Truyền hình nhà nước Iran bị chiếm sóng với ảnh chế về lãnh tụ tối cao Khamenei Các tin tặc ủng hộ làn sóng biểu tình do phụ nữ lãnh đạo của Iran đã làm gián đoạn bản tin phát sóng trên truyền hình nhà nước với hình ảnh nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei bị bao quanh bởi lửa và trong tầm bắn của súng, trong đoạn phim được chia sẻ rộng rãi trên mạng hôm Chủ nhật (9/10).“Máu của tuổi trẻ chúng tôi nhuốm trên tay các người,” một thông điệp trên màn hình thoáng qua trong buổi phát sóng truyền hình tối thứ Bảy cho thấy, khi các cuộc biểu tình trên đường phố tiếp tục nổ ra sau cái chết của Mahsa Amini, 22 tuổi.
“Hãy tham gia cùng chúng tôi và vùng lên,” một thông báo khác trong vụ hack TV được tuyên bố bởi nhóm Edalat-e Ali (Ali’s Justice).
Các hackers cũng đăng ảnh cô Amini và ba phụ nữ khác bị giết trong hàng loạt cuộc đàn áp của cảnh sát, vốn đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 95, người theo tổ chức Nhân quyền Iran (IHR) có trụ sở tại Na Uy.
Trong các thông điệp chống chế độ khác, các nhà hoạt động đã phun sơn “Cái chết cho Khamenei” và “Cảnh sát là những kẻ giết người” trên các bảng quảng cáo ở Tehran.
“Lực lượng cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán đám đông ở hàng chục địa điểm ở Tehran”, hãng thông tấn nhà nước IRNA đưa tin và cho biết thêm rằng những người biểu tình “hô khẩu hiệu và phóng hỏa và làm hư hỏng tài sản công cộng, bao gồm cả một bốt cảnh sát”.
Sự tức giận bùng lên kể từ cái chết của Amini vào ngày 16 tháng 9, ba ngày sau khi cô bị cảnh sát đạo đức Iran bắt giữ vì cáo buộc vi phạm quy định nghiêm ngặt về trang phục của cộng hòa Hồi giáo đối với phụ nữ.
IHR cho biết 90 người khác đã thiệt mạng ở phía đông nam của Iran, trong tình trạng bất ổn vào ngày 30/9 do cảnh sát trưởng tỉnh Sistan-Baluchestan bị cáo buộc hãm hiếp một bé gái vị thành niên, IHR cho biết.
Một thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo đã bị giết hôm thứ Bảy ở Sanandaj, tỉnh Kurdistan; và một thành viên của lực lượng bán quân sự Basij của IRGC đã thiệt mạng ở Tehran do “một vết thương nghiêm trọng ở đầu sau một cuộc tấn công vũ trang của một đám đông”, IRNA cho biết. Các vụ bạo động cũng đã làm tăng số người chết trong lực lượng an ninh lên tới 14 người.
Iran đã rơi vào tình trạng bất ổn xã hội lớn nhất trong gần ba năm, nơi đang chứng kiến những người biểu tình, bao gồm sinh viên đại học và thậm chí cả nữ sinh trẻ tuổi hô vang “Phụ nữ, Cuộc sống, Tự do”.
Tại quê hương của Amini ở Saqez, Kurdistan, các nữ sinh đã hô vang và diễu hành trên đường phố vẫy chiếc khăn trùm đầu hijab của họ trong không khí, trong video mà nhóm quyền Hengaw cho biết đã được ghi lại hôm thứ Bảy.
Trước tình hình bạo lực và các hạn chế Internet, những người biểu tình đã áp dụng các chiến thuật mới để truyền bá thông điệp phản kháng của họ.
“Chúng tôi không còn sợ hãi nữa. Chúng tôi sẽ chiến đấu”, một biểu ngữ lớn đặt trên cầu vượt của đường cao tốc Modares của Tehran, được thấy trong hình ảnh được AFP xác minh.
Trong đoạn phim khác, một người đàn ông cầm bình xịt được nhìn thấy đang thay đổi từ ngữ của một bảng quảng cáo của chính phủ trên cùng một đường cao tốc từ “Cảnh sát là đầy tớ của nhân dân” thành “Cảnh sát là kẻ giết người”.
Iran đã cáo buộc các lực lượng nước ngoài khuấy động các cuộc biểu tình vì các cuộc biểu tình đoàn kết đã diễn ra trên toàn thế giới. Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các chính phủ khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran.
Tư lệnh quân đội Iran Abdolrahim Mousavi cho biết lực lượng này “sẽ không cho phép bất kỳ thế lực nước ngoài nào can thiệp và gây hấn vào công việc nội bộ của đất nước”, IRNA đưa tin hôm Chủ nhật.
Mỹ siết kiểm soát xuất khẩu chip có thể khiến Bắc Kinh 'thụt lùi vài năm'
Hôm 7/10, Bộ Thương mại Mỹ công bố một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip, trong đó mở rộng danh mục các dòng chip bị cấm bán sang Trung Quốc và Nga. Một chuyên gia nhận định, các hạn chế mới của chính quyền ông Biden có thể khiến Bắc Kinh 'thụt lùi vài năm'.
Hôm 7/10, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip đối với các công ty IFLYTEK, Dahua Technology, và Megvii Technology của Trung Quốc.
Theo đó, các quy định mới yêu cầu các nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ như KLA Corp, Lam Research, và Applied Materials tạm dừng gửi thiết bị cho các nhà máy 100% thuộc sở hữu Trung Quốc sản xuất chip logic tiên tiến.
Bộ Thương mại Mỹ chỉ ra rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu được cập nhật vào ngày 7/10 sẽ hạn chế khả năng Trung Quốc sở hữu chip điện toán tiên tiến, phát triển và bảo trì siêu máy tính cũng như sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. Thiết bị này được Trung Quốc sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến, bao gồm vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), đặc biệt là được sử dụng để vi phạm nhân quyền.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ phụ trách công nghiệp và an ninh Alan Estevez, cho biết trong một thông cáo báo chí hồi tháng 7 rằng, ông sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo vệ lợi ích của Mỹ, cũng như ngăn chặn các công nghệ nhạy cảm và các ứng dụng quân sự lọt vào tay Trung Quốc.
"Chúng tôi đang cập nhật các chính sách để đảm bảo giải quyết những thách thức do Trung Quốc đặt ra. Chúng tôi tiếp tục tiếp cận và phối hợp với các đồng minh và đối tác để làm điều đó", ông Alan Estevez nói.
Sau khi các biện pháp mới được áp dụng, các công ty Mỹ sẽ không được phép cung cấp chip máy tính tiên tiến, thiết bị sản xuất chip và các sản phẩm liên quan khác cho Trung Quốc mà không có giấy phép của Bộ Thương mại Mỹ. Do đó, các chip được sản xuất tại các quốc gia khác sử dụng công nghệ của Mỹ trong tương lai cũng sẽ phải tuân theo quy định này.
Tờ New York Times dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết, hầu hết các đơn xin cấp phép sẽ bị từ chối, ngay cả khi các thiết bị được vận chuyển đến một nhà máy do một công ty địa phương của Mỹ hoặc đồng minh điều hành.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Washington tin rằng khả năng tính toán tiên tiến dựa vào chip, phần mềm, công cụ và công nghệ của Mỹ đang thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc, bao gồm cả việc phát triển vũ khí hủy diệt quy mô lớn cũng như các công nghệ hỗ trợ hoạt động giám sát hàng loạt, tạo điều kiện cho vi phạm nhân quyền.
"Việc cho phép Trung Quốc và quân đội của họ tiếp cận với các thiết bị sản xuất chip và chip hiện đại sẽ gây ra rủi ro an ninh quốc gia Mỹ", quan chức này cho biết thêm.
Theo phân tích của tờ Reuters, loạt biện pháp này có thể xem là sự thay đổi lớn nhất trong chính sách của Mỹ đối với công nghệ vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc kể từ những năm 1990.
Nếu được thực hiện hiệu quả, các chính sách này có thể gây trở ngại cho ngành công nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc, bằng cách buộc các công ty Mỹ và nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ cắt hỗ trợ cho một số nhà máy và nhà thiết kế chip hàng đầu của Trung Quốc.
Tờ Reuters dẫn lời ông Jim Lewis - chuyên gia công nghệ và an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, một tổ chức tư vấn của Washington, nói rằng biện pháp mới có thể khiến Bắc Kinh "thụt lùi vài năm".
"Điều này sẽ khiến Trung Quốc thụt lùi nhiều năm. Trung Quốc sẽ không từ bỏ sản xuất chip nhưng điều này thật sự sẽ khiến họ chậm lại", ông khẳng định.
ISW: Nội bộ Nga lục đục, quyền lực của ông Putin đang suy giảm
Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ (ISW) nhận định, các tranh chấp được báo cáo trong vòng nội bộ của Vladimir Putin có nguy cơ khiến ông suy giảm quyền lực
Viện Nghiên cứu Chiến tranh đề cập đến một bản tin trên tờ Washington Post, trích dẫn nguồn tin tình báo của Mỹ, nói rằng nhà lãnh đạo Nga đã phải chạm trán với một người thân cận với ông vì “những thiếu sót quân sự lớn ” của tổng thống trong cuộc chiến ở Ukraine.
Tổ chức của Mỹ cho biết các quan chức phương Tây và điện Kremlin ngày càng chỉ trích việc ông Putin xử lý sai lầm trong chiến tranh và huy động quân. Trong khi đó, những tin đồn về “sự rạn nứt trong nội bộ của TT Putin” cũng đã đến tai các blogger quân sự ủng hộ Điện Kremlin, những người này gần đây đã đăng các bình luận về cuộc chiến theo hướng không có lợi cho chính quyền ông Putin nhưng không bị trừng phạt
Viện nghiên cứu chiến tranh cho biết Điều này đang “làm xói mòn ấn tượng về sức mạnh và khả năng kiểm soát mà ông Putin đã tìm cách thể hiện trong suốt thời gian cầm quyền của mình”
Đánh giá của Viện nghiên cứu chiến tranh Mỹ xuất hiện trong bối cảnh các blogger đồn đoán rằng hiện có hai phe trong Điện Kremlin sau những lời chỉ trích của lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov và người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin, về việcc chỉ huy quân đội Nga.
Nhóm nghiên cứu cho biết các blogger tin rằng ông Kadyrov và ông Prigozhin thuộc phe muốn theo đuổi cuộc chiến “bất chấp giá cả.” Nhóm còn lại bao gồm các quan chức chính phủ muốn “đàm phán với phương Tây để giữ tài sản của họ ở phương Tây nhưng lại quá sợ hãi khi đối đầu trực tiếp với ông Putin.”
Viện Nghiên cứu chiến tranh cho biết, việc thể hiện những bất đồng và thách thức cơ bản đối với các quyết định của ông Putin trong vòng nội bộ của ông ấy, có thể cho thấy ông Putin đang yếu thế và không hoàn toàn kiểm soát được chính phủ của mình”,
Truyền thông Mỹ Newsweek đưa tin cho biết, sau thất bại của quân đội Nga gần đây , Sự chỉ trích đối với ông Putin trong số những người có tiếng nói ủng hộ Điện Kremlin dường như ngày càng gia tăng. Tổng biên tập của tạp chí trực tuyến Riddle Russia, Anton Barbashin, đã tweet vào hôm thứ Bảy rằng ông Putin biết những gì ông ấy đang làm còn suy yếu hơn nữa.”
Ông Barbashin nói: “Hoặc TT Putin có phản ứng hoặc ông ấy có nguy cơ làm xói mòn thêm tính hợp pháp của mình trong giới diều hâu ở Nga.
Newsweek cũng nhận định, Ông Putin đã phải hứng chịu thêm một đòn nữa vào hôm thứ Bảy sau các vụ nổ trên cầu Crimea.
Cầu Kertch bị nổ, phơi bày những yếu kém của Putin?
Cầu Kertch, được tổng thống Nga khánh thành hoành tráng năm 2018, từng được ví như là « cuống rốn » nối phần đất liền Nga với bán đảo Crimée bị Matxcơva sáp nhập năm 2014. Vụ chiếc cầu bị đánh sập một phần để lại những hậu quả gì ?
Đối với nước Nga của ông Vladimir, đây là một niềm tự hào. Cầu Kertch nối liền Nga với bán đảo Crimée với chiều dài 18,1 kmlà chiếc cầu dài nhất châu Âu, có nhiều trục giao thông cho các phương tiện và tầu lửa. Đây từng được xem như là một thách thức cho kỹ nghệ dân sự, chiếc cầu được thiết kế và xây dựng trong một thời gian hết sức nhanh chóng : chỉ có 3 năm.
Việc khánh thành cầu được ông Vladimir Putin tổ chức hoành tráng. Đích thân tổng thống Nga điều khiển một chiếc xe tải và dẫn đầu đoàn xe băng qua eo biển Kertchnằm giữa biển Azov và biển Đen. Việc xây dựng cầu từng được chủ nhân điện Kremlin ca tụng như là một « phép mầu » mà người dân mơ ước « ở nhiều thời điểm trong lịch sử », từ thời Nga hoàng một thế kỷ trước đó, theo như tuyên bố của tổng thống Nga.
Bên cạnh những giá trị biểu tượng, chiếc cầu này còn có một lợi ích kinh tế và chiến lược cho Matxcơva. Theo giới chức Nga, hàng năm có khoảng 5 triệu xe và hơn 600 ngàn xe tải mượn con đường này, cầu Kertch cho phép phát triển trao đổi thương mại giữa Nga và bán đảo Crimée. Và khi chiến tranh bùng nổ, cầu Kertchđược dùng để di chuyển quân, vận chuyển xe bọc thép về mặt trận phía nam cũng như là tiếp tế nhiên liệu, đạn dược bằng đường sắt.
Có thể nói, cầu Crimée là một trục giao thông chiến lược cho Matxcơva. Theo nhận định của nhà địa chính trị học Pascal Le Pautremat với nhật báo Le Figaro, vụ nổ này để lại nhiều hệ quả. Trên bình diện chiến lược, đây là một thất bại, gây ra nhiều khó khăn cho việc tiếp tế ở mặt trận phía nam.
Về mặt biểu tượng, đây có thể xem như là hồi kết cho ông Putin. Vụ nổ đã làm lộ rõ sự yếu kém về khâu chuẩn bị, kể cả những vùng sâu bao gồm khu vực đã được cho là đồng hóa với Nga. Hành động này cho thấy rõ tính chất « hỗn hợp » của cuộc xung đột : Đó vừa là những chiến dịch chiến đấu kiểu cổ điển kết hợp các binh chủng bộ binh, không quân và hải quân, nhưng dùng cả những kiểu đánh đặc công như thời Đệ Nhị Thế Chiến.
TT Nga Putin ra lệnh tăng cường an ninh bảo vệ cầu nối bán đảo Crimée
Một ngày sau khi xảy ra một vụ nổ khiến một đoạn cầu Kertch nối liền bán đảo Crimée với lãnh thổ Nga bị sập và làm 3 người chết, ai là tác giả gây ra vụ nổ vẫn là một ẩn số. Phía Nga đang nỗ lực để khôi phục tuyến đường sớm nhất có thể, bảo đảm lưu thông từ Nga đến Crimée bằng đường bộ và đường sắt. Tổng thống Vladimir Putin hôm qua 08/10 yêu cầu tăng cường bảo vệ an ninh cho cầu Kertch.
Trong khi đang tiến hành điều tra, Matxcơva quy trách nhiệm cho Ukraina. Trái lại, cố vấn Mykhaïlo Podoliak của tống thống Ukraina Volodymyr Zelensky lập luận rằng chiếc xe tải phát nổ trên cầu trước đó đã khởi hành từ trong lãnh thổ Nga, nên rõ ràng đó là do phía Nga gây ra, có thể bắt nguồn từ « cuộc đấu đá nội bộ » trong chính quyền Matxcơva.
Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan cho biết thêm chi tiết :
« Tối thứ Bảy, tổng thống Volodymyr Zelensky đã gợi nhắc, một cách đầy ẩn ý, đến tiết trời thu ấm áp kéo dài ở Ukraina, nhưng vẫn có những đám mây trên vùng trời bán đảo Crimée. Ông muốn ám chỉ việc cây cầu bị phá hủy một phần, dù không nêu thẳng ra sự việc.
Thế nhưng, mọi người cũng đều hiểu rằng tổng thống Ukraina đã chỉ ra rằng đó mới chỉ là bước khởi đầu, và từ nay giành lại Crimée là một trong những mục tiêu chính của cuộc chiến. Một trong những cố vấn thân cận nhất của tổng thống Zelensky đã nói : « Mọi thứ phi pháp đều phải bị phá hủy, những gì bị đánh cắp từ Ukraina phải được trả lại Ukraina ».
Nhìn chung, các nhà bình luận chính trị thấy rằng Crimée không còn là một thánh địa bất khả xâm phạm. Nếu cây cầu đã bị tấn công một lần thì sẽ có thể sẽ lại bị tấn công lần nữa. Cách nay không lâu, một phi trường quân sự gần Sébastopol cũng đã hứng chịu các vụ oanh kích.
Chủ Nhật (09/10), giao thông đường bộ và đường sắt trên cầu đã được phục hồi một phần, nhưng Ukraina giờ đây đã hiểu rằng họ có thể cắt đứt tuyến đường chính của Nga để tiếp viện thiết bị và nhiên liệu tới vùng Kherson.
Giờ đây, chiến tranh cũng là cuộc chiến cân não và chơi bài bài xì tố. »
Thay chỉ huy « Chiến dịch quân sự đặc biệt » tại Ukraina
Vụ nổ trên cầu nối với bán đảo Crimée được xem như một thất bại biểu tượng về chính trị của tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong bối cảnh quân Nga đã gánh chịu hàng loạt thất bại trên trận địa Ukraina trong những ngày qua, Matxcơva hôm 08/10 đã thay tướng chỉ huy « chiến dịch quân sự đặc biệt » ở Ukraina. Sergueï Sourovikine, 55 tuổi, từng tham chiến ở Tadjikistan, tham gia 2 cuộc chiến ở Tchetchenia và chỉ huy quân Nga trong chiến dịch can thiệp quân sự tại Syria. Sourovikine là viên tướng nổi tiếng với chủ trương sẵn sàng dùng tên lửa tấn công các các cơ sở hạ tầng dân sự.
IMF chấp thuận 1.3 tỷ USD tài trợ khẩn cấp cho Ukraine để giải quyết khủng hoảng lương thực
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chấp thuận yêu cầu của Ukraine về khoản tài trợ khẩn cấp 1.3 tỷ USD để giúp đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh này đáp ứng nhu cầu cán cân thanh toán khẩn cấp và duy trì sự ổn định tài chính của mình.
Hôm 07/10, ban điều hành của IMF đã chấp thuận các khoản tài trợ này theo một “cơ chế chống khủng hoảng lương thực” (food shock window) mới của Công cụ Hỗ trợ Tài chính Nhanh (Rapid Financing Instrument, RFI).
Hành động này nhằm giải quyết rủi ro ngày càng tăng rằng nợ của Ukraine sẽ trở nên không thể quản lý được khi nền kinh tế của quốc gia này bị chiến tranh tàn phá.
IMF cho biết cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đã gây ra “những tổn thất rất lớn về người và kinh tế” và dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine sẽ giảm 35% vào năm 2022.
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết: “Tác động lên hoạt động kinh tế là rất lớn: GDP thực tế bị thu hẹp nghiêm trọng, lạm phát tăng mạnh, thương mại bị gián đoạn đáng kể, và thâm hụt tài khóa tăng lên mức chưa từng thấy,” Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết trong một tuyên bố.
Bà Georgieva cho biết khoản giải ngân này tương đương với 50% hạn ngạch tài trợ của Ukraine và sẽ giúp quốc gia này đáp ứng nhu cầu cán cân thanh toán “khẩn cấp”, bao gồm cả những nhu cầu do thiếu hụt xuất cảng ngũ cốc lớn gây ra.
Bà nói thêm, “Đặc biệt trong hoàn cảnh khắc nghiệt hiện đang phổ biến ở Ukraine, tình trạng vô cùng bấp bênh hiện tại gây ra khó khăn trong việc đánh giá đầy đủ chính xác những gì sẽ cần thiết để bảo đảm cho Ukraine có thể quản lý được nợ, nhưng số dư xác suất cho thấy những rủi ro cao hơn về việc mất khả năng quản lý nợ.”
Bên cạnh việc cung cấp cho Ukraine nguồn tài chính cần thiết, quyết định của IMF cũng có ý nghĩa đóng vai trò như một chất xúc tác cho sự hỗ trợ về sau.
Các chủ nợ và nhà tài trợ song phương của Ukraine đã tái khẳng định vị thế của IMF là một chủ nợ được ưu tiên với các khoản chưa thanh toán đối với Ukraine, giúp IMF có thêm thời gian để tiếp tục hỗ trợ quốc gia đang bị bao vây này. Các chủ nợ cũng đã đồng ý cho phép Ukraine hoãn một số khoản nợ trong một khoảng thời gian.
Theo IMF, Ukraine đã yêu cầu giám sát chương trình với sự tham gia của hội đồng IMF để củng cố cam kết chính sách và thúc đẩy hơn nữa sự hỗ trợ của các nhà tài trợ.
Các quan chức IMF cũng tán dương chính phủ Ukraine và ngân hàng trung ương của họ trong việc quản lý những đợt xáo động kinh tế do cuộc xung đột gây ra.
Bà Georgieva cho biết: “Khi nền kinh tế thích nghi với cuộc chiến kéo dài hiện nay, các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng đã hướng tới việc bảo vệ các khoản chi tiêu ưu tiên, giảm bớt áp lực lên đồng hryvnia và dự trữ quốc tế, và duy trì sự ổn định tài chính.”
Các quan chức Ukraine đang thúc đẩy các quỹ bổ sung, không khẩn cấp theo một thỏa thuận cho vay chính thức của IMF, nhưng một chương trình như vậy có thể đến muộn hơn.
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu (07/10), một phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc cho biết rằng cơ quan này đang làm việc để mở rộng và gia hạn một thỏa thuận cho phép Ukraine xuất cảng ngũ cốc qua Hắc Hải, dự kiến sẽ hết hạn vào cuối tháng Mười Một tới đây.
Ấn Độ khẳng định vẫn tiếp tục mua dầu của Nga
Bộ trưởng Dầu-Khí Ấn Độ khẳng định New Delhi sẽ tìm nguồn cung ứng ở bất kỳ nơi nào để bảo đảm an ninh năng lượng của quốc gia, trong đó có cả nguồn từ Nga. Những phát ngôn trên được đưa ra ngay sau khi các nước Tổ chức Xuất khẩu Dầu lửa ( Opec+) quyết định cắt giảm mạnh sản lượng dầu.
Thông tín viên RFI, Côme Bastin tại Bangalore, Ấn Độ :
Trả lời các nhà báo trong chuyến công du Washington, ông Hardeep Singh Puri tỏ kiên quyết. Ông nói : « Có ai đó đã đề nghị chúng tôi ngừng mua dầu Nga ? Không. Chúng tôi sẽ không dừng làm việc đó. »
Các tuyên bố trên là sự tiếp nối với các tuyên bố của ngoại trưởng Ấn Độ khẳng định không để cuộc chiến tranh tại Ukraina làm ảnh hưởng đến người dân Ấn Độ.
Mặc dù nhiều lần được phương Tây kêu gọi, ngoại giao Ấn Độ vẫn không tham gia bỏ phiếu tất cả các nghị quyết lên án Nga tại Liên Hiệp Quốc, kể cả mới đây sau các quyết định của Nga sáp nhập lãnh thổ Ukraina.
« Những gì Châu Âu mua trong một buổi chiều bằng chúng tôi mua trong cả một quý », bộ trưởng Dầu-Khí Ấn Độ đấu dịu. Ông khẳng định lượng dầu mua của Nga chỉ chiếm 0,2% nhu cầu tiêu thụ tại Ấn Độ.
Ông Hardeep Singh Puri cũng phản ứng về việc tổ chức Opec+ quyết định giảm sản lượng dầu mỗi ngày 2 triệu thùng. Ông tỏ tin tưởng Ấn Độ có đủ khả năng để kiểm chế giá dầu lửa tăng. Đó là cách trấn an dân mà từ nhiều tháng nay đã phải mua mỗi lít xăng dầu với giá hơn một euro, một cái giá rất cao so với mức sống tại Ấn Độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét