HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM PHÂN ƯU
Chúng tôi vô cùng đau đớn nhận được hung tin
Mục Sư ĐINH DIÊM
Sinh ngày 19 tháng 6 năm 1962, tại Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Mất đột ngột vào lúc 9 giờ sáng 05/01/2023 trong nhà tù cộng sản Việt Nam
Thọ 61 tuổi
· Uỷ Viên Truyền Giáo Khu Vực Miền Trung, Giáo Hội Liên Hữu Tin Lành Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ
· Ủy Viên Mục Sư Đoàn VPEF thuộc Ban Đại Diện Dân Tộc Hre
· MS Đinh Diêm là người dân tộc Hre
Mục sư Đinh Diêm trong một thánh lễ
--------
· Ông bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam Quảng Ngãi cáo buộc “Âm mưu lật đổ chính quyền” và bị kết án 16 năm tù vào ngày 12/07/ 2018.
· Phu nhân của Mục Sư là Bà Đinh Thị Xa đã nhiều lần kêu cứu về tình trạng sức khỏe của ông do bị tra tấn trong tù nhưng không được đáp ứng.
· Bà cho biết sức khỏe MS rất tốt khi ông gọi về nhà vào tháng trước, nhưng sáng nay đột ngột trại giam thông báo ông đau nặng, phải cấp cứu. Một tiếng sau, họ nói ông đã qua đời và nói gia đình đi vào gấp để phối hợp.
· Thi thể của MS được quàn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An. Họ không cho biết nguyên nhân cái chết bất ngờ và bí ẩn của người tù chính trị này.
· MS Đinh Diêm cũng là Thành Viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Ông có tinh thần yêu nước mong muốn đất nước được tự do, dân chủ, nhất là quyền tự do tôn giáo phải được tôn trọng.
-------
Chúng tôi Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam vô cùng đau đớn trước hung tin này.
- Xin thành kính chia buồn cùng bà quả phụ Đinh Thị Xa, Tang quyến và Giáo Hội Liên Hữu Tin Lành Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ
- Thành tâm cầu nguyện cho Hương Linh MS Đinh Diêm sớm về Nước Chúa
- Chúng tôi cũng yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải nêu rõ nguyên nhân cái chết của MS Đinh Diêm
---------
TM. Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam
PHẬT GIÁO
Hòa Thượng Thích Không Tánh (Đồng Chủ Tịch) - Cùng với: TT Thích Từ Giáo. TT. Thích Vĩnh Phước. TT Thích Viên Hỷ. TT Thích Đức Minh…
CÔNG GIÁO:
Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Đồng Chủ Tịch) - Cùng với LM Nguyễn Hữu Giải, LM Phan Văn Lợi và quý Linh Mục khác.
CAO ĐÀI
Chánh Trị Sự Hứa Phi (Đồng Chủ Tịch) - Cùng với Chánh Trị Sự Lê Thị Nho; Chánh Trị Sự Nguyễn Đình Cúc; Thông Sự Nguyễn Ngọc Lưu; Thông Sự Đoàn Công Danh; Thông Sự Đặng Văn Đáo.
PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY
Đạo Huynh Lê Văn Sóc (Đồng Chủ Tịch) - Cùng với Cụ Nguyễn Văn Điền và các Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phan Tấn Hoà, Hà Văn Duy Hồ, Bùi Văn Luốt, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Ngọc Tân…
TIN LÀNH
Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa (Đồng Chủ Tịch) - Cùng với các Mục sư: Nguyễn Mạnh Hùng, Hồ Hữu Hoàng, Dương Kim Khải…
Văn Phòng Liên Lạc Hải Ngoại / Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam: vpllhn.hdltvn@gmail.com
Mục sư Đinh Diêm đã được chôn và an táng tại Trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An
Việt Nam Thời Báo
09/01/2023
Theo tin từ bà Đinh Thị Xa vợ mục sứ Đinh Diêm, vào sáng 5/1/2023, công an trại gia số 6 Thanh Chương, Nghệ An báo tin mục sư Đinh Diêm đã chết. Lúc này bà Đinh Thị Xa đang trên đường ra thăm chồng vì lúc 21:00 đêm 4/1/2023, trại giam báo cho bà biết ông Đinh Diêm đang cấp cứu ở bệnh viện Nghệ An.
Mục sư Đinh Diêm sinh ngày 19 tháng 6 năm 1962, tại Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là người dân tộc Hre.
Ông có 4 anh em trai. Ông là người em út. Anh cả là mục sư Đinh Tấn Vĩnh, quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Miền Nam Việt Nam Cộng Đồng Dân Tộc Hre Tại Huyện Sơn Hà.
Mục sư Đinh Diêm là Uỷ Viên Truyền Giáo Khu Vực Miền Trung thuộc Giáo Hội Liên Hữu Tin Lành Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ. Ông cũng là Ủy Viên Mục Sư Đoàn VPEF thuộc Ban Đại Diện Dân Tộc Hre.
Nguyễn Ngọc Chính - Báo Tết ngày xưa
10/01/2023
“Nam Phong Tết Mậu Ngọ”, xuất bản năm 1918 tại Hà Nội, là tờ báo Xuân (hay còn gọi là báo Tết) đầu tiên của làng báo Việt Nam. Tính đến đến nay, truyền thống làm báo Tết của ta đã được hơn 100 năm.
Với ấn bản đặc biệt, Nam Phong Tạp Chí nổi danh khắp trong Nam ngoài Bắc lúc bấy giờ, số báo mừng Xuân đã bắt đầu cuộc hành trình suốt một thế kỷ để trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.
Nam Phong Tạp Chí chỉ là dạng nguyệt san do L. Marty, một người Pháp rất thông thạo tiếng Việt sáng lập, chủ bút là học giả Phạm Quỳnh đã ra mắt “Số Tết 1918” (và cũng là số Tết duy nhất của tạp chí này) với lối trình bày khác biệt, không đánh số thứ tự theo thường lệ.
Việt Nam - Năm 2023 là năm khó khăn của giới ngân hàng vì ‘độ trễ’ của nền kinh tế?
Hàn Lam/VNTB
10/01/2023
Mirae Asset cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiều khả năng sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao như các năm trước là 14%.
Mặc dù lạm phát toàn cầu đã có dấu hiệu đạt đỉnh, tuy nhiên lạm phát tại Việt Nam vẫn có thể duy trì mức cao do mức tăng tiền lương 20,8%, có hiệu lực từ tháng 7-2023 và sự tăng giá ở các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng…
Trong báo cáo chiến lược mới năm 2023 mới công bố, Chứng khoán Mirae Asset cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng nhỏ không bắt kịp so với mặt bằng chung. Sự khác biệt sẽ tiếp tục duy trì trong trung hạn bởi các yếu tố như: bảng cân đối thiếu lành mạnh với khả năng sinh lời thấp; tệp khách hàng nhỏ và ngân sách hạn hẹp cho đầu tư công nghệ; và sức mạnh thương hiệu không cao đi kèm với mạng lưới hạn chế, dẫn đến khả năng huy động thấp cũng như khả năng thiếu thanh khoản.
Vĩnh Liêm – Nguồn thơ dậy lửa Kỳ 3
(Nỗi lòng của người Chưa Thua Cuộc)
Gồm 4 kỳ
Nếu tính từ ngày 30-4-1975, một số người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ đã sống qua 47 năm. Sống ở Mỹ đã 47 năm rồi thì chúng ta có cảm giác như thế nào? Chúng ta có nhớ quê hương hay không? Chúng ta có làm được điều gì để giúp đồng bào ở quê nhà sớm thoát khỏi ách kềm kẹp của bạo quyền CS hay không? Tôi thiết nghĩ rằng có thể đã có một số người làm được nhiều điều hữu ích cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà. Riêng cá nhân Vĩnh Liêm thì chỉ biết dùng giấy bút để bày tỏ nỗi lòng trắc ẩn của mình qua những vần thơ. Nay, Vĩnh Liêm gom góp lại những bài thơ ấy, tạm gọi là “NGUỒN THƠ DẬY LỬA”. Tác giả chia nó làm 7 phần, sắp xếp theo những ý tưởng (chủ quan) như sau:
PHẦN I: GIẢI PHÓNG (những hành động đốt sách và kinh tế mới của VC…)
PHẦN II: CON ĐƯỜNG CỦA “BÁC” (những chiêu bài hòa đàm, hòa bình, hiệp định…)
PHẦN III: ĐỔI MỚI (những bùa phép, chính sách, bao cấp, cởi trói, kinh tế mới…)
PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG (xã hội chủ nghĩa, quốc doanh, thị trường, sở hữu hóa toàn dân…)
PHẦN V: KẺ THÙ LỊCH SỬ (Hồ Chí Minh, Võ Văn Kiệt, cán bộ VC cao cấp…)
PHẦN VI: GIỤC LÒNG ÁI QUỐC (nhắc nhở thanh niên lòng yêu nước)
PHẦN VII: THA THIẾT (nỗi lòng ái quốc đối với quê hương)
Xin mời quý vị ghé mắt qua những dòng thơ tạm gọi là “dậy lửa” do Vĩnh Liêm đã làm trong suốt 47 năm xa quê hương.
(Thung lũng Liên-Sơn, 31-12-2022)
VĨNH LIÊM
Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 10 tháng 01 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Pierre-Marie Lledo * - Đạo đức, một sản phẩm phái sinh từ chọn lọc tự nhiên?
Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư
Nguồn: “La morale, un produit dérivé de la sélection naturelle?”, Polytechnique Insights, 8.3.2022.
10/01/2023
* Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), trưởng phòng ở Viện Pasteur và thành viên của Viên Hàn lâm khoa học châu Âu.
Pierre-Marie Lledo tập trung các nghiên cứu của ông vào sự thích nghi và tái sinh các nơ-ron trong não bộ cũng như những tương tác của chúng với hệ thống miễn dịch. Ông là giám đốc nghiên cứu và giám đốc phòng thí nghiệm “Gènes et cognition” [Gen và nhận thức] ở CNRS và cũng là giám đốc đơn vị “Perception et mémoire” [Tri giác và trí nhớ] và giám đốc đào tạo “Plasticité et développement du système nerveux” [Tính mềm dẻo và sự phát triển của hệ thần kinh] ở Viện Pasteur.
Thời sự đó đây ngày Thứ ba 10 tháng 01 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp
Hoa Kỳ - Biến thể XBB.1.5 sẽ gây một đợt thảm khốc mới cho nước Mỹ?
Trang Nguyên
09/01/2023
XBB.1.5 – biến thể phụ mới của Omicron, hiện chiếm 40% số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ, nguy hiểm thế nào và làm sao để tránh một đợt thảm khốc mới?
Để cung cấp đầy đủ kiến thức và thông tin cần thiết liên quan đến biến thể mới XBB.1.5 có thể làm bùng phát dịch bệnh, hôm 6 Tháng Giêng, Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) tổ chức cuộc hội thảo qua Zoom, với bốn khách mời là các nhà chuyên môn, khoa học, cùng sự tham dự của hơn 80 cơ quan báo chí của cả nước.
Andriy Zagorodnyuk * - Lý do Ukraine nên và có thể chiếm lại được Crimea
Nguồn: Andriy Zagorodnyuk, “The Case for Taking Crimea,” Foreign Affairs, 02/01/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
*Andriy Zagorodnyuk là Chủ tịch Trung tâm Chiến lược Quốc phòng. Từ năm 2019 đến 2020, ông là Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine.
10/01/2023
Tại sao Ukraine có thể – và nên – giải phóng bán đảo Crimea?
Đối với người Ukraine, 2022 là năm của cả bi kịch và thành tựu lịch sử. Vào tháng 2, Nga xâm lược Ukraine với gần 190.000 quân, gây ra sự tàn phá không kể xiết và giết chết hàng chục nghìn người. Nhưng chỉ trong vài tuần, quân đội Ukraine đã chặn được đà tấn công, rồi sau đó buộc người Nga phải lùi lại. Kể từ tháng 8, Ukraine đã giành lại hơn một nửa lãnh thổ mà Nga chiếm được, làm tiêu tan hy vọng thành công của Moscow. Nhằm cố gắng chứng minh thành tích, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine – Donetsk, Kherson, Luhansk, và Zaporizhzhia – vào cuối tháng 9. Nhưng việc làm đó là vô nghĩa. Vào thời điểm Putin đưa ra tuyên bố của mình, Nga không có toàn quyền kiểm soát bất cứ tỉnh nào trong số này, và kể từ lúc đó, lực lượng của nước này thậm chí còn mất nhiều lãnh thổ hơn.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét