Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :16/11/2022 - ĐHL


Kết thúc thượng đỉnh, nhiều nước G20 mạnh mẽ lên án chiến tranh Ukraina
Thượng đỉnh G20 khép lại vào hôm nay, 16/11/2022 tại Bali, Indonesia. AP - Willy Kurniawan Minh Anh - Kết thúc hai ngày họp thượng đỉnh tại Bali, Indonesia, hôm nay, 16/11/2022, trong một thông cáo chung, phần đông các thành viên của G20 đã « lên án mạnh mẽ chiến tranh Ukraina ». Nhưng tất cả các nước thành viên đồng tình cho rằng cuộc xung đột này « đang hủy hoại nền kinh tế thế giới ». Theo Reuters, thông cáo chung viết « phần lớn » các thành viên của nhóm 20 nền kinh tế lớn « lên án mạnh mẽ chiến tranh Ukraina », ngụ ý rằng Nga, một thành viên của khối, đã phản đối cách diễn đạt này.
<!>
Về phần Trung Quốc và Ấn Độ, từng vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu về một nghị quyết lên án Nga gây chiến, hãng tin Anh cho biết chưa rõ lập trường của hai nước này.

Theo ít nhất ba nguồn tin ngoại giao, thông cáo chung, khi nhấn mạnh đến sự hiện hữu nhiều quan điểm khác nhau và «các đánh giá khác biệt » về tình hình và các lệnh trừng phạt, đã được toàn thể các thành viên thông qua.

Các thành viên của G20, kể cả Nga, còn nhấn mạnh trong văn bản này rằng « việc sử dụng hay đe dọa dùng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận ». Thông cáo chung viết : « Việc tôn trọng luật lệ quốc tế và hệ thống đa phương để duy trì hòa bình và ổn định là thiết yếu. Điều đó bao gồm cả việc bảo vệ các mục tiêu và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. »

AFP nhắc lại, cuộc chiến tại Ukraina do Nga tiến hành đã gây nhiều khó khăn cho các nỗ lực ngoại giao của nước chủ nhà Indonesia, mà mục tiêu ban đầu làm tìm kiếm một sự hợp tác để vực dậy nền kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19.

Các nước thành viên G20 trong các cuộc họp trù bị cấp bộ trưởng trước đó đã không đưa ra được một lập trường chung do những chia rẽ và bất đồng sâu sắc giữa phương Tây, Nga và các nước đang phát triển về cuộc chiến tranh Ukraina do Nga phát động.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo, kết thúc phiên họp, đã có lời cảm ơn tất cả các nước tham gia và đã thể hiện sự linh hoạt để đưa ra một văn bản chung này.

Tuy nhiên, theo Reuters, lịch trình thượng đỉnh Bali hôm qua đã bị điều chỉnh, nhường chỗ cho một cuộc họp khẩn cấp ngay sau vụ một tên lửa rớt xuống lãnh thổ Ba Lan làm hai người thiệt mạng.

NATO họp khẩn sau vụ tên lửa rơi xuống Ba Lan


(Ảnh minh họa) - Cờ của các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tại trụ sở NATO, Bruxelles, ngày 11/06/2021. REUTERS - FRANCOIS LENOIR
Anh Vũ
Ngay sau khi có tin tên lửa rớt xuống lãnh thổ Ba Lan, gần biên giới Ukraina, làm 2 người thiệt mạng, một loạt các nước phương Tây, hầu hết đang có mặt tại hội nghị G20 tại Indonesia, đã tỏ tình đoàn kết với Ba Lan và có những phản ứng lo ngại, dù không đưa ra kết luận nào về sự việc.

Ba Lan là nước thành viên của NATO, nên tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã thông báo triệu tập cuộc họp khẩn cấp đại sứ trong ngày hôm nay, 16/11, để xem xét tình hình.

Thông tín viên Pierre Benazet tại Bruxelles tường trinh :

« Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles Michel, cho biết ông bị sốc về vụ nổ xảy ra tại làng Przewodów, đồng thời đề nghị một cuộc họp phối hợp với các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, bên lề hội nghị G20. Đề xuất này được Pháp đặc biệt ủng hộ. Các nước vùng Baltic yêu cầu hành động nhanh và Hungary cũng triệu tập họp Hội đồng Quốc phòng.

Nhưng mọi cái nhìn đều hướng về NATO. Tổng thư ký Liên Minh, ông Jens Stoltenberg, đã cảnh báo phải có đầy đủ sự thật trước khi đưa ra mọi quyết định. Cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương trong ngày hôm nay được chuyển thành cuộc họp khẩn. Hội đồng quy tụ 30 đại sứ của khối NATO là cấp có thẩm quyền chính trị thường trực cao nhất của Liên Minh. Trong cuộc họp hôm nay, Ba Lan sẽ phải đề nghị kích hoạt điều 4 của Hiệp ước Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Điều này nằm ngay trước điều 5, một điều khoản cho phép phát động phòng vệ chung trong trường hợp bị tấn công. Còn điều 4 có thể được viện đến trong trường hợp an ninh, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của một nước thành viên bị đe dọa. Trong quá khứ, việc kích hoạt điều 4 đã dẫn đến việc triển khai các tên lửa phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ ».

Sau cuộc họp với các lãnh đạo khối G7 bên lền hội nghị G20 tại Bali, Indonesia, tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định, « không chắc tên lửa được bắn đi từ Nga » và ông khẳng định cần xác định chính xác những gì đã xảy ra trước khi quyết định phản ứng. Pháp cũng kêu gọi thận trọng về nguồn gốc của tên lửa rơi xuống Ba Lan. Hôm nay, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, Bắc Kinh lên tiếng kêu gọi các nước liên quan « bình tĩnh, kiềm chế, nhằm tránh leo thang căng thẳng ».

Ba Lan nâng mức báo động sau vụ tên lửa rơi vào lãnh thổ


Một chốt kiểm tra gần nơi xảy ra vụ nổ ở Przewodow, Ba Lan, ngày 16/11/2022. AP - Evgeniy Maloletka
Anh Vũ
Chiều hôm qua, 15/11/2022, hai vụ nổ xảy ra tại một trang trại của Ba Lan sát gần biên giới với Ukraina. Sau cuộc họp khẩn cấp của chính phủ đêm qua, bộ Ngoại Giao Ba Lan khẳng định vụ nổ do một « đầu đạn do Nga sản xuất » đã làm hai người chết. Phía Nga bảo đảm không tiến hành cuộc tấn công nào nhằm vào mục tiêu gần lãnh thổ Ba Lan. Ngày hôm nay (16/11), quân đội Ba Lan được đặt trong tình trạng báo động tăng cường.

Thông tín viên RFI Martin Chabal từ Vacxava tường trinh :

« Theo phía Mỹ, có thể đó là một tên lửa do Ukraina đánh chặn một trong những tên lửa của Nga trong các vụ tấn công ồ ạt vào Ukraina ngày hôm qua, nhưng trượt mục tiêu. Sau đó, có thể tên lửa đã rớt xuống bên kia biên giới, tại Ba Lan, làm hai người thiệt mạng.

Tối qua, chính phủ Ba Lan đã họp khẩn, tỏ ra thận trọng trong các kết luận, nhưng vẫn đưa ra các biện pháp đề phòng : Nâng mức báo động quân đội và tăng cường giám sát không phận.

Song song đó, Vacxava thảo luận với các đồng minh NATO. Liên minh sẽ nhóm họp trong ngày hôm nay để bàn về vụ tên lửa rơi. Nếu Nga tấn công vào các đồng minh NATO, cuộc xung đột Ukraina sẽ bị đẩy lên một quy mô, tầm vóc khác. Vẫn còn sớm để kết luận chắc chắn về xuất xứ của đầu đạn. Cuộc điều tra đang được tiến hành và các nhóm chuyên gia vẫn tiếp tục tới hiện trường vụ nổ.

Dù lo lắng cuộc xung đột sẽ mở rộng, nhiều người Ba Lan muốn tưởng nhớ đến hai nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ. Họ kêu gọi chính phủ không quên các nạn nhân cho dù tầm mức của sự việc ra sao đi chăng nữa ».

Matxcơva phủ nhận tên lửa Nga rớt xuống lãnh thổ Ba Lan

AFP cho biết, ngay chiều tối hôm qua, trước các thông tin cho rằng tên lửa của Nga đã bắn vào Ba Lan - thành viên liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO và Liên Hiệp Châu Âu, bộ Ngoại Giao Nga đã đánh giá những thông tin trên là « khiêu khích ».

Trên Telegram, bộ Quốc Phòng Nga cho rằng « các phát biểu của truyền thông Ba Lan và nhiều quan chức Nhà nước về vụ được cho là tên lửa Nga rớt xuống gần địa phương Przewodow thể hiện một hành động khiêu khích có chủ ý nhằm mục đích tạo ra leo thang xung đột ».

Matxcơva khẳng định « không một vụ tấn công nào được tiến hành nhắm vào các mục tiêu gần vùng biên giới Ba Lan - Ukraina ». Những hình ảnh «
đến các tên lửa của Nga.

COP27 : Các nước nghèo tố cáo các nước giàu thiếu hành động cho khí hậu


Logo COP27 tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 14/11/2022. AFP - AHMAD GHARABLI
Chi Phương
Ba ngày trước khi Hội Nghị Khí Hậu Liên Hiệp Quốc, COP27, kết thúc, nhóm « G77 + Trung Quốc », gồm hơn 130 nước nghèo hoặc đang phát triển, vào hôm qua, 15/11/2022, đã trình bày kế hoạch lập một cơ chế hỗ trợ tài chính, bồi thường thiệt hại mà các nước này đã phải gánh chịu do tác động của tình trạng nhiệt độ gia tăng trên toàn cầu. Đề xuất này đang trong quá trình thảo luận gay gắt với các nước giàu.

Theo AFP, hôm qua, tại hội nghị diễn ra ở Charm el-Cheikh, Ai Cập, nhiều nước đang phát triển đã lần lượt bày tỏ nỗi bất bình vì các nước giàu thiếu hành động cho khí hậu, kêu gọi các nước G20 và các nước gây ô nhiễm nhiều nhất có hành động khẩn cấp.

Liên quan đến quỹ bồi thường, đại diện của Liên Hiệp Châu Âu chỉ đưa ra khả năng sẽ khởi động một tiến trình đàm phán từ nay đến năm 2024, đồng thời tái khẳng định cam kết giảm phát thải carbon, ít nhất là 57% từ nay đến năm 2030.

Đại diện Climate Action Network, ông Harjeet Singh cho rằng : « Các nước giàu đã kết thúc quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, họ có thể quyết định cùng tham gia (giải quyết các vấn đề cấp bách về khí hậu) hoặc tiếp tục đứng ở phía « sai lầm của lịch sử », trong khi mà hàng triệu người đang khốn khổ ».

Không có nhận xét nào: