Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng

Kính thưa quí bạn

Hôm nay cũng nói chuyện thường này và giải trí như mọi khi
1. Một bằng hữu nói về bằng cấp Thạc sĩ, Tiến sị, Bác Sĩ , Cữ nhân, Cao học...
2. Anh Vũ Xuân Hoài nhìn câu chuyện cân 13 đồng xu qua Toán học, trả lời câu hỏi, đố thêm câu “ăn khế trả vàng”
3. Anh Quang đố thêm câu về điện trở.
4. Hcd trả lời câu đố “bầu cua cá cọp” mà mấy ngày nay đa số nghĩ chưa ra.

HCD 30-Oct-2022

Nếu các bạn không thấy hình chỉ thấy cái khung trống thì nên dọc Microsoft Word attached.
<!>


Lượm được trong Internet không biết con số có đúng không

From: K Le <kle @ gmail.com>

Sent: Saturday, October 29, 2022 6:28 CH
To: HCD g <huy017 @ m il.com>

Subject: Thạc sĩ và Thạc sĩ Đặc tuyển hay Ưu Tú

Anh Đẳng thân mến:

Sau khi rời Nguyễn Đì̀nh Chiểu, tôi đi Úc học cao học rồi về phục vụ tạ́i Nha Công Tác Quốc T́ế sau đổi thành Nha Sinh Hoạt Quốc tế gồm (hai Nha Công Tác Quốc Tế và Du hoc̣ sáp nhập lại.) Năm 1974 tôi được cử qua làm việc tại Tổ Chức Các Tổng Trưởng Giáo dục Đông Nam Á . Tôi rất lưu tâm về giáo dục và văn bằng. Thấy trên điễn đàn cuả anh có bàn luận về văn băng̀ Thạc sĩ. Tôi xin được đóng góp một vài thông tin và đề nghị dùng danh từ Thạc sĩ Đặc tuyển hay Thạc sĩ ưu tú cho Agre'ge' và agre'gation cuả Pháp.

Nếu anh thấy co thể chia xẻ được thì anh bỏ tên tôi ra.

Thân mến
LTKhời.

Từ lâu rồi tôi vẫn trăn trở về danh từ thạc sĩ, nên tôi rất hứng thú khi được nghe những thảo luận về danh từ này. Sở dĩ hôm nay tôi mới thư đến anh vì phải kiểm tra lại những thông tin mà tôi được biết.

Tôi xin được giới hạn vào các thạc sĩ được tuyển dụng tại Pháp để dạy trung học và tiểu học và có thể được dạy ở mấy năm đầu đại học.

Danh từ thạc sĩ cuả Pháp được nhắc đến tại Việt nam (nhất là ở Hà nội) dưới thời Pháp thuộc và sau này dưới thời VNCH mà đưới thời Pháp thuộc thì Pháp ngữ được sử dụng cho tất cả các văn thư hành chánh và giáo dục. VNCH thì chưa có thiết lập bằng thạc sĩ. Vậy danh từ thạc sĩ ở đâu ra?

Theo tôi được biết thì Tḥac sĩ là danh từ tiếng Hoa và được dùng để chỉ một học vị trong hệ thống giáo dục Trung quốc cao hơn học vị Học Sĩ (Cử nhân trong tiếng Việt) và thấp hơn học vị Tiến sĩ.

Theo các tự điển Hoa Anh và Anh Hoa thì:
Học Sĩ tiếng Anh là BA hay BS và ngược lại BA hay BS là Học sĩ
Thạc sĩ tiếng Anh là MA hay MS. ̣và ngược lại MA hay MS là Thạc sĩ
Tiến sĩ hay Bác sĩ tiếng Anh là Ph D và ngược lại PhD hay Doctorate là Tiến sĩ

Các em sinh viên Việt nam du học ở Trung Quốc ngày nay sau 6 hoặc 7 năm học nếu được chấm đậu thạc sĩ sẽ được cấp một bằng Thạc sĩ bằng tiếng Hoa gọi là Thạc sĩ Học vị Chứng Thư và một bản bằng tiếng Anh để tiện dụng.

Theo một người thầy Pháp văn cuả tôi sau này làm Giám Đốc Âu Châu Sự Vụ Bộ Ngoại Giao VNCH thì trước đây ở ngoài Bắc, khi khao vọng*, danh từ Thạc sĩ được một gia đình khoa bảng ở Hànội đưa ra để đối lại với một gia đình khác đang khoe con đậu Tiến sĩ cũng ở Pháp về mà họ coi là bông hoa tỉnh lẻ*. Và họ đã mượn danh từ Thạc sĩ trong tiếng Hoa để chỉ danh từ agre’ge’, agrégation. Họ đã vô tình đánh đồng hai học vị cuả hai nước Pháp Hoa làm một. Theo tôi thì vì là thi tuyển nên Agrégation khó lấy, và tiếng Việt không có học vị nào tương đương. Nay mượn chữ Thạc sĩ trong tiếng Hoa thì cũng được. Nhưng nên gọi là̉ Thạc Sĩ Đặc Tuyển hay Thạc Sĩ Ưu Tú thì hay hơn.

Thông tin thêm về giáo dục :

Ngày nay các nước ở Âu châu cả Tây Âu lẫn Đông Âu gồm cả Pháp, Anh, Nga đều đã cam kết thay đổi và tuân thủ tiến trình BOLOGNA năm 1998 theo đó các nước đồng ý thiết lập một hệ thống giáo dục chung cho các nước ký kết thoả ước như sau:

Bậc I Cử nhân 3 năm
Bậc II . Cao học 2 năm
Bậc 3 Tiến sĩ 3 năm trở lên

Và nước Pháp đã loại bỏ văn bằng tiến sĩ đệ tam cấp, DES, DEA và thay bằng Master 1 và Master 2 rồi học thẳng lên tién sĩ.

Chương trình đại học cuả Pháp bây giờ được ấn định như sau:

Bậc I 3 năm Licence
Bậc II 2 năm gồm Master 1 , Master 2
Bậc III 3 năm trở lên. Doctorat

Chương trình đào tạo kỹ sư tại các Trường Trung Ương (Ecole centrale,) các chuyên viên tài chánh ngoại giao và Thạc Sĩ Đặc Tuyển hay Ưu Tú, 1 nét đặc thù cuả nền giáo dục Pháp vẫn được giữ nguyên.

Trước 1975 , ngoài Bắc Trung ḥọc chỉ học 10 năm , Đại học chả có gì đáng nói cả. trừ các sinh viên được đi du học ở Trung Quốc, Nga Sô viết và các nước Đông Ău mới lấy được văn bằng có giá tri quốc tế mà thôi. Sau cải cách có thể vì theo chế độ giáo dục cuả Trung Quốc và Hoa Kỳ nên nền giiáo dục đại học cuả VC được ấn định như sau:

Bậc I 4 năm Cử Nhân ( học 2 năm thì có chứng chỉ Cao đẳng không phải là bằng)
Bậc II 2 năm Thạc sĩ
Bậc III 3 năm Tiến sĩ

và họ cấp bằng Thạc sĩ. Không phải họ dịch bưà chữ Thạc sĩ theo Google đâu.
Cũng xin nói thêm là chương trình Cao đẳng 2 năm không phải là sáńg kiến cuả VC mà là do VNCH đưa ra nhằm đào tạo các chuyên viên bậc trung cho thời kỳ Hậu Chiến (mộng không thành). Đại học bậc I được chia làm 2 giai đoạn: 2 năm cao đẳng , 2 năm nưã là cử nhân giống như ở Mỹ có AA và BA.

VC chỉ theo sau mà thôi. Ngoài ra theo các sinh viên Đại học bách khoa cuả VC truyền đi trên mạng thì Kỹ sư hiện tại cuả VC học 5 năm. Cử nhân học thêm 1 năm thì có danh vị Kỹ sư, cũng không thấp đâu. Giỏi dốt hay dở là chuyện khác.

Sinh viên ENS cuả Pháp không đậu Thạc sĩ Ưu tú (agre’gation) vẫn được đi dạy, nhưng lương thấp hơn. Và được xưng là Cựu Sinh Viên ENS cũng oai chán. Và nếu muốn thì vẫn có thể thi lấy Master 2 rồi làm Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, không lẽ mất 5 năm kinh sử mà không có bằng cấp gì.

Ngoài ra có bằng Thạc sĩ MASTER II được thi Thạc sĩ Ưu Tú.

* Ở ngoài Bắc trước năm 1954 có lệ khao vọng. Sau khi thi đỗ họặc được bổ mhiệm làm quan, phải mở tiệc khao cả làng, cả họ mới được dân làng, họ hàng xưng tụng thí dụ ông Kỹ, anh Cử, cụ Nghè, anh Thượng v.v. và luôn luôn dùng danh vị trước tên khi nói chuyện.

*Theo người Việt chúng ta, Đậu thạc sĩ rất là oai vì là phải ganh đua với những sinh viên ưu tú cuả Pháp, còn tiến sĩ thì tuỳ cá nhân, tuỳ trình độ, tuỳ trường, tuỳ tỉnh. Nhưng gọi chung là bông hoa tỉnh lẻ cũng không được đúng. Vì có những sinh viên Pháp rất giỏi nhưng không muốn đi dạy học. Ông thầy Thạc sĩ R. Chazal cuả tôi ở ĐHSP, sau này phải về Pháp trirnh luận án lấy Tiến sĩ.

Nếu anh muốn chia xẻ những tin này, xin xóa tên tôi nghe.

HCD: Cám ơn anh. Thưa các bạn đây là phần góp ý về bằng cấp của một người bạn đồng nghiệp của tôi (ảnh muốn dấu tên).

------------


Trở lại câu đố về 13 đồng xu (của anh Hoài)

Câu hỏi của anh Hoài:
Có 13 đồng xu mà trong đó có tối đa là một đồng xu giả (hoặc không đồng nào giả, hoặc một đồng giả). Đồng xu giả chưa rõ nặng hơn hay nhẹ hơn so với đồng xu thật.

Có cách nào cân 3 lần mà chỉ rõ ra là đồng nào giả, nếu có, và nó nặng hay nhẹ?
Đã có nhiều bằng hữu trả lời xong qua nhiều email MTC (tò mò các bạn lục lại), nay anh Hoài cho biết thêm.

From: Hoai Vu <hoai.vu , @gmail.com>
Sent: Sunday, October 30, 2022 10:43 SA

To: huy0 7@ g .com
Subject: Re: [quanvenduong] FW: Tin vui ve prostate cancer, tra loi do vui, cau do moi, giai dap can 13 dong xu

Kính thưa anh Đẳng,

Như đã trình anh trong thư trước, hai tuần vừa qua bận việc sơ/ nên không vào QVĐ đọc email. Hôm nay xin quay trỏ lại câu hỏi tìm đồng xu giả (nếu có) trong 13 đồng, với chỉ 3 lần cân thôi. Như đã trình bày trong một thư các đây cỡ hơn hai tuần, việc này chỉ có thể làm được nếu số đồng xu không lớn hơn (3^m - 3)/2, m là số lần cân. Do đó, với 3 lần cân thì ta chỉ có thể tìm đồng giả trong 12 đồng mà thôi. Đó là lý do một vài vị đã thử nhưng không đi đến đâu, bao giờ cũng chỉ bị vấp ở một chỗ nhỏ mà thôi, rốt cục cũng không có đáp số. Điều quan trọng là mình cần biết giới hạn của bài tính để khỏi hoài công tìm kiếm.

Kính anh,
Hoài

HCD: Quả đúng là nhà toán học, những chi tiết nầy khó nhìn thấy được.
-------------


From: Hoai Vu <hoai.vu , @gmail.com>
Sent: Sunday, October 30, 2022 10:19 SA
To: huy0 7@ ho ail. com

Subject: Re: [quanvenduong] FW: VN du chip dien tu, mot phishing mail, bang huu giai dap nhieu cau do vui may hom truoc, lap lai cau do bau cua ca cop

Kính thưa anh Đẳng, hai tuần nay bận chuẩn bị bản tường trình cuối năm cho sở nên không xem email được. Sáng nay vào thì thấy cả đống email đầy trong hộp thư, bỏ lỡ câu đố về điện của anh. Cách giải của anh ngắn và gọn, hay lắm. Tuần tới sẽ phải tiếp tục làm cho xong bản tường trình cuối năm, nhưng sẽ cố vào đọc email xem có gì lạ không. Lại đụng phải câu đố của anh Quang

( trích câu đố của anh Quang - >)

Đơn vị ảo i của một số phức có bình phương bằng -1:

i ^ 2 = -1

Cho một số nguyên dương N = 28102022
Hỏi i lũy thừa N bằng bao nhiêu:

i ^ N = ?

(< - hết trích)

Nếu số N chia đúng cho 4 thì đáp số bao giờ cũng là 1. Trong trường hợp này thì viết N = 28102020 (chia đúng cho 4) + 2. Do đó, đáp số là -1.

Tiện thể cũng xin cống hiến một bài toán mới để quý vị trên QVĐ tiêu khiển. Thuở bé trong chúng ta ai cũng nghe qua chuyện cổ tích một con chim lớn ăn khế của một anh nhà nghèo xong rồi bảo "Ăn một quả, trả ngàn vàng, may túi ba gang đem theo mà đựng." Vậy thì câu đố mới là



Kính anh,
Hoài

HCD: Cám ơn anh Hoài, xin các bạn rảnh thì trả lời thử câu đố “ăn khế trả vàng” trên cho vui. Coi có bộ khó quá.


From: Quang Nguyen <quang 21 7 @ gmail.com>

Sent: Sunday, October 30, 2022 1:51 CH
To: HCD j <huy017@juno.com>
Subject: Đố vui tính R phần 2

Thưa anh,

Câu đố vui tính R vừa rồi anh giải rất hay. Tôi xin tiếp theo phần 2 này và mời các bạn tiếp tục tham gia cho vui.

Cám ơn anh.


Tính R sao cho dòng điện có cường độ 10mA chạy theo chiều từ N sang M ?

HCD: Cám ơn anh Quang, mời các bạn cùng giải. Tôi hơi tỏ mò, anh Quang ở trong ngành nào. Tôi làm thợ điện rồi điện tử từ khi mới vào Trung Học.


Nhìn mấy cái nầy mà nhớ về thời quá khứ ...
----------------
Câu đố thực tế (đố lại vì chưa ai nhìn ra)

Sao kỳ vậy, khi tôi ở tại khu chợ Cá Mytho khoảng 10 tuổi, ngày Tết đi quanh chợ xem thiên hạ đánh bầu cua cá cọp tôi đã nhìn ra rồi.

Thưa các bạn nhân nói chuyện câu đố dân gian, hôm nay tôi đố các bạn một câu thực tế, bạn nào không trả lời được thì chắc là đánh bạc sẽ thua.

Câu hỏi về đánh “bầu cua cá cọp” ngày Tết:



Câu hỏi: Tại sao người làm cái luôn luôn là người thắng?

Gợi ý: Thí dụ tay con đặt vào mỗi con $1. Khi lắc thò lò ra ba con “cua cá cọp”, người làm cái thu tiền từ ba cửa thua là “gà tôm bầu” chung cho ba cửa thắng thì huề vốn. Người làm cái không mất đồng nào. Thế nhưng sau một vài giờ đánh như vậy, người làm cái luôn luôn thắng, càng chơi lâu tay con càng thua hết tiền.

Thách đố: Nếu bạn nào chưa nhìn ra được tại sao thì không nên nhào vô chơi “cờ bạc”. Nó cũng tỉ như bó tiền kéo máy ở Las Vegas hay dưới tàu Cruise vậy. Càng chơi lâu càng thua.
-----------
Vì chưa anh nhìn thấy nên hôm nay xin trả lời cho chuyện kéo máy đánh bạc: Các máy nầy được “program” sao để thu vào trên 10% tổng cộng số tiển khách bỏ vào kéo. Tại sao biết? Thưa dễ ợt, thình thoảng các bạn thấy người ta quảng cáo gắn trên cái máy nào đó rằng: “Máy nầy chỉ thu 10% ...” có nghĩa là các máy khác lấy tiền xâu trên 10% (là tiêu chuẩn).
Gợi ý thêm: Nếu ba hột lúc lắc ra trùng 2 con gà thì người đặt cửa con gà 1 đô được chung 2 đô.

From: Hoai Vu <hoai.vu , @gmail.com>
Sent: Sunday, October 30, 2022 12:29 CH
To: huy017 @ hotmail.com
Subject: Re: [quanvenduong] FW: Tra loi cau hoi ve computer, bau cua ca cop, do vui, tra loi cau do cu

Kính anh Đẳng,

Về vụ bầu cua cá cọp thì nó là như thế này. Nếu nhà con đặt $1 vào một cửa nào đó thì xác suất trúng gấp 3 là 1/216, trúng gấp đôi là 15/216 và 1-ăn-1 là 20/216. Do đó, hễ chọn một cửa và đánh $1 thì trung bình chỉ hy vọng mang về có $53/216, tức là khoảng $0.25 thôi. Buôn bán gì cho lại?

Kính anh,
Hoài

HCD: Cám ơn anh ghi rõ chi tiết. Bây giờ tôi xin trả lời theo cái nhìn của tôi khi còn nhỏ.

Người ‘sáng chế’ ra bàn bầu cua cá cọp nầy tính khá hay, mới thấy tưởng công bình lắm. Lúc nhỏ tôi sống gạo chợ nước sông ở dãy ‘ba rắc’ cách chợ cá Mytho chừng 100 thước về phía Cầu Quay. Ba tôi cấm triệt để không cho chơi ‘cờ bạc’, hai nữa trong túi không có xu nào dù là ngày Tết, nên chỉ đứng coi người ta đánh bầu cua cá cọp trên lề đường, ngày Tết có rất nhiều ‘sòng’ (thời đó không cấm).

Có sáu cửa, ba con lúc lắc. Mỗi lần lắc xong dở chén ra con nào ra là cửa đó thắng. Cho là nhiều tay con đặt tiền vào mỗi ô là 1 đồng cho gọn. Nhà cái thắng như sau :

1. Lắc ra 3 con cua cá cop, nhà cái thu tiền ở 3 ô thua (bầu tôm gà) chung cho 3 ô thắng (cua cá cọp) vậy là huề tiền. Phần 2 sau đây là chỗ nhà cái trên chân tay con.

2. Nếu lắc ra 2 trái bầu và 1 con cá thì nhà cái thu vô 4 đồng (thu từ cua cọp tôm gà). Nhà cái chung 2 đồng cho trái bầu và 1 đồng cho con cá. Vậy nhà cái lời 1 đồng. Kết luận : Ra trùng hai con nhà cái lời 1 cửa.

3. Lắc ra 3 trái bầu, nhà cái thu vô 5 đồng (từ 5 cửa thua) và chung cho trái bầu 3 đồng. Vậy ra nhà cái lời được 2 đồng.

Tóm tắt : Lắc ra trùng 2 con thì nhà cái lời 1 cửa, ra trùng 3 con thì nhà cái lời 2 cửa. Đánh 2 giờ lắc 120 lần thì xác xuất chung là trong 6 cửa trên bàn bầu cua cửa nào cũng có người đặt, tính trung bình số tiền đặt trên mỗi cửa gần bằng nhau, nếu có xê xít cũng chẳng bao nhiêu. Bao nhiêu lần ra trùng trong 120 phút đó thì chắc chỉ có anh Hoài mới tính nỗi. Tôi quên mất tính xác xuất rồi.

Sao kỳ vậy, nó nằm ngay trước mặt, mà vài ngày qua không ai nhìn thấy hết, tuy rằng gần hầu hết mọi người đều có chơi bầu cua cá cọp trước đây.

-
Để gửi thư, quý bạn dùng địa chỉ email:
ban-van-tho-chinhtri@googlegroups.com
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Ban Van Tho Chinh Tri" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to ban-van-tho-chinhtri+unsubscribe@googlegroups.com.


Noi ve bang cap Thac si, Tien si, Cu nhan, can 13 dong xu, tra loi cau hoi bau cua ca cop, vai cau do moi.doc

image001.gif

image014.jpg

image002.jpg

image003.jpg

image004.jpg

image005.jpg

image006.jpg

image007.jpg

image008.jpg

image009.jpg

image010.jpg

Không có nhận xét nào: