Hiền Vương - Ám ảnh Việt cộng pháo kích ở Tết Mậu Thân
VNTB
55 năm đã trôi qua nhưng những ám ảnh về súng đạn chiến tranh ở ngày Tết Mậu Thân mà Việt cộng đã dội xuống Sài Gòn vẫn nguyên vẹn đó sự kinh hoàng của người Việt giết người Việt.
Hôm 4-1-2023, tại Công viên Lam Sơn (quận 1, TP.HCM), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TP.HCM tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Lịch sử khắc ghi”, kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
<!>
Triển lãm ảnh diễn tại 3 địa điểm: Công viên Lam Sơn, đường Đồng Khởi (đối diện Công viên Chi Lăng) và Hội trường Thống nhất từ ngày 4 đến ngày 15-1-2023.
Giải khăn sô cho Huế: chờ đợi một ngày giỗ chung cho Việt Nam
Nhã Ca – Giải khăn sô cho Huế
Đinh Từ Bích Thúy giới thiệu
December 28, 2021
Giải khăn sô cho huế: chờ đợi một ngày giỗ chung cho việt nam
Nguồn: https://damau.org/33014/giai-khan-so-cho-hue-cho-doi-mot-ngay-gio-chung-cho-viet-nam
Phần giới thiệu
Vào ngày 20 tháng 8 năm 2014, nhà xuất bản Indiana University Press chính thức ra mắt quyển Mourning Headband for Hue (dịch giả Olga Dror), là bản dịch Anh ngữ từ quyển Giải Khăn Sô Cho Huế của nhà văn Nhã Ca. Indiana University Press chuyên phổ biến tài liệu về Chiến Tranh Việt Nam, gần đây nhất là hồi ký Nationalist in the Vietnam Wars (Người Quốc Gia trong Các Chiến Trận Việt Nam) (2012) của Thiếu tá Nguyễn Công Luận.
Nhã Ca tên thật là Trần Thị Thu Vân, sinh năm 1939 tại Huế, nhưng lập gia đình và sự nghiệp văn chương ở Sài Gòn. Giải Khăn Sô Cho Huế, tác phẩm nổi tiếng nhất của bà, tường thuật lại những khổ nhục của người dân Huế trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968. Vào thời điểm đó Nhã Ca rời Sàigòn ra Huế để dự tang lễ của thân phụ rồi bị kẹt lại trong thành phố. Những điều tác giả thấy tận mắt, hoặc thu thập từ những nhân chứng khác, như những cuộc truy lùng, bắt bớ, thanh trừng, hạ sát, những ngôi mả tập thể – đã tạo ra những cuộc tranh luận gay go về trách nhiệm của người Cộng sản trong biến cố Mậu Thân. Giải Khăn Sô Cho Huế là một trong những tác phẩm được giải Văn chương Quốc gia năm 1970. Nhã Ca trao tặng thu thập từ tác quyền cho thành phố Huế để giúp vào việc tái thiết sau chiến tranh.
Ts. Tô Văn Trường* - Thưa bà Bộ trưởng Y tế, bà phải làm gì đi chứ!
11/01/2023
Người dân thấu hiểu: vượt lên những đau thương và mất mát, năm 2021 đã cho chúng ta những bài học xương máu về quản trị quốc gia từ đại dịch COVID-19.
Một dân tộc cường thịnh, trước hết hãy nhìn vào sức mạnh của ngành y tế và sự thụ hưởng về chăm sóc sức khoẻ của người dân. Do đó, chúng ta cần có một triết lý về y tế. Quả thực là vô cùng khó đối với những việc có liên quan đến tính mạng, niềm tin, sức khoẻ con người, mà lại không thể cưa đứt đục suốt theo cơ chế thị trường.
Nền y tế của Việt Nam phục vụ cho ai, theo tiêu chuẩn nào, ai là người trả tiền? Quyền lợi chăm sóc sức khỏe giữa người nghèo và người giàu khác nhau chỗ nào? Người có chức quyền, có quan hệ và người dân bình thường có công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế? Nếu đã không công bằng thì nên phân cấp như thế nào? Chính sách giữa y tế công và y tế tư khác nhau ra sao? Cơ sở khoa học lý luận nào cho sự khác biệt đó? V.v.
Văn Tâm - Vì sao nhà cầm quyền CSVN gia tăng đàn áp tôn giáo?
Nỗi ám ảnh mang tên “ổn định chính trị”.
Văn Tâm
11/01/2023
Sau đại dịch COVID-19, chính quyền có xu hướng ngày càng siết chặt các cộng đồng tôn giáo dù ở bất kỳ địa hạt nào, miền núi hay đồng bằng, có đăng ký hay không đăng ký, tôn giáo mới hay truyền thống.
Vào tháng 5/2022, Tòa án nhân dân huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã tuyên 15 tín đồ người H'mong theo đạo Dương Văn Mình từ 2 đến 4 năm tù giam. [1] Đáng ra họ sẽ không xung đột với công an để phải ngồi tù như vậy, nếu chính quyền không đến lấy xác của nhà sáng lập đạo Dương Văn Mình mà họ rất tôn kính.
Một số tín đồ Dương Văn Mình bị bắt trong vụ án vừa nêu nói với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng họ đã bị công an tra tấn nặng nề, ép buộc từ bỏ đạo. [2]
Đến tháng 7/2022, sáu thành viên Tịnh thất Bồng Lai bị tuyên án từ 3 đến 5 năm tù giam vì tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331 Bộ luật Hình sự). [3] Trước bản án này, họ còn bị công an và báo chí nhà nước loan tin là có dấu hiệu loạn luân. Thông tin này là không có cơ sở.
Khí hậu thay đổi, nông dân Mekong thử lúa nổi
(As climate changes, Mekong farmers try floating rice)
Thanh Hue – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 12 December 2022
Nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quay trở lại giống lúa bản xứ để chống lại lũ lụt không thể đoán trước khi các đập ở thượng lưu ảnh hưởng dòng chảy
AN GIANG, VIET NAM – Trước trận mưa đầu tiên trong tháng 8 của mùa lũ ở ĐBSCL của Việt Nam, Bùi Bích Tiên bắt đầu gieo hạt. Trong 6 tháng tiếp theo, khi lũ lụt hàng năm từ thượng lưu làm ngập đất canh tác của ông ở ấp Vĩnh An, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, lúa mọc theo và nằm trên mực nước đang dâng.
Đây không phải là loại lúa bình thường. Được gọi là lúa nổi hay lúa nước sâu, khi mực nước dâng lên, cây lúa mọc nhanh hơn nó, có thể cao đến 3 m. Nó từng là thức ăn chánh, nuôi sống nông dân trên khắp 5 quốc gia Mekong.
Tiên, 52 tuổi, là một trong vài nông dân tiếp tục truyền thống nầy. Ông đã trồng chủng loại nầy từ khi ông thừa hưởng 1,5 hectares đất trong năm 1999.
Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 10 tháng 01 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Vĩnh Liêm – Nguồn thơ dậy lửa Phần 4. Hết
(Nỗi lòng của người Chưa Thua Cuộc)
Nếu tính từ ngày 30-4-1975, một số người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ đã sống qua 47 năm. Sống ở Mỹ đã 47 năm rồi thì chúng ta có cảm giác như thế nào? Chúng ta có nhớ quê hương hay không? Chúng ta có làm được điều gì để giúp đồng bào ở quê nhà sớm thoát khỏi ách kềm kẹp của bạo quyền CS hay không? Tôi thiết nghĩ rằng có thể đã có một số người làm được nhiều điều hữu ích cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà. Riêng cá nhân Vĩnh Liêm thì chỉ biết dùng giấy bút để bày tỏ nỗi lòng trắc ẩn của mình qua những vần thơ. Nay, Vĩnh Liêm gom góp lại những bài thơ ấy, tạm gọi là “NGUỒN THƠ DẬY LỬA”. Tác giả chia nó làm 7 phần, sắp xếp theo những ý tưởng (chủ quan) như sau:
PHẦN I: GIẢI PHÓNG (những hành động đốt sách và kinh tế mới của VC…)
PHẦN II: CON ĐƯỜNG CỦA “BÁC” (những chiêu bài hòa đàm, hòa bình, hiệp định…)
PHẦN III: ĐỔI MỚI (những bùa phép, chính sách, bao cấp, cởi trói, kinh tế mới…)
PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG (xã hội chủ nghĩa, quốc doanh, thị trường, sở hữu hóa toàn dân…)
PHẦN V: KẺ THÙ LỊCH SỬ (Hồ Chí Minh, Võ Văn Kiệt, cán bộ VC cao cấp…)
PHẦN VI: GIỤC LÒNG ÁI QUỐC (nhắc nhở thanh niên lòng yêu nước)
PHẦN VII: THA THIẾT (nỗi lòng ái quốc đối với quê hương)
Xin mời quý vị ghé mắt qua những dòng thơ tạm gọi là “dậy lửa” do Vĩnh Liêm đã làm trong suốt 47 năm xa quê hương.
(Thung lũng Liên-Sơn, 31-12-2022)
VĨNH LIÊM
Thời sự đó đây ngày Thứ tư 10 tháng 01 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp
Hoa Kỳ - Toàn cảnh biến động thời tiết tại California
Dòng sông khí quyển (atmospheric river) mạnh nhất vẫn vùi dập California với lũ lụt gây thiệt hại nặng tại một số nơi. Đợt gió mạnh và mưa xối xả mới nhất ập đến California những ngày gần đây đã gây ra thiệt hại đáng kể dọc theo bờ biển miền Trung của tiểu bang vào ngày thứ Hai, 9 Tháng Một. Lở bùn, đường bị sập và lũ lụt khiến nhiều người dân mắc kẹt trong xe cộ và nhà cửa.
Jude Blanchette và Ryan Hass -Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan Phần 1
(Gồm 2 phần)
Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/Tháng 2 năm 2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
11/01/2023
Tại sao giải pháp tốt nhất là không đưa ra giải pháp nào cả?
70 năm qua, Trung Quốc và Mỹ đã tránh được thảm họa tại Đài Loan. Nhưng có một sự đồng thuận đang hình thành trong giới hoạch định chính sách Mỹ, rằng nền hòa bình này có lẽ sẽ không kéo dài thêm nữa. Hiện nay, nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách cho rằng Mỹ phải sử dụng toàn bộ sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho một cuộc chiến với Trung Quốc ở Eo biển Đài Loan. Tháng 10/2022, Mike Gilday, người đứng đầu Hải quân Mỹ, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xâm lược Đài Loan trước năm 2024. Nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ, gồm Hạ nghị sĩ Dân chủ Seth Moulton và Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mike Gallagher, cũng chia sẻ quan điểm của Gilday.
Có những lý do hợp lý để Mỹ tập trung vào việc bảo vệ Đài Loan. Quân đội Mỹ bị ràng buộc bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979: duy trì năng lực ngăn chặn việc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế đối với Đài Loan. Washington cũng có những lý do chiến lược, kinh tế, và đạo đức mạnh mẽ để giúp hòn đảo đứng vững. Là một nền dân chủ hàng đầu ở trung tâm châu Á, Đài Loan nắm giữ vị trí cốt lõi của chuỗi giá trị toàn cầu. An ninh của hòn đảo là một lợi ích cơ bản của Mỹ.
Nguyễn Kim - Tân Chủ Tịch Hạ Viện Kevin McCarthy và hướng đi mới của Hạ Viện
11/01/2023
Đêm Thứ Sáu rạng sáng Thứ Bảy ngày 7/1/2023, Dân Biểu Cộng Hòa Kevin McCarthy đã được bầu làm Chủ Tịch Hạ Viện sau 15 vòng bỏ phiếu. Đây là cuộc bầu cử Chủ Tịch Hạ Viện căng thẳng nhất, gây tranh cãi nhất kể từ năm 1859. Dân Biểu Kevin McCarthy đã gặp sự chống đối của 21 dân biểu Cộng Hòa, sau nhiều lần thương lượng, McCarthy đã thuyết phục được 15 người, cựu TT Trump thuyết phục được 6 người chống đối mạnh mẽ nhất trong nhóm “Never McCarthy” và họ đồng ý bỏ phiếu “có mặt” thay vì ủng hộ hay chống đối. Vòng bỏ phiếu cuối cùng, Dân Biểu McCarthy đã đạt được 216 phiếu, trở thành Chủ Tịch Hạ Viện thứ 55, Quốc Hội khóa 118, và Dân Biểu Hakeem Jeffries đạt được 212 phiếu, toàn bộ số phiếu của đảng Dân Chủ và ông ta đã trở thành Lãnh Đạo Khối Thiểu Số Hạ Viện.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét