Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023

Bản tin ngày Thứ sáu 20 tháng 01 năm 2023 - Hà Trung Liêm

Hoàng Sa dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc 49 năm và hành động của Hà Nội
RFA - 19/01/2023
Cách đây đúng 49 năm, ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm tất cả các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, trước đó thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. 74 thủy thủ Việt Nam Cộng Hòa tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc có 18 thủy thủ tử trận, 67 thủy thủ bị thương.
<!>
Mười bốn năm sau, ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam lại mất đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc. Trong trận này, Trung Quốc dùng trọng pháo và súng phòng không tiêu diệt 64 chiến sĩ Công binh và Hải quân Việt Nam trên đảo.

Nhiều năm trời, một số người Việt Nam thắp hương tưởng niệm những chiến sĩ hải quân hy sinh, luôn bị phía nhà nước Việt Nam ngăn cản.

Trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974…& Hoàng Sa và Chủ quyền Việt Nam

I-Trận HẢI CHIẾN HOÀNG SA năm 1974 cùng những CHỨNG LIỆU LỊCH SỬ

Vĩnh Liêm

“Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…” (Thân Trọng Huề)
“Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ là nỗi đau riêng cho nửa nước (VNCH), mà là nỗi đau chung của toàn nước (dân tộc) Việt Nam.” (Vĩnh Liêm)

Vào đầu tháng 12 năm 2007, tên Hoàng Sa và Trường Sa bỗng dưng lại được báo chí và mạng lưới tinh học ở hải ngoại đồng loạt chú ý và loan tải vì được tin Trung Cộng thành lập thành phố hành chánh Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý ba quần đảo nằm ở Nam Hải, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngay sau đó, tại Việt Nam, các sinh viên, thanh niên và văn nghệ sĩ đồng loạt tổ chức các cuộc biểu tình (ngày 9 và 16-12-07) trước Tòa Ðại Sứ TC ở Hà Nội và Lãnh Sự Quán TC ở Sài Gòn để phản đối hành động chiếm đất của Trung Cộng. Trong khi đó, tập đoàn lãnh đạo CSVN ở Hà Nội đều im thin thít một cách khó hiểu.
Bài viết này nhằm ghi lại một số dữ kiện lịch sử có liên quan tới quần đảo Hoàng Sa; đồng thời phơi bày mưu đồ chiếm đất của Trung Cộng, cùng dã tâm bán nước của tập đoàn lãnh đạo CSVN.

Trần Trung Đạo - Tiền đề để giành lại Hoàng Sa

19/01/2023

Đừng Đầu Hàng Và Cũng Đừng Chờ Sung Rụng
Mọi người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước trong thời điểm vô cùng khó khăn này không nên gieo rắc các ý tưởng đầu hàng Trung Cộng. Nhưng cũng không nên ngồi đó để chờ Trung Cộng sụp đổ do các mâu thuẫn đối kháng bên trong hay chờ Đệ Thất Hạm Đội Mỹ đưa F35 tới “giải phóng Hoàng Sa” giùm.

Hãy làm hết sức mình dù rất nhỏ, trong giới hạn của mình dù rất hẹp và với điều kiện của mình dù rất khó khăn để đóng góp vào việc thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam. Được như thế, sớm hay muộn Hoàng Sa và Trường Sa cũng trở về cùng đất mẹ Việt Nam.

TẾT
Cuối năm Nhâm Dần

20/01/2023
29 tháng chạp năm Nhâm Dần

Người Việt Nam có hai cái Tết rất đáng nhớ :

1) Kỷ Dậu 1789 :
Đây là cái Tết mà Đại Đế Quang Trung đã hứa với binh lính rằng họ sẽ được ăn Tết ngay trong thành Thăng Long . Binh sĩ Tây Sơn ngày đi đêm nghĩ một cách độc đáo : hai quân nhân võng một do đó không cần dừng chân giữa đường nghĩ mệt . Truyền thuyết cho rằng vào thời kỳ này bánh chưng bánh tét ra đời hoàn thiện vấn đề bếp núc trong quân đội , lính không phí thời gian nấu nướng ảnh hưởng tốc độ hành quân . Dưới sự chỉ huy của một thiên tài quân sự như vậy Tây Sơn tiếp cận mục tiêu bất ngờ nhanh chóng khiến địch không kịp trở tay : Hà Hồi rồi Ngọc Hồi lần lượt thất thủ . Hứa thế Hanh ( Hạ Hồi ) chạy trốn : Sầm Nghi Đống ( tướng tiền phương của Tôn Sĩ Nghị đóng Ngọc Hồi ) thắt cổ tự tử . Chủ soái Tôn Sĩ Nghị phải hốt hoảng chui ống đồng cho lính kéo về nước .
Ngày mùng Năm Tết Kỷ Dậu Quang Trung Đại Đế cùng tướng sĩ chiến bào còn vương khói súng hiên ngang tiến vào Thăng Long chấm dứt sự xâm lăng của phương Bắc . Chiến tích này không chỉ làm nức lòng và hãnh diện cho người thời ấy mà đến bây giờ vẫn khiến người Việt nam ở bất cứ đâu trên thế giới nhắc tới .

2) Mậu Thân 1968 :
Đây là cái Tết Nguyên Đán mà người Việt Nam trước năm 1975 và đặc biệt dân Huế không thể quên . Chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( miền Bắc ) Hồ Chí Minh giữa đêm giao thừa thiêng liêng đã lên đài phát thanh tuyên đọc hiệu triệu tấn công toàn VNCH ( dưới hình thức một bài thơ ) bất kể trước đó ký ngưng bắn cho dân hai miền ăn Tết hoà bình . VNCH biết rõ bản tính lọc lừa của VC nên đề cao cảnh giác nhưng cũng nới tay cho quân nhân về phép năm mươi phần trăm . Tuy hoàn toàn bất ngờ nhưng với tinh thần chiến đấu Bảo Quốc An Dân , chiến binh Việt Nam Cộng Hòa trong trận Mậu thân đã đưa tiễn khoảng một trăm ngàn – vừa du kích, nằm vùng vừa chính quy xâm nhập – ra nghĩa địa tập thể . Hồ bị tăng xông máu chuyển sang từ trần một năm sau đó .
Chuyện đáng nêu lên ở đây là thua hết vốn , lính cộng sản bắt dân theo đỡ đạn trên đường rút . Nhưng vì coi sóc không xuể chỉ huy VC ra lệnh giết hết bằng các kiểu man rợ nhất : đập cuốc vào đầu hay chôn sống – . Gần bảy ngàn nạn nhân !!!! cả bác sĩ nước ngoài , cả linh mục nhà thờ . GIẾT HẾT !!!

Ngày Tết , ở Huế giỗ không chỉ một nhà ; giỗ đến với bảy ngàn gia đình !!! Bảy ngàn nhân mạng tất cả chỉ vì sống trong chính thể VNCH – điều không thể quy là tội. Họ bầu lên chế độ tất nhiên họ phải hợp tác kiện toàn vì tương lai quyền lợi của mọi người .
(Giả dụ nếu quân miền Nam giải phóng miền Bắc và lính miền Nam quy kết toàn bộ dân miền Bắc đã tiếp tay duy trì chế độ CS thì sự việc sẽ ra sao ??)
Lẽ ra không nên khơi chuyện buồn thời điểm sắp sửa bước sang năm mới . Nhưng kẻ THỦ ÁC đến thế kỷ này vẫn một mực im lặng không dám nói lời công đạo xin lỗi những oan hồn năm xưa , còn cố tình bóp méo lịch sử đổ vấy người khác , in cả sách giáo khoa đầu độc con nít .Tội nghiệp dân Huế theo lệnh nhà nước phải đổ thừa cho phía mà họ biết chắc không phải thủ phạm !!

Các tổ chức quốc tế ra chiến dịch kêu gọi phóng thích ông Đặng Đình Bách

20/01/2023


Các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hợp lực nhằm đánh động dư luận, trong đó có cả nhóm G-7, để gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam trả tự do cho luật sư môi trường Đặng Đình Bạch, người đang thụ án tù 5 năm vì cáo buộc “Trốn thuế”.

Nhiều tổ chức xã hội dân sự bao gồm Global Witness (Nhân chứng Toàn cầu), Friends of the Earth US (Bạn hữu của trái đất ở Mỹ), Earthrights International (Quyền trái đất Quốc tế), International Land Coalition (Liên minh Đất đai Quốc tế), Grassroots Foundation (Quỹ cấp cơ sở) và International Rivers (Sông Quốc tế) đang hỗ trợ chiến dịch này và kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Bách.

Việt Nam: Đảng đã bỏ bê đại học, thế hệ trẻ và tương lai dân tộc từ bao lâu?
Ts. Phạm Đình Bá
20/01/2023

Gần đây trên báo Giáo dục Việt Nam, TS Nguyễn Đức Cảnh khơi gợi rằng đây là thời điểm phù hợp để xây dựng các trường đại học phi lợi nhuận ở VN. [1] Trạng thái đăng ký, dù là công khai hay tư nhân, thường không tương quan với chất lượng của dịch vụ giáo dục cung cấp. [2] Ví dụ về các trường đại học công lập hàng đầu bao gồm Oxford và Cambridge, hai trường đại học lâu đời nhất ở Vương quốc Anh. Hai trường nầy được chỉ định là trường đại học công lập vì họ nhận được một số tài trợ của chính phủ. Trong khi đó, các trường đại học có trụ sở tại Hoa Kỳ, chẳng hạn như Viện Công nghệ California (Caltech), Đại học Stanford, MIT, Princeton và Harvard đều được công nhận là trường đại học tư thục và đồng thời phi lợi nhuận. Vấn đề nằm ở các trường đại học tư nhân vì lợi nhuận đôi khi họ bị buộc tội nhận sinh viên có thể không đủ chuẩn và ưu tiên sự hài lòng và duy trì của sinh viên hơn là chất lượng giáo dục. [2]

Tên gọi của 12 trường Đại học ở miền Nam những năm thập niên 60-70
by Mẫn Nhi / Sài Gòn Xưa
04/08/2022


Từ những năm 1975, hệ thống các trường đại học ở miền Nam đã được xây dựng với đầy đủ cơ sở vật chất và rộng khắp ở các tỉnh miền Nam. Nhân câu chuyện bà bộ trưởng muốn đổi tên trường đại học Y Dược thành Đại Học Sức Khỏe, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tên gọi của các trường đại học miền Nam thời kỳ trước những năm 1975.

Sau hiệp định Genève, năm 1954, đại học Đông Dương được dời từ Hà Nội vào Sài Gòn. Từ năm 1955, các trường đại học và cao đẳng ở Sài Gòn được cải tổ và được đổi tên mới là Viện đại học Quốc Gia Việt Nam.

Trước năm 1975, cả nước có 3 viện đại học công lập, đó là viện đại học Sài Gòn, viện đại học Cần Thơ và viện đại học Huế. Đến năm 1973, viện đại học Bách Khoa Thủ Đức được thành lập bao gồm 3 trường là tiền thân của Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Nông Lâm ngày nay.

Chuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 20 tháng 01 năm 2023
Quê Hương tổng hợp

Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 20 tháng 01 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp

Chuyển động Quốc Phòng từ ngày 13 tháng 1 đến 19 tháng 1 năm 2023
Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Husain Haqqani và Narayanappa Janardhan * - Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương
Nguồn: Husain Haqqani và Narayanappa Janardhan, “The Minilateral Era,” Foreign Policy, 10/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
20/01/2023

Các cường quốc tầm trung từ Ấn Độ đến Israel hiện đang theo đuổi các quan hệ đối tác nhỏ, dựa trên những vấn đề cụ thể, nằm ngoài các thể chế chính thức.

Tháng 9 năm ngoái, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng Ấn Độ, Pháp, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã vạch ra một chiến lược ba bên. Mỗi bên đều đã có quan hệ song phương mạnh mẽ với hai bên còn lại, vì vậy họ nhất trí sẽ theo đuổi quan hệ đối tác nhóm rộng lớn hơn. Ấn Độ và Pháp cũng vừa tham gia một nỗ lực tương tự nhằm tạo ra một chương trình nghị sự chung với Australia.

Nguồn:

Không có nhận xét nào: