Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

ĐẠI LỘ NGUYỄN HUỆ XƯA VÀ NAY - PHTQ


Sau 2 phần thực hiện những hình ảnh xưa và nay được chụp tại cùng một vị trí, với phần 1 là đường Công Lý (thực hiện năm 2019), phần 2 là đường Tự Do (thực hiện 2020), sau đây mời các bạn xem lại phần 3 với đại lộ Nguyễn Huệ xưa và nay, với những góc ảnh chụp cùng một vị trí. Đường Nguyễn Huệ ở Saigon có thể xem là một trong những con đường đầu tiên của thành phố Saigon. Hơn 100 năm qua, đây luôn là con đường sầm uất nhất của thành đô, kể từ khi được người Pháp mở thành đại lộ mang tên Charner vào năm 1887. Khởi thủy của con đường này vốn là một con kênh dẫn nước từ sông Saigon vào thành Gia Định được Nguyễn Ánh xây dựng từ năm 1790, mang tên là Kinh Lớn (Kênh Lớn). 
<!>
Thời Pháp thuộc, người Pháp cũng gọi Kinh Lớn với tên tương tự trong tiếng Pháp là Grand. Sau đó, Kinh Lớn được đổi tên thành kênh Charner, theo tên đô đốc Charner – người ban hành quy định giới hạn địa phận thành phố này. Hai đường xe chạy hai bên bờ kênh mang tên Rigault de Genouilly và Charner. Sau đó Kinh Lớn bị lấp hoàn toàn để kênh Charner chính thức thành đại lộ Charner. Năm 1955, đại lộ này đổi tên thành Nguyễn Huệ cho đến nay. Đầu đường Charner/Nguyễn Huệ là một trong những công trình tiêu biểu và nổi tiếng nhất Saigon: Dinh Xã Tây, sau này là Toà Đô Chánh, là một trong những công trình có tuổi đời trên 100 vẫn còn lại ở Saigon.



Xem bài khác


Thiết kế của tòa nhà này được mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Có thể thấy trước tòa nhà ghi chữ Hotel de Ville, dịch sang tiếng Anh có nghĩa là City Hall, trong tiếng Việt gọi là Tòa Thị Chính.

Sau năm 1955, nơi này được gọi là Tòa Đô Chánh, là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô Saigon. Sau năm 1975 cho đến nay, Tòa Đô Chánh trở thành trụ ở của UBND TP.


Đằng trước Tòa Đô Chánh từng có một công viên, gọi là công viên Đống Đa. Hiện nay công viên này trở thành một phần của phố đi bộ Nguyễn Huệ.


Cách Tòa Đô Chánh chỉ vài mươi mét là ngã 4, bùng binh đầu tiên và lớn nhất của Saigon, là giao lộ của 2 đại lộ sầm uất Nguyễn Huệ – Lê Lợi (tên cũ là Bonard).


Bùng binh Nguyễn Huệ – Lê Lợi nhìn về phía đầu đường Lê Lợi, nơi có Opera House. Bên trái hình này là thương xá Eden (hình cũ), nay là Union Square (hình mới).


REX Hotel nằm ngay góc bùng binh, ảnh thập niên 1960 và ảnh năm 2021.


Thương xá TAX nổi tiếng, với 3 hình ảnh được chụp vào 3 thời kỳ: Đầu thế kỷ 20, thời thập niên 1960, và hiện nay đã không còn.


Đại lộ Nguyễn Huệ thập niên 1960 và năm 2021, hình ảnh cách nhau hơn nửa thế kỷ. Bên trái của hình ngày xưa là Thương Xá TAX, ngày nay đã bị đập bỏ để xây cao ốc mới. Bên phải là trung tâm thương mại EDEN cũng đã không còn, thay thế là Union Square.


Đi tới một đoạn nữa về phía bờ sông, chỉ cách bồn binh Bồn Kèn vài chục mét là ngã 3 Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiếp. Đường Nguyễn Thiếp có thể xem là con đường ngắn nhất ở khu trung tâm Saigon, kéo dài chỉ vài chục mét nối 2 con đường phồn hoa nhất Saigon là Nguyễn Huệ – Tự Do. Sau 1975, tên đường này bị đổi thành đường Nguyễn Thiệp (là tên bị sai)


Qua những tấm hình được chụp cách nhau gần 60 năm này, có thể thấy 2 tòa nhà nằm ngay góc ngã 3 vẫn còn, dù không như xưa nhưng vẫn có thể dễ dàng nhận ra.


Đi tới thêm một chút nữa là một tòa nhà nổi tiếng được xây từ cuối thế kỷ 19, đó là Tòa Hòa Giải, thời Pháp mang tên là Justice de Paix. Đến nay Tòa Hòa Giải đã không còn, từ khu đất đó mọc lên tòa cao ốc từ năm 1995 mang tên Sunwah Tower.


Hai bên tòa hòa giải là 2 con đường mang tên Huỳnh Thúc Kháng và Tôn Thất Thiệp. Trong hình bên trên là ngã 3 Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Huệ, hình ảnh xưa và nay. Trong hình cũ, có thể thấy bên phải hình có tường rào của Tòa Hòa Giải. Trong hình mới có thể nhìn thấy 1 phần của tòa nhà Sunwah Tower. Dãy nhà bên trái vẫn giữ được phần nào kiến trúc xưa.


Đối diện bên kia Tòa Hòa Giải là ngã 3 đường Nguyễn Huệ – Nguyễn Văn Thinh. Sau năm 1975, đường Nguyễn Văn Thinh bị đổi tên thành Mạc Thị Bưởi. Khu nhà ngay góc ngã 3 ngày nay là cửa hàng Hoàng Phúc, bên cạnh đó là chung cư 42 Nguyễn Huệ, ngày nay vẫn còn và trở thành một khu hàng quán độc đáo thu hút giới trẻ đến “check in”.


Cũng ngay góc ngã 3 Nguyễn Huệ – Nguyễn Văn Thinh (Mạc Thị Bưởi), góc bên kia là khách sạn Palace Hotel, do Gs. Trường Đại Học Kiến Trúc Saigon KTS Huỳnh Kim Mãng thiết kế, ngày nay vẫn còn.


Từ phía bờ sông nhìn ngược lại phía Tòa Đô Chánh. Tòa nhà gần nhất trong hình cũ là Imexco được xây từ năm 1974, cao 12 tầng và 1 tầng hầm, ở số 8 Nguyễn Huệ, là tòa nhà cao nhất khi nó được xây dựng, đó là NGÂN HÀNG QUỸ TIẾT KIỆM QL.VNCH . Vị trí này ngay nay là tòa nhà VTP. Phía xa xa có thể thấy Palace Hotel.


Tiếp tục đi về phía bờ sông SAIGOn thì sẽ đến ngã 4 Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế.


Từ đường ngã 4 đường Ngô Đức Kế – Nguyễn Huệ nhìn về phía bờ sông.


Từ đường ngã 4 đường Ngô Đức Kế – Nguyễn Huệ nhìn về Tòa Đô Chánh.


Sát bên cạnh đường Ngô Đức Kế là Tổng Nha Ngân Khố năm trên nền Chợ Cũ. Thời pháp, tòa nhà này là Kho bạc Saigon, sau 1955 là Tổng Nha Ngân Khố Saigon, ngày nay là Kho Bạc Nhà Nước.


Tòa nhà này được xây dựng ngay trên nền chợ Cũ trên đường Kinh Lớn (tức đường Nguyễn Huệ thời thế kỷ 19. Sau đó con đường này đổi tên thành Charner, đồng thời chợ cũng bị dẹp sau khi chợ Bến Thành ra đời vào năm 1012. Ngày nay tòa nhà này nằm trên đường Nguyễn Huệ, đoạn giữa Ngô Đức Kế và Hải Triều, ngay sau lưng tòa Bitexco.

Thực hiện: Đông Kha (nhacxua.vn)

Không có nhận xét nào: