Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

Tư Đầm Dơi! - Đoàn Xuân Thu

Bảo Huân
Có những vùng đất khỉ ho cò gáy, chó ăn đá, gà ăn muối, bà con nhỏ lớn chưa hề nghe nói tới tên. Vì nó ở trong Hóc Bà Tó.Như Phá Tam Giang ngoài Trung nổi tiếng ít nhiều cũng nhờ bài “Chiều Trên Phá Tam Giang” của nhà thơ Tô Thùy Yên. Ðọc thơ, tôi mới chịu khó tìm hiểu Phá là gì? Thì ra: Phá Tam Giang là vùng nước mặn rộng lớn thuộc tỉnh Thừa Thiên. Phá Tam Giang rộng khoảng 52km2, trải dài trên đất của 4 quận: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà và Phú Vang. Phá Tam Giang có dải đất, cát chặn ở trước, ngăn cách với biển, thông ra biển bởi một dòng nước hẹp và chảy xiết.
<!>
Ðầm tương đối rộng lớn, đón nước từ nhiều sông rạch đổ ra, mùa mưa nước ngập sâu, mùa nắng nước cạn hơn. Ở Cà Mau, đầm Thị Tường (chắc tên của một người phụ nữ) đột nhiên nổi tiếng, ít nhiều gì cũng do bút ký “Xa Ðầm Thị Tường” của nữ nhà văn nổi tiếng Nguyễn Ngọc Tư.

Ðầm Thị Tường, thời CS, thuộc địa phận 3 huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân của tỉnh Cà Mau. Ðầm Thị Tường tạo nên từ nước sông Mỹ Bình, sông Ông Ðốc và nhiều kênh rạch khác. Ðầm Thị Tường dài 12 km, chỗ rộng nhất 2 km, chỗ sâu nhất 1.5m, thông ra Vịnh Thái Lan.

Chớ hồi năm nẳm, tui không nghe tiếng Ðầm Thị Tường mà chỉ nghe, chớ chưa tới là quận Ðầm Dơi, xứ đầm lầy có nhiều dơi về đậu.

Quận Ðầm Dơi, tui nghe tiếng vì cuối tháng 5 năm 1975, Việt Cộng đã xử tử Thiếu tá Quận trưởng Huỳnh Túy Viên. Năm ấy ông chỉ mới 33 tuổi. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, tỉnh Cà Mau đó đa.


Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư – nguồn vnexpress

Về nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng với Cánh đồng bất tận đã được dựng thành phim:

Nhà văn Sơn Nam nhận xét về nhà văn Tư Ðầm Dơi như vầy: “Cô Tư viết hay nhưng hỗn. Văn phong của cổ hơi cà rỡn. Cái nhìn trong ‘Cánh đồng bất tận’ không rộng, nông dân ở đó không nhìn hẹp như thế mà mỗi cái họ đều có lý của họ.

Ngọc Tư thông minh, sẽ còn phát triển nữa nhưng cần người chỉ dẫn sau vụ lùm sùm về “Cánh đồng bất tận”. Ông Sơn Nam vừa khen, vừa chê nhà văn Tư Ðầm Dơi có tài nhưng hổng có cái tâm.

Tình cờ, tui đọc được tùy bút ‘Xa Ðầm Thị Tường của cô Tư Ðầm Dơi, tui xin vô phép cà khịa đôi chỗ như vầy nè:

“Mình ngờ ngợ là mình đã quên cái gì nơi ấy. Lục lạo lại thì đúng là mình có bỏ lại cây bàn chải đánh răng. Nghĩ lại, cây bàn chải đánh răng thì nhằm nhò gì, mà mình bứt rứt khó chịu như vậy. Mình vẫn còn cảm thấy bỏ lại một cái gì đó, khác hơn và lớn hơn, sâu đậm hơn nhiều.

Vậy thì có phải mình để lại Thị Tường một mùa gió chướng không?”

Thưa lục lạo lại hay lục lọi vậy cô Tư? Cô Tư xa Ðầm Thị Tường, cô sợ bỏ quên một cái gì đó cô lục lạo lại. Lục lạo cái gì? Lục lạo hành lý như cái giỏ xách hay cái va li? Nếu mấy cái nho nhỏ như vậy thì dùng động từ “lục lọi” nó chính xác hơn. Dĩ nhiên nó hay hơn.

Mình dùng chữ ‘lục lạo’ là kiếm cái gì ở nơi rộng lớn kìa. Như ‘lục lạo’ trong nhà đã rồi đi phá làng, phá xóm văn đàn.

“Người Ðầm Thị Tường làm lúa suốt năm nhưng trúng mùa nhất là vào giờ này. …Miệng lú rộng tròn như miệng thúng, rộng hơn một tí, bao quanh bằng lưới.”

Dạ thưa làm lúa “suốt năm” hay làm lúa “quanh năm”? Suốt năm là không nghỉ ngày nào thì nhậu lúc nào?

“Rộng hơn một tí” hay “Rộng hơn một chút”. “Xem lại album ảnh cưới” hay “Coi lại hình đám cưới trong album”? Mặt nước “mênh mông” hay “minh mông”? Mình cứ nằm “soãi chân” hay ‘sải chưn?’ (Bà con mình nói bơi sải là bung cái chưn, cái tay ra hết cỡ đó cô Tư). Nghe sóng nhảy nhót ‘hấp hé’ be xuồng. ‘Hấp hé’ hay ‘mấp mé’? Nước có chỗ le đé ngực, ‘le đé’ hay ‘lé đé’?

Chắc cô Tư say mê ‘bào chế’ chữ của ông bà mình để lại? Ðẻ thêm chữ không ai cấm. Nhưng ráng ‘tọt’ ra chữ nào mới nó phải hay hơn chữ cũ nhe cô Tư.

Rồi cô Tư viết: “Mắm cá nâu ác bống nhỏ tẳn mẳn để nguyên con, trộn gừng, đường cát, vắt tí chanh.” ‘Vắt tí chanh’ cái giống gì? Nặn chút chanh nghe cô Tư!

“Cuộc sống đẹp thế, vui thế cơ mà!” Câu nầy cô Tư viết không còn là mắm sặc Ðầm Dơi, Cà Mau mà là mắm tôm ngoài Hà Nội, ngoài Bắc.

Ðược xưng tụng là nhà văn Nam Bộ, quê Ðầm Dơi viết về Ðầm Thị Tường của đất Cà Mau mà chữ dùng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “Bắc Kỳ lai” nhiều quá.

Nhưng có cái nầy cô Tư dám phang đại tui cũng chạy cô Tư luôn! “Ðầm Thị Tường vùng căn cứ nổi tiếng thời chống Pháp, Mỹ. Xứ ủy Nam kỳ ở đây, Tỉnh ủy nằm ở đây, các báo kháng chiến nằm ở đây, Xóm làng che chở. Trực thăng, máy bay địch không biết bắn phá ở đâu chiều về quẹo lại Ðầm xả bom đạn chơi vậy, cũng không cần mục tiêu gì, bỏ xuống cho nhẹ lái, vì khát máu nên họ thấy cái đẹp mà không biết nâng niu, cảm nhận.(?!)”

Lúc chiến tranh, cô Tư chắc còn nhỏ xíu không biết nên chỉ nghe mấy thằng ba xạo nó nói. Nhưng nghe bằng hai cái lỗ tai rồi dùng cái đầu để suy xét coi nó có bố láo hay không nhe cô Tư! Kẻo bị tụi nó tẩy não rồi viết bậy bạ, bút sa gà chết, chúng nó cười chết nhe cô Tư.

Rồi cô Tư tự hỏi là “Có phải mình phi thực tế không?” Những đoạn cô chen vào để ra vẻ mình là dân cách mạng thì ‘phi thực tế’ là cái cẳng rồi cần gì phải hỏi! Vì lúc quánh nhau cô Tư còn bú tí!

47 năm cuộc chiến tranh đã chấm dứt. Con cái cán bộ gộc cùng quê Cà Mau với cô Tư cũng chạy tuốt qua Mỹ. Chửi Mỹ là bổn phận; còn qua Mỹ là ước mơ! Thì viết văn, mình có cần phải viết dóc để “bợ đít” nó nữa hay không? Bợ hoài mỏi tay lắm làm sao mà viết hả cô Tư? Thiệt là tiếc cho văn tài của cô Tư Ðầm Dơi hết biết!

ĐXT

Không có nhận xét nào: