Chân Thành Cảm Tạ.
Trong lời mở đầu của Anh Trưởng BTC, ai cũng buồn cười khi anh loan: “Tin không được vui cho lắm!” Là BTC, có đạt lời mời đến Tổng thống Nga Sô, là Ông Putin, tham dự chiều nhạc “Em Không Nghe Mùa Thu” do Văn Thơ Lạc Việt tổ chức, hôm nay.Chỉ với mục đích, là để tâm hồn Ông được thư giãn, trong không khí tình Anh Chị Em Văn Nghệ Sĩ VTLV đầm ấm, của Mùa Thu yêu thương! Ông sẽ bớt hung hăng, hạ cơn nóng giận, bỏ ý định đặt thế giới căng thẳng, trước chiến tranh nguyên tử. Nhưng rất tiếc, là ông đã từ chối!
<!>
Sau buổi văn nghệ, có lẽ sau khi đã được Cơ quan tình báo Nga (KGB) báo cáo. Là rất thành công, đầy cả quán! ai tham dự cũng vừa lòng khen ngợi. Nên BTC rất ngạc nhiên, khi nhận được lời nhắn của Ông trong Email sáng nay: “Tôi đã sai lầm lớn khi từ chối, lời mời tham dự Chiều Nhạc, nếu tôi nghe lời của quý vị, thì chắc thế giới sẽ hòa bình, không còn chiến tranh. Đâu phải chịu đựng những giây phút căng thẳng như hiện giờ! Thế giới chưa thấy chết, nhưng chắc chắn, mình sẽ…chết trước!” (Hu! Hu!)
Từ Email của Ông Putin. Nên BTC xin được gởi lời Cảm Tạ đến Quý Niên Trưởng, Quý Anh Chị trong VTLV, Quý Nghệ Sĩ, Ca Sĩ, Thân Hữu, Bạn hữu, đã góp tay, tham dự, để Chiều Nhạc “Em Không Nghe Mùa Thu” đã có những kết quả tốt đẹp. Hơn cả những gì BTC mong ước. Đến nỗi, Ông Putin cũng phải…tiếc rẻ!
Trong Tình Quý Mến, Cám ơn Nhiều.
Mỹ Trấn An Thế Giới: (Nhưng Tin Hay Không, Là Chuyện Khác!) Chắc Chắn Sẽ Biết Trước Nếu Nga Sử Dụng Vũ Khí Hạt Nhân!
Hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân. (Ảnh: Cedoc)
Các chuyên gia vũ khí hạt nhân cho biết, Mỹ gần như chắc chắn sẽ phát hiện ra trước thời hạn nếu Nga chuẩn bị tấn công hạt nhân vào Ukraine, và Moscow có thể rất muốn biết điều này.
“Tôi tự tin rằng Mỹ có thể nắm được bất kỳ sự chuẩn bị nào của Nga về việc sử dụng vũ khí hạt nhân”, ông Mark Cancian, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) kiêm đại tá về hưu, chia sẻ với AFP.
Ông Cancian cho rằng nếu Nga chuẩn bị tấn công hạt nhân, họ sẽ phải lấy các vũ khí hạt nhân từ các kho lưu trữ đặc biệt, di chuyển chúng tới các địa điểm khai hỏa, báo động các lực lượng hạt nhân chiến lược và các đơn vị liên quan.
Do vậy, vị chuyên gia này nói Mỹ có thể dễ dàng phát hiện nếu Nga chuẩn bị một cuộc tấn công hạt nhân, do Moscow sẽ phải cấp cho các đơn vị quân sự thiết bị bảo hộ và hướng dẫn hành động trong môi trường hạt nhân.
Ông Pavel Podvig, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Giải trừ Quân bị Liên Hợp Quốc, cho biết tương tự Washington, Moscow luôn có những quy định lưu trử và triển khai khắt khe đối với các kho đầu đạn hạt nhân.
“Việc lưu trử vũ khí hạt nhân yêu cầu một cấu trúc nhất định, với lực lượng quân sự được đào tạo bài bản để lưu trử và triển khai. Không thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở một nơi ngẫu nhiên. Bởi vậy, chúng tôi khá chắc chắn Nga không có cơ sở hạt nhân bí mật nào”, ông Podvig chia sẻ.
Một báo cáo năm 2017 của viện cho thấy có 47 cơ sở lưu trữ hạt nhân trên khắp nước Nga, bao gồm 12 cơ sở cấp quốc gia và 35 cơ sở địa phương.
Toàn bộ đều được giám sát liên tục bởi các vệ tinh tình báo và quân sự của Mỹ cùng nhiều quốc gia khác, ông Podvig nói thêm. Các cơ sở này thậm chí có thể theo dõi qua các vệ tinh thương mại, tương tự với hình ảnh được cập nhật thường xuyên về hoạt động tại các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Nga sẽ muốn công khai về ý định sử dụng vũ khí hạt nhân của mình như một lời cảnh báo gửi tới phương Tây.
Dù vậy, nếu căng thẳng leo thang, Nga có thể sẽ sử dụng các vũ khí hạt nhân chiến thuật loại nhỏ có khả năng được phóng từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander.
“Không có hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander nào được phát hiện di chuyển. Các vũ khí chiến thuật vẫn đang được lưu trử”, ông Podvig cho biết. Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander có thể mang các đầu đạn hạt nhân và đầu đạn theo quy ước.
Một số báo cáo cho thấy Nga hiện sở hữu lên tới 2 ngàn vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Mô phỏng bức tranh khủng khiếp khi có chiến tranh hạt nhân Nga – Mỹ: Hơn 90 triệu người chết và bị thương vong chỉ trong vài giờ đầu tiên!
(Phan Anh)
Một mô phỏng mới được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton, trong đó cho thấy rằng hơn 90 triệu người sẽ bị thiệt mạng và bị thương chỉ trong vòng vài giờ đầu kể từ khi nổ ra cuộc chiến tranh hạt nhân Nga – Mỹ, theo tờ Independent.
(Ảnh minh họa: rawf8/Shutterstock)
Mô phỏng chiến tranh hạt nhân Nga – Mỹ là kết quả của một nghiên cứu tại chương trình Khoa học và An ninh toàn cầu của Princeton (SGS). Nó cho thấy 34 triệu người sẽ thiệt mạng và 57 triệu người bị thương trong những giờ đầu tiên của một cuộc xung đột hạt nhân, chưa kể những người bị bệnh và các vấn đề dài hạn khác do vũ khí hạt nhân gây ra.
Trong hình ảnh động do nhóm nghiên cứu dựng lên, những vệt điện tử của tên lửa đạn đạo vòng cung tiến tới các mục tiêu và nở ra đốm trắng (xóa sổ mục tiêu).
Nghiên cứu trên được đưa ra trong bối cảnh được cho là đang có cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ cùng các đồng minh NATO.
Giả định của cuộc tấn công được đưa ra là: “Hy vọng ngăn chặn một bước tiến của Mỹ – NATO, Nga bắn cảnh báo hạt nhân từ một căn cứ gần thành phố Kaliningrad. NATO trả đũa bằng một cuộc không kích hạt nhân chiến thuật”.
Khi ngưỡng hạt nhân bị vượt qua, đối đầu leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân chiến thuật ở châu Âu. Nga dùng máy bay và tên lửa tầm ngắn mang 300 đầu đạn hạt nhân đánh vào các căn cứ của NATO. Phía NATO đáp trả với khoảng 180 đầu đạn hạt nhân bằng máy bay.
Sau đó, hàng trăm cuộc tấn công tiếp theo được thực hiện ở cả hai phía bằng hạt nhân.
Trong đoạn video, những vệt đỏ của Nga phóng lên khỏi mặt đất trước khi cơn mưa màu xanh lam của nước Mỹ tiến đến Nga. Tiếp đến, Nga tấn công vào nhiều bờ biển Mỹ. Sau đó, Washington và Moscow sẽ nhắm mục tiêu vào các nơi đông dân số, với tối đa 10 tên lửa vào mỗi thành phố.
Theo SGS, video này là dựa trên tình hình lực lượng, mục tiêu thực tế và ước tính tử vong thực sự. Tuy nhiên, Sam Dudin, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh cho biết rằng kịch bản hủy diệt của SGS sẽ khó xảy ra bởi chính sách của Mỹ kể từ năm 1950 là tránh chiến tranh trực tiếp với Nga. “Moscow cũng không muốn có chiến tranh với NATO”, ông nói.
Ông Dudin cho hay thêm rằng kịch bản dường như chưa tính đến các hệ thống phòng không của cả hai bên. Những hệ thống này sẽ có tác động lớn đến các cuộc tấn công hạt nhân được phóng từ máy bay.
Thế chiến thứ 3? Chiến tranh Ukraine: Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì? và nguy cơ nếu Nga sử dụng chúng?
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga, làm dấy lên lo ngại rằng ông có thể dùng vũ khí hạt nhân nhỏ hoặc "chiến thuật" ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Putin rằng nếu ông ta làm vậy, đây sẽ là hành động leo thang quân sự nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?
Vũ khí hạt nhân chiến thuật là các đầu đạn hạt nhân nhỏ và hệ thống phóng, được thiết kế để dùng trên chiến trường hoặc cho một cuộc tấn công có giới hạn.
Chúng được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trong một khu vực cụ thể mà không gây ra các tác động phóng xạ trên diện rộng.
Các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ nhất có thể có trọng lượng một kiloton hoặc ít hơn (tương đương với một nghìn tấn thuốc nổ TNT). Những vũ khí hạt nhân chiến thuật lớn nhất có thể lớn tới 100 kiloton.
Vũ khí hạt nhân chiến lược loại lớn hơn (lên đến 1.000 kiloton) và được phóng từ tầm xa hơn.
Để so sánh, quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 là 15 kiloton.
Nga có vũ khí hạt nhân chiến thuật nào?
Theo tình báo Mỹ, Nga có khoảng 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Đầu đạn hạt nhân chiến thuật của các vũ khí này có thể được đặt trên các loại tên lửa khác nhau thường được sử dụng để phóng các thiết bị nổ thông thường, chẳng hạn như tên lửa hành trình và đạn pháo.
Các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng có thể được bắn từ máy bay và tàu - như tên lửa chống hạm, ngư lôi và bom chìm.
Mỹ cho biết gần đây Nga đang đầu tư rất nhiều vào các loại vũ khí này để cải thiện tầm bắn và độ chính xác.
Các cường quốc hạt nhân như Mỹ và Nga nhận thấy việc tiêu diệt các mục tiêu trên chiến trường bằng cách sử dụng các loại vũ khí thông thường hiện đại cũng hiệu quả không kém.
Ngoài ra, cho đến nay chưa có quốc gia có vũ khí hạt nhân nào sẵn sàng mạo hiểm phát động chiến tranh hạt nhân toàn diện bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Tuy nhiên, Nga có thể sẵn sàng sử dụng vũ khí chiến thuật nhỏ thay vì tên lửa chiến thuật lớn hơn.
Tiến sĩ Patricia Lewis, lãnh đạo chương trình an ninh quốc tế tại Chatham House, cho biết: "Họ có thể không coi việc này là 'vượt rào' như với vũ khí hạt nhân lớn.
"Họ có thể coi đó là một phần trong các hoạt động quân sự thông thường của mình."
Lực lượng Nga có thể bắn đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ bằng pháo thông thường, chẳng hạn như pháo tự hành "Malka"
Đe dọa hạt nhân của Putin có đáng lo ngại?
Tháng 2/2022, ngay trước khi xâm lược Ukraine, Tổng thống Putin đã đặt lực lượng hạt nhân của Nga ở trạng thái "sẵn sàng chiến đấu đặc biệt" và tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân cấp cao.
Gần đây hơn, ông nói: "Nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi bị đe dọa, chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để bảo vệ nước Nga và người dân của chúng tôi. Đây không phải là một trò bịp."
Nga đang có kế hoạch sáp nhập các khu vực phía nam và đông Ukraine mà Nga đã chiếm đóng. Nga có kế hoạch tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý để tạo ra các "nước cộng hòa nhân dân" ly khai và Tổng thống Putin nói rằng ông sẵn sàng bảo vệ "sự toàn vẹn lãnh thổ" của các khu vực "bằng mọi cách."
Tình báo Mỹ coi việc không giúp Ukraine cố gắng chiếm lại các vùng lãnh thổ này là một mối đe dọa đối với phương Tây, hơn là một dấu hiệu cho thấy Putin đang lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Nhưng các nước khác lo ngại rằng Nga, nếu chịu thất bại nhiều hơn, có thể sẽ dùng một vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn ở Ukraine như một "nhân tố làm thay đổi cục diện", để phá vỡ thế bế tắc hoặc tránh thất bại.
James Acton, một chuyên gia về hạt nhân tại Carnegie Endowment for International Pace ở Washington DC, nói: "Tôi tương đối lo ngại rằng trong hoàn cảnh đó, Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân - rất có thể trên bộ, ở Ukraine, để khiến mọi người khiếp sợ, và dấn tới. Chúng ta vẫn chưa ở vào thời điểm đó."
Mỹ phản ứng như thế nào?
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Nga không sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến ở Ukraine.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với CBS News, ông Biden nói rằng hành động như vậy sẽ "thay đổi cục diện chiến tranh không giống bất cứ điều gì kể từ Thế chiến thứ hai".
Khó có thể đoán trước được việc Mỹ và Nato sẽ phản ứng như thế nào đối với bất kỳ việc sử dụng loại hạt nhân nào.
Họ có thể không muốn tình hình leo thang hơn nữa, không muốn mạo hiểm để xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn diện, nhưng họ cũng có thể muốn vạch ra một ranh giới.
Tuy nhiên, Nga cũng có thể bị một cường quốc khác - Trung Quốc - ngăn cản việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Tiến sĩ Heather Williams, chuyên gia hạt nhân tại Kings College London, nói: "Nga phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của Trung Quốc.
"Nhưng Trung Quốc có học thuyết hạt nhân: 'không sử dụng trước'. Vì vậy, nếu Putin dùng chúng, sẽ khó để có sự ủng hộ từ Trung Quốc.
"Nếu ông ta sử dụng chúng, ông ta có thể sẽ mất Trung Quốc."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét