Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

Kính Chuyển Vài Tin Về Giải Túc Cầu Thế Giới Và Tin Nóng Theo Đòng Thời Sự! - Lê Văn Hải


Tin Vui: Trận Túc Cầu Hồi Hộp Căng Thẳng Trưa Này: Hoa Kỳ Đã Thắng Iran 1-0! Như đã dự đoán, Trận Bóng Tròn trưa này, nhiều lý do bắt buộc Đội Tuyển Hoa Kỳ phải thắng! Trận đấu đã thành công tốt đẹp! Cả nước Mỹ mừng rỡ! Hoa Kỳ đã thắng Iran 1-0 - Vì trận đấu này còn pha mầu sắc chính trị. Người Mỹ thì khác, nhưng Iran thì coi Mỹ như…kẻ thù! Cho dù Huề, cũng đi về và mang nhục với dân Iran! và kẻ thù sẽ cười, bêu xấu Hoa Kỳ hả hê! Cảm tạ Trời, chuyện này đã không xảy ra!
Hoan hô đội tuyển Hoa kỳ!
<!>
Qatar 2022: Quả Bóng Tròn Thu Hút Sự Chú Ý Hơn Thất Bại Chống Tham Nhũng của FIFA
(Chi Phương)

Từ khi Qatar “trúng thầu” tổ chức Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) 2022 vào năm 2010 đến khi giải đấu sắp diễn ra, nhiều lời kêu gọi tẩy chay đã được đưa ra vì lý do vi phạm nhân quyền của nước này, không chỉ trong cách đối xử với lao động nhập cư mà còn với cộng đồng LGBT. Trong khi đó, Liên đoàn Túc cầu Thế giới (FIFA) cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức giải đấu liên tục bị cáo buộc nhận hối lộ tham nhũng để trao quyền tổ chức World Cup cho một số nước.

Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) xin giới thiệu bài phân tích đăng trên The Conversation (25/11/2022) của ông Daniel Hough, giảng viên tại University of Sussex, liên quan đến vấn đề tham nhũng tại FIFA.

Những cáo buộc về tham nhũng trong quá trình xét chọn nước chủ nhà đã được thảo luận rất nhiều. Tuy nhiên, với sức nóng của Qatar, những vụ tham nhũng đã được chứng minh và sự thất bại của FIFA trong việc cải cách tổ chức này sau đó, có nguy cơ không thu hút được nhiều sự quan tâm. Các công tố viên Thụy Sỹ và bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã điều tra cáo buộc liên quan đến hành vi gian lận, lừa đảo và rửa tiền của những người trong nội bộ FIFA và có quan hệ với FIFA.

Các cuộc điều tra từ phía Thụy Sỹ đặc biệt xét đến hành vi gian lận, quản lý yếu kém và biển thủ quỹ của các viên chức cấp cao của FIFA. Nhiều vụ xét xử đang diễn ra, một số người đã bị kết án, mặc dù cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter và Phó Chủ tịch Michael Platini đã được tha bổng (FIFA cấm tham gia hoạt động túc cầu chuyên nghiệp 8 năm). Giám đốc điều hành túc cầu Qatar, Bộ trưởng chính phủ Qatar, ông Nasser al-Khelaïfi cũng đã được xử vô tội trong phiên tòa xét xử tham nhũng ở Thụy Sỹ.
Tư pháp Hoa Kỳ đã điều tra hành vi của các viên chức FIFA trong nhiều thập kỷ, tập trung vào việc phân phối bản quyền phát sóng giải đấu, hối lộ và rửa tiền. Hơn 50 bị cáo, là cá nhân hoặc doanh nghiệp, đã bị buộc tội hình sự, chủ yếu liên quan đến các cáo buộc hối lộ và rửa tiền. 4 tập đoàn và 27 người đã nhận tội với tội danh nêu trên.

Một số người đã bị kết án, một số khác thì đã được tha bổng. Một số vụ án đang diễn ra và phần lớn là các cá nhân phản đối việc dẫn độ sang Hoa Kỳ. Tư pháp Hoa Kỳ đã thu giữ hơn 201 triệu Mỹ kim từ tài khoản của các cựu viên chức có liên quan đến tham nhũng.

Tư pháp Hoa Kỳ cũng cáo buộc 3 viên chức đã nhận hối lộ để trao quyền tổ chức World Cup cho Nga và Qatar. Hai trong số họ đã qua đời còn vị viên chức thứ ba là người Brazil Ricardo Teixeira, thì không thể bị dẫn độ. Ông Ricardo phủ nhận tất cả các cáo buộc nhưng FIFA đã cấm tham gia vào World Cup vĩnh viễn do các buộc nhận hối lộ liên quan đến các giải World Cup ở Nam Mỹ.

Những người trực tiếp tham gia vào chỉ đạo đấu thầu cho World Cup Qatar vẫn luôn phủ nhận mọi cáo buộc. Uỷ ban Tối cao về Chuyển giao và Pháp lý Qatar đã lập luận rằng “mặc dù nhiều năm bị cáo buộc một cách sai trái nhưng chưa bao giờ có bằng chứng chứng minh rằng Qatar đã giành quyền tổ chức World Cup 2022 một cách phi đạo đức hoặc trái với các quy tắc đấu thầu chặt chẽ của FIFA”.

Như Thế Nào Mới Là Tham Nhũng?

Trên thực tế, không bao giờ có đồng thuận chung để định nghĩa tham nhũng là gì (sách Analysing corruption). Một thỏa thuận chính trị thông minh đối với người này nhưng lại là một hành động tham nhũng đối với người khác. Tuy nhiên, có 4 điều để hiểu tham nhũng bắt đầu và kết thúc ở đâu.

Thứ nhất, tham nhũng là cố ý. Không ai vô tình tham nhũng. Tham nhũng không phải là một hành động quản lý yếu kém. Nó xảy ra vì mọi người muốn nó xảy ra. Thứ hai, tham nhũng liên quan đến một số loại hành vi lạm dụng.

Để xác định hành vi “lạm dụng” bắt đầu và kết thúc ở đâu, chúng ta cần hiểu rõ các quy tắc để tham gia là gì. Chúng ta cần biết rõ mô tả cụ thể về công việc đó. Chỉ khi đó thì mới có thể chắc chắn rằng ai đã đi “quá đà”, trong việc đưa ra quyết định.

Thứ ba, tham nhũng liên quan đến quyền lực được giao phó. Quyền lực này có thể đến từ thùng phiếu của các chính trị gia hoặc từ sự bổ nhiệm đối với các công chức chẳng hạn như các viên chức FIFA.

Cuối cùng, đó là một số lợi ích cá nhân. Phải có đầu ra, có thể là tiền, danh tiếng hoặc hoàn thành yêu cầu nào đó. Nếu không thì sẽ không có chuyện tham nhũng.

Tất cả 4 điểm trên đều có thể hoặc thực sự gây tranh cãi. Nhưng đối với những người đưa ra các điểm trên, họ vẫn đưa ra một khuôn khổ để hiểu những quy trình thường khá phức tạp. Qua việc sử dụng định nghĩa nêu trên, không có một hành vi rõ ràng nào chỉ ra trực tiếp mối liên hệ giữa cuộc đấu thầu Qatar và hành vi tham nhũng giành quyền tổ chức World Cup 2022. Thậm chí, có những bằng chứng là Qatar cũng như Nga (2018), Brazil (2014) Nam Mỹ (2010) và Đức (2006), đã đơn thuần tuân thủ các quy tắc và logic làm cơ sở cho các quy tắc đó.

FIFA Đưa Ra Quy Định “Thúc Đẩy” Tham Nhũng?

Cựu luật sư của Hoa Kỳ, ông Michael Garcia khi tiến hành điều tra độc lập về đạo đức đối với quy trình đấu thầu World Cup, đã chỉ ra rằng những người chỉ đạo quy trình đấu đầu của Qatar có thể đã đẩy các quy tắc đó đến giới hạn.

Tuy nhiên, họ được cho là rất giỏi trong việc chơi trò chơi của FIFA. Các quy tắc có thể không phù hợp với mục đích hoặc bị phản đối về mặt đạo đức, nhưng không có nghĩa là Qatar có hành vi tham nhũng.

Theo các cuộc điều tra của Thụy Sỹ và Hoa Kỳ, nhiều đại diện của FIFA đã cố tình lạm dụng vị trí của họ hoặc quyền lực được giao phó để tư lợi. Tất cả bốn tiêu chí tham nhũng trên đều đã được đáp ứng trong những trường hợp này. Ví dụ như hai cựu viên chức đã bị kết án vào năm 2017, Juan Ángel Napout của Paraguay, cựu Phó Chủ tịch FIFA, và José Maria Marin, cựu Chủ tịch Hiệp hội túc cầu Brazil.

Ông Napout buộc phải nộp lại 3,3 triệu Mỹ kim tiền hối lộ đã nhận và phải nộp phạt 1 triệu Mỹ kim. Ông bị kết tội có âm mưu gian lận và tội âm mưu lừa đảo qua đường dây. Marin bị kết án 4 năm tù và bị phạt 1,2 triệu Mỹ kim đồng thời bị tịch thu 3,3 triệu Mỹ kim.
Có những người đang chờ tuyên án như cựu thành viên của hội đồng điều hành FIFA, ông Luis Bedoya, đã bị kết tội vì có hành vi gian lận trong các giao dịch ngân hàng và âm mưu hối lộ. Ông Bedoya đã nhận tội vào tháng 11/2015 nhưng việc công bố bản án vẫn bị trì hoãn.

Vẫn còn nhiều trường hợp pháp lý khác, trong đó rõ ràng nhất là vụ của một cựu Phó Chủ tịch FIFA Jack Warner. Tư pháp Hoa Kỳ đã cáo buộc Warner được trả 5 triệu Mỹ kim từ các nhiều công ty vỏ (shell companies), để bầu cho Nga tổ chức World Cup 2018. Phía Hoa Kỳ đang cố gắng dẫn độ ông về Hoa Kỳ từ Trinidad. Ông Warner phủ nhận mọi cáo buộc.

Ngầm Loại Bỏ Cơ Quan Điều Tra Tham Nhũng Trong Nội Bộ

Trong khi đã thu được bằng chứng tham nhũng ở trong nội bộ FIFA, nhưng có vẻ như văn hóa tổ chức vẫn giữ nguyên. FIFA đã tạo ra một loạt định chế mới để giám sát công việc của tổ chức này năm 2012. Tuy nhiên, tại đỉnh điểm các bê bối tham nhũng năm 2017, FIFA đã sa thải một lãnh đạo độc lập, chịu trách nhiệm điều tra và xét xử của Ủy ban đạo đức và Chủ tịch của Ủy quan quản trị. Vụ sa thải này đã khiến một số thành viên còn lại của ủy ban từ chức để phản đối FIFA.

Hai người bị sa thải nêu trên đã tuyên bố rằng họ đang trong quá trình điều tra hàng trăm vụ tham nhũng. Các vụ này sẽ bị đình trệ trong nhiều năm và việc bãi nhiệm họ đã làm vô hiệu hóa các cuộc điều tra tham nhũng của FIFA.
Hiện uỷ ban đạo đức này vẫn tồn tại, nhưng không có tác động lớn như mong đợi. Điều này phản ánh trong các trường hợp mà FIFA đã thụ động, hoặc không đưa ra lập trường đối với các hành vi vi phạm đạo đức kể từ đó. Ví dụ như lệnh cấm Nga tham gia Thế Vận hội vì sử dụng chất kích thích cấm trong thể thao (doping).

Sự thiếu thay đổi này có thể là vì FIFA đã đưa ra lập luận rằng tổ chức này là nạn nhân của tham nhũng chứ không phải là bên thực hiện, gây ra tham nhũng. Khi Napout và Marin bị kết án, FIFA đã khẳng định “ủng hộ mạnh mẽ và khuyến khích giới chức Mỹ nỗ lực, buộc những cá nhân đã lạm dụng chức vụ và mua chuộc giải túc cầu quốc tế vì lợi ích cá nhân, phải chịu trách nhiệm”.

Tuy nhiên, có vẻ như ngay cả những người bị buộc tội tham nhũng đã rời đi, FIFA vẫn cần có thay đổi trong văn hóa tổ chức theo hướng minh bạch và có trách nhiệm giải trình hơn.
Các nhà lãnh đạo của tổ chức này không hiểu được vấn đề mà họ phải đối mặt. Do đó, FIFA khó có thể thực hiện các cải cách có ý nhĩa.


Làm Dáng? Hay Biểu Diễn? ‘Điều Quá Đỗi Bình Thường’: Cổ Động Viên Nhật Bản Dọn Rác ở World Cup


(Hình: Những người ủng hộ đội tuyển Nhật Bản dọn dẹp khán đài khi kết thúc trận đấu túc cầu bảng E của World Cup giữa Đức và Nhật Bản, tại Sân vận động Quốc tế Khalifa ở Doha, Qatar, ngày 23/11/2022. Nhật Bản thắng 2-1.)

– Cảnh tượng các cổ động viên Nhật Bản tại Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) nhặt rác cho vào túi sau một trận đấu – dù thắng hay thua – luôn gây ngạc nhiên cho những người không phải là người Nhật Bản. Các cầu thủ Nhật Bản nổi tiếng vì làm điều tương tự trong phòng thay đồ của đội họ: treo khăn tắm, lau sàn và thậm chí để lại thông điệp cảm ơn.

Hành vi này đang được bàn tán rôm rả trên trên mạng xã hội tại World Cup ở Qatar, nhưng không có gì bất thường đối với cổ động viên hoặc cầu thủ Nhật Bản. Họ chỉ đơn giản làm điều mà hầu hết mọi người ở Nhật Bản vẫn làm – ở nhà, ở trường, nơi làm việc hoặc trên đường phố từ Tokyo đến Osaka, Shizuoka đến Sapporo.

“Đối với người Nhật Bản, đây chỉ là điều bình thường họ làm”, huấn luyện viên Nhật Bản Hajime Moriyasu nói. “Khi bạn rời đi, bạn phải để lại một nơi sạch sẽ hơn trước đó. Đó là sự giáo dục mà chúng tôi đã được dạy. Đó là văn hóa cơ bản mà chúng tôi có. Đối với chúng tôi, nó không có gì đặc biệt cả”.

Phát ngôn viên của Hiệp hội Túc cầu Nhật Bản nói họ đang cung cấp 8.000 túi rác để giúp cổ động viên nhặt rác sau các trận đấu với thông điệp “cảm ơn” bên ngoài được viết bằng tiếng Ả-rập, tiếng Nhật và tiếng Anh.

Barbara Holthus, một nhà xã hội học đã sống ở Nhật Bản trong thập niên qua, cho biết việc dọn dẹp vệ sinh cá nhân đã ăn sâu vào văn hóa Nhật Bản.

“Ở Nhật Bản, người ta luôn phải mang rác về nhà vì không có thùng rác trên đường phố”, bà Holthus, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản của Đức, nói. “Trẻ em dọn dẹp lớp học. Ngay từ khi còn rất nhỏ, chúng đã học được rằng mình phải chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ trong không gian của chính mình”.
Nhiều trường tiểu học ở Nhật Bản không có người lao công, vì vậy một số công việc dọn dẹp được giao cho học sinh nhỏ tuổi. Nhân viên văn phòng thường dành một giờ để dọn dẹp khu vực của họ.
“Một phần là do văn hóa, nhưng cũng là do cơ cấu giáo dục đã đào tạo con người ta trong một thời gian dài để làm điều đó”, bà Holthus nói thêm.

Đây là kì World Cup thứ bảy liên tiếp của Nhật Bản, và sự sạch sẽ của họ bắt đầu trở thành tin tức tại World Cup đầu tiên họ tham dự vào năm 1998 tại Pháp.

Trước Thế vận hội 2020, Đô trưởng Tokyo Yuriko Koike cảnh báo rằng những cổ động viên đến tham dự sẽ phải học cách tự dọn dẹp sau khi bày bừa. Tuy nhiên, vấn đề này không bao giờ xảy ra khi cổ động viên từ ngoại quốc bị cấm tham dự Olympics vì đại dịch COVID-19.

Tokyo có ít thùng rác công cộng. Điều này giữ cho đường phố sạch sẽ hơn, tiết kiệm cho các thành phố đô thị chi phí đổ rác, và tránh được chuột bọ.
Midori Mayama, một phóng viên người Nhật tại Qatar tường trình về World Cup, nói rằng việc cổ động viên nhặt rác chẳng phải tin tức gì lớn ở Nhật Bản.
“Không ai ở Nhật Bản sẽ đưa tin về chuyện này”, cô nói, lưu ý rằng việc dọn dẹp tương tự cũng xảy ra tại các trận bóng chày chuyên nghiệp của Nhật Bản. “Tất cả điều này quá đỗi bình thường”.

Đó có thể là điều bình thường đối với người Nhật, nhưng Alberto Zaccheroni, một người Ý Ðại Lợi từng huấn luyện đội tuyển Nhật Bản từ năm 2010 đến 2014, cho biết đó không phải là cách mà hầu hết các đội hành xử khi họ đi thi đấu ở ngoại quốc.
“Ở khắp nơi trên thế giới, các cầu thủ cởi bỏ đồ thi đấu của họ và để trên sàn trong phòng thay đồ. Sau đó, các nhân viên vệ sinh đến và thu dọn”, ông nói. “Không phải các cầu thủ Nhật Bản. Họ xếp hết cả quần đùi lên nhau, cả vớ và cả áo thi đấu”.


Anh 0 – 0 Hoa Kỳ: Liệu Hai Đội Có Dắt Tay Nhau Vào Vòng Trong

(Nguyễn Hùng)


(Hãng tin AP của Hoa Kỳ nhắc lại rằng Anh chưa từng thắng Hoa Kỳ ở World Cup sau khi hòa trong trận mới nhất, hòa 1-1 hồi năm 2010 và thua 0-1 hồi năm 1950.)

Wales không phải là đối thủ đáng gờm với Anh trong trận tới nhưng Iran không phải là dễ chơi với Hoa Kỳ. Với màn thể hiện bị coi là “buồn tẻ” trong trận gặp Hoa Kỳ, các cầu thủ Anh đành chia điểm với đội bóng ở bên kia Đại Tây Dương và nhận về một điểm thay vì ba như mong muốn.

Ngay cả các bình luận viên Anh cũng thừa nhận Hoa Kỳ đáng ra phải thắng. Họ nói điều đó có thể đã xảy ra nếu Hoa Kỳ thi đấu bạo dạn ngay từ đầu thay vì đá thăm dò lúc đầu hiệp một.
Với trận hòa thứ hai, Hoa Kỳ hiện đứng thứ ba với hai điểm, sau Iran, đội vừa thắng Wales để lấy ba điểm, và sau Anh với bốn điểm sau khi đã thắng áp đảo Iran trong trận đầu.

Hoa Kỳ buộc phải thắng Iran để có cơ hội cùng Anh lọt vào vòng trong. Anh chỉ cần cầm hòa hoặc thua nhẹ Wales để vào vòng trong vì hiệu số bàn thắng bàn thua của Anh cho tới nay là 6-2.

Nhưng Wales cũng có thể thắng Anh và Iran hòa Hoa Kỳ dẫn tới ba đội Anh, Iran và Wales đều được bốn điểm; hai đội nào vào vòng trong phụ thuộc vào số bàn thắng họ ghi được trong trận cuối cùng. Mặc dù khó xảy ra nhưng trong túc cầu không điều gì là không thể.

Cũng không thể loại trừ Iran thắng Hoa Kỳ và đạt sáu điểm. Nếu điều này xảy ra, Anh phải thắng Wales để có bảy điểm nhằm đứng đầu bảng B như họ mong muốn.

Trở lại với trận Anh-Hoa Kỳ, các cầu thủ Anh vất vả trong việc lấy bóng từ chân các cầu thủ Hoa Kỳ ở khu vực giữa sân và cũng chật vật vượt qua hàng phòng thủ của đối phương. Có lúc các cầu thủ Hoa Kỳ liên tục áp đảo khung thành của tuyển Anh và được hưởng vài quả phạt góc liên tiếp. Kênh thể thao Sky Sports của Anh cho điểm 5 hoặc 6 cho hầu hết các cầu thủ Anh ngoại trừ Harry Maguire được 8 và Jude Bellingham được 7.

Nhưng trang Guardian của Anh chỉ cho Maguire 7 điểm và Bellingham 5 điểm. Trong khi đó Guardian cho bốn cầu thủ Hoa Kỳ 8 điểm: Tyler Adams, Yusuf Musah, Weston McKennie và Sergino Dest. Bốn cầu thủ khác của Hoa Kỳ được chấm 7 điểm là: Tim Ream, Walker Zimmerman, Timothy Weah và Christian Pulisic.

Hãng AP của Hoa Kỳ nhắc lại rằng Anh chưa từng thắng Hoa Kỳ ở World Cup sau khi hòa trong trận mới nhất, hòa 1-1 hồi năm 2010 và thua 0-1 hồi năm 1950.

Màn thể hiện mới nhất của Anh khiến họ bị fan hâm mộ la ó tại sân vận động ở Qatar cũng như bị chỉ trích trên truyền thông. Họ bị cho là đá quá thụ động, thiếu sáng tạo và thiếu dũng cảm.

Nhưng tại World Cup lần này, Nhật Bản đã thắng Đức, Saudi Arabia thắng Á Căn Ðình nên cũng có cổ động viên Anh nói một điểm trong trận gặp Hoa Kỳ là một điểm tốt góp phần đưa Anh vào sâu thêm.

Wales không phải là đối thủ đáng gờm với Anh trong trận tới nhưng Iran không phải là dễ chơi với Hoa Kỳ. Cả Anh và Hoa Kỳ vẫn có cơ hội dắt tay nhau vào vòng trong khi hòa nhau trong trận đọ sức mới nhất. Nhưng cơ hội của Anh để vào sâu hơn có vẻ nhỉnh hơn của Hoa Kỳ.


World Cup 2022: Loại Đan Mạch, Pháp Là Đội Đầu Tiên Vào Vòng 1/8

- Hôm 26/11/2022, tại Giải Vô địch Túc cầu Thế giới (World Cup) ở Qatar, đội Pháp đã giành thắng lợi 2-1 trước Đan Mạch, lọt vào vòng 1/8. Tiền đạo Kylian Mbappé ghi công đầu với hai bàn thắng.

Phóng sự của hai thông tín viên Antoine Grognet và Cédric de Oliveira của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) gửi về từ Doha:
“Rút cục đội Pháp đã thoát khỏi lời nguyền từ năm 2010, theo đó đội vô địch luôn bị loại ngay từ vòng đầu. Tuy nhiên, đối với các cổ động viên Pháp, điều này ít quan trọng. Tất cả chỉ có trên miệng một từ duy nhất: Mbappé.
“Mbappé đã chơi một trận cầu tuyệt đẹp!”, “Mbappé là phải như vậy!”, “Mbappé là một người vĩ đại!”, “Một cầu thủ tuyệt vời”, “Cristiano giỏi, nhưng tôi nghĩ rằng Mbappé sẽ vượt”….

Tiền đạo Kylian Mbappé rời sân vận động 974 với hai bàn thắng, với phần thưởng dành cho cầu thủ xuất sắc nhất, và niềm tin anh là nguyên tử của đội tuyển Pháp. Mbappé, với 31 bàn thắng, cùng với Zinedine Zidane, đã trở thành những nhà ghi bàn xuất sắc nhất trong lịch sử đội tuyển túc cầu Pháp. Thành tích của Mbappé gây ấn tượng với hậu vệ cùng đội tuyển Dayot Upamecano:
“Dĩ nhiên, đây là một ngày quan trọng với chúng tôi. Anh ấy sẽ tiếp tục như vậy. Đấy là một tiền đạo xuất sắc. Tôi rất hạnh phúc được chơi với anh ấy”.

Với 3 bàn thắng từ đầu giải, vận động viên người Pháp đang là một trong các cầu thủ ghi bàn nhiều tại World Cup lần này. Tiền đạo Mbappé còn ít nhất hai trận đấu nữa để nâng cao thành tích”.


Tin Quốc Tế Đó Đây:

Tổng Thống Putin Nói ‘Chia Sẻ Nỗi Đau’ Với Các Bà Mẹ Nga Mất Con ở Ukraine


(Hình: Tổng thống Vladimir Putin nói chuyện với các bà mẹ có con thiệt mạng trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine.)

- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm 25/11/2022, Tổng thống Vladimir Putin đã gặp hơn 10 bà mẹ lính Nga chiến đấu ở Ukraine, và nói với những người mất con rằng ông và toàn bộ giới lãnh đạo Nga chia sẻ nỗi đau của họ.

Hàng trăm ngàn người Nga đã được đưa đến chiến đấu ở Ukraine – trong đó có những người nằm trong số hơn 300.000 người thuộc đợt động viên quân một phần được ông Putin loan báo hồi tháng 9.

Gặp gỡ 17 bà mẹ tại dinh thự Novo-Ogaryovo ở ngoại ô Mạc Tư Khoa để kỷ niệm Ngày Hiền mẫu của Nga, ông Putin được nhìn thấy ngồi với các bà mẹ quanh một chiếc bàn có để đầy trà, bánh ngọt và hoa quả trong một clip ngắn được ghi hình trước. Nhiều người mỉm cười khi ông Putin bước vào.

Ông Putin nói ông hiểu sự lo lắng và quan ngại của các bà mẹ lính – và nỗi đau của những người đã mất con trai ở Ukraine.
“Đối với những người trong số quý vị ở đây và những người đã mất con trai của mình, tất nhiên Ngày của Mẹ gắn liền với những suy nghĩ về thảm kịch này… Tôi mong quý vị hiểu rằng cá nhân tôi, toàn thể lãnh đạo của đất nước, chúng tôi chia sẻ nỗi đau của quý vị”, ông nói.
“Chúng tôi hiểu rằng không có gì có thể thay thế được sự mất đi một người con trai – nhất là đối với một người mẹ”, ông nói thêm.


Anh Nói Nga Cạn Phi Đạn Vì Chiến Tranh Đến Mức Gỡ Bỏ Đầu Đạn Nguyên Tử


(Hình AP.)

- Nga có thể đang gỡ bỏ đầu đạn nguyên tử khỏi các phi đạn liên lục địa nguyên tử cũ kỹ của mình và bắn đạn không trang bị nguyên tử nhắm vào Ukraine, tình báo quân sự của Anh ngày thứ Bảy (26/11/2022) cho biết.

Bộ Quốc phòng Anh nói hình ảnh nguồn mở cho thấy xác của một phi đạn liên lục địa phóng từ trên không bắn vào Ukraine dường như được thiết kế vào những năm 1980 như là một hệ thống phóng nguyên tử, nói thêm rằng trấn lưu có thể đã được thay thế cho các đầu đạn.

Một hệ thống như vậy vẫn sẽ gây thiệt hại thông qua động năng của phi đạn và nhiên liệu chưa sử dụng. Tuy nhiên, nó khó có thể đạt được tác dụng đáng tin cậy đối với các mục tiêu được nhắm tới, bộ này cho biết thêm trong cập nhật tình báo hàng ngày được đăng trên Twitter.

“Dù ý định của Nga là gì, sự cải biến này cho thấy mức độ cạn kiệt trong kho phi đạn tầm xa của Nga”, bộ nói.


NATO Tuyên Bố Giúp Ukraine Tới ‘Chừng Nào Còn Cần Thiết’


(Hình: Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg.)

- Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) quyết tâm giúp Ukraine tự vệ chống lại Nga tới “chừng nào còn cần thiết” và sẽ giúp quốc gia bị chiến tranh tàn phá này biến các lực lượng vũ trang của họ thành một đội quân hiện đại theo tiêu chuẩn phương Tây, Tổng Thư ký liên minh Jens Stoltenberg tuyên bố vào thứ Sáu (25/11/2022).

Phát biểu với các phóng viên trước cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao NATO tại Lỗ Ma Ni vào tuần sau, ông Stoltenberg kêu gọi các nước muốn tiếp tục cung cấp hệ thống phòng không và các loại vũ khí khác cho Ukraine, dù riêng rẽ hay theo nhóm, hãy tiếp tục làm điều này. NATO, với tư cách là một tổ chức, không cung cấp vũ khí.
“NATO sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết. Chúng tôi sẽ không lùi bước”, vị cựu Thủ tướng Na Uy nói. “Các đồng minh đang cung cấp hỗ trợ quân sự chưa từng có, và tôi hy vọng các Bộ trưởng Ngoại giao cũng sẽ đồng ý tăng cường hỗ trợ phi sát thương”.

Ông Stoltenberg nói rằng các thành viên của tổ chức an ninh gồm 30 nước đã cung cấp nhiên liệu, máy phát điện, vật tư y tế, thiết bị mùa Đông và thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái, nhưng sẽ cần nhiều hơn nữa khi mùa Đông đến gần, đặc biệt là khi Nga đang tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukrain
“Tại cuộc họp của chúng tôi ở Bucharest, tôi sẽ kêu gọi thêm”, ông nói. “Về lâu dài, chúng tôi sẽ giúp Ukraine chuyển đổi từ thiết bị thời Soviet sang các tiêu chuẩn, học thuyết và hình thức huấn luyện hiện đại của NATO”.

Ông Stoltenberg cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba sẽ tham gia cùng các Bộ trưởng để thảo luận về những nhu cầu cấp thiết nhất của nước ông cũng như hình thức hỗ trợ lâu dài nào mà NATO có thể cung cấp. Viên chức dân sự hàng đầu của NATO cho biết sự hỗ trợ này sẽ giúp Ukraine tiến tới việc gia nhập liên minh vào một ngày nào đó.

Cuộc họp ngày 29 và 30 tháng 11 tại Bucharest được tổ chức gần 15 năm sau khi NATO hứa rằng Ukraine và Georgia một ngày nào đó sẽ trở thành thành viên của tổ chức này, một cam kết khiến Nga vô cùng tức giận.


Kyiv Lập Sáng Kiến “Ngũ Cốc Ukraine” Hỗ Trợ Nước Nạn Nhân Khủng Hoảng Lương Thực

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 26/11/2022, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky tổ chức hội nghị cấp cao với các quốc gia đồng minh, nhằm khởi động kế hoạch xuất cảng ngũ cốc trị giá 150 triệu Mỹ kim cho các nước dễ bị ảnh hưởng do nạn đói và hạn hán.

Khi phát biểu sáng kiến “Ngũ cốc Ukraine” cho thấy vấn đề an ninh lương thực toàn cầu “không chỉ là những lời suông”, Tổng thống Ukraine còn nhằm đáp trả chỉ trích từ Ðiện Cẩm Linh cho rằng ngũ cốc xuất cảng từ các cảng Biển Đen của Ukraine theo một kế hoạch do Liên Hiệp Quốc bảo trợ đã không đến được các quốc gia dễ bị tác động nhất.

Tổng thống Zelensky cho biết, Kyiv đã huy động được 150 triệu Mỹ kim từ hơn 20 quốc gia và Liên Hiệp Âu Châu (EU) để xuất cảng lương thực sang các nước như Ethiopia, Sudan, Nam Sudan, Somalia, Congo, Yemen và nhiều nước khác. Cũng theo ông Zelensky, Ukraine có kế hoạch gởi “ít nhất 60 tàu chở lương thực đến các quốc gia đối mặt với nguy cơ đói kém và hạn hán nhiều nhất”.

Hội nghị cấp cao ngày 26/11 có sự tham dự trực tiếp của Thủ tướng các nước Bỉ, Ba Lan, Lithuania và Tổng thống Hung Gia Lợi. Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp và lãnh đạo Ủy Ban Âu Châu có bài phát biểu qua video.

Kết thúc cuộc họp, thông cáo chung khẳng định kể từ ngày Nga tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraine, nguồn cung lương thực cho thế giới đã bị giảm mất 10 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2021. Thông cáo viết: “Điều này có nghĩa là an ninh lương thực cho hàng triệu người dân trên toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng”, do Nga trước đó đã cho phong tỏa các cảng của Ukraine trong cuộc xung đột. Các bên tham dự bày tỏ hy vọng “cùng nhau khắc phục những hậu quả kinh tế và nhân đạo của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do cuộc chiến xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine gây ra”.

Vào lúc hôm 27/11, tuyết bắt đầu rơi dày đặc tại Kyiv, hàng triệu người dân Ukraine vẫn chưa có điện, và các nguồn năng lượng sưởi ấm khác. Trong bài phát biểu truyền hình, Tổng thống Zelensky cho biết bất chấp các nỗ lực sửa chữa mạng lưới điện, việc cung cấp điện vẫn chưa ổn định. Hệ quả là việc hạn chế tiêu thụ vẫn được áp dụng tại nhiều khu vực.

Trên chiến trường, điều kiện thời tiết xấu đã làm cho nhịp độ các chiến dịch quân sự bị chậm lại những ngày gần đây, theo như báo cáo mới nhất từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) của Mỹ. Theo các báo cáo từ Nga và Ukraine, mưa tuyết và bùn dày đặc đang cản trở các cuộc tiến quân từ quân đội hai phía. Cơ quan cố vấn này dự báo, nhịp độ chiến dịch quân sự sẽ tăng tốc trở lại trong những tuần tới “khi nhiệt độ giảm và nền đất đóng băng tại các mặt trận”.


Chiến Tranh Ukraine: Chechnya Đào Tạo Tân Binh Nga

- Ngày 27/11/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hàng trăm, hàng ngàn quân nhân bị huy động và tân binh tình nguyện Nga được đào tạo tại Học viện Quân sự Grozny do chính lãnh đạo Cộng hòa Chechnya (thuộc Nga) thành lập.

Sau 15 ngày huấn luyện, họ được điều thẳng ra chiến trường Ukraine và được hứa trả lương 200.000 Rúp/tháng (khoảng 3.000 Euro), cao gấp 4 lần so với mức trung bình.
Lần đầu tiên, đài truyền hình Pháp TF1/LCI - một kênh truyền thông phương Tây - được phép đưa tin về chương trình huấn luyện trong doanh trại. Nga có nhiều cơ sở huấn luyện trên khắp nước nhưng Học viện Quân sự Grozny (nằm dưới chân núi Kavkaz) là trung tâm lớn nhất, được trang bị hiện đại nhất. Những vùng không có cơ sở huấn luyện có thể gửi tân binh đến đào tạo tại đây.

Theo phóng sự ngày 26/11/2022, huấn luyện viên quân sự Chechnya, nổi tiếng là thiện chiến, hướng dẫn tân binh sử dụng vũ khí (súng trường, súng phóng phi đạn, lựu đạn), kỷ luật quân đội, luyện tập thể lực. Ngoài ra, còn có một khóa đào tạo lính bắn tỉa, chiến thuật chiến đấu đô thị.

Ngoài huấn luyện rất nhiều tân binh bị động viên Nga, ông Pavel Kozlov, một huấn luyện viên, cho đài TF1/LCI biết: “Cũng có nhiều công dân trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự đến chỗ chúng tôi. Họ biết là nhờ huấn luyện tốt, họ có nhiều cơ may sống sót hơn trong chiến tranh”. Một tân binh đến từ Siberi vừa hoàn thành bài tập cho biết “sẽ ra mặt trận ba tháng mùa Đông” và khẳng định “không sợ” vì “có đồng đội tốt đến từ khắp nước Nga”, dù “lần đầu cầm súng” và “không có kinh nghiệm chiến đấu”.

Việc tân binh Nga được đào tạo tại Cộng hòa Chechnya “cho thấy hai thực tế”, theo nhà phân tích địa chính trị Ulrick Bounat, khi trả lời đài LCI ngày 26/11: “Trước hết, chế độ được Kadyrov thành lập ở Chechnya là một chế độ siêu vũ trang với vài trăm ngàn quân nhân. Tiếp theo là, một phần các huấn luyện viên quân sự trong quân đội Nga đang ở mặt trận, bị chết hoặc đã bị huy động. Do đó, có thể Nga thiếu huấn luyện viên quân sự”.

Ramzan Kadyrov, lãnh đạo Chechnya, nổi tiếng hiếu chiến và ủng hộ Tổng thống Putin, được đích thân ông chủ Ðiện Cẩm Linh phong hàm thượng tướng hồi tháng 10. Tại sao nhà lãnh đạo, cũng như chế độ Chechnya, luôn kiểm soát chặt chẽ mọi hình ảnh đưa ra khỏi đất nước, lại cho phép nhóm phóng viên TF1/LCI làm phóng sự? Theo nhà phân tích địa chính trị Ulrick Bounat, “Kadyrov tìm cách có thêm quyền lực và áp đặt đường lối ngoại giao. Kadyrov muốn thể hiện và chứng minh là người lính hàng đầu của Putin”.


Nga Thử Vũ Khí Chiến Lược “Máy Bay Ngày Tận Thế” và Xe Tăng Tối Tân T-14

- Ngày 27/11/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay xe tăng tối tân nhất của Nga T-14 Armata đang được thử nghiệm trong một doanh trại gần Kazan (phía Tây Mạc Tư Khoa), theo một đoạn video được lan truyền trên mạng. Trước đó, truyền thông Nga cũng thông báo “máy bay ngày tận thế” Il-80 đã thành công buổi thử nghiệm kết nối với tàu ngầm nguyên tử trong trường hợp xảy ra chiến tranh nguyên tử.

Xe tăng T-14 được coi là “cuộc cách mạng kỹ thuật” và được quân đội Nga rầm rộ thông báo năm 2010 nhưng chưa được đưa vào biên chế. Xe tăng T-14 cao hơn và rộng hơn những xe đời trước. “Ngoài ra, để bố trí kíp lái trong điều kiện thoải mái hơn, quân đội Nga đã có lựa chọn triệt để mà chưa quân đội nào làm, đó là đặt kíp lái vào khoang gầm và có một tháp pháo điều khiển từ xa”, nhờ màn hình và điện tử, theo giải thích của ông Marc Chassillan, chuyên gia về hệ thống vũ khí trên bộ, với báo Le Figaro ngày 24/11/2022.

Xe tăng T-14 có thiết kế đặc biệt để tiếp nhận hệ thống bảo vệ tích cực Afganit “cho phép vô hiệu hóa các phi đạn và đạn pháo nhắm vào xe tăng và có một hệ thống hỏa mù có thể tạo ra khói ở trước và phía trên xe tăng”. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ hiệu quả chiến đấu của xe T-14. Chuyên gia Pháp Marc Chassillan cho rằng xe tăng T-14 chưa được khai triển vì “bốn lý do”: giá cả, độ phức tạp sản xuất, các vấn đề cung ứng vi điện tử, và vì các nhà máy Nga tập trung chủ yếu vào sản xuất xe tăng T-90 hoặc sửa xe từ chiến trường về.

Đoạn video cho thấy xe tăng T-14 tiến nhanh trên bãi tập có thể là một chiến dịch truyền thông của Nga, “như từng làm với phi đạn siêu thanh Kinjal hay phi đạn-đạn đạo Satan II” và tập trung “vào người dân Nga khổ sở vì lệnh động viên một phần”, theo chuyên gia quân sự Pháp. Tổng thống Nga phải thuyết phục các quân nhân tương lai là “đất nước sẽ làm tất cả” để cung cấp đủ khí tài, phương tiện cho quân đội. Theo trang Oryx, được Le Figaro trích dẫn, kể từ đầu cuộc chiến tranh tại Ukraine, quân Nga đã mất tổng cộng 863 xe tăng.

Trước đó, các viên chức quốc phòng Nga, được cơ quan thông tấn Ria Novosti trích dẫn ngày 16/11, cho biết máy bay Ilyushin Il-80 đã liên lạc thành công với các tàu ngầm nguyên tử Nga nằm sâu dưới nước nhờ vào tín hiệu sóng siêu âm, cho phép Tổng thống Nga trao đổi và phối hợp hoạt động quân sự Nga trong trường hợp xảy ra chiến tranh nguyên tử.

Thông tin thử nghiệm thành công được đưa ra vào lúc quân Nga đang gặp khó khăn trên chiến trường Ukraine và phương Tây lo ngại về nguy cơ Nga dùng vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, trang Interesting Engineering ngày 25/11, thận trọng cho rằng có thể đây là trùng hợp ngẫu nhiên vì một lần thử nghiệm quan trọng như vậy thường được lên kế hoạch trước rất lâu, nên có thể không nên coi ngay đây là sự khiêu khích từ phía quân đội Nga.

Máy bay Ilyushin Il-80, được cải tiến từ máy bay dân sự Il-86 có từ thời Liên Xô, và hoạt động lần đầu tiên vào năm 1985. Đài chỉ huy trên không Il-80 còn được mệnh danh “máy bay Ngày tận thế” vì được thiết kế để chở Tổng thống Nga và các viên chức hàng đầu trong trường hợp xảy ra chiến tranh nguyên tử. Hiện tại, Nga có 4 “máy bay Ngày tận thế”.


Pháp và Đức Ký Thỏa Thuận Tương Trợ Năng Lượng

- Ngày 26/11/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay từ một tuần nay, Pháp và Đức có hàng loạt cuộc gặp và tuyên bố nhằm sưởi ấm lại quan hệ song phương, sau nhiều trục trặc trong thời gian qua, đặc biệt về hai vấn đề năng lượng và quốc phòng.

Các nỗ lực tái siết chặt quan hệ song phương dồn dập khép lại ngày hôm 25/11, với chuyến công du Bá Linh của Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne. Trong dịp này Paris và Bá Linh ký kết một thỏa thuận tương trợ về năng lượng. Thông tín viên Pascal Thibaut của Đài RFI tường trình từ Bá Linh:

Pháp và Đức muốn quan hệ gắn bó, sát cánh bên nhau. Tuyên bố chung về đoàn kết năng lượng giữa hai nước cho thấy Paris và Bá Linh, bất chấp những căng thẳng trong những tuần gần đây, vẫn có thể đạt được các thỏa thuận. Hai Thủ tướng Olaf Scholz và Elisabeth Borne thống nhất quan điểm. Thủ tướng Đức nói: “Bạn bè phải giúp nhau khi hoạn nạn. Chúng tôi muốn sử dụng mối quan hệ của chúng tôi cho lợi ích của hai đất nước chúng ta cũng như của Âu Châu”.

Thỏa thuận đã ký quy định, Pháp giúp Đức về khí đốt. Ngược lại, Đức hỗ trợ láng giềng bằng cách cung cấp điện. Đây là một biện pháp cần thiết, khi nhiều lò phản ứng nguyên tử của Pháp đã đóng cửa. Nhưng về năng lượng, vẫn còn nhiều bất đồng, trước hết là về việc áp trần giá khí đốt, Bá Linh phản đối, còn Paris ủng hộ.

Về cải cách thị trường điện, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne tuyên bố: “Chúng ta phải tiến xa hơn”, bà cho biết đang làm việc “cật lực” để tìm các giải pháp. Các phản ứng chung ở Âu Châu đối với kế hoạch đầu tư lớn của Hoa Kỳ hiện vẫn chưa được đúc kết. Và thỏa thuận chính trị về dự án máy bay chiến đấu của Âu Châu (SCAF) dường như gặp khó khăn, do các bất đồng giữa hai nhà sản xuất Dassault và Airbus, ngay cả khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố “tin tưởng”.


Vatican Lần Đầu Tiên Tố Cáo Trung Quốc Vi Phạm Thỏa Thuận Về Giám Mục

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 26/11/2022, Vatican cáo buộc chính quyền Trung Quốc vi phạm thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục được ký năm 2018, vừa được gia hạn hai năm từ tháng 10.

Trước đó, ngày 24/11, Bắc Kinh bổ nhiệm một Phụ tá giám mục đứng đầu một giáo phận không được Tòa Thánh công nhận. Thông tín viên Éric Sénanque của Đài RFI tại Roma cho biết thêm:
“Từ khi thỏa thuận được ký cách đây 4 năm, đây là lần đầu tiên Tòa Thánh lên án chính quyền Trung Quốc vi phạm, một dấu hiệu cho thấy đối thoại vẫn rất khó khăn.

Trong một thông cáo, Vatican bày tỏ bất ngờ và lấy làm tiếc về quyết định của Bắc Kinh, đồng thời nhắc lại rằng việc bổ nhiệm đó “không phù hợp với tinh thần đối thoại giữa Tòa Thánh và Trung Quốc và với những quy định trong thỏa thuận tạm thời” năm 2018. Điều nghiêm trọng hơn đối với Vatican là việc bổ nhiệm Phụ tá giám mục Bành Vệ Chiếu (John Peng Weizhao) “dường như là do áp lực mạnh mẽ và kéo dài từ phía chính quyền địa phương”.

Tòa Thánh hy vọng là những quyết định bổ nhiệm khác theo kiểu này sẽ không tái diễn và chờ giải thích từ phía chính quyền Trung Quốc.

Cách đây vài tuần, ít lâu trước khi thỏa thuân tạm thời được triển hạn, hồng y Parolin, thư ký Tòa Thánh và là người theo dõi sát sao hồ sơ này, phải thừa nhận rằng ở một số giáo phận Trung Quốc, “không thể có một cuộc đối thoại hiệu quả với chính quyền địa phương” nhưng ông vẫn tỏ ra tin vào tương lai. Hiện tại đối thoại hiện đang gặp trở ngại nghiêm trọng”.

Mỹ Đặt Sở Chỉ Huy Lực Lượng Không Gian Tại Nam Hàn

- Ngày 27/11/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn Yonhap News cho hay Hoa Kỳ tăng cường Lực lượng Không gian tại Á Châu-Thái Bình Dương để sẵn sàng đối phó với các đe dọa phi đạn từ Trung Quốc và Bắc Hàn. Theo tin từ Hán Thành, sở chỉ huy thứ hai của Binh chủng Không gian của Mỹ ở ngoại quốc sẽ được bố trí tại Nam Hàn.

Hãng tin Nam Hàn Yonhap dẫn một số nguồn tin cao cấp trong chính phủ Nam Hàn hôm 26/11, cho hay Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến lập một sở chỉ huy của Binh chủng Không gian đặt dưới quyền của Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ đóng tại Nam Hàn USFK. Kế hoạch dự kiến sẽ được triển khác trước cuối năm nay.

Việc lập sở chỉ huy Binh chủng Không gian Mỹ tại Nam Hàn cho phép phát giác và theo dõi kịp thời các phương tiện hoạt động ở tầng trên cùng của khí quyển, trước hết là các phi đạn-đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn nguyên tử của Bắc Hàn. Sở chỉ huy Binh chủng Không gian ở Nam Hàn trong tương lai sẽ kết nối với Bộ Chỉ huy Binh chủng Không gian tại Mỹ, và các lực lượng Không gian Mỹ thuộc khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thông qua mạng quân sự mang mã số C4i, nhằm “chia sẻ các thông tin trong thời gian thực liên quan đến các hoạt động nguyên tử và phi đạn” của Bình Nhưỡng.

Về phía Bình Nhưỡng, thông tấn xã Reuters dẫn thông tin của hãng tin Nhà nước Bắc Hàn KCNA, hôm nay, 27/11, theo đó lãnh đạo Kim Jong Un thông báo Bắc Hàn có kế hoạch xây dựng lực lượng nguyên tử “mạnh nhất thế giới” trong thế kỷ này. Tuyên bố của Kim Jong Un được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng vừa loan báo đã bắn thử một phi đạn liên lục địa mới hôm 18/11.

Phi đạn Hwaseong-17, về lý thuyết, có khả năng tấn công nước Mỹ, theo KCNA. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, Bắc Hàn vẫn chưa chứng minh được là đã làm chủ được kỹ thuật đặt đầu đạn nguyên tử trong phi đạn-đạn đạo tầm xa, có khả năng vượt qua an toàn bầu khí quyển khi trở lại Trái đất.

Cũng trong tháng này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lập sở chỉ huy đầu tiên thuộc Binh Chủng Không gian ở ngoại quốc tại quần đảo Hawaii. Sở chỉ huy Lực lượng Không gian chính thức ra mắt tại căn cứ H. M. Smith, ngày 22/11. Mạng Space News, dẫn lời tướng David Thompson, Phó Tư lệnh Binh chủng Không gian Mỹ cùng ngày, nhấn mạnh là quyết định thành lập sở chỉ huy Lực lượng Không gian của Mỹ tại khu vực này nhằm đối phó với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng dự kiến lập thêm một sở chỉ huy thuộc Binh chủng Không gian tại vùng Trung Đông trước cuối năm nay.


Viện Nghiên Cứu Nhật Bản: Quân Đội Trung Quốc Gia Tăng Hoạt Động “Vùng Xám”
- Báo cáo của một viện nghiên cứu về quốc phòng Nhật Bản công bố hôm 25/11/2022, cho biết chính quyền Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho các hoạt động gây hấn gọi là “vùng xám”, tại nhiều vùng biển tranh chấp, hay các hình thức gây hấn dưới ngưỡng chiến tranh.

Báo Nhật Japan Times dẫn bản Báo cáo An ninh Trung Quốc thường niên 2023 (National Institute for Defense Studies), theo đó Bắc Kinh đang “liên tục tìm cách tạo ra các tình huống vùng xám, gây áp lực lên đối thủ, trong khi tránh đụng độ quân sự với các nước khác”. Tuần duyên và lực lượng dân quân biển là lực lượng chủ lực của các hoạt động gây hấn “vùng xám”.

Báo cáo cho biết khả năng hoạt động của Trung Quốc tại các vùng xám được cải thiện xuất phát từ việc kết hợp Cảnh sát biển với “lực lượng dân quân biển”, và đặt lực lượng này dưới quyền chỉ huy của các lãnh đạo quân sự. Kể từ năm 2018, Cảnh sát biển Trung Quốc trực thuộc Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc, một lực lượng bán quân sự, do Quân ủy Trung ương Trung Quốc chỉ đạo.

Ông Shinji Yamaguchi, một trong những tác giả của báo cáo, cho biết cụ thể: “Lực lượng tuần duyên và lực lượng dân quân biển đã tăng cường các hoạt động kể từ những năm 2010”. Theo ông Yamaguchi, các lực lượng này cũng đã “có nhiều hoạt động vũ trang”.

Báo cáo nói trên được công bố trong bối cảnh Tokyo liên tục tố cáo Bắc Kinh xâm nhập quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một nhóm các đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông do Nhật Bản quản lý, nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Cũng theo báo cáo này, lực lượng tuần duyên Trung Quốc cũng tỏ ra “hung hãn hơn” ở Biển Đông so với Biển Hoa Đông. Bắc Kinh có nhiều tranh chấp chủ quyền với các quốc gia ven Biển Đông, như Phi Luật Tân và Việt Nam. Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền gần như với toàn bộ vùng biển này.

Còn theo đài NHK, giới chức quốc phòng Nhật Bản hôm 25/11 đã nhấn mạnh đến việc Nhật Bản cần tăng cường khả năng phản công. Trong một phiên họp của liên đảng cầm quyền Nhật Bản, các giới chức Quốc Phòng lưu ý đến việc hệ thống phòng vệ hiện nay của Nhật được trang bị kém, khó chống trả được các cuộc tấn công bằng phi đạn-đạn đạo, đặc biệt nếu diễn ra đồng loạt.


Mỹ Cấm Bán Thiết Bị của 2 Tập Đoàn Trung Quốc Hoa Vi và ZTE Trên Lãnh Thổ

- Ngày 26/11/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay thiết bị viễn thông của hai tập đoàn Huawei Technologies và ZTE cùng với một số công ty khác của Trung Quốc bị cấm bán trên thị trường Mỹ, theo những quy định mới vừa được chính thức thông qua.

Ngày 25/11, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) nêu lý do về “rủi ro không thể chấp nhận được” cho an ninh Mỹ. Ngoài ra, thiết bị video giám sát của ba công ty Dahua Technology, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Hytera Communications cũng bị cấm bán và nhập cảng vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

Bà Jessica Rosenworcel, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang, nêu trong thông cáo: “Những quy định mới là một phần quan trọng trong những nỗ lực hiện nay của chúng tôi để bảo vệ người dân Mỹ trước những đe dọa về an ninh liên quan đến viễn thông”.

Theo Thông tấn xã Reuters, quyết định trên của chính quyền Joe Biden là minh chứng mới nhất cho thấy sự nghi ngờ của Hoa Thịnh Ðốn về các đại tập đoàn kỹ thuật Trung Quốc, cũng như lo ngại thiết bị của những tập đoàn này được sử dụng vào mục đích dọ thám Hoa Kỳ.

Tập đoàn Hoa Vi (Huawei) từ chối phát biểu về quyết định trên của Hoa Thịnh Ðốn. Còn hai tập đoàn ZTE và Dahua, cũng như Tòa Ðại sứ Trung Quốc chưa hồi âm đề nghị bình luận của hãng tin Anh Reteurs. Riêng Hikvision khẳng định trong một thông cáo là sản phẩm của họ không đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ.


Trung Quốc: Biểu Tình Chống Chính Sách Covid Lan Rộng Sang Giới Sinh Viên

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay tại Trung Quốc, bất mãn với các biện pháp phòng dịch Covid-19 nghiêm ngặt tiếp tục lan rộng. Nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra trong đêm 26 sáng 27/11/2022 sau một vụ hỏa hoạn tại một tòa nhà ở Urumqi, Tân Cương, làm 10 người chết và 9 người khác bị thương.

Thông tấn xã AFP dẫn các nguồn tin truyền thông Trung Quốc cho biết, điều tra ban đầu cho thấy lửa bắt nguồn từ một căn phòng ở tầng 15 và đã lan rộng đến tầng 17 tại một tòa nhà dân cư, nằm trong vùng thuộc diện rủi ro Covid thấp, nghĩa là không bị phong tỏa. Tuy nhiên, theo một lời chứng với BBC, cư dân tòa nhà “chỉ được phép ra ngoài trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trong ngày, và việc ra vào đều bị chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ”.

Các hình ảnh video trên mạng xã hội cho thấy xe cứu hỏa phải chờ công nhân dỡ bỏ các rào chắn bao bọc xung quanh tòa nhà khai thông lối vào hiện trường. Hôm 26/11, lần đầu tiên giới sinh viên Trung Quốc tại nhiều trường Đại học bắt đầu phản đối chính sách an toàn dịch tễ “thái quá”. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephane Lagarde của Đài RFI tường thuật:
“Nhân dân muôn năm, cầu cho người đã mất được yên nghỉ!”, đây là khẩu hiệu của sinh viên Viện Thông tin và Truyền thông Nam Kinh. Ở Bắc Kinh, học sinh mắc những chiếc khẩu trang mầu xanh dương nhuốm mực đỏ trên các lan can cầu thang Học viện Điện ảnh. Còn tại Đại học Nông nghiệp Cáp Nhĩ Tân, là những thông điệp dán trên kính cửa sổ với hàng chữ mầu đỏ: “Không tự do là chết! Tưởng nhớ các nạn nhân ở Urumqi”.

Chia buồn cũng diễn ra ở Tây An, hay như ở Vũ Hán, ở đó, sinh viên trường Đại học Kỹ thuật ở thủ phủ Hà Bắc, đã sắp nến trên nền đất tạo thành các con số 11.24, để tưởng niệm thảm kịch hôm thứ Năm 24/11, khi ngọn lửa đã thiêu chết 10 người và làm 9 người khác bị thương.

Những hình ảnh và tiếng kêu la của nạn nhân đã lưu truyền trên các mạng xã hội Trung Quốc, đánh thức một giới trẻ quá mệt mỏi vì những đợt phong tỏa lặp đi lặp lại nhiều lần trong khuôn viên trường. Những cuộc tưởng niệm, phần lớn là thầm lặng, vì chính sách kiểm duyệt. Ở Nam Kinh, sinh viên đứng bất động như những bức tượng tay cầm những nhánh lá mầu trắng giống như những cuộc biểu tình tại Nga sau cuộc xâm lược Ukraine.

Nhành lá trắng cũng được vài chục người biểu tình giương cao ở Thượng Hải, trên các nẻo đường ở Urumqi. Ở đây, những người biểu tình bắt đầu hô vang các khẩu hiệu chống sự thái quá trong chính sách Zero-Covid và phản đối ban lãnh đạo Đảng. Giờ ai cũng trông chờ có một lời giải đáp từ chính quyền. Sáng nay, một cư dân mạng viết: “Có quá nhiều người (vi phạm quy định phòng dịch) để mà trừng phạt, tốt hơn hết quý vị nên nới lỏng áp lực dịch tễ”.“.


Bầu Cử Địa Phương Đài Loan: Tổng Thống Thái Anh Văn Từ Chức Chủ Tịch Đảng Sau Thất Bại

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Đảng Dân Tiến (DPP) của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chỉ giành được chiến thắng tại 5 trên tổng số 22 thành phố và tỉnh ở Đài Loan trong cuộc bầu cử địa phương ngày 26/11/2022. Ngay sau thất bại, Tổng thống Thái Anh Văn “nhận mọi trách nhiệm” và từ chức Chủ tịch đảng.

Phe đối lập, đứng đầu là Quốc Dân Đảng ủng hộ xích lại gần với Bắc Kinh, cam kết “làm việc cần mẫn để duy trì hòa bình trong vùng”, cũng như chuẩn bị để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan năm 2024. Theo Thông tấn xã Reuters, chính quyền Bắc Kinh hoan nghênh chiến thắng của phe đối lập và cho rằng kết quả “cho thấy đa số công luận hòn đảo muốn hòa bình, ổn định và cuộc sống tươi đẹp”. Thông tín viên Adrien Simorre của Đài RFI tại thủ đô Đài Bắc của Đài Loan tường trình:

“Đảng Dân Tiến từng hy vọng giành lại các vị trí từ phía đối thủ Quốc Dân đảng. Thậm chí vào giai đoạn cuối chiến dịch vận động, đảng này còn đưa cả vấn đề mối đe dọa từ Trung Quốc làm trọng tâm thảo luận. Nhưng đó lại là thất bại. Cử tri Đài Loan thường bầu theo lý lịch ứng viên. Trong khi Quốc Dân Đảng, đảng lâu đời duy nhất tồn tại từ 40 năm qua, có thể trông cậy vào sự gắn bó còn rất chặt chẽ tại địa phương.

Tối hôm qua (26/11), khi đứng ra nhận hết trách nhiệm, Tổng thống Đài Loan đã từ chức Chủ tịch đảng. Vào lúc chỉ còn 13 tháng đến kỳ bầu cử Tổng thống, quyết định của bà mở ra cuộc đua cho những người có tham vọng, từ giờ phải cạnh tranh quyết liệt để được đề cử.

Và điều đó cũng giúp Quốc Dân Đảng trở lại cuộc đua. Từ 8 năm nay, đảng chính trị lâu đời của Tưởng Giới Thạch đã phải chật vật trong các cuộc bầu cử quốc gia. Lần này, lập trường hòa hoãn với Trung Quốc khiến đảng này nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri, đặc biệt là thanh niên.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu áp lực ngày càng lớn của Trung Quốc trong những tháng gần đây có đẩy cử tri về hướng Quốc Dân Đảng không? Hiện chưa có gì cho thấy điều đó. Nhưng chiến thắng này có thể khiến Quốc Dân Đảng hy vọng, và dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ chú ý theo dõi chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Đài Loan”.

Pháp Tăng Cường Hợp Tác Quân Sự Với Nam Dương và ASEAN

- Ngày 26/11/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay 10 ngày sau chuyến công du Nam Dương dự G20 của Tổng thống Macron, đến lượt Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thăm Jakarta trong 2 ngày 25 và 26/11/2022. Pháp muốn tăng cường hợp tác chiến lược với Nam Dương và ASEAN để chống những rủi ro leo thang căng thẳng ở Á Châu-Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp được đồng nhiệm Nam Dương Prabowo Subianto tiếp tại Jakarta hôm 25/11. Nam Dương là nước Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) năm 2023. Ngoài ra, Jakarta là đối tác quân sự lớn nhất của Paris ở Đông Nam Á, với hợp đồng 42 chiến đấu cơ Rafale trị giá 8,1 tỉ Mỹ kim. Hai bên đang đàm phán mua hai tàu ngầm Scorpènes và một kế hoạch đào tạo sĩ quan Nam Dương trong các trường quân sự Pháp ngay năm 2023.

Trả lời phỏng vấn AFP, Bộ trưởng Lecornu nhận định là “giữa Pháp và Nam Dương đang hình thành một sự gắn bó chiến lược mạnh mẽ”. Pháp sẽ trở thành quan sát viên của Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), trong giai đoạn 2024-2027. ADMM+ hiện có 10 nước ASEAN và 8 đối tác, trong đó có Mỹ và Trung Quốc.

Trên Twitter ngày 26/11, Sébastien Lecornu đánh giá việc được tham gia ADMM+ “cho phép chúng ta (Pháp), cùng với các đối tác, tham gia vào các nhóm làm việc được thành lập, bàn về những thách thức quan trọng trong vùng, như vấn đề an ninh hàng hải”.

Ngoài ra, Paris cũng thấy cần hiện diện về chính trị và mong muốn đóng vai trò đa phương trong vùng. Do đó, theo ông Lecornu, “ASEAN là một không gian đối thoại rất quan trọng, đó là những nước nắm giữ các giải pháp cho hòa bình và an ninh của vùng”.

Trước đó, tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC), Tổng thống Macron đã nhấn mạnh đến chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp.

Không có nhận xét nào: