Để trẻ em VN không ngã vào hố sâu của nghèo đói, bất công
Tác giả, KTS Bùi Uyên
Vai trò, từ Paris, Pháp
BBC News
07/01/2023
Nhiều người đi du lịch nước ngoài về khen dịch vụ, khách sạn, trung tâm thương mại... ở Việt Nam còn xịn hơn, đẹp hơn, tốt hơn nước ngoài.
Chuỗi bệnh viện, trường học, nhà ở, siêu thị của một tập đoàn nọ đẳng cấp, chất lượng không thua kém Âu Mỹ.
Có những người quen sau nhiều năm sống tại nước ngoài, trở về Việt Nam, kể lại “Việt Nam giờ giàu lắm, phát triển lắm rồi, khối thứ hơn châu Âu, đừng từ nước ngoài (không biết gì) nghĩ nước mình còn lạc hậu, giờ không còn nghèo đói thiếu ăn đâu”.
Nhiều đứa trẻ thành phố đón rước với xe và tài xế riêng, tiện nghi công nghệ đời mới nhất, chỉ chờ lớn để gửi du học những trường đắt đỏ Anh Mỹ. Còn ít điều kiện hơn thì cũng học trường quốc tế, du lịch nước ngoài, sớm tối học nhạc họa với thầy cô giáo riêng, học tiếng với người bản ngữ với chi phí bằng vài tháng lươngcủa người lao động.
Vậy là đất nước giàu mạnh hơn, tiện ích hạ tầng chất lượng hơn. Thế thì quá đáng mừng.
Ở góc khác, một cậu bé thiệt mạng khi cùng vài bạn bè chui vào công trường nhặt sắt vụn, để kiếm tiền đi học võ. Hôm qua, và đến tận giờ, nhiều đứa trẻ phải buộc túi ni lon hay treo dây chăng qua sông mùa lũ để đến trường. Số trẻ chết đuối vẫn hàng ngàn mỗi năm.
Có thể nào đoán đến bao giờ đảng hết bắt giam niềm tin?
Ts. Phạm Đình Bá
07/01/2023
Bối cảnh và giới thiệu:
Những năm gần đây, điều kiện để người dân thực hiện niềm tin của họ ở VN nhìn chung có xu hướng xấu đi vì nhà nước vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Chính quyền bức hại các thành viên của tổ chức tôn giáo độc lập chưa đăng ký và giam cầm với án tù dài hạn những tù nhân lương tâm ủng hộ tự do tôn giáo. [1]
Trong vài năm nay, chính quyền địa phương quấy rối, giam giữ, đe dọa và lạm dụng thể chất các thành viên của Hội thánh Tin lành người Thượng ở tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk. Các hội thánh nầy đã cố gắng đăng ký với chính quyền nhưng không nhận được phản hồi. [1]
Năm 2022, các tăng ni Tịnh thất Bồng Lai đã bị các phương tiện truyền thông nhà nước cáo buộc nhiều chuyện chưa có bằng chứng, một phần bởi vì thiền am nầy từ chối gia nhập “Giáo hội Phật giáo VN”. Những tấn công vào nhóm tôn giáo nầy rõ ràng là có chỉ đạo từ trên và huy động nhiều năng lực lề đảng. Tuy nhiên, cuối cùng nhà chức trách chỉ có thể truy tố nhóm Tịnh thất Bồng Lai với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và cá nhân,” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. [2]
Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 09 tháng 01 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Việt Nam cố giữ trung lập giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên
Thu Hằng /RFI
09/01/2023
Năm 2023, Bắc Triều Tiên có thể sẽ thử lại vũ khí hạt nhân, sau khi bắn 70 tên lửa đạn đạo suốt năm 2022, trong đó có tên lửa liên lục địa ICBM có thể bắn đến lãnh thổ Mỹ. Hàn Quốc cũng dự kiến « tập trận hạt nhân chung » với Hoa Kỳ. Những dấu hiệu gần đây cho thấy bán đảo Triều Tiên khó có được một năm yên bình.
Hà Nội duy trì mối quan hệ tốt với cả hai miền Triều Tiên, nhưng thiên về Hàn Quốc trong lĩnh vực trao đổi thương mại thời gian gần đây. Trong chuyến công du Hàn Quốc của chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (04-06/12/2022), hai nước đã ký 24 tài liệu hợp tác, tổng trị giá khoảng 15 tỉ đô la. Việt Nam cũng vượt qua Hồng Kông, đứng đầu các nước nhập siêu nhiều nhất từ Hàn Quốc, với thặng dư mậu dịch là 34,25 tỉ đô la trong năm 2022.
Việt Nam từng đứng ra làm trung gian khi tổ chức thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong Un tại Hà Nội năm 2019 nhằm hạ nhiệt trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, tình hình trở nên căng thẳng hơn trong năm 2022, « khả năng giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên gần như đã biến mất », theo nhà cựu ngoại giao Mỹ Evans Revere.
Bối cảnh mới trên bán đảo Triều Tiên đặt Việt Nam vào thế khó xử không ? Hà Nội có thể tiếp tục giữa vai trò nào đó giúp giảm căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Vũ Xuân Khang, trường Đại học Boston (Boston College), Hoa Kỳ.
Thời sự đó đây ngày Thứ hai 09 tháng 01 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp
Cuối cùng dân biểu Cộng Hòa Kevin McCarthy cũng được bầu Chủ Tịch Hạ Viện.
Lê Hoành Sơn
07/01/2023
Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua vào tháng 11/2022, đảng Cộng Hòa thắng đảng Dân Chủ tại hạ viện vớ tỷ số 222/212. Đảng Cộng Hòa chiếm khối đa số (majority) và đảng Dân Chủ thành khối thiểu số (minority).
Thông thường người lãnh đạo Hạ Viện của khối đa số có cơ hội hầu như tuyệt đối để trở thành lãnh đạo Hạ Viện Hoa Kỳ tức là Chủ Tịch Hạ Viện hay còn gọi là Speaker of the House. Đó là nhân vật thứ ba của nước Mỹ đứng sau Tổng Thống và Phó Tổng Thống.
Chuyện thường lệ xảy ra trong chính trường Mỹ là thế, nhưng năm nay lại khác. Dân biểu Kevin McCarthy không nhận được sự ưu ái của những người cùng đảng Cộng Hòa bầu vào chức Chủ Tịch Hạ Viện.
Qua đó, mới thấy chông gai chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng Hòa, quả thật 100 năm nay mới có một lần – Ông McCarthy phải mất 4 ngày (từ thứ Ba (03/01) đến thứ Sáu (06/01)) qua 14 lần bầu cử. Lần thứ 14 vào khuya thứ Sáu ngày 06/01/2023 ông mới mới được bầu.
Hoa Kỳ - Về bà thư ký Hạ viện Cheryl Johnson
Lê Tây Sơn
08/01/2023
Trong bối cảnh cuộc bầu cử chủ tịch Hạ viện rối rắm nhất lịch sử vừa qua, khả năng điều hành “đâu ra đó” của thư ký Hạ viện Cheryl Johnson là điều mà tất cả các nhà lập pháp đều công nhận. Bà còn được xem là hình ảnh của một công chức mẫn cán phi chính trị mà nước Mỹ rất cần.
Người được hâm mộ nhất trong cuộc bầu bán hỗn loạn
Sau 6 giờ chiều ngày thứ Năm, 5 Tháng Một theo giờ miền Đông (ET) nước Mỹ, sau ba ngày bỏ phiếu lịch sử và 10 vòng cố gắng (và thất bại) để bầu ra chủ tịch Hạ viện tiếp theo, sự bình tĩnh và khiêm cung của thư ký Cheryl Johnson dưới bầu không khí “chiến tranh” với áp lực nặng nề là điều duy nhất mà một Hạ viện bị chia rẽ phải đồng tình. Khi French Hill (Cộng hoà-Arkansas) đứng lên đề cử… lần thứ 11, ông đã dừng lại để cảm ơn Cheryl Johnson, người đã đứng ở bục điều hành gần như cả tuần trước. Hill nói: “Thưa bà thư ký, hãy để tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và đánh giá cao của tôi đối với công việc bà đang làm!”. Trong một sự thể hiện sự đoàn kết hiếm hoi, Hạ viện mới hơn 430 thành viên đã đứng dậy hoan nghênh Johnson nhiệt liệt.
Ngô Nhân Dụng - Đức tính ‘lì’của Kevin McCarthy
07/01/2023
Ông Kevin McCarthy cũng theo châm ngôn “phải biết lì!”, và ông đã thành công.
“Làm chính trị phải biết lì!” Ai cũng nhớ lời tuyên bố của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người đã thành công nhờ đức tính đó.
“Làm chính trị phải biết lì!” Ai cũng nhớ lời tuyên bố của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người đã thành công nhờ đức tính đó. Năm 1963 ông Thiệu mới được gắn sao thiếu tướng, mới giữ chức vụ khiêm tốn chỉ huy một sư đoàn, một người trẻ nhất trong nhóm tướng lãnh. Nhưng năm 1965, ông lên đóng vai lãnh đạo quốc gia suốt 10 năm, chín năm làm tổng thống.
Ông Kevin McCarthy cũng theo châm ngôn “phải biết lì!” Sau 11 lần thất bại trong ba ngày, không hội đủ 218 phiếu khi Hạ viện bỏ phiếu bầu chức chủ tịch; vì có hơn 20 dân biểu Cộng Hòa chống quyết liệt, ngày thứ tư, ông McCarthy đã thuyết phục được 14 người ủng hộ ông, chỉ cần 2 lá phiếu nữa là ông đại thắng.
Nigel Gould-Davies * - Tại sao ‘lằn ranh đỏ’ là một ẩn dụ tồi trong việc đối phó với Nga?
Nguồn: Nigel Gould-Davies, “Putin Has No Red Lines,” New York Times, 01/01/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
09/01/2023
“Lằn ranh đỏ của Putin nằm ở đâu?”
Câu hỏi này, được đặt ra với mức độ cấp bách ngày càng tăng khi quân Nga dù đang thua cuộc chiến ở Ukraine vẫn không ngừng gây hấn, nhằm mục đích tìm ra một phân tích rõ ràng và góp phần định hướng chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là một câu hỏi sai, bởi vì “lằn ranh đỏ” là một phép ẩn dụ tồi và dễ gây phân tâm. Có nhiều cách tốt hơn để suy nghĩ về chiến lược.
“Lằn ranh đỏ” ngụ ý rằng có những giới hạn xác định đối với các hành động mà một quốc gia – mà trong trường hợp này là Nga – có thể chấp nhận từ các quốc gia khác. Nếu phương Tây vi phạm những giới hạn này, Nga sẽ đáp trả theo những cách mới và nguy hiểm hơn. Một lằn ranh đỏ là một ngưỡng dẫn tới leo thang. Ngoại giao phương Tây phải cố gắng hiểu và “tôn trọng” các lằn ranh đỏ của Nga bằng cách tránh các hành động đi quá giới hạn. Theo đó, các lằn ranh đỏ của Nga đặt ra giới hạn cho các hành động của phương Tây.
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm rối loạn nền kinh tế thế giới
09/01/2023
Cù Tuấn, dịch
Tóm tắt: Câu chuyện sẽ xoay quanh cái chết, tăng trưởng và lạm phát.
Trong hơn ba năm – chính xác là 1.016 ngày – Trung Quốc đã đóng cửa với thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài đã rời khỏi đất nước này khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến Trung Quốc. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi đất nước này mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, chủ yếu là lành tính.
Đầu tiên, tuy nhiên, sẽ có nhiều chuyện kinh dị. Bên trong Trung Quốc, corona virus đang hoành hành. Hàng chục triệu người đang nhiễm virus mỗi ngày. Các bệnh viện đã quá tải. Mặc dù chính sách Zero covid đã cứu sống nhiều người khi nó được áp dụng (với cái giá rất đắt đối với quyền tự do cá nhân), nhưng chính phủ Trung Quốc đã không chuẩn bị đúng cách cho việc nới lỏng chính sách này khi không dự trữ thuốc và tiêm vắc xin cho nhiều người già cả và áp dụng các quy trình mạnh mẽ để quyết định bệnh nhân nào sẽ điều trị ở đâu.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét