Ls. Đặng Đình Mạnh - Thông tin xét xử ông Bùi Văn Thuận
Xét xử Bùi Văn Thuận: Thẩm phán công khai hướng dẫn cho nhân chứng giả
Bản án được tuyên vào lúc 10h00 sáng ngày 18/11/2022.
Ông Bùi Văn Thuận bị tuyên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh theo điều 117 BLHS với mức hình phạt là 8 năm tù giam + 5 năm quản chế + tước quyền ứng cử vào cơ quan dân cử trong thời hạn 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt chính.
<!>
Sáng ngày 17/11/2022, Tòa án tỉnh Thanh Hóa đưa vụ án truy tố ông Bùi Văn Thuận tội danh theo điều 117 Bộ luật Hình sự về “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Ông bị truy tố ở khoản 1 điều 117 có mức hình phạt cao nhất lên đến 12 năm tù.
‘Ông Hun Sen được khen làm tôi buồn cho ngoại giao VN’
Mai Luân
Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ TPHCM
17/11/2022
Hình ảnh Việt Nam hầu như bị “chìm nghỉm” trong mùa Thượng đỉnh ở khu vực. Cùng lúc, đất nước đã và sẽ còn tiếp tục hứng chịu búa rìu dư luận vì các đợt ‘kiên định bỏ phiếu trắng’ ở LHQ. Là Chủ tịch ASEAN, tổ chức được một loạt Hội nghị Thượng đỉnh như vừa qua tại Phnompenh (12 – 13/11), Thủ tướng Hun Sen của nước láng giềng từng bị Việt Nam coi là “đàn em” lại đang được cả thế giới và chính báo Campuchia ngợi ca.
Điều gì đang xảy ra với các động thái ngoại giao lạ lùng của Việt Nam?
Để có sự so sánh, ta hãy nhìn sang Campuchia để xem thế nào.
Phân tích mới nhất và thật sâu sắc của bỉnh bút người Thái Kavi Chongkittavorn trên trang mạng Khmer Times hôm 11/11/2022 đã cho thấy, Samdech Hun Sen đang “nổi bật trên chính trị toàn cầu” như thế nào.
Thục Đoan - Đau thương Thiên Quang Tự
18/11/2022
Ngày 10-11-2022, Chủ tịch xã Hoà Bình, Xuyên Mộc, Bà Rịa, Vũng Tàu dẫn người phá cổng rào, cho xe cần cẩu chạy nát sân chùa, tháo rỡ, lôi khung nhà khách đang sửa lại bằng gỗ lũa xuống, gây cảnh tan hoang chùa Thiên Quang.
Ta bước vội qua dòng sông biền biệt
Ðợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao
Một buổi sáng mắt bỗng đầy quá khứ
Ðường âm u nối lại mấy tiền thân
Ta đứng mãi trên suối ngàn vĩnh viễn
Mộng vô thường máu đỏ giữa hoàng hôn
Tác giả: Tuệ Sỹ
Chùa Thiên Quang trước là chùa Sơn Linh xây dựng kiên cố năm 2009. Nhân thày Trụ trì Thích Đồng Quang đi chữa bệnh, chính quyền vào triệt phá hoàn toàn. Vì sót thương thánh địa thờ Phật này, Đại Đức Thích Thiên Thuận mua lại và giao cho đệ tử trẻ có nơi tu tập, hoành dương Phật pháp, thực hành chí nguyện, nhưng tăng chúng đã gặp không ít khó khăn từ phía chính quyền. Ngay cả những việc nhỏ như sửa, dựng một căn nhà diện tích 90m vuông, vách ván, lợp tôn che mưa che nắng, dù là có làm đơn xin, cũng không được chấp thuận.
Vụ tập kích Sơn Tây Phần 10
Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers Tác giả: Benjamin F.Schemmer
Người dịch: Lê Trọng Bình - Lâm Hải Hồ
P10
Một trang bị cuối cùng nhưng rất quan trọng đã làm cho phân đội hậu cần của Simons phải điên đầu một lần nữa. Đó là loại ống ngắm ban đêm. Hai mươi năm sau cuộc chiến tranh Triều Tiên và ít nhất là 6 năm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rút kinh nghiệm rằng, muốn chống lại một kẻ thù Á Đông thì đặc biệt là phải ưu tiên chiến đấu về ban đêm. Kể từ cuộc chiến Triều Tiên cho đến nay, quân đội đã chi phí 18,4 tỷ đô-la cho việc khảo cứu và phát triển các loại ống ngắm ban đêm. Bởi vì bóng đêm bao trùm trái đất vào khoảng 50% thời gian mỗi ngày cho nên một phần đáng kể của số tiền kia đã được sử dụng khi không có ánh sáng mặt trời. Nhưng vào năm 1970 thì Simons đã thấy là quân đội vẫn chưa có loại ống ngắm hữu hiệu cho ban đêm để giúp cho binh sĩ bắn chính xác trong bóng tối. Ông ta phải nhờ CIA, nhưng chính cơ quan này cũng chẳng có loại ống ngắm đó.
Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 18 tháng 11 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Những điểm chính từ hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Bali
17/11/222
Các nhà lãnh đạo của nhóm 20 quốc gia giàu có nhất thế giới G-20 vừa kết thúc hội nghị thượng đỉnh hai ngày tại đảo Bali của Indonesia hôm 16/11, lên án Nga xâm lăng Ukraine “bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất”, trong số những điểm nổi bật khác, theo Reuters.
Dưới đây là những điểm chính rút ra từ hội nghị:
Lên án Nga xâm lược Ukraine
Hội nghị các bộ trưởng G-20 hồi đầu năm đã kết thúc mà không có tuyên bố chung do Nga phản đối việc đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine. Tuần này, các nhà lãnh đạo đã thông qua một tuyên bố lên án hành động xâm lược của Nga ở Ukraine “bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất” và yêu cầu nước này rút quân vô điều kiện. Họ cũng nhận ra rằng trong khi hầu hết các thành viên lên án cuộc chiến ở Ukraine, vẫn “có những quan điểm khác và đánh giá khác về tình hình và các lệnh trừng phạt”.
The Economist - Xung đột có thể bùng phát ở đâu vào năm 2023?
Cù Tuấn, dịch
17-11-2022
Tóm tắt: Hãy để mắt đến Đài Loan và Biển Đông—và dãy Himalaya.
Cuộc tranh luận gần đây về việc liệu một cuộc chiến tranh lạnh mới có đang diễn ra ở châu Á hay không là điều không cần phải bàn tới nữa. Vào năm 2023, những căng thẳng gia tăng sẽ nhấn mạnh rằng, mặc cho tất cả sự lạc quan vào đầu thập niên 1990, rằng thế giới đang nghiêng về quan niệm của phương Tây về một trật tự mở, dựa trên luật lệ, thì cuộc chiến tranh lạnh nguyên thủy vẫn chưa bao giờ kết thúc trong khu vực. Giống như cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã chứng minh rõ ràng quan điểm đó ở châu Âu vào năm 2022, năm tới sẽ chứng kiến sự lặp lại tiếp theo của cuộc đấu tranh toàn cầu quy mô lớn giữa chủ nghĩa tự do và chế độ chuyên quyền diễn ra ở châu Á.
Ở đây, cuộc đấu là giữa Mỹ và Trung Quốc. Nguồn gốc của nó đã có từ nhiều thập kỷ trước, cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Sự thất bại của Nhật Bản vào năm 1945 đã biến nước Mỹ trở thành một siêu cường châu Á. Mỹ có quyền triển khai lực lượng quân sự từ lãnh thổ của đối thủ bị đánh bại và định hình các sự kiện trong khu vực. Và Mỹ cũng đã biến Nhật Bản thành một tiền đồn dân chủ của phương Tây. Ngày nay, điều mới lạ là một siêu cường thứ hai, Trung Quốc cộng sản, đang tranh giành quyền tối cao ở châu Á. Nhưng những căng thẳng hiện nay bắt nguồn từ những nguồn gốc cũ, từ sự hỗn loạn sau chiến tranh của Đông Á.
Chuyển động Quốc Phòng từ 11 tháng 11 đến 17 tháng 11 năm 2022
Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
Chính phủ Anh ngăn chặn vốn Trung Quốc mua hãng chip NWF
Mộc Vệ
18/11/2022
Sau khi tiến hành đánh giá về an ninh quốc gia, vào thứ Tư (16/11) Chính phủ Anh đã ra lệnh cho công ty công nghệ Nexperia có nguồn đầu tư từ Trung Quốc phải bán ít nhất 86% cổ phần của Newport Wafer Fab (NWF) ở Anh.
Nexperia là công ty con ở Hà Lan của công ty bán dẫn khổng lồ Trung Quốc Wingtech. Năm 2019, Wingtech trở thành cổ đông lớn thứ hai của NWF với 14% cổ phần, sau đó 2 năm thì Nexperia mua lại hãng sản xuất chip này. Vào thời điểm đó, công ty có trụ sở tại xứ Wales này đang mắc nợ và bên bờ vực phá sản, động thái mua lại đã làm dấy lên mối lo ngại về việc công nghệ bị lọt vào tay Trung Quốc.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét