(Hình: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky nói các biện pháp để giữ cho Kherson an toàn sẽ bắt đầu sớm nhất có thể.)
Cả Nước Ukraine Vang Ca Bài Ca VNCH Ngày Xưa: “Ta Ôm Nhau Mắt Lệ Nghẹn Ngào, Nhìn Mảnh Dất Thân Yêu, Chào “Kherson” Giải Phóng!” Cộng Với Hầu Hết Cả Thế Giới Vui Mừng! Vỗ TayTổng Thống Ukraine Ca Ngợi Chiến Thắng Là ‘Ngày Đậm Dấu Lịch Sử!’ Khi Chiếm Lại Kherson!
<!>
- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm thứ Sáu (11/11/2022), Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky nói các đơn vị đặc biệt của lực lượng vũ trang đã có mặt trong thành phố Kherson thuộc miền Nam nước này sau khi Nga rút quân và mô tả khoảnh khắc này mang tính lịch sử.
Người dân hồ hởi chào đón các binh sĩ ở trung tâm thành phố sau khi Nga từ bỏ thủ phủ vùng duy nhất mà họ chiếm được kể từ khi tiến hành cuộc xâm lược vào tháng Hai.
“Hôm nay là một ngày lịch sử. Chúng ta đang giành lại miền Nam của đất nước, chúng ta đang lấy lại Kherson”, ông Zelensky nói trong một phát biểu qua video vào buổi tối.
“Đến nay, binh sĩ của chúng ta đang ở ngoại ô thành phố, và chúng ta đang sắp sửa tiến vào. Nhưng các đơn vị đặc biệt đã ở trong thành phố”, ông nói tiếp.
Ông Zelensky nói các biện pháp để giữ cho Kherson an toàn - cụ thể là nỗ lực loại bỏ điều mà ông nói là rất nhiều mìn - sẽ bắt đầu sớm nhất có thể.
Ông cũng cho biết các lực lượng Ukraine đang củng cố các vị trí của họ ở khắp mọi nơi dọc theo mặt trận, nhưng không cho biết chi tiết.
Chính Quyền Ukraine, Gấp Rút Khôi Phục Điện Nước ở Kherson, Sau Khi Quân Nga Vội Vã Rút Lui!
(Hình: Người dân địa phương chụp ảnh kỷ niệm với quân nhân Ukraine khi họ ăn mừng sau khi Nga rút lui khỏi thành phố Kherson, ở trung tâm thành phố Kherson, Ukraine, ngày 12 tháng 11 năm 2022.)
- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay các công ty tiện ích ở Kherson đang nỗ lực khôi phục các cơ sở hạ tầng quan trọng bị quân Nga phá hoại và gài bòm mìn trước khi rút lui. Các giới chức khu vực hôm Chủ Nhật (13/11/2022) cho biết phần lớn thành phố Kherson ở miền Nam Ukraine vẫn không có điện và nước.
Thống đốc vùng Kherson, Yaroslav Yanushevych, cho biết nhà chức trách quyết định duy trì lệnh giới nghiêm từ 5 giờ chiều đến 8 giờ sáng, cấm mọi người ra hoặc vào thành phố như một biện pháp an ninh.
“Kẻ thù cài bom mìn tại tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng”, ông Yanushevych nói với Ukraine TV”.
Quân đội Ukraine đã tiến vào trung tâm Kherson hôm thứ Sáu sau khi Nga rút khỏi thủ đô khu vực duy nhất mà họ chiếm được kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng Hai. Việc tháo lui này đánh dấu lần rút lui lớn thứ ba của Nga trong cuộc chiến và lần đầu tiên liên quan đến việc bỏ một thành phố bị chiếm đóng lớn như vậy sau khi đối mặt với một cuộc phản công lớn của Ukraine vốn đã chiếm lại các vùng ở miền Đông và nam.
Hôm Chủ Nhật (13/11), các vụ pháo kích nổ vang khắp thành phố nhưng chúng không ngăn cản được đám đông cư dân tưng bừng vẫy cờ Ukraine trong giá lạnh tại quảng trường chính của Kherson. Đám đông cố gắng bắt tín hiệu điện thoại di động từ các trạm mặt đất Starlink được chở trên các xe quân sự của Ukraine.
Ca sĩ Yana Smyrnova, 35 tuổi, nói: “Giờ chúng tôi rất vui, nhưng tất cả chúng tôi đều lo sợ quân Nga pháo kích từ phía tả ngạn sông Dnipro. Smyrnova cho biết cô và bạn bè phải lấy nước từ sông về sử dụng trong nhà, và chỉ một số ít người dân may mắn có máy phát điện để bơm nước giếng.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã tái chiếm 179 khu định cư và 4.500 cây số vuông dọc theo sông Dnipro kể từ đầu tuần.
Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra dọc theo mặt trận phía Đông ở các khu vực Donetsk và Luhansk.
Anh Nói, Nga Quá Nhục Nhã, Ê Chề, Vì Phải Rút Quân Ra Khỏi Kherson! Làm Cả Thế Giới Cười Chê, “Sức Như Thế, Mà Đòi Đi Xâm Lăng Nước Khác!”
(Hình: Một người đàn ông giương cờ Ukraine trong khi mọi người tập trung tại Quảng trường Maidan để ăn mừng sự kiện giải phóng Kherson, ở Kyiv, ngày 11/11/2022.)
- Ngày 12/11/2022, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay Anh nói việc Nga rút quân khỏi thủ phủ vùng duy nhất ở Ukraine mà họ đã chiếm được kể từ khi cuộc xâm lược khởi sự vào tháng Hai là một sự nhục nhã nữa đối với quân đội của họ nhưng Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục là mối đe dọa.
“Việc Nga thông báo rút khỏi Kherson đánh dấu một thất bại chiến lược khác đối với họ”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói trong một phát biểu ngày thứ Bảy (12/11/2022).
“Vào tháng Hai, Nga đã không chiếm được bất kỳ mục tiêu chính nào ngoại trừ Kherson. Giờ đây, với việc buộc phải đầu hàng, người dân Nga chắc chắn phải tự hỏi, ‘Tất cả là vì cái gì?’“, ông Wallace nói.
Việc Nga rút quân ngày thứ Sáu đánh dấu lần triệt thoái lớn thứ ba trong cuộc chiến và là lần đầu tiên liên quan đến việc từ bỏ một thành phố lớn như vậy.
Ông Wallace nói quân đội Nga đã phải chịu tổn thất lớn về nhân mạng để đổi lấy sự cô lập và nhục nhã trên trường quốc tế và Ukraine sẽ tiến quân với sự hỗ trợ từ Anh và cộng đồng quốc tế.
“Và trong khi việc rút quân là đáng hoan nghênh, không ai đánh giá thấp mối đe dọa đang tiếp diễn đề ra bởi Liên bang Nga”, ông kết luận.
Hứng Chí Tây Ban Nha Gửi Gấp Thêm 2 Hệ Thống Phòng Không HAWK Tới Ukraine!
(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles.)
- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm 10/11/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles loan báo sẽ gửi thêm 2 hệ thống phòng không HAWK do Mỹ sản xuất tới Ukraine, ngoài 4 hệ thống đã được vận chuyển vào tuần trước, để giúp nước này đẩy lùi sự xâm lược của Nga và bảo vệ cơ sở hạ tầng bị tàn phá.
Tháng trước, Ukraine đã yêu cầu các nước trong Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) hỗ trợ thêm để chống lại các cuộc tấn công bằng phi đạn và máy bay không người lái sau khi Mạc Tư Khoa tấn công các thành phố trên khắp nước này trong giờ cao điểm, giết chết dân thường và phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng như các trạm cấp nước và điện.
Các cuộc tấn công dường như được coi là một cuộc trả đũa sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố vụ nổ trên cây cầu nối với Crimea mà Nga đã sáp nhập là một vụ tấn công khủng bố.
Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha tuyên bố: “Tôi có thể nói với các bạn rằng sẽ có thêm hai bệ phóng nữa được gửi tới, đáp yêu cầu rất cụ thể mà NATO và Ukraine đưa ra cho chúng tôi”.
Ngoài các bệ phóng phi đạn đất đối không, Tây Ban Nha sẽ gửi một pháo đội 6 khẩu pháo hạng nhẹ và huấn luyện cho đội pháo howitzer của Ukraine, bà Robles cho biết thêm và nhấn mạnh rằng Tây Ban Nha đang hỗ trợ Ukraine vì nước này đang thực hiện quyền tự vệ.
Hai viên chức Mỹ nói với thông tấn xã Reuters vào tháng trước rằng Mỹ đang xem xét gửi các thiết bị HAWK cũ hơn từ kho lưu trữ tới Ukraine, vốn là các thiết bị phi đạn đánh chặn dựa trên kỹ thuật thời chiến tranh Việt Nam nhưng đã được nâng cấp nhiều lần.
Chiến Tranh Ukraine: Nga Rút Khỏi Kherson, Lập Ngay Tuyến Phòng Thủ Bảo Vệ Crimea?
- Sau khi thông báo rút quân khỏi Kherson, Ðiện Cẩm Linh lên tiếng cảnh báo Nga không từ bỏ vùng lãnh thổ mà Nga đã sáp nhập. Và bất chấp việc Nga rút quân, Kherson vẫn nằm trong tầm bắn của quân đội Nga và các lực lượng Ukraine cũng sẽ không thể băng qua sông Dniepr.
Trên Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ngày 13/11/2022, tướng Dominique Trinquand, chuyên gia quân sự, cựu lãnh đạo phái bộ quân sự Pháp bên cạnh Liên Hiệp Quốc phân tích: Mục tiêu rút quân của Nga lần này là nhằm bảo vệ bán đảo Crimea trước khả năng xảy ra một cuộc phản công thứ ba từ Kyiv. Kể từ giờ, quân Nga trong thế thủ. Ông giải thích:
“Trong chiến lược của tướng Nga, vấn đề chủ yếu ở đây là bảo vệ bán đảo Crimea, vì vậy, ông ấy đã cho lập nhiều tuyến phòng thủ dọc theo sông Dniepr và sẽ tiếp tục cho lập nhiều tuyến phòng thủ ở phía Bắc bán đảo Crimea. Hơn nữa, những tuyến phòng thủ đã có trước đây cũng sẽ được tăng cường. Theo tôi, đó cũng là lẽ hiển nhiên, bởi vì ít có cơ may quân Ukraine có khả năng vượt sông Dniepr, con sông mà quân Nga đã băng qua khi thoái lui, còn Ukraine sẽ băng sông trong thế tấn công.
Ngược lại, có cả một khu vực nằm giữa sông Dniepr và vùng Donbass, ví dụ như khu vực nhà máy điện nguyên tử Zaporijia mà tại đây người ta chẳng hề nhắc đến chiến sự. Chính từ khu vực đó cho phép quân Ukraine, nếu họ có khả năng mở một cuộc tấn công thứ ba, đi thẳng từ Bắc xuống Nam trực chỉ bán đảo Crimea. Tuy nhiên, đây là điều tôi chưa biết được vì còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng”.
Ðiện Cẩm Linh Cố Cãi Chầy Cãi Cối, Như Thời Trung Cổ, Giọng Điệu CS: Nói Kherson Vẫn Là Lãnh Thổ của Nga! Mặc Dù Đã Rút Quân! (Nhưng Hình Ảnh Quân Nga Tháo Chạy Không Kịp! Nên Nào Có Ai Tin!)
(Hình: Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov.)
Ngày thứ Sáu (11/11/2022), Ðiện Cẩm Linh nói việc lực lượng Nga rút khỏi Kherson sẽ không làm thay đổi hiện trạng của khu vực mà Mạc Tư Khoa tuyên bố là lãnh thổ của Nga sau khi sáp nhập từ Ukraine.
Nga tuyên bố chủ quyền ở Kherson và ba vùng khác của Ukraine sau khi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Chín - bị chính phủ Kyiv và phương Tây lên án là phi pháp và mang tính cưỡng chế. Nhưng hôm thứ Tư, trong một bước lùi lớn, Nga thông báo lực lượng của họ sẽ rút khỏi thành phố Kherson khi đối mặt với một cuộc phản công lớn của Ukraine.
Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng hiện trạng của khu vực đã được “cố định” và rằng không thể có thay đổi nào.
“Nó là một chủ thể của Liên bang Nga - nó cố định và được xác định về mặt pháp lý. Không có thay đổi nào và không thể có thay đổi nào”, ông Peskov nói.
Ông cho biết Nga không hối tiếc khi tuyên bố sáp nhập Kherson và ba vùng khác trong một buổi lễ khải hoàn ở Mạc Tư Khoa vào ngày 30 tháng Chín.
Trong những phát biểu công khai đầu tiên của Ðiện Cẩm Linh kể từ khi Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tuyên bố các lực lượng Nga sẽ rút khỏi thành phố Kherson về phía bờ đối diện của sông Dnipro, ông Peskov nói quyết định là của Bộ Quốc phòng và ông “không có gì bổ sung”.
Ông nói Nga vẫn theo đuổi các mục tiêu của điều mà nước này gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.
Cuộc xung đột “chỉ có thể kết thúc sau khi đã đạt được các mục tiêu - hoặc đạt được các mục tiêu đó thông qua các cuộc đàm phán hòa bình”, ông Peskov nói.
“Tuy nhiên, do lập trường mà phía Ukraine đưa ra, các cuộc đàm phán hòa bình là bất khả dĩ”, ông nói thêm.
Chưa có nỗ lực công khai nào để tái tục các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai bên kể từ khi các sáng kiến ban đầu cho một thỏa thuận hưu chiến ở Istanbul trong những tuần đầu tiên của cuộc xung đột đổ vỡ mà không có tiến triển.
Sau tuyên bố sáp nhập, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ký Sắc lệnh vào ngày 4 tháng 10 chính thức tuyên bố triển vọng của bất cứ cuộc đàm phán nào của Ukraine với nhà lãnh đạo Ðiện Cẩm Linh Vladimir Putin là “bất khả dĩ”, nhưng vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán với Nga.
Lực Lượng Ukraine Tiếp Quản Kherson, Thành Phố Bị “Tàn Phá Nặng Nề!” và Bắt Đầu Điều Tra “Tội Ác Chiến Tranh, Giết Người Hàng Loạt” của Quân Nga!
(Trọng Nghĩa)
Sau khi tiến vào tiếp quản thành phố Kherson và được dân chúng vui mừng đón tiếp, lực lượng Ukraine vào hôm 12/11/2022 đã bắt đầu công việc rà phá bom mìn, sửa chữa cơ sở hạ tầng mà theo lời Tổng thống Ukraine, đã bị “tàn phá nặng nề”. Bên cạnh đó là công việc ghi lại những “tội ác” mà quân đội Nga gây ra.
Kherson, bị Nga sáp nhập vào cuối tháng Chín, từng là thành phố lớn đầu tiên của Ukraine bị thất thủ sau khi Nga khởi động cuộc xâm lược vào cuối tháng Hai. Ngay sau khi lính Nga rút đi, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, quốc ca Ukraine đã vang lên hôm thứ Sáu (11/11).
Hình ảnh do lực lượng vũ trang Kyiv công bố cho thấy dân Ukraine nhảy vòng tròn, xung quanh ngọn lửa, theo nhịp điệu của “Chervona Kalyna”, một bài hát yêu nước. Một đoạn video do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng trên mạng Telegram, nói là đến từ Kherson, cũng cho thấy các binh sĩ Ukraine tự gọi mình thuộc “lữ đoàn 28” được chào đón trong đêm với một đám đông hô vang “V-C-U”, tên viết tắt của lực lượng vũ trang Ukraine.
Zelensky Tố Cáo Nga
Trong thông điệp tối 12/11, ông Zelensky khẳng định: “Tất cả chúng tôi đều vui mừng khôn xiết”, đồng thời tố cáo việc quân Nga đã gây nên những tàn phá nặng nề trong khu vực: “Trước khi bỏ chạy khỏi Kherson, những kẻ chiếm đóng đã phá hủy tất cả cơ sở hạ tầng thiết yếu - từ thông tin liên lạc, đến các hệ thống cấp nước, sưởi và điện”.
Theo ông, các lực lượng vũ trang Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát gần 60 địa phương trong vùng Kherson, và khoảng 2.000 thiết bị gây nổ đã được vô hiệu hóa.
Theo lãnh đạo ngành cảnh sát Ukraine, khoảng 200 nhân viên cảnh sát cũng đã được khai triển tới Kherson để dựng rào chắn và ghi lại “tội ác của những kẻ chiếm đóng Nga”. Ông cũng cảnh báo cư dân của Kherson về sự hiện diện của các thiết bị nổ do lực lượng Nga bỏ lại.
“Đi Đúng Hướng”
Vào hôm 12/11, trong cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Mỹ Antony Blinken bên lề hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Nam Vang của Cam Bốt, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleb tuyên bố: “Chỉ cùng nhau chúng ta mới có thể giành ưu thế và đẩy Nga ra khỏi Ukraine. Chúng ta đang đi đúng hướng”.
Trong một thông cáo, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho rằng việc Nga rút khỏi Kherson đánh dấu “một thất bại chiến lược mới” của Mạc Tư Khoa.
Về phần mình, Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden, gọi việc quân đội Kyiv tiếp quản thành phố Kherson là một “chiến thắng phi thường… rất đáng kể”.
Theo thông tấn xã AFP, đây là lần thứ ba, quân đội Nga phải thực hiện một bước lùi lớn kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng Hai. Mùa Xuân vừa qua, Nga đã phải từ bỏ việc đánh chiếm Kyiv khi phải đối mặt với sức kháng cự quyết liệt của người Ukraine, trước khi bị đánh đuổi khỏi gần như toàn bộ vùng Kharkiv (miền Đông-Bắc Ukraine) vào tháng Chín.
Ukraine và Thế Giới Vui Mừng, Dâng Lên Niềm Hy Vọng: Từ Chiến Thắng Kherson, Đến Giấc Mơ Hòa Bình Có Còn Xa?
(Thụy My)
Kherson, thành phố lớn nhất mà Ukraine vừa tái chiếm, có thể là bước ngoặt cho cuộc chiến. Mới sáu tuần lễ trước Putin hùng hồn tuyên bố Kherson thuộc về Nga vĩnh viễn, nay quân Nga phải tháo chạy lần nữa, sau trận Kyiv và Kharkiv. Dù chông gai còn nhiều, nhưng có thể bắt đầu mơ đến một Ukraine dân chủ, ổn định và thịnh vượng thời hậu chiến.
Kherson, Chiến Thắng Lớn Nhất của Ukraine Kể Từ Đầu Cuộc Xâm Lăng
Tái chiếm Kherson (280.000 dân) là chiến thắng lớn nhất của Ukraine kể từ đầu cuộc xâm lăng, sau cuộc phản công thần tốc để giành lại Izium (45.000 dân) hồi tháng Chín. Bộ trưởng Quốc phòng Nga loan báo đã “tái phối trí” 30.000 quân cùng với 5.000 xe quân sự, thiết bị ở hữu ngạn sông Dniepr, “không để lại một ai phía sau”. Nhưng các hình ảnh trên mạng xã hội ngược lại cho thấy một cuộc rút lui hỗn loạn, quân Nga qua sông bằng cầu phao tạm bợ, bỏ lại quân phục và vũ khí. Trong một video, một lính Nga khẳng định đơn vị đã được lệnh mặc thường phục và tự tìm phương tiện để rút chạy.
Libération và Le Figaro số cuối tuần đều đánh giá đây là bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến. L’Express giải thích “Kherson: Vì sao việc Nga rút quân là chiến thắng lớn của Ukraine”. Dân chúng Kherson “mãi mãi là công dân của chúng tôi”, cùng với Zaporijia, Luhansk và Donetsk - Vladimir Putin đã hứa hẹn như vậy trong buổi lễ sáp nhập 30/09. Chưa đầy sáu tháng sau, quân Nga lại phải tháo chạy lần nữa, sau khi rút khỏi Kyiv cuối tháng Ba và Kharkiv giữa tháng Chín.
Tướng Dominique Trinquand, nguyên trưởng phái đoàn Pháp ở Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh: “Đó là chiến thắng quan trọng của Ukraine. Cuộc tấn công có phương pháp để cắt đứt lực lượng Nga ở hữu ngạn khỏi các đường tiếp liệu phía sau, đã đặt quân Nga vào tình thế khốn đốn. Hoặc chiến đấu đến cùng tuy biết rằng trước sau gì cũng bị đánh bật, hoặc rút sang tả ngạn”. Cuộc rút quân - một sự nhục nhã cho Putin – rất vất vả vì Kyiv sau khi phá hủy những chiếc cầu bắc ngang sông Dniepr đã oanh kích những cầu phao của Nga, và chừng như đã có một thỏa thuận ngầm vì Ukraine không truy sát gắt gao quân Nga qua sông.
Mặt Trận Sẽ Tạm Lắng Một Thời Gian
Theo Courrier International, suốt cả ngày 11/11, tất cả báo chí và truyền hình Ukraine đều chăm chú theo dõi diễn tiến ở Kherson và vùng ngoại vi, cho đến khi chắc chắn rằng quân đội Ukraine sẽ giải phóng thành phố. Tiếp theo sẽ là gì? L’Express nhận thấy dòng sông Dniepr là rào chắn thiên nhiên khiến lực lượng Ukraine sẽ không nhanh chóng vượt qua, hơn nữa Mạc Tư Khoa đã bố phòng bên tả ngạn nhiều khẩu pháo. Mặt trận sẽ yên tĩnh chừng vài tháng. Quân Nga có thể hoàn hồn, phải bảo vệ ít lãnh thổ hơn, có thêm lính động viên tăng viện.
Tướng Úc Ðại Lợi Mick Ryan cho rằng ông Serguei Sourovikine sẽ bố trí lại những đơn vị tác chiến và yểm trợ, cũng như lực lượng dự bị ở miền Nam và miền Đông. Chuyên gia Mathieu Boulègue của Chatham House nhận định, Nga tin rằng mùa Đông bất lợi cho những cuộc phản công lớn, họ muốn kéo dài cuộc xung đột để việc chiếm đóng trở thành chuyện đã rồi trước mùa Xuân.
Về phía Ukraine không muốn ngưng chiến đấu. Những bất ngờ chiến thuật có thể diễn ra, vì Nga chưa củng cố được tất cả chiến tuyến, nhất là ở Zaporijia. Quân Nga có thể bị đẩy lui, và một sự đột phá có thể dẫn đến hiệu quả domino, cho dù khó có khả năng này. Mạc Tư Khoa không loại trừ kịch bản trên: Những hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy những chiến hào mới đào trên tuyến đường nối với bán đảo Crimea. Theo Mathieu Boulègue, sự kiện Nga rút khỏi Kherson chỉ là một giai đoạn, trong một cuộc chiến còn lâu mới kết thúc.
Niềm Vui Chiến Thắng và Những Thách Thức Sắp Tới
Courrier International trích dịch tường thuật của truyền thông các nước. Trong số “những cảnh tuyệt vời” mà The Guardian nhận thấy trên quảng trường Svoboda của Kherson, là cảnh hai người đàn ông vui mừng tung một nữ quân nhân lên cao, cảnh dân chúng thành phố được giải phóng quấn lá cờ xanh vàng quanh người. Những giọt nước mắt và nụ cười của “đám đông cư dân hân hoan” đến đón mừng đoàn quân của nước mình trong tiếng còi xe và những bài hát vinh danh người lính chiến. Người dân xúc động ôm lấy những chiến binh, tặng hoa, hô vang “Vinh quang cho Ukraine! Vinh quang cho những người hùng!”
Những hình ảnh lễ hội này tương phản với cảnh tháo chạy của Nga. Washington Post coi đây là “thất bại chính trị và quân sự lớn nhất của Vladimir Putin trong cuộc chiến tàn bạo tám tháng rưỡi qua của ông ta”. New York Times lưu ý “Khi phải loan báo những tin xấu, khó thể tìm thấy Putin”. hôm thứ Tư ông ta để cho tướng Serguei Sourovikine “là khuôn mặt của thất bại”. Tờ Times nhấn mạnh, “Putin ngày càng khó giữ khoảng cách với những trận thua, đang dần xói mòn hình ảnh một nhà lãnh đạo bất khả chiến bại”, tuy chiếc ghế của ông ta vẫn chưa bị đe dọa.
Một chuyên gia trên Washington Post cho rằng Tổng thống Nga luôn nghĩ là Ukraine sẽ phải đầu hàng khi mất đi sự ủng hộ của phương Tây từ nay cho đến sang năm. Suddeutsche Zeitung cũng cho là việc Nga rút khỏi Kherson không dẫn đến kết thúc chiến tranh, hơn nữa Kyiv không muốn đàm phán. CNN cho biết Nga vẫn còn kiểm soát 60% Kherson và kênh dẫn nước vào Crimea. El País nói thêm, đập Nova Kakhovka ở Đông-Bắc Kherson đã bị hư hại, ngoài nguy cơ lụt lội, nếu đập này vỡ thì nhà máy điện nguyên tử Zaporijia sẽ không đủ nước làm nguội các lò phản ứng.
Khó Có Khả Năng Putin Dùng Vũ Khí Nguyên Tử
Về Vladimir Putin, Le Point nhận thấy những nét tương đồng giữa Tổng thống Nga và Oussama Ben Laden, thủ lãnh Al Qaida. Cả hai đều coi cuộc chiến của mình là “Thiện” chống lại “Ác”, tố cáo bị “Đại Sa-tăng” (Mỹ) hay “phát-xít” (Ukraine) tấn công. Thế nhưng chính chế độ của Putin đã xâm lăng nước láng giềng, phạm những tội ác ghê tởm với thường dân, khai triển lính đánh thuê đi bảo vệ những tên độc tài khát máu như Assad, bỏ tù đối lập, bóp nghẹt báo chí, tham nhũng…. Sự đoàn kết của phương Tây nhằm trợ giúp Ukraine liệu có tiếp tục? Đó là vấn đề trong những tháng sắp tới, “nếu muốn tránh khả năng Sa-tăng thứ thiệt chiến thắng”.
Giáo sư Dan Reiter giải thích trên L’Express “Vì sao không nên lo sợ trước một Putin tuyệt vọng (với mối đe dọa nguyên tử)?”. Có nhiều lý do, riêng với nguyên tử thì từ năm 1945 đã nhiều lần các cường quốc nghĩ đến việc sử dụng bom nguyên tử trước đối thủ không có loại vũ khí này, nhưng rốt cuộc từ bỏ ý định. Chẳng hạn Hoa Kỳ ở Việt Nam và A Phú Hãn, Pháp trong cuộc chiến Algérie, Trung Quốc trong cuộc xâm lăng Việt Nam thập niên 70 và 80, Liên Xô ở A Phú Hãn trong thập niên 80.
Cũng trên L’Express, cựu Ðại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Boris Bondarev cho rằng “Putin quá yêu cuộc sống sang trọng của ông ta để có thể dùng đến vũ khí nguyên tử”, có thể dẫn đến một cuộc chiến làm chính ông phải bỏ mạng. Và một khi Putin còn tại vị thì không thể đàm phán với bất kỳ ai khác.
Khodorkovsky: Chưa Phải Là Lúc Để Kyiv Đàm Phán
Nhưng liệu có nên ngồi vào bàn thương thảo lúc này? Tỉ phú Nga lưu vong Mikhail Khodorkovsky giải thích trên The Economist “Bây giờ không phải là thời điểm để gây áp lực về hòa đàm”. Không ít nhân vật nổi tiếng đã sốt ruột thúc giục, để không phải mất thêm nhiều sinh mạng và tiền bạc. Tuy nhiên đây đã là cuộc chiến thứ tư của Vladimir Putin, sau Chechnya, Gruzia và Syria. Putin và những người thân cận cả đời chỉ biết đến luật giang hồ của mafia, đặt quyền lực lên trên tất cả. Nếu đối thủ lùi bước và đề nghị thương lượng, ông ta sẽ tập trung sức chiếm toàn bộ hoặc ít nhất hai phần ba lãnh thổ Ukraine, áp đặt tối hậu thư cho Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO), bắt bí Moldova và các nước Baltic.
Tuy nhiên hiện thời Putin đang cần tạm ngưng khoảng một năm để lấp đầy kho vũ khí đã bị vơi hẳn. Mọi cuộc đàm phán đều gây tổn hại cho tinh thần chiến đấu của quân đội Ukraine, có vẻ như “đâm sau lưng chiến sĩ”. Hơn nữa, làm sao chắc chắn rằng sau một năm sẽ không có cuộc tấn công khác? Theo nhà đối lập, chiến tranh chỉ kết thúc khi nào chế độ Ðiện Cẩm Linh thay đổi.
Ukraine và Giấc Mơ Hòa Bình
Dù vậy, The Economist vẫn lạc quan nghĩ đến tương lai, đặt ra vấn đề “Làm thế nào một đất nước ổn định và thịnh vượng có thể nổi lên sau chấn thương từ cuộc xâm lăng của Nga”. Tờ báo hình dung ra một Ukraine toàn thắng vào năm 2030, đó là một quốc gia dân chủ chuẩn bị gia nhập Liên Hiệp Âu Châu (EU). Công cuộc tái thiết gần như hoàn tất, kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đủ sạch và đa dạng để tách rời các tài phiệt tham nhũng, có nền an ninh vững chắc. Chẳng phải là Mạc Tư Khoa không muốn xâm lăng lần nữa, nhưng nghĩ rằng sẽ không thành công.
Hiện nay đội quân Nga rệu rã đã rút khỏi Kherson, chiến tranh còn tiếp diễn. Nhưng việc Ukraine và các nhà tài trợ bắt đầu nghĩ đến thời hậu chiến và bảo đảm răn đe những kẻ xâm lược tiềm năng tương lai là điều logic, vì những tháng tới sẽ quyết định thập niên này kết thúc như thế nào. Người Ukraine ngã xuống để đất nước họ có quyền được quyết định tương lai của mình. Nếu áp đặt hòa bình cho Ukraine, nền hòa bình này ít có cơ hội bền vững. Chối từ chiến thắng của Ukraine, Nga tạo ra một quốc gia thất bại ở biên giới phương Tây, Vladimir Putin hay những người kế nhiệm sẽ đe dọa an ninh của toàn NATO.
Phương Tây đang trợ giúp vũ khí, tiền bạc một cách chừng mực, gia tăng quân viện mỗi lần Kyiv gặp khó khăn nhưng không muốn giúp máy bay và đạn pháo tầm xa, sợ rằng Ukraine sẽ đi xa hơn. The Economist cho rằng Ukraine cần được coi là đối tác hơn là một nước xin viện trợ. Cần có một kế hoạch ổn định với các đồng minh, để dù Tổng thống Mỹ sắp tới là ai, Kyiv vẫn được hỗ trợ đều đặn. Kế hoạch này phải bao gồm cả tái thiết để khôi phục lại cuộc sống người dân, hơn nữa nếu kinh tế suy sụp thì dân chủ cũng thất bại.
Các nhà tài trợ họp ở Bá Linh trong tháng Mười ước tính việc tái thiết trong hai năm đầu có thể tốn đến 100 tỉ Mỹ kim, và giai đoạn kế tiếp - một kế hoạch Marshall cho Ukraine - có thể còn tốn kém nhiều hơn. Khoảng vài chục chính phủ và các tổ chức tín dụng đa phương sẽ tham gia xây dựng nền tảng để thu hút thêm vốn của các nhà đầu tư tư nhân. Song song đó Kyiv phải củng cố mục tiêu chống tham nhũng đã đặt ra trong thời chiến. Ukraine cũng cần kiểm soát được lối vào Hắc Hải.
Phương Tây Viện Trợ Cho Kyiv: Không Phải Làm Từ Thiện Mà Là Tự Vệ
Khi tiếng súng ngưng, Nga sẽ nhanh chóng tái vũ trang, và chính phủ Kyiv cần có được bảo đảm an ninh của phương Tây, chắc chắn hơn là thỏa thuận đã không răn đe nổi Putin năm 2014. Trở nên thành viên của NATO sẽ là một tiêu chí bằng vàng, nhưng Mỹ và nhiều đồng minh không muốn xung đột trực tiếp với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể ngăn trở.
Một phương án khác mô phỏng quan hệ giữa Mỹ và Do Thái: một Hiệp ước an ninh mang tính ràng buộc giữa Kyiv và các đồng minh, với những cam kết về pháp lý và chính trị. Một số nước bảo đảm ủng hộ về quân sự, tài chánh và về tình báo nếu Nga tấn công, số khác cam đoan sẽ trừng phạt. Kế hoạch này cũng dự trù chuyển giao vũ khí và đầu tư vào quốc phòng Ukraine trong nhiều thập niên.
Cũng không nên ảo tưởng: Kỹ nghệ vũ khí phương Tây giảm sút sau khi Liên Xô sụp đổ, hiện đang vất vả trong việc cung cấp thiết bị, đạn dược cho Ukraine, cũng khó thể vượt qua Nga một khi nước này lại khởi động sản xuất sau khi chiến tranh kết thúc. Công việc tăng cường sản xuất vũ khí cần được tiến hành ngay lập tức. Một nỗi lo khác là sức ép cử tri, các cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Roma, Praha, và Mỹ còn có mối ưu tư khác là Trung Quốc.
Phương Tây nên hiểu rằng chi ra nhiều tỉ Mỹ kim ở Ukraine không phải là hành động từ thiện, mà là tự vệ. Trong những thập niên vừa qua, cứ vài năm là Mạc Tư Khoa lại khởi động những cuộc chiến bên ngoài biên giới. Sự ủng hộ rụt rè đối với Ukraine không làm Putin dịu đi. Nếu ông ta khống chế được Kyiv, các thành viên NATO sẽ là những mục tiêu kế tiếp. Giấc mơ chiến thắng của Ukraine bảo đảm được một nền hòa bình bền vững không chỉ cho 43 triệu dân Ukraine, mà cả cho đông đảo người dân trên toàn Âu Châu.
Thua Me Gỡ Bài Cào: Nga Lại Cố Tìm Cách Bôi Nhọ Hình Ảnh Pháp ở Phi Châu!
- Chiến dịch chống khủng bố Barkhane ở vùng Sahel Phi Châu chính thức được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chấm dứt hôm 9/11/2022.
Ba tháng trước, điện Elysée thông báo rút quân khỏi Mali vì Pháp “không được chào đón, hoan ngênh”, tại đây. Thay chân Pháp là “đội ngũ Cố vấn” của lực lượng bán quân sự Wagner của Nga nhờ khai thác kết quả tiêu cực của Pháp trong suốt 10 năm can thiệp ở vùng Sahel.
“Đối với người dân vùng Sahel, chiến dịch Barkhane là một thất bại”, theo nhà nghiên cứu Jean-Pierre Maulny, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), “và không cần người Nga để nghĩ đến điều đó”. Nga chỉ khuấy động, đào sâu thêm tâm lý bài Pháp có từ trước tại các nước vùng Sahel, từ “những vi phạm liên tục của Pháp đối với chủ quyền của họ” đến thái độ “ngạo mạn và thiếu tôn trọng”, theo nhà nghiên cứu Caroline Roussy, được nhật báo La Croix trích dẫn ngày 10/11.
Thậm chí, Pháp còn bị đổ tội ngấm ngầm ủng hộ khủng bố, thay vì tiêu diệt, và lợi dụng lực lượng này để bí mật khai thác tài nguyên ở Sahel. Tâm lý này không phải là thiểu số hay chỉ lan truyền trong số dân cư ít học, mà được bà Gwenola Possémé-Rageau, một chuyên gia về thanh niên Phi Châu, nhấn mạnh: “Tôi thấy cả điều đó trong giới trí thức ở Niger, Burkina và Mali”.
Từ môi trường thuận lợi như vậy, Nga không từ mọi thủ đoạn để “đẩy Pháp ra khỏi châu lục này”: Tung tin thất thiệt bài Pháp, tạo hiện trường giả và truyền tải thông tin qua những tài khoản giả, “chủ yếu ở Nam Phi và Cameroun”, hoặc thông qua những nhà báo địa phương, người gây ảnh hưởng bị mua chuộc. Một biện pháp dã man hơn, theo một nguồn tin ngoại giao Pháp, lực lượng Wagner ám sát những nhà báo “ngoan cố” (ví dụ 3 người Nga và ít nhất hai người ở Cộng hòa Trung Phi). Kết quả là ngày càng có ít người Phi Châu dám chỉ trích hoặc công khai lên án những hành động và những vụ vòi tiền của lính Wagner.
Ở quy mô lớn hơn, Mạc Tư Khoa lập nhiều cơ quan truyền thông tại những nước bị nhắm đến như Radio Lengo Songo ở Trung Phi, sản xuất phim hoạt hình và phim hướng đến đa số dân chúng ca ngợi hoạt động của Nga. Ngoài ra, phải kể đến tập đoàn Patriot Media Group gồm 11 cơ quan truyền thông, trong đó có cơ quan thông tấn Ria Fan tập trung đặc biệt vào Phi Châu. Được thành lập năm 2019, Patriot Media Group hiện có 130 cơ quan truyền thông đối tác, theo nhà nghiên cứu Maxime Audinet của Viện Nghiên cứu Chiến lược, trường Quân sự Pháp (IRSEM).
Cuộc chiến thông tin bài Pháp, quảng bá cho Nga là một trong ba trụ cột trong “cỗ máy chiến tranh” được Evgueni Prigojine, đứng đầu lực lượng Wagner và là doanh nhân thân cận với Tổng thống Putin, chủ trương. Trụ cột thứ hai liên quan đến an ninh do công ty Wagner đảm nhiệm: Cung cấp dịch vụ cho nước sở tại bị các nhóm nổi dậy đe dọa, huấn luyện lực lượng an ninh địa phương, bảo vệ chính quyền và tham chiến để tiêu diệt kẻ thù của chế độ. Trụ cột thứ ba liên quan đến kinh tế. Công ty Wagner và đối tác được quyền khai thác mỏ tại nước họ hoạt động để tài trợ cho hoạt động.
Một viên chức Pháp tham gia cuộc chiến chống thông tin khẳng định “chính Nga là bên khiêu chiến, chính Nga đẩy chúng ta vào thế đối đầu này”. Các kênh của Nga “lặp lại và làm tăng giá những ý nghĩ, cảm tưởng đã rất hiện hữu ở vùng Phi Châu nói tiếng Pháp”, theo bà Caroline Roussy, Viện IRIS.
Paris đang từng bước xem xét lại chiến lược chống thánh chiến ở vùng Sahel, cũng như cải tổ hoạt động chống tin giả nhắm vào Pháp. Một đơn vị “chiến tranh thông tin” đã được thành lập, chịu trách nhiệm dự báo và phá vỡ những thông tin sai sự thật nhắm đến hành động của Pháp trên các mạng xã hội. Một đặc phái viên về ngoại giao công, phụ trách một nhóm gồm vài chục người, được Paris cử đến Phi Châu, có nhiệm vụ theo dõi mặt trận truyền thông “chiến lược”.
Tuy nhiên, nhưng biện pháp mới của Pháp có lẽ không thể khôi phục được hình ảnh bị Nga bôi nhọ ở Mali, như khẳng định trong một báo cáo gần đây của Viện IRSEM. Còn chuyên gia Jérôme Pigné, của Mạng Tư duy chiến lược về an ninh ở Sahel, cho rằng “đối với Pháp, Nga đang vờn trên lụa ở Phi Châu”.
Tin Bầu Cử: Đảng Dân Chủ Tiếp Tục Kiểm Soát Thượng Viện Hoa Kỳ, Dập Tắt Hy Vọng ‘Làn Sóng Đỏ!’ của Đảng Cộng Hòa!
(Ảnh: Bầu cử Thượng viện ở tiểu bang Georgia năm 2022: Thượng Nghị sĩ Ðảng Dân chủ Raphael Warnock (trái) và ứng cử viên Thượng viện Đảng Cộng hòa Herschel Walker sẽ tranh cử vòng chung quyết tại tiểu bang Georgia ngày 6/12/2022.)
- Ngày 13/11/2022, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay Đảng Dân chủ tiếp tục nắm quyền kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ, mang lại chiến thắng lớn cho Tổng thống Joe Biden và dập tắt hy vọng “làn sóng đỏ” của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ.
Tổng thống Biden – vốn chật vật với tỉ lệ phê duyệt thấp trước cuộc bầu cử hôm thứ Ba, một phần do thất vọng của công chúng về lạm phát - cho biết kết quả cuối ngày thứ Bảy cho phép ông lạc quan trong phần còn lại của nhiệm kỳ của ông.
Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer mô tả đây là một “chiến thắng và xác minh” cho đảng Dân chủ và chương trình nghị sự của họ. Ông cáo buộc Đảng Cộng hòa gây ra sợ hãi và chia rẽ trong chiến dịch tranh cử.
Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa đang tiến gần tới việc giành quyền kiểm soát Hạ viện trong lúc việc kiểm phiếu đang tiếp tục.
Có thể mất vài ngày hoặc hơn mới có đủ kết quả các cuộc đua để xác định bên nào sẽ giành quyền kiểm soát Hạ viện 435 ghế. Tính đến cuối ngày thứ Bảy 12/11, Đảng Cộng hòa đã giành được 211 ghế, còn Đảng Dân chủ được 205 ghế. Cần phải giành được ít nhất 218 ghế để chiếm thế đa số tại Hạ viện.
Đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Thượng viện, như họ đã làm trong hai năm qua, giữ 50 trong số 100 ghế của Thượng viện, trong khi Phó Tổng thống Kamala Harris giữ lá phiếu phá vỡ tình trạng bỏ phiếu hòa.
‘Tập trung vào Georgia’
Nếu Thượng Nghị sĩ Đảng Dân chủ Raphael Warnock giành chiến thắng trong cuộc bầu cử chung quyết tại tiểu bang Georgia vào ngày 6 tháng 12 trước đối thủ Đảng Cộng hòa Herschel Walker, thì đa số 51-49 sẽ mang thêm lợi thế cho Ðảng Dân chủ để có thể thông qua một số Dự luật với tỉ lệ đa số quá bán, thay vì phải cần tối thiểu 60 phiếu cho hầu hết các luật.
“Hiện chúng tôi đang tập trung vào Georgia. Chúng tôi cảm thấy hài lòng về vị trí của đảng chúng tôi”, Tổng thống Biden nói hôm Chủ Nhật tại Cam Bốt trước hội nghị thượng đỉnh Đông Á. “Tôi vô cùng hài lòng về số cử tri đi bầu”.
Hoa Kỳ: Chế Độ Dân Chủ Đang Trong Cơn Thử Thách Dữ Dội, Chưa Bao Giờ Thấy!
(Ngô Nhân Dụng)
(Hình: Các cuộc nghiên cứu cho thấy dân chúng sẽ đi bầu đông và hài lòng về kết quả nhất khi việc tổ chức bầu cử do những ủy ban độc lập lãnh trách nhiệm.)
Nhưng dân Mỹ vốn không có thói quen thay đổi các định chế theo mô hình của các nước khác! Tình trạng phân ly giữa hai đảng còn rất nặng nề khiến cho các ý kiến thay đổi thể thức bỏ phiếu sẽ không được ai để tai nghe.
Một cuộc nghiên cứu năm 1991 cho biết một nửa dân chúng Gia Nã Ðại tin rằng hệ thống chính trị ở nước Mỹ tốt hơn ở Gia Nã Ðại. Năm nay, chỉ có 5% nghĩ như vậy. Ông Malcolm Turnbull, cựu Thủ tướng Úc Ðại Lợi cũng tỏ ý lo ngại về chính trị nước Mỹ, “Giống như thấy một người rất thân yêu trong gia đình đang tự mình làm hại mình, “ theo nhật báo New York Times.
Dân chúng nhiều nước từ Đài Loan đến Đức cũng lo lắng cho chế độ tự do dân chủ ở Mỹ, sau khi chứng kiến cảnh dân Mỹ biểu tình đập phá Quốc hội và đe dọa các Dân biểu, Nghị sĩ ngày 6 tháng Một năm 2021, và hơn một phần ba dân Mỹ hiện vẫn nghĩ rằng ông Joe Biden không phải là Tổng thống, vì kết quả cuộc bầu cử năm 2020 là do… gian lận.
Trước cuộc bỏ phiếu vừa qua, cuộc nghiên cứu của AP Vote Cast, phỏng vấn 94.000 người Mỹ cũng thấy 44% nói họ lo lắng cho tương lai chế độ Dân chủ của nước Mỹ. Những cử tri đảng Dân chủ tỏ ra lo hơn (56%) các người theo đảng Cộng hòa (34%).
Chế độ Dân chủ không phải chỉ dựa trên các bản Hiến pháp và các cuộc bầu cử mà cần những nền tảng đặt trên niềm tin của người dân.
Thứ nhất, người ta phải tin rằng có thể dùng lá phiếu của mình ảnh hưởng trên chính sách quốc gia, bằng cách thay đổi người cầm quyền. Nếu mọi người nghĩ rằng việc tổ chức bỏ phiếu ở Mỹ đầy gian lận thì Mỹ cũng không khác gì các xứ độc tài như Bắc Hàn, Việt Nam, Cuba, Nga, Trung Quốc hay các nước chậm tiến tại Phi Châu.
Những lời tố cáo về “bầu cử gian lận” được tung ra sau khi Tổng thống Donald Trump thua trong cuộc bỏ phiếu năm 2020. Nhưng cho tới nay, chưa ai đưa ra đủ bằng chứng cho thấy thực sự có bầu cử gian lận ở bất cứ nơi nào có thể thay đổi kết quả sau cùng. Viên chức các tiểu bang và chính quyền liên bang đã điều tra, đếm lại phiếu bằng máy và bằng tay, công nhận kết quả sau cùng là chính đáng. Ông William Barr, Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Trump cũng xác nhận sau khi mở một cuộc điều tra không thấy có gian lận. Hơn mười vụ khiếu nại đều bị tòa án bác bỏ, trong đó có những Thẩm phán do Tổng thống Trump bổ nhiệm.
Các vụ tố giác về hàng chục lá phiếu bất hợp pháp đã được điều tra, ở Detroit tại tiểu bang Michigan và quận Maricopa ở Arizona cho thấy chỉ có những sai lầm về giấy tờ nhỏ nhặt. Nhưng các lời tố cáo bầu cử gian lận được nhắc đi nhắc lại vẫn gieo nghi ngờ trong dư luận.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, 116 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu, con số cao thứ nhì trong hàng chục năm qua, chỉ thấp hơn năm 2018, chứng tỏ người Mỹ vẫn còn tin tưởng vào hệ thống bầu cử.
Các tiểu bang ở Mỹ đã tìm cách dựng lại niềm tin. Ở Nebraska, dân chúng đã thông qua một đề án về bằng chứng giấy tờ xác nhận ai đúng là cử tri. Tại Michigan, dân cũng ủng hộ một đề án xác định vai trò của Ủy Ban Kiểm Phiếu, Board of State Canvassers, họ chỉ làm nhiệm vụ đếm phiếu và xác nhận kết quả mà không có quyền nào khác. Đề án này cũng mở rộng các phương pháp bỏ phiếu sớm hoặc bỏ phiếu bằng thư không tốn tiền tem, đặt nhiều thùng phiếu cho dân sử dụng. Tất cả nhằm bảo đảm các cuộc bầu cử được trong sạch.
Một điều kiện căn bản khác của chế độ Dân chủ là những ứng cử viên thua phiếu phải chấp nhận mình thất cử. Trong cuộc bỏ phiếu năm nay nhiều thí dụ cho thấy điều đó vẫn được tôn trọng. Tại Minnesota, ứng cử viên Scott Jensen, thua vị thống đốc đương nhiệm. Ông Jensen tuyên bố trước các cử tri ủng hộ mình rằng, “Tim Walz sẽ làm thống đốc trong bốn năm tới. Đảng Cộng hòa chúng ta, thành thật mà nói, không tạo được một cơn sóng đỏ. Cơn sóng này màu xanh…. OK, chúng ta phải rút lấy một bài học, tự hỏi mình sẽ phải làm gì để thắng trong lần tới?”
Nhiều ứng cử viên ủng hộ cựu Tổng thống Trump cho rằng cuộc kết quả bầu cử năm 2020 là do gian lận nhưng năm nay dù bị thua họ cũng vẫn chấp nhận kết quả. Tại Pennsylvania, ứng cử viên thống đốc Cộng hòa Doug Mastriano thất cử. Bà Jenna Ellis, Cố vấn pháp lý của ông tuyên bố, “Chúng ta không thể nói như hồi 2020, ‘Trời ơi, mình thua vì bị ăn cắp! Nói vậy là lố bịch’!”
Hãng tin AP phỏng vấn Bill Greiner, một chủ nhà hàng ăn và một người sáng lập ngân hàng ở New Hampshire. Ông Greiner nói rằng trước đây ông luôn luôn bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa dù người ông ủng hộ thất bại trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ. Năm nay, ông ủng hộ Thống đốc Chris Sununu thêm một nhiệm kỳ thứ tư, nhưng không bỏ phiếu cho ba ứng cử viên Cộng hòa vì họ vẫn phủ nhận kết quả bầu cử năm 2020. Ông nói, “Không ai ăn cắp cuộc bầu cử đó, những người phủ nhận ra ứng cử phần lớn đã thất bại”, và đó là điều đáng nhấn mạnh.
Những thái độ như trên chứng tỏ tinh thần dân chủ ở Mỹ còn vững chắc. Mọi người chấp nhận kết quả vì vẫn tin tưởng việc tổ chức, điều hành, kiểm phiếu là đứng đắn.
Sau cuộc bỏ phiếu, Tổng thống Joe Biden cho thấy trước đây ông lo ngại về tương lai nền Dân chủ của Mỹ là quá bi quan. Ngày Thứ Năm 10 tháng 11, ông lấy lại niềm tin, “Đã có nhiều lo âu không biết chế độ Dân chủ có vượt qua được cuộc thử thách hiện nay hay không. Tôi thấy nó đã vượt qua”.
SEI_133193464-959b.webp
SEI_133214804-d197.webp
SEI_133065823-b487.webp
SEI_133194673-e29a.webp
SEI_133215622-a056.webp
SEI_133215711-8152.webp
SEI_133216269-45b0.webp
SEI_133216245-5ee7.webp
SEI_133216592-c2be.webp
SEI_133216314-bc4c.webp
SEI_133216724-21c2.webp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét