Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Thơ ông sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.Tiểu sử. Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán tại gia đình, học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 vào học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937. Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm.
Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập Ban kịch Hà Nội cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà Hát Lớn và gặp gỡ Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng, thành hôn năm 1944. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, về Nam Định, diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, đi tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến, ruồng bắt cả nhà, hồi cư về Hà Nội, dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.
Năm 1954, Vũ Hoàng Chương vào Sài Gòn, tiếp tục dạy học và sáng tác. Năm 1959 được giải thưởng toàn quốc của chính quyền Việt Nam cộng hòa về tập thơ Hoa đăng. Trong năm này tham dự Hội nghị thi ca quốc tế tại Bỉ. Năm 1964 tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok. Năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị
Văn bút quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, lại tham dự Hội nghị Văn bút quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire. 1969-1973 là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam thuộc Việt Nam Cộng hòa. Năm 1972 đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc của Việt Nam Cộng hòa. Ông còn được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam[1].
Ngày 13 tháng 4 năm 1976, bị chính quyền mới bắt tạm giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Ở Sài Gòn, hiện nay nữ sĩ Thục Oanh, hiền nội của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương vẫn còn giữ được một ít tư liệu về cố thi sĩ. Được biết nữ sĩ Thục Oanh vốn là bào tỷ của thi sĩ Đinh Hùng, tên thật là Đinh Hoài Điệp bút hiệu Thứ Lang. Đinh Thục Oanh cũng chính là khuê danh của nữ sĩ.
Nữ sĩ Thục Oanh cho biết, sau ngày 30. 4 năm 1975, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã bị quân CSBV bắt giam về tội làm... thơ! Những ai đã từng quen biết Vũ thi sĩ đều biết sức khoẻ của ông vốn rất mong manh, dáng ngườigầy yếu, đi đứng chơi vơi tưởng chừng như gió có thể thổi bay. Bởi thế chỉ trong vòng 6 tháng giam cầm, đày đọa, Vũ thi sĩ đã lâm bịnh nặng. Trước sự thể ấy, CS liền phóng thích Vũ thi sĩ, để một là nhà nước khỏi tốn tiền thuốc men, khỏi tốn công mai táng, mà lại còn tránh được tiếng ác là giam cầm đến chết một thi nhân yếu đuối! Nhưng Hoàng huynh chỉ về nhà đoàn tụ với vợ con (một dưỡng tử) được vỏn vẹn 6 ngày thì mất, đúng ngày 0 6. 09. 1976, tức ngày 14, tháng Tám Â. L. Tính ra đến tháng Chín 1998 này đã tròn 22 năm!
Các tác phẩm tiêu biểu
Các tập thơ: Thơ say (1940), Mây (1943), Thơ lửa (cùng Đoàn Văn Cừ, 1948), Rừng phong (1954), Hoa đăng (1959), Tâm sự kẻ sang Tần (1961), Lửa từ bi (1963), Ta đợi em từ 30 năm (1970), Đời vắng em rồi say với ai (1971), Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1973)...
Kịch thơ: Trương Chi (1944), Vân muội (1944), Hồng diệp (1944)
Chuyện tình của Hoàng huynh đã diễn ra từ những năm đầu thập niên 40, còn gọi là thời kỳ Tiền Chiến, tức chưa xảy ra cuộc tổng ởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lăng vào Muà Thu năm 1945. Lần đầu tiên, vàomột buổi chiều tháng 4, năm 1942, Vũ thi sĩ đã theo chân nhà thơ Lê Quân, tức Lê Trọng Qũy, tác giả thi tậ”Thực và Mộng” đến làng Dương Ổ nghe hát Ả Đào. Nơi đây, Lê Quân đã lập ”phòng nhì” với người đẹp Dương Quí Phi (do chính Lê Quân tự phong), một trang thanh sắc vẹn toàn. Nhân dịp này, Vũ thi sĩ cũng đã bất ngờ được chiêm ngưỡng cảnh ”kim ốc tàng kiều”. Nàng Kiều ấy tên là MÂY. Lần thứ hai, vào tiết tháng Bảy, lúc chập tối, khi vừa hết say rượu, Vũ thi sĩ chợt nhìn thấy nhan sắc của nàngvà nghe tiếng hát trong như tiếng hạc bay qua của nàng, thi nhân lại bị sa ngay vào cuộc say vì tình ”Má hồngkhông thuốc mà say!”.
Lúc ấy, Vũ thi sĩ đã ứng khẩu ngâm ngay một bài thơ Tứ Tuyệt, ngụ ý riêng tặng giainhân, nguyên văn như sau:” Ánh rượu đào trên má đỏ hây,Tiếng ca tròn với khuôn trăng đầy,Ngọn cau, trăng cũng tròn theo tiếng,Tròn não nùng như tuổi của Mây.”Vâng, tên nàng chính là MÂY!Như trên tôi đã nói tập thơ MÂY đã đánh dấu một mối tình đầu tiên, bất thành, giữa thi nhân và nàng thôn nữthanh sắc vẹn toàn làng Dương Ổ. Lúc đó Hoàng huynh còn trẻ lắm, chưa có gia đình, khi về làng Dương Ổ,nghe hát Quan Họ, Ả Đào với các bạn văn nghệ sĩ, gồm Lê Quân, Nguyễn Bính, Tô Hoài, Đỗ Đức Thu,v.v...đã gặp nàng Mây, cũng còn trẻ lắm. Hai người đã quyến luyến nhau, rồi yêu nhau say đắm. Vũ thi sĩ đãcó ý định cưới nàng Mây về làm vợ. Nhưng tục lệ ở đây kỳ lắm. Nàng Mây tuy còn quá trẻ, nhưng trên danh nghĩa nàng đã ”có chồng” , theo tục tảo hôn, do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Dĩ nhiên chồng nàng cũng chỉ làmột cậu bé ”thò lò mũi xanh”, con một gia đình nhà nông trong làng. Hai người này trên danh nghĩa đã là vợ chồng, nhưng trên thực tế, họ chưa hề chung đụng gối chăn
Vũ thi sĩ thực tâm muốn cưới nàng Mây về làm vợ, rồi đem nàng về Nam Định ở với cha mẹ. Nhưng vì phong tục khắt khe của làng Dương Ổ, nàng Mây đã không dám thoát ly gia đình, và cả không dám bước chân rakhỏi luỹ tre làng, nên đành phải nghe lời cha mẹ về với nhà chồng, để lại cho Vũ thi sĩ một vết thương lòngkhá sâu đậm!Trong tập thơ MÂY, còn gọi là thơ SAY, ta đã nghetiếng lòng của thi nhân thổn thức lúc phân ly, qua bài”CHÉN RƯỢU ĐÔI ĐƯỜNG”..
” Nhưng đêm nay dịu quá,
Không trăng có hề chi,
Say sưa tràn miệng cốc,
Cùng nâng hãy uống đi,
Trùng lai đâu dễ hẹn kỳ,
Đò ngang một chuyến chắc gì mai sau.
Tối nay còn họp mặt,
Ngày mai đã cách xa,
Vàng xanh thay sắc cỏ,
Tươi úa đổi màu hoa,
Đường trần muôn vạn ngã ba,
Nhớ nhung muốn gặp biết là có nên ?!
Giờ đây chia đôi ngả,
Sông nước càng tiêu sơ,
Hồn men cay như quế,
Hồn men đắng như mơ,
Đắng cay này chén tiễn đưa,
Uống đi uống để say sưa ngập lòng.
Cạn đi và lại cạn,
Say rồi gắng thêm say,
Bao nhiêu mơ mà đắng,
Bao nhiêu quế mà cay,
Đắng cay trút xuống bàn tay,
Nắm tay lần chót thuyền quay mũi rồi ! ”
Sau một tháng bị tước đoạt hết mọi thứ tự do, trong ngục tù CSVN, ông đã làm một bài gọi là ”Thơ Cổ Phong”, để diễn tả tâm trạng mình như sau:
” Thấm thoát vào đây đã tháng tròn,
Lông hồng gieo xuống nặng bằng non.
Một manh chiếu lẻ hồn ngây ngất.
Ba chén cơm rau xác mỏi mòn.
Ngày đến bữa ăn càng nhớ vợ,
Đêm về giấc ngủ lại thương con,
Bao nhiêu nước chảy qua cầu nữa,
Chẳng dễ gì phai được tấm son.
Tình thương nỗi nhớ chon von,
Trưa nay thức giấc vẫn còn đổi trao.
Thật rồi đâu phải chiêm bao,
Tin ra Vĩnh Hội (*), thư vào Hòa Hưng. ”
VHC (1976) (tư liệu của Từ Ngọc Phong).• ( * Vĩnh Hội, quận 4 , là nhà thi sĩ Đinh Hùng). Điều đáng nói là cái phong độ kẻ sĩ của ông đã biểu lộ rất mực, sau năm 1975, trong một buổi họp văn nghệ do Thanh Nghị, một nhà văn từ bưng về thành, tổ chức để ca tụng Tố Hữu, về hai câu thơ trong bài "ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG":
"Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười".
Được mời phát biểu ý kiến, Vũ Hoàng Chương đã chê hai câu thơ đó là không chân thật khi đặt lời ấy vào miệng một bà mẹ Việt Nam, cũng như vào miệng con trẻ khi tập nói: "Tiếng đầu lòng con gọi Stalin." Ông cho đó là loại "thơ thợ", thơ tuyên truyền, không có gì đáng gọi là thơ hay, trong lúc các văn nghệ sĩ khác như Thanh Nghị, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên và những người khác đều hết lời khen Tố Hữu đã có những câu thơ tuyệt tác, "xuất thần khẩu chiếm" đó.
Có lẽ vì lời phát biểu "ươn ngạnh", không xu phụ nhà lãnh đạo văn nghệ miền Bắc, nên sau đó Vũ Hoàng Chương đã bị đưa đi cải tạo tư tưởng.
Vào dịp Tết Bính Thìn - 1976, khi chưa đi cải tạo, sống dưới chế độ mới, "trong khoảng thời gian tranh tối tranh sáng của thời sư.... Lúc ấy, buổi hỗn quân hỗn quan, lúc thú vật đội lốt người, tác yêu tác quái", như Nguyễn Mạnh Trinh đã viết, Vũ Hoàng Chương có bài thơ VỊNH BỨC TRANH LỢN, với ngụ ý châm biếm sâu sắc:
Sáng chưa sáng hẳn tối không đành
Gà lợn om xòm rối bức tranh
Rằng vách có tai thơ có họa
Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành
Cục tác nữa chi ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh
Qua hai bài thơ trên, Vũ Hoàng Chương có thái độ "khinh thế ngạo vật" trước thời cuộc biến thiên của nước nhà. Ông không là một kẻ khiếp nhược, chẳng tỏ vẻ gì lo sợ trước nghịch cảnh.
Lần cuối mà miền Nam tự do có buổi sinh hoạt để vinh danh Vũ Hoàng Chương là vào Tháng Ba năm 1975, tại phòng trà của Khánh Ly, do Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền tổ chức. Ðã 35 năm tròn rồi.
KĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét