Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh vừa có nhận định ngắn, về một vị quan chức cao cấp của xứ sở láng giềng (“Hunxen là nhà cai trị hiểu biết và bản lĩnh”) và đã nhận được không ít những lời lẽ tán đồng nồng nhiệt:
Đình Ấm Nguyễn: Chính xác.Một thời tôi đã hiểu sai về anh này.
Phuong Lam: Nếu ko bản lĩnh thì ông ấy ko tồn tại đến hôm nay ạ.
Nguyễn Ngoc Anh: Ông ấy là kẻ thức thời.
Tran Trong Duc: Campuchia là một nước nhỏ nhưng có một nhà lãnh đạo mang tầm vóc thời đại làm rạng rỡ dân tộc.
<!>
Tất cả quí vị thức giả thượng dẫn – tiếc thay – đều rất kiệm lời, không ai chịu nói thêm (đôi câu) về “bản lĩnh” của ông Samdech Hun Sen để người đọc được dịp mở mang tầm mắt. Tôi chưa bao giờ có dịp đặt chân đến London, Moscow, New York, Paris, Varsovie … (và cũng không cảm thấy hào hứng lắm, khi nghĩ đến những nơi xa xôi như thế) duy Kampuchea thì tôi có dịp lui tới rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ nhận ra được cái “tầm vóc thời đại làm rạng rỡ dân tộc” của vị thủ tướng của đất nước này.
Lần gần nhất tôi ghé qua Cambodia là hồi đầu tháng 11 năm 2022, trước khi khai mạc Hội Nghị Cấp Cao Asean – kỳ thứ 40 và 41, tại Phnom Penh – chừng độ một tuần. Bộ mặt thủ đô của xứ sở này, giờ đây, đã hoàn toàn đổi khác.
Phố xá ngăn nắp và sạch sẽ hơn thấy rõ, nhất là con đường Preah Sisowath Quay và khu công viên (Riverside Park) nằm ngay mé sông Tonle Sap. Lũ trẻ con trần truồng, đen đủi, nhếch nhác (vẫn thường lê la chơi đùa trước Hoàng Cung) đều đã … đi chỗ khác chơi. Những kẻ vô gia cư hay nằm vật vã trên ghế đá cũng không còn nữa. Đám hành khất cũng thế, cũng biến mất tiêu. Cứ như thể là họ chưa bao giờ có mặt trên đất nước này, dù chỉ một ngày.
Sự đổi thay không chỉ diễn ra ở Phnom Penh. Dọc Quốc Lộ 1, hằng trăm bức ảnh của Hun Sen (khi ngồi, lúc đứng) đã được gỡ bớt và thay bằng chân dung của hoàng gia: Quốc vương Norodom Sihamoni, phụ vương Norodom Sihanouk, và hoàng thái hậu Norodom Monineath.
Việt Nam lo sợ hiệu ứng domino từ các cuộc biểu tình ở Trung Quốc
Một số nhà bình luận thời sự ở Hà Nội cho rằng Việt Nam đang hạn chế đưa tin về những cuộc biểu tình rộng khắp tại Trung Quốc vì lo ngại hiệu ứng domino, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong báo chí.
Từ giữa tuần trước, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở các thành phố của Trung Quốc khi dân chúng bất bình với các biện pháp nghiêm ngặt thuộc chính sách Không COVID của quốc gia có hơn 1,4 tỷ dân.
Các cuộc biểu tình bùng phát sau cái chết của 10 người ở khu vực Tân Cương trong vụ hỏa hoạn chỉ vì lực lượng cứu hỏa không thể đến hiện trường dễ dàng do các hạn chế được áp dụng để phòng chống COVID.
Người biểu tình kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và yêu cầu Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình từ chức.
Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả
Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả (2) Nhưng mua được chính trị
29/11/2022
Trận mở màn World Cup 2022 đã khẳng định một điều : Nhiều tiền không giúp được gì mấy cho bóng đá.
Equator, đội bóng trung bình của Nam Mỹ đã giúp đội Qatar, đương kim vô địch châu Á mở mắt. Biển cả khác xa ao nhà, dù là cái ao to.
Qatar sống trên núi tiền từ dầu mỏ đã đạt được khá nhiều. Có tiền thì một triệu người Qatar có thể sai khiến 2 triệu nô lệ để làm cho xứ sở của họ trở thành tâm điểm thế giới. Không chỉ giải World Cup 2022 đầy tranh cãi, mà rất nhiều sự kiện thể thao và chính trị khác đã được tổ chức ở Doha.
Qatar đã trở thành một siêu cường mini, thao túng các xung đột ở Trung Đông: Qatar đang là một đế quốc Hồi giáo khiến cả thế giới phải bàn với họ mỗi khi muốn đạt được điều gì ở Afghanistan.
Thời sự đó đây ngày Thứ tư 30 tháng 11 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thống Hàn Quốc: Sẽ có ‘phản ứng chưa từng thấy’ nếu Triều Tiên thử hạt nhân
30/11/2022
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cảnh báo sẽ có một phản ứng chung chưa từng có với các đồng minh nếu Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân, đồng thời kêu gọi Trung Quốc giúp ngăn cản Triều Tiên theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn bị cấm.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 28/11, ông Yoon kêu gọi Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Ông nói nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến việc các khí tài quân sự đổ vào khu vực.
Gabor Steingart - Tập Cận Bình đang đánh liều với mọi thứ do những người tiền nhiệm lập nên
Phan Ba dịch
29/11/2022
Liệu Trung Quốc vẫn còn có một mô hình kinh doanh có khả năng hoạt động không? Câu hỏi này xuất hiện càng lúc càng nhiều hơn trong những ngày này. Tập Cận Bình nên tránh năm điều điên rồ vì chúng gây nguy hiểm cho sự cai trị của ông ta.
Tập Cận Bình đang đánh liều với hầu hết mọi thứ do những người tiền nhiệm của ông ta tạo dựng: từ khu vực tư nhân nội địa Trung Quốc đến mô hình xuất khẩu được ngưỡng mộ khắp nơi.
Sự kính trọng trước đó đã nhường chỗ cho nỗi sợ hãi, và nỗi sợ hãi giờ đây đã nhường chỗ cho sự nghi ngờ về việc liệu đất nước Trung Quốc này có còn một mô hình kinh doanh có khả năng hoạt động hay không.
Có năm điều điên rồ mà nhà cai trị chuyên quyền ấy phải đối mặt vì cuối cùng thì chúng gây nguy hiễm cho nền thống trị của ông ta.
Trung Quốc siết chặt kiểm soát ở nhiều nơi để ngăn biểu tình chống "Zero Covid"
Trọng Thành / RFI
29/11/2022
Hôm nay, 29/11/2022, các lực lượng an ninh có mặt dày đặc tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc để ngăn chặn các cuộc biểu tình chống chính sách Zero Covid. Biểu tình dự kiến tại nhiều nơi ở Trung Quốc tối hôm qua, 28/11, đã không diễn ra.
Theo hãng tin Pháp AFP, tại Thượng Hải, các nhóm an ninh túc trực sẵn tại mỗi cửa ra vào metro. Phố Urumqi, Thượng Hải, trung tâm của các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, bị kiểm soát chặt. Ít nhất 12 xe cảnh sát túc trực tại chỗ, theo ghi nhận của một phóng viên. Nhiều người biểu tình cho biết đã bị công an gọi đến để điều tra về việc tham gia vào các cuộc tuần hành những ngày vừa qua. Tình hình tương tự tại Bắc Kinh, công an được triển khai khắp nơi để sẵn sàng trấn áp bất cứ cuộc tập hợp nào. Riêng tại Hàng Châu, thành phố miền đông, cách Thượng Hải 170 km về phía nam, bất chấp sự hiện diện của công an, nhiều cuộc biểu tình nhỏ vẫn nổ ra.
Lý do Tập Cận Bình không còn được gọi là “lãnh tụ nhân dân”
Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi no longer described as ‘people’s leader’ in China,” Nikkei Asia, 24/11/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
30/11/2022
Nhà lãnh đạo cố gắng nở nụ cười ngoại giao, nhưng hành động công khai phê phán Thủ tướng Canada đã làm hỏng mất hình ảnh của ông.
Một tháng sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ngừng gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là “lãnh tụ nhân dân.” Không một tài liệu nào mới được xuất bản trên các trang web của chính phủ Trung Quốc nhắc tới cụm từ này.
Đó là một diễn biến đáng ngạc nhiên, vì cụm từ này đã được sử dụng nhiều lần trước và trong thời gian diễn ra đại hội toàn quốc. Một quan chức cấp cao tại Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, một cơ quan của đảng, đã gọi Tập là “lãnh tụ nhân dân” tại một cuộc họp báo. Truyền thông Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ này hàng ngày trong thời gian diễn ra đại hội. Người ta thậm chí còn phát sóng một bài hát có tựa đề “lãnh tụ nhân dân.”
Mỹ chọn phản ứng 'thận trọng' và 'thông minh' trước biểu tình chống zero-Covid tại Trung Quốc?
BBS News
30/11/2022
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bị phe Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì cách phản ứng thận trọng trước các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bị phe Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì cách phản ứng thận trọng trước các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc liên quan đến lệnh phong tỏa vì Covid. Một số lập pháp đã cáo buộc Washington thất bại trong việc nắm bắt một thời khắc lịch sử, theo phân tích từ Reuters.
Thế nhưng một số nhà phân tích cũng cho rằng sự thận trọng là một cách tiếp cận đúng đắn trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung tiềm ẩn nhiều bất ổn, và cả nguy cơ bị rơi vào diễn ngôn của Trung Quốc với cáo buộc "các thế lực nước ngoài" đang đứng đằng sau các cuộc biểu tình.
Nguyễn Kim - Dân Trung Cộng đã vùng dậy chống Tập Cận Bình
30/11/2022
Chủ Nhật 27/11/2022, nhiều cơ quan truyền thông như The Diplomat, AP News, BBC News, CNN, . . . đã đồng loạt loan tin về những cuộc biểu tình chống Tập Cận Bình đang xảy ra tại nhiều thành phố lớn và tại 50 trường đại học ở Trung Cộng. Sinh viên và người dân trong các cuộc biểu tình đã hét to những khẩu hiệu “Tự do ngôn luận” và “Tập Cận Bình phải từ chức.” Có khoảng 2,000 sinh viên của trường đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh nơi Tập Cận Bình theo học trước đây, đã yêu cầu nhà nước nới lỏng biện pháp chống đại dịch Covid 19.
Tập Cận Bình: Tiến thoái lưỡng nan
Chính sách “zero-Covid” đã đẩy Trung Quốc (TQ) vào cuộc khủng hoảng ngày càng sâu, đồng thời đặt ra những câu hỏi mới về tính hiệu quả của vaccine nội địa. Lãnh đạo Tập Cận Bình vẫn cố chấp không thừa nhận sai lầm để thoát ra vòng luẩn quẩn lockdown vốn vượt quá sức chịu đựng của người dân.
Cuộc khủng hoảng do tự mình gây ra
Trung Quốc đang rơi vào một cuộc khủng hoảng lớn và kéo dài do Covid-19 mà không có “sách hướng dẫn” hiệu quả nào để thoát ra. Sau hơn hai năm phong tỏa, xét nghiệm và cách ly tái đi tái lại để dập tắt các đợt lây nhiễm, phương pháp “zero-Covid” của quốc gia đông dân nhất thế giới này đang đi vào ngõ cụt và đẩy người dân đến bước đường cùng phải phản ứng. Khao khát tự do ở mức cơ bản nhất và phi chính trị đã vượt qua nỗi sợ cái chết và tù đầy.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét