Lynn Huỳnh - Tổng thống Mỹ tới Campuchia nhưng ‘chưa’ đến Việt Nam
30/10/2022
Tiếp theo đó từ Campuchia, ông Biden sẽ thăm Indonesia từ ngày 13 tới 16-11. Tại đây, nhà lãnh đạo nước Mỹ sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
Trước khi thăm châu Á, Tổng thống Biden sẽ tới Ai Cập để tham dự Hội nghị cấp cao về khí hậu COP27, Nhà Trắng cho biết.
Đây là lần thứ hai Tổng thống Biden công du châu Á kể từ khi nắm quyền. Trong lần công du châu Á đầu tiên diễn ra hồi tháng 5, ông chủ Nhà Trắng đã thăm hai đồng minh hàng đầu của Mỹ ở khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hải Lê -Nếu bị ‘lật kèo’, Mỹ có xếp lại các quân cờ?
VOA Tiếng Việt
31/10/2022
Tất cả những gì ông Trọng sẽ được nghe, được giới thiệu về Trung Quốc tại Bắc Kinh phần lớn đều có thể áp dụng với Việt Nam. Có điều là, đối với đa số “thần dân” trên đất nước “Đại Việt” ngày nay, cả ĐCSVN lẫn ĐCSTQ không bao giờ chiếm nổi trái tim của họ.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kritenbrink hôm 12/10 tuyên bố, Việt Nam là “trung tâm” trong “Chiến lược Ido-Pacific của Hoa Kỳ” (IPS). Vậy tại sao Tổng thống Biden lại không thấy thăm Việt Nam? Và sự vắng mặt ấy có dẫn đến việc Whasington sẽ xếp lại thứ tự các ưu tiên đối tác trong khu vực?
Về các chuyến thăm đã định nhưng ‘không diễn ra’
Thời báo Hoàn cầu: Ý nghĩa đặc biệt quan hệ Trung-Việt, một số nước lớn không hiểu được
Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ nguồn tiếng Trung trên Thời báo Hoàn Cầu, ngày 28/10/2022.
30/10/2022
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11. Ông sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong vài ngày sau đó, Trung Quốc sẽ đón tiếp chuyến thăm của đông đủ các vị khách quý: Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif, Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan và Thủ tướng Đức Scholz.
Một trong các đặc điểm của mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam là sự giao lưu về Đảng có tác dụng giương cờ định hướng mối quan hệ hai nước. Tình hữu nghị đặc biệt “Vừa là đồng chí vừa là anh em” là tài sản quý báu của hai Đảng và nhân dân hai nước Trung Quốc-Việt Nam.
Campuchia: làng chìm - sau khi bị đuổi, nhà của dân Việt Nam ở dưới nước
(Sunken Village: After Evictions, Ethnic Vietnamese Homes Underwater)
Keat Soriththeavy and Fiona Kelliher – Bình Yên Đông lược dịch
VOD – October 17, 2022
30/10/2022
Rolea Bater, Kampong Chnang – Bốn năm trước, Vuen Phouk Thoung được hứa một miếng đất trong láng giềng mới và một việc làm trong hãng may gần đó. Nay, nhà của anh bị chìm dưới nước ngập quá cao anh phải mất cả ngày và đêm ở trên võng treo từ trần nhà.
“Tôi không biết làm gì hiện nay,” Thoung, 35 tuổi, nói, khi anh ngồi xếp bằng trên tấm ván anh làm để bơi ra vào nhà của anh. “Tôi chỉ sống như vầy, ở đây.”
Thoung sống trên khu đất rộng 40 hectares ở Kampong Chnang nơi có khoảng 150 gia đình dân Việt Nam được định cư sau khi bị đuổi từ các nhà nổi trên Tonle Sap bắt đầu trong năm 2018. Số người gốc Việt Nam được ước tính khoảng 400.000 ở Cambodia, nhưng nhiều người thiếu quyền công dân và không thể làm chủ bất động sản hay hưởng các dịch vụ công cộng, theo Minotity Rights Group International (Nhóm Quyền Thiểu số Quốc tế).
Việt Nam chưa hồi đáp yêu cầu của nhà đấu giá Millon về sở hữu ấn 'Hoàng đế chi bảo'
Phạm Cao Phong
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Paris
30/10/2022
Chiếc ấn Hoàng đế chi bảo và bát vàng của Vua Khải Định nhận được quan tâm lớn
Thứ Hai ngày 31/10, nhà đấu giá Pháp Millon tại Paris sẽ mở phiên giao dịch bán đấu giá các cổ vật Việt Nam bao gồm 329 hiện vật đủ loại từ tranh, tượng, gốm sứ, đến các bảo vật cung đình Huế.
Hiện vật được gây chú ý nhiều nhất là chiếc ấn làm bằng vàng ròng, nặng 10,78 kg được cho là của Vua Minh Mạng, vị vua triều Nguyễn trị vì giai đoạn (1791-1841).
Tôi đến trụ sở của Millon ngày 29/10 và bà Nathalie Mangeot, Commissaire Priseur, phụ trách chính cuộc bán đấu giá đưa cho tôi ấn bản đặc biệt về chiếc ấn gồm 16 trang.
Trả lời câu hỏi của tôi, là phía Việt Nam có những đòi hỏi gì về việc đấu giá chiếc ấn, bà Nathalie Mangeot nói: ''Millon đã trả lời bằng văn bản và yêu cầu Việt Nam phúc trình những chứng cớ pháp lý. Song đến thời điểm này, Millon vẫn chưa nhận được những hồi đáp nào.''
Bà cho biết thêm, chiếc ấn nhận được sự quan tâm đặc biệt và có một vài đề nghị rất hấp dẫn, với những con số gây ấn tượng.
Vụ tập kích Sơn Tây ngày 21 tháng 11 năm 1970
Tháng 4 ngày 26 năm 2021
Báo Quốc Dân sẽ bắt đầu giới thiệu quyển The Raid "Vụ tập kích Sơn Tây"
Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers Tác giả: Benjamin F.Schemmer
Người dịch: Lê Trọng Bình - Lâm Hải Hồ
Nhân cái tút nói về lý do tại sao quân Mỹ không đổ ra miền Bắc, mình xin kể tiếp về vụ tập kích Sơn Tây. Vụ này chắc nhiều người biết rồi, mình đánh giá đây là 1 vụ tập kích khá kinh điển của Mỹ, là khuôn mẫu cho vụ tập kích để tiêu diệt Bin Laden. Giá mà vụ này được đóng thành phim thì hay.
Chúng ta đều biết Sơn Tây là 1 trung tâm về quân sự thuộc loại lớn nhất miền Bắc, cách HN chỉ có 40km. Thế nhưng biệt kích Mỹ có thể nhảy xuống đây mà bộ đội ta không biết gì. Còn lý do mà vụ tập kích không đạt mục đích thì mỗi bên có lý giải khác nhau. Vụ này cho thấy là việc quân đội Mỹ đánh ra Bắc không phải là khó khăn và quân VN rõ ràng là chủ quan và sơ hở, có lẽ không tin là lính Mỹ dám đột kích.
Đầu đuôi dư lày, mình tóm tắt thôi, Mỹ phát hiện ra có trại tù binh phi công Mỹ ở Sơn Tây, dựa trên không ảnh, nên quyết định giải cứu. Chiến dịch được tổ chức vào đêm 20 rạng sáng 21/11/1970
Thời sự đó đây ngày Thứ hai 31 tháng 10 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Hubert Testard* - " Các chiến thuật của rồng" hay chìa khóa của quản trị Trung quốc
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: “Dragon tactics” ou les clés du management chinois, Asialyst, ngày 15/10/2022.
29/10/2022
Làm thế nào để nhận diện và giải thích những thành công của các công ty Trung Quốc? Đó là mục tiêu cuốn sách Dragon Tactics [Các chiến thuật của rồng], một công trình chuyên đề phân tích các phương thức quản lý của Trung Quốc. Được Dunod xuất bản vào tháng 9 năm ngoái, tác giả cuốn sách là hai chuyên gia giỏi về khởi nghiệp và doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc, Sandrine Zerbib và Aldo Spaanjaars. Cả hai tác giả đã sống khoảng ba mươi năm ở đất nước mà họ đã từng là cán bộ điều hành các công ty phương Tây và Trung Quốc, chủ doanh nghiệp và người đứng đầu các công ty tư vấn. Cuộc phỏng vấn với Sandrine Zerbib.
Trung Quốc và Mỹ hầu như không giữ liên lạc, dù khủng hoảng đang lượn lờ
China and America are barely speaking, though crises loom
A comfortless calm reigns, but a storm is coming
Nguồn: https://www.economist.com/china/2022/10/27/china-and-america-are-barely-speaking-though-crises-loom
Anh Khoa dịch
31/10/2022
Hiện nay, một tình trạng yên tĩnh băng giá, không thoải mái đang ngự trị. Hai siêu cường này giống như hai hạm đội kình chống nhau, trong các vùng biển đầy tảng băng trôi và những mối nguy hiểm khác chưa được hiểu rõ. Những hiểm nguy đã được nêu lên trong Đại hội Đảng Cộng sản kết thúc vào ngày 22 tháng 10. Một ngày sau, Tập Cận Bình lên ngôi lãnh đạo đảng nhiệm kỳ thứ ba, và có thể là trọn đời. Báo cáo của ông Tập trước đại hội đã liệt kê các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, bao gồm các nỗ lực của các lực lượng không được nêu tên (trước hết, có nghĩa là Mỹ) nhằm phá hoại và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần thể hiện tinh thần chiến đấu và đạt được khả năng tự lực cao hơn, đặc biệt là trong các công nghệ cốt lõi.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét