Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

Quách Vĩnh Thiện, “nhạc sĩ Kiều” - Thanh Vân

(Có người đã gọi QVT là “nhạc sĩ Kiều” vì anh đã phố toàn bộ hơn 3200 câu thơ của tác phẩm Kim Vân Kiểu, mà không thay đổi một chữ một dòng.) Ngày 13 tháng 9 năm 2019 (rằm tháng tám âm lịch Tết Trung Thu) nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện (QVT) đã ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nay đã ba năm, xin có vài dòng, vài hình ảnh và vài bài nhạc nhắc đến người nghệ sĩ đam mê âm nhạc từ tấm bé. Trước hết xin giới thiệu một vài bài nhạc tình để nghe dòng nhạc là lạ, riêng biệt của anh (QVT không phải chỉ phổ nhạc Kiều), kính mời nghe bài “Paris, như hoang vắng” để thấy dù Paris là thành phố hoa lệ, đông người qua kẻ lại, nhưng khi thiếu vắng người yêu thì Paris buồn ảm đạm, Paris như hoang vắng
<!>

Hay bài “Paris, Tình Nở” của buổi ban đầu gặp gỡ


Quách Vĩnh Thiện sinh năm 1943, từ bé đã có khiếu về âm nhạc, nên 6 tuổi được nhạc sĩ Hoàng Bửu nhận là học trò và huấn luyện Tây Ban Cầm trong nhiều năm. Có thể chơi đủ các loại nhạc, năm 1960 QVT thành lập ban kích động nhạc Les Fanatiques trình diễn các bài "rock and roll" với sự hợp tác của các ca sĩ Công Thành, Helena… , ban nhạc rất được khán giả thời ấy yêu chuộng. Nhưng năm 1964, QVT bỏ hết sự nghiệp âm nhạc đang lên, sang Pháp du học và trở thành kỷ sư tin học, làm việc liên tục 41 năm với các hãng lớn của Pháp.

Dù an vui với nghề nghiệp mới, nhưng máu văn nghệ vẫn luôn tuôn chảy trong con người, năm 2005 QVT để ra 3 năm để phổ nhạc toàn bộ tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (hay Kim Vân Kiều) của đại danh hào Nguyễn Du. Với hơn 3200 câu thơ Kiều, QVT phổ thành 77 bài nhạc đủ mọi thể loại (vì không muốn toàn bộ tác phẩm rơi vào sự nhàm chán của một điệu nhạc duy nhất). Nhờ công trình này QVT được mời vào Hàn Lâm Viện Âu Châu (Académie Européenne des Sciences, des Arts et des Lettres) và được báo chí VN cũng như các Đài truyền thanh truyền hình hải ngoại nhiều lần phỏng vấn.

Sau khi hoàn tất và ra mắt công trình phổ toàn bộ tác phẩm Kim Vân Kiều, QVT lại bỏ hết công sức phổ 512 câu thơ (thành 21 bài nhạc) tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của tiên sinh Đặng Trần Côn, sáng tác bằng chữ Nho được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm dịch ra chữ Nôm với thể thơ Song Thất Lục Bát.

Điều đáng trân trọng trong việc phổ nhạc của QVT là anh giữ nguyên câu thơ của thi hào Nguyễn Du hay của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm không thay đổi một chữ. Nên khi nghe nhạc, ta tìm lại được y nguyên các câu thơ của các vị tiền bối. Trong site «thienmusic.com» mà QVT lưu giữ các tác phẩm của anh, ngoài tiếng Việt còn có bản dịch sang Anh và Pháp ngữ các vần thơ để con cháu chúng ta ở hải ngoại có dịp nhờ âm nhạc mà hiểu văn chương VN. Một cách bảo tồn văn hóa, nhằm giới thiệu đến thế hệ trẻ những tuyệt tác của đất nước.

Ngoài hai tác phẩm Kim Vân Kiều và Chinh Phụ Ngâm, QVT cũng sáng tác những bài nhạc tình, và phổ thơ của những bạn hữu.

***Như bài “Đôi Dòng Nhắn Muộn” của thi sĩ Trần Văn Lương nói về ngày ta ra đi vĩnh viễn, xin bạn bè hãy đừng buồn đừng tiếc :


***Bài “Bước Chân Mùa Đông" của thi sĩ Thi An ở Bruxelles, một người bạn đã tổ chức cho QVT ra mắt sáng tác của mình trong Câu Lạc Bộ của Nữ Hoàng Vương Quốc Bỉ, với thật đông người tham dự


*** “Dừng bước lại”, một bài nhạc thắm thiết phổ thơ của Bác Thérèse Nguyễn (bác vừa mệnh chung ở tuổi 98.)


Còn nhiều thi sĩ thân hữu khác mà QVT chuyển thơ thành nhạc, như tác phẩm của các nhà thơ Đỗ Bình, Mạc Phương Đình, Đỗ Thanh Tâm, Nguyễn Thế Tâm, Thái Quang Đáng, Vương Thu Thủy…. nhưng bài viết này không thể đưa lên vì chiếm nhiều chỗ (nặng, không chuyển đi được!). Muốn nghe các bài nhạc này, chỉ cần đánh tên QVT kèm theo tên thi sĩ thì YouTube sẽ cho bài nhạc hiện ra

Nhạc Sĩ Quách Vĩnh Thiện ra đi nhưng tác phẩm của anh vẫn còn được giữ trên mạng YouTube, hay trong site "thienmusic.com", muốn tìm nghe một bài nhạc nào (nhất là các bài Kim Vân Kiều hay Chinh Phụ Ngâm) gõ tên là YouTube sẽ cung cấp.

Rất vững về nhạc lý, bài nhạc nào anh cũng viết nốt và tự mình phân phối hòa âm, trước khi gởi cho phòng thu nhạc thực hiện cùng với ca sĩ mà anh chỉ định. Anh cũng là nhạc sĩ được cơ quan bảo vệ tác quyền SACEM của Pháp công nhận. Mỗi năm cơ quan này chia tiền bản quyền nhạc của anh và gởi ngân phiếu đến tận nhà.


Ngày tiển đưa QVT, đông đủ bạn bè, không còn chỗ ngồi nên suốt 2 giờ có nhiều người phải đứng


Các đồng nghiệp QVT cũng có mặt dù Thiện đã đi hưu từ hơn 8 năm


Hàn Lâm Viện Âu Châu vinh danh QVT trong buổi họp mặt hàng năm của các thành viên


Hãng làm việc của QVT (Sopra) cũng tổ chức một buổi họp để tưởng nhớ người kỷ sư đã làm việc đắc lực cho hãng.

Mỗi người một số mệnh, Quách Vĩnh Thiện qua đời ở tuổi 76. Dù anh đã ‘công thành danh toại’ nhưng vẫn tiếc cho người nghệ sĩ ra đi hơi sớm. Xin cầu nguyện cho anh an vui thảnh thơi nơi miền cực lạc.


Paris, 12/9/2022
Thanh Vân

Không có nhận xét nào: