làm việc với Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva.

Tin Đang Xảy Ra Tại Việt Nam:

Vơi Đi Niềm Đau Thương: Gia Đình 39 Nạn Nhân Chết Trong Xe Đông Lạnh ở Anh Sẽ Nhận Được Hơn 5 Tỉ Đồng Bồi Thường!


(Hình: Đám tang một nạn nhân chết trong số 39 người đi lậu vào Anh tại Nghệ An hôm 27/11/2019.)

- Đài Á Châu Tự Do trích thuật tin của truyền thông Anh Quốc cho hay người đứng đầu đường dây đưa lậu người vào Anh trong vụ 39 người Việt chết trong xe container đông lạnh hồi năm 2019 vừa bị tòa án ở Anh bắt phải bồi thường cho các nạn nhân số tiền là 182.078 bảng Anh (tương đương khoảng 5,1 tỉ đồng).

Theo thông tin từ báo chí Anh, phán quyết này được Thẩm phán Mark Lucraft KC đưa ra trogn phiên tòa diễn ra vào ngày 6/1. Bị cáo Ronan Hughes (43 tuổi) bị Thẩm phán tịch thu toàn bộ các tài sản có liên quan bao gồm tiền mặt, tài khoản ngân hàng, các xe vận tải bao gồm cả chiếc xe tang vật chở 39 người Việt bỏ mạng khi vào Anh.

Tổng số tài sản tịch thu có trị giá là hơn 182.000 bảng Anh sẽ được trả bồi thường cho các nạn nhân.

Vào ngày 23/10/2019, cảnh sát Anh phát giác 39 thi thể người trên một xe container đông lạnh vào Anh. Những người này sau đó được xác định là những người Việt đi lậu vào Anh.

Lái xe container này là Maurice Robinson (28 tuổi) phát giác các nạn nhân đã chết ngạt và báo cho Hughes biết nhưng Hughes đã nói với tài xế là cấp ô xy cho họ nhưng không cho họ ra ngoài.

Điều tra sau đó của cảnh sát Anh đã phát giác ít nhất có 6 chuyến buôn người thuộc nhóm này, trong đó các nạn nhân phải trả tối đa là 13.000 bảng cho dịch vụ VIP.

Vào tháng 10/2019, nhóm buôn người này kiếm được hơn một triệu bảng. Hughes bị kết án 20 năm tù với tội danh ngộ sát. Tài xế lái xe chở 39 người Việt bị 13 năm bốn tháng tù.


Quốc Hội Nói 2 Phó Thủ Tướng Được Miễn Nhiệm Theo Nguyện Vọng Cá Nhân!


(Hình: Hai ông Vũ Đức Đam (trái) và Phạm Bình Minh.)

- Vào ngày 9/1/2023, Quốc hội Việt Nam cho biết biện pháp miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam vừa qua là dựa trên cơ sở nguyện vọng cá nhân của hai ông này. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng hai ông phải ra đi vì liên can đến hai vụ tham nhũng lớn là “các chuyến bay giải cứu” và “bộ xét nghiệm COVID-19” trong thời gian xảy ra đại dịch.

Truyền thông nhà nước loan tin ngày 9/1 dẫn giải trình của ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó ban Công tác Đại biểu Quốc hội thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội - về lý do miễn nhiệm đối với hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam hôm 5/1 vừa qua.

Cuộc họp báo được tổ chức để công bố kết quả kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội Khóa XV.

Ông Nguyễn Tuấn Anh cho rằng các quy trình miễn nhiệm được tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nói tại cuộc họp báo rằng: “Công tác cán bộ là việc hệ trong nhưng cũng là công việc thường xuyên, có lên có xuống, có vào có ra”.

Hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam được đánh giá là có năng lực nhất bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam. Cả hai đều bị cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng ngay cuối năm 2022. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Đức đánh giá về sự kiện này rằng Đảng “tự đá vào chân mình” khi loại hai người tử tế nhất. Ông Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết ở Hà Nội khẳng định rằng qua sự việc hai ông Minh và Đam Đảng cần làm công tác cán bộ triệt để hơn và đó phải là “việc của toàn dân”.


Viên Chức Quốc Hội: Hai Ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam Không Chủ Động Từ Chức!


(Hình: Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam Bùi Văn Cường tại cuộc họp báo hôm 9/1/2023.)

- Khi được báo giới hỏi có phải hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã từ chức hay không, Tổng Thư ký của Quốc hội Việt Nam trả lời hôm 9/1/2023 rằng hai ông này bị miễn nhiệm, có thể hiểu là họ không chủ động từ chức.

Như Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã đưa tin, hồi cuối tháng 12/2022, Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam tước bỏ vị trí ủy viên Bộ Chính trị của ông Phạm Bình Minh, 63 tuổi, và vị trí ủy viên Trung ương Đảng của ông Vũ Đức Đam, 59 tuổi. Sau đó, hôm 5/1/2023, Quốc hội miễn nhiệm hai ông khỏi chức Phó Thủ tướng.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nói trong một cuộc họp báo hôm 9/1, được báo chí Việt Nam tường thuật lại, rằng nghị quyết của Quốc hội về hai ông Minh, Đam nêu rõ họ bị “miễn nhiệm”.

Vẫn vị Tổng Thư ký giải thích thêm về quy trình miễn nhiệm trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đó là cán bộ đảng viên, nhất là ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư có trách nhiệm nêu gương, theo đó, nếu có vấn đề sức khỏe không bảo đảm, hay uy tín giảm sút thì xin thôi và cấp có thẩm quyền khi đó sẽ xem xét miễn nhiệm nhiệm vụ được giao của cán bộ.

Cũng tại cuộc họp báo, một viên chức khác của Quốc hội, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó ban công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho hay, Quốc hội thực hiện miễn nhiệm ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam “trên cơ sở nguyện vọng cá nhân”, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Việc hai ông Minh, Đam bị loại bỏ khỏi chức vụ diễn ra cùng lúc chính quyền của đảng Cộng sản đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng. Cho đến lúc này, cả hai ông đều chưa bị khởi tố và chưa bị bắt.

Có nhiều nhận định của giới quan sát cho rằng ông Phạm Bình Minh dính líu đến các chuyến bay giải cứu đầy tai tiếng. Đến nay, Bộ Công an CSVN đã khởi tố, bắt giam gần 40 người thuộc các Bộ Ngoại giao, công an, y tế, giao thông-vận tải, và cán bộ các tỉnh thành trong vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan đến các chuyến bay giải cứu trong giai đoạn cao điểm của đại dịch COVID-19.

Về phần ông Vũ Đức Đam, giới quan sát cho rằng ông có liên quan đến một số sự việc tiêu cực hoặc sai lầm trong công tác chống dịch COVID-19. Khi còn là Phó Thủ tướng, ông Đam cũng nắm chức Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch từ đầu năm 2020 đến cuối tháng 8/2021.


Vụ Việt Á: Đảng Ủy Sở Y Tế Đắc Lắc Bị Kỷ Luật Khiển Trách



(Hình: Nhân viên Việt Á làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà máy ở Bình Dương hôm 2/3/2020.)

- Vào ngày 9/1/2023, Ủy ban Kiểm tra thuộc Tỉnh ủy Đắc Lắc phát đi thông báo và truyền thông nhà nước loan đi cho hay Đảng ủy Sở Y tế tỉnh Đắc Lắc bị kỷ luật khiển trách vì có nhiều vi phạm, trong đó có vụ bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Cổ phần Việt Á.

Cụ thể, theo Ủy ban Kiểm tra thuộc Tỉnh ủy Đắc Lắc thì Đảng ủy Sở Y tế tỉnh này nhiệm kỳ 2020-2025 đã không nghiêm trong thực hiện chế độ sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần theo quy định; chưa bám sát tình hình, diễn biến của dịch bệnh để ban hành các nghị quyết, văn bản chỉ đạo cho kịp thời trong công tác phòng chống dịch COVID-19; thiếu kiểm tra, giám sát để cán bộ, đảng viên sai phạm trong công tác mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm làm thất thoát tài sản của Nhà nước.

Vào tháng 5/2022, Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh Đắc Lắc đã khởi tố ông Trịnh Quang Trí - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) tỉnh - và 5 người khác trong vụ mua kit test Việt Á tại tỉnh này.

Vào tối 3/1, ông Tô Ân Xô - Trung tướng, Chánh Văn phòng, phát ngôn viên Bộ Công an CSVN, cho biết số bị can trong hai vụ Việt Á và các chuyến bay giải cứu rất nhiều khả năng sẽ tăng trong thời gian tới.

Tính đến ngày 3/1 cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương đã khởi tố 29 vụ và hơn 100 bị can. Số tiền kê biên, phong tỏa, và các bị can nội để khắc phục hậu quả là 1.670 tỉ đồng.


Kỹ Thuật Yếu Kém: Bé Trai Rơi Xuống Trụ Bê-Tông Sau 10 Ngày Vẫn Chưa Được Đưa Ra Khỏi Nơi Bị Nạn!


(Hình: Hiện trường nơi bé trai 10 tuổi ngã xuống hố bê-tông ở Đồng Tháp.)

- Thông tin được truyền thông nhà nước cập nhật tính đến chiều tối hôm 9/1/2023 cho hay thi thể bé trai bị rơi xuống trụ bê-tông sau 10 ngày vẫn chưa thể đưa ra khỏi nơi bị nạn.

Tin cho biết khi công tác cứu nạn bước sang ngày thứ 10, lực lượng chức năng đã đưa búa rung 180kW từ Vũng Tàu đến Đồng Tháp để tiếp tục cấp cứu nạn nhân tại công trình cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình.

Đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp nói với báo chí rằng công tác cấp cứu gặp khó khăn, phải thay đổi nhiều phương án do đất sét dính chặt ở tầng đáy khi ống trụ bê-tông đóng sâu xuống đất 35 mét.

Hiện trường vụ tai nạn nằm sâu trong đồng ruộng, đường đi đến đó nhỏ, hẹp nên gặp khó trong di chuyển các phương tiện, thiết bị, máy móc cứu nạn.

Vụ tai nạn xảy ra lúc khoảng 11 giờ 30 phút sáng ngày 31/12 khi cháu bé 10 tuổi cùng một số bạn trong xóm đi vào công trình cầu Rọc Sen. Mục đích được nói để nhặt sắt. Khi xảy ra tai nạn, các bạn đi cùng hô hoán để người lớn đến cứu nhưng bất thành. Lực lượng cấp cứu sau đó đã vào cuộc. Đến ngày 2/1, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra công điện chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Vào sáng ngày 3/1, Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều- Phó Tư lệnh Quân khu 9 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đến hiện trường. Ông này cũng nói địa chất, địa hình nơi xảy ra vụ tai nạn có cấu trúc phức tạp. Sau khi được tin về sự việc, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp đến hỗ trợ, cũng như chỉ đạo đặc công Quân khu 9 cùng tham gia công tác cứu nạn nhân.

Ông Nguyễn Minh Triều còn cho biết thêm Ban Thường Vụ Bộ Tư lệnh, Quân khu 9 sẽ hỗ trợ một căn nhà cho gia đình nạn nhân. Lý do vì thấy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con nhỏ, ít đất, công việc không ổn định.


Bảy Cựu Cán Bộ Đồng Nai Ra Tòa Vì Cấp Đất Công Cho Tư Nhân


(Hình: Phiên tòa xét xử 7 cán bộ huyện cấp đất công cho tư nhân ở huyện Long Thành, Đồng Nai hôm 9/1/2023.)

- Vào ngày 9/1/2023, Tòa án huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, bắt đầu xét xử 7 cựu cán bộ trong vụ cấp 2,5 hecta đất công cho tư nhân.
Truyền thông nhà nước loan tin cho biết bảy người gồm các ông, bà: Nguyễn Hoàng Nghĩa - cựu Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Long Thành, Nguyễn Văn Bế - cán bộ địa chính xây dựng xã; Trần Quốc Tuấn - cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bình Sơn; Nguyễn Quang Thảo - cựu cán bộ Tổ trưởng Tổ đăng ký Thống kê Văn phòng ĐKĐĐ chi nhánh Long Thành; Bùi Văn Hồng - cựu cán bộ đo đạc; Trần Quốc Đạt - cựu Phó Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ chi nhánh Long Thành; Dương Thị Duyên - cựu chuyên viên Phòng TNMT huyện Long Thành.

Bảy người bị cáo buộc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khi kiểm tra, xác minh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai thửa đất công với diện tích 2,5 hecta cho hai cá nhân.

Sau đó hai thửa đất bị bán đi khiến Nhà nước mất quyền sử dụng đối với hai thửa đất công đó.

Phiên xử được nói dự kiến kéo dài trong 3 ngày.


Vụ Ông Hội Đồng Nguyễn Viết Dũng Đánh Caddie: Công An Phạt 6,5 Triệu Đồng, Không Khởi Tố



(Hình: Ông Nguyễn Viết Dung trong vai trò là đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam.)

- Hôm 9/1/2023, Công an ở Đà Nẵng quyết định chỉ phạt 6,5 triệu đồng đối với một doanh nhân kiêm đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc ông này dùng gậy chơi golf quật vào một nữ nhân viên sân golf cách đây hơn 1 tháng.

Nhiều báo Việt Nam tường thuật rằng công an quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, phạt ông Nguyễn Viết Dũng số tiền nêu trên vì ông có hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác trong sự việc xảy ra hôm 6/12/2022 ở sân golf BRG Đà Nẵng.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, ông Dũng còn bị buộc phải chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho nữ nhân viên trợ giúp khách chơi golf, thường gọi là caddie. Công an nói họ không khởi tố vụ án do sự việc không cấu thành tội phạm, tin cho hay.

Ông Dũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Quảng, đồng thời giữ ghế đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Các báo trong nước dẫn thông tin từ Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết hội đồng sẽ xem xét việc tổ chức kỳ họp bất thường và việc xử phạt ông Dũng ở hội đồng sẽ được xem xét và quyết định sau đó.

Cách đây hơn 1 tháng, theo quan sát của VOA, dư luận Việt Nam phẫn nộ khi biết tin qua mạng xã hội rằng ông Dũng dùng gậy chơi golf bằng kim loại vụt vào nữ caddie 20 tuổi có tên viết tắt là N.A.L. vì ông cho rằng chị này tính toán sai số gậy đã đánh. Các bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy cây gậy đã bị gẫy đôi và chị L phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 13/12/2022, ông Dũng thừa nhận có hành vi quật cây gậy dẫn đến chị L. bị thương phần mềm ở vùng mặt. “Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự việc mà bản thân gây ra và xin nhận mọi hình thức giải quyết”, ông Dũng nói, được báo chí trong nước dẫn lại ở thời điểm đó.

Cuối tháng 12/2022, ông Dũng nộp đơn xin thôi làm thành viên Ban Kinh tế, ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam với lý do sức khỏe và công việc cá nhân, nhưng vẫn giữ ghế đại biểu Hội đồng Nhân dân.


Grab Chấp Nhận Trả Tiền Qua ZaloPay Tại Việt Nam


(Hình: Một người lái xe của Grap trên đường phố Hà Nội.)

- Dịch vụ vận chuyển Grab Vietnam vừa ký thỏa thuận đối tác với ZaloPay cho phép việc thanh toán cho các dịch vụ vận chuyển bao gồm cả vận chuyển hàng hóa qua hãng này tại Việt Nam được thực hiện qua ZaloPay.

Ngoài ra, ứng dụng Grab cho phép người dùng thanh toán bằng ví điện tử Moca có kết nối với thẻ ngân hàng.

Theo tin từ trang tin Techinasia.com, hợp tác này là rất đáng kể vì cả ZaloPay và Moca trước đó được coi là đang cạnh tranh nhau trên thị trường ví điện tử.

ZaloPay là một ứng dụng độc lập trên điện thoại di động và là đối tác với Visa, Mastercard, cùng 39 ngân hàng nội địa khác. Đây là ứng dụng được đưa ra kết hợp với Zalo - ứng dụng tin nhắn hiện có khoảng 71 triệu người dùng ở Việt Nam tính đến tháng 7/2022.


Việt Nam Bắt Giữ Lô Hàng Thuốc Tân Dược Nhập Lậu Khoảng 5 Tỉ Đồng


(Hình: Tang vật tịch thu từ lô hàng tân dược nhập lậu.)

- Hôm 9/1/2023, Công an Tp. HCM bắt giữ một lô hàng tân dược nhập lậu từ ngoại quốc về thành phố có trị giá khoảng 5 tỉ đồng với các loại thuốc điều trị tiểu đường, tim mạch, viêm loét đại tràng.
Truyền thông nhà nước dẫn thông tin từ Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an Tp. HCM cho biết PC03 đã lập biên bản tạm giữ 24 thùng thuốc gồm: 20.000 thuốc điều trị viêm loét đại tràng; 500 cây thuốc điều trị đái tháo đường; 16.200 viên thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2; gần 4.000 viên thuốc điều trị tim mạch….

PC03 cho báo chi biết trinh sát của đội này đã bắt quả tang Phù A Sáng (45 tuổi) vận chuyển 9 thùng tân dược trên xe hơi lưu thông trong thành phố. Sau đó, công an phát giác thêm 15 thùng tân dược nữa từ người này.

Trong thời gian qua, cơ quan chức trách Việt Nam đã tiến hành tịch thu một số các lô hàng tân dược được xác định là nhập lậu. Cụ thể, vào tháng 8 năm 2022, Cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã bát giữ gần 150.000 đơn vị thuốc tân dược nhập lậu trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Các thuốc này bao gồm kháng sinh, thuốc điều trị một số bệnh về ung bướu, tim mạch, huyết áp, mỡ máu.

Theo quy định của luật dược hiện nay, các loại thuốc điều trị bệnh đều phải được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, từ năm 2022, Bộ Y tế Việt Nam đã thông báo về tình trạng thiếu thuốc điều trị ở các bệnh viện. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 31/12/2022, hơn 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc hết hạn. Năm 2023, có hơn 3.800 giấy đăng ký thuốc hết lực lực dẫn đến số lượng hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc phải giải quyết từ nay đến hết năm 2023 là rất lớn (gần 14.000 thuốc), gây ra nguy cơ thiếu thuốc dai dẳng nếu không nhanh chóng giải quyết.

Không có nhận xét nào: