Vĩnh Liêm – Hai bài thơ huyết lệ của quan Thượng đẳng đại thần Nguyễn Trung Trực
Tháng 8 năm 2022
Nhân coi Youtube của Cư sĩ Đặng Thành Quý, chúng tôi được biết Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực có làm 2 bài thơ trước khi Ngài ra nạp mình cho quân Pháp. Một bài thơ (thể Song Thất Lục Bát) gởi cho Mẹ để báo tin cho Mẹ biết vì chữ Hiếu (cứu Mẹ) nên Ngài phải ra nạp mình cho quân Pháp để Mẹ được tự do (Pháp thả bà ra). Bài thơ thứ 2 (thơ 8 chữ) viết gởi cho quân Pháp, Ngài nêu ra ý định tự nạp mình cho quân Pháp để cứu bà Mẹ, tức được quân Pháp thả ra (trả tự do).
<!>
Anh hùng Nguyễn Trung Trực là một người trung hiếu vẹn toàn. Hai chiến công lớn của Ngài (Đốt cháy tàu L’Esperance của quân Pháp năm 1861 tại Nhật Tảo, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) và Đánh úp đồn Kiên Giang năm 1868 đã làm cho Thực dân Pháp khiếp sợ.
Hạo Nhiên - Tanya Nguyễn-Đỗ và Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ
30/9/2022
Một trong những điều bất ngờ và gây bối rối cho đoàn Việt Nam là vấn đề Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ,T.A., được ông phó chủ tịch đoàn LHQ nói đến. Người đưa ra vấn đề này là cô Tanya Nguyễn-Đỗ.
Với giọng đặc Sài Gòn chân chất và còn đượm sắc học trò trường đầm học từ bé đến lớn, cô Tanya kể.
Ngày đầu, may mắn được nói chuyện 15 phút với ông phó trưởng đoàn LHQ, về Quyền Trẻ Em, ông R. Chophel, tôi đã trình bày với ông về vấn đề Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ và sự oan ức của 10 em bé ở T.A. bị gọi là sản phẩm của sự “loạn luân”.
Ngày thứ hai trong phiên họp, bà đại diện bộ Công An Việt Nam, tên Huyền, nhăn mặt, nhíu mày khó chịu, có lẽ bị bất ngờ, khi nghe ông R. Chophel nói rằng ông được nghe một câu chuyện rất đáng sợ, gây xúc động về vụ việc gọi là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, 10 em nhỏ trong thiền am này bị tố cáo là sản phẩm của sự loạn luân giữa người mà các em gọi là ông nội và mẹ của các em. Ông cảm thấy không ngờ, cảm thấy rùng rợn, rất bị sốc, và yêu cầu đoàn VN cho biết chi tiết về chuyện này.
Ông Cục trưởng Cục trẻ em VN, Đặng Hoa Nam trả lời lớt phớt, tuyên truyền rằng VN tôn trọng quyền tự do tôn giáo, nhưng những hoạt động tác động vào an toàn xã hội sẽ bị trường phạt. “Tanya rất vui là đã đạt được một mục đích chuyến đi là đưa vụ việc Thiền Am đến LHQ.” Tanya nói.
Gió Bấc - Lịch sử trong tay nhà sản: Kỳ 1 Anh hùng Nguyễn Trung Trực bị giết hai lần.
23/9/2022
Trong các lãnh tụ nghĩa binh kháng chiến chống pháp trước năm 1945, Nguyễn Trung Trực là người trẻ tuổi nhất lại tạo ra nhiều chiến công hiển hách nhất. Nổi bật trong đó là “Lửa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần”. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực là lực lượng kháng chiến duy nhất đã đốt cháy chiến hạm lớn nhất của Pháp, chiếm đồn và làm chủ thủ phủ Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang trong một tuần lể.
Khi thất thế sa cơ phong cách lẩm liệt khí phách của ông cũng tạo ra nhiều giai thoại. Trong quá trình hoạt động ở Kiên Giang, ông đã liên kết hỗ trợ qua lại với cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa của đức Cố Quản Trần Văn Thành là đại đệ tử của Phật Thầy Tây An, người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương nên càng được người dân nhất là tín đồ của các giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật Giáo Hòa Hảo tôn kính.
Gió Bấc - Lịch sử trong tay nhà sản: Kỳ 2: Nguyễn Trung Trực có phép mọc đầu!
29/9/2022
Ngày 27 tháng 10 năm 1868 tại chợ Rạch Giá ông đã bị người Pháp đem ra xử chém. Đồng bào Việt Nam ở đây đã dệt một tấm chiếu hoa trải đường cho ông ra pháp trường, trên đó có chữ Thọ.
Sử sách ghi nhận anh hùng Nguyễn Trung Trực bị Pháp xử chém năm 1868, mới 30 tuổi. Chính quyền Pháp úy kỵ đến mức dấu biệt hài cốt ông không còn tông tích. Dân gian tôn sùng kính ngưỡng ông tạo ra bao huyền thoại, tôn thờ ông như vị thần linh. Hơn trăm năm qua, đình đền thờ ông dựng khắp miền Nam, không cần sắc phong. Hậu duệ của ông ở xóm Nghề Bến Lức, Long An cũng thờ cúng hương khói không đòi hỏi ân sủng, thậm chí còn bị giải tỏa đất đai mồ mả tổ tiên. Ấy thế mà từ năm 1988, chính quyền Kiên Giang đã tìm ra bộ hài cốt cho rằng của anh hùng Nguyễn Trung Trực với đầy nghi vấn từ nơi chốn mồ mả đến hình thể, tuổi tác, đặc biệt, đầu cổ của hài cốt còn nguyên vẹn. Bộ hài cốt ấy được đưa vào đền thờ xây mộ và phong danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia làm điểm nhấn cho lễ kỷ niệm khơi khơi không trúng ngày sinh cũng chẳng trúng ngày mất.
Phạm Bình Minh “trình” các thông điệp gì ở Liên Hợp Quốc?
Những thông điệp Phó Thủ tướng (PTTg) thường trực Phạm Bình Minh chuyển tải tại khóa họp 77 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ/LHQ) vào ngày 23/9 là khá khúc chiết. Phát biểu tuy không vạch mặt chỉ tên, nhưng gián tiếp toát lên lập trường phản đối Nga xâm lược Ukraine, Trung Quốc đơn phương đe dọa Việt Nam trên Biển Đông, bất chấp UNLOS-1982… Có phải vì thế mà cho đến nay, sau một tuần lễ (29/9), truyền thông Hà Nội vẫn chưa cho phép báo chí Nhà nước đăng tải toàn văn bài phát biểu đã gây bất ngờ tại Khóa họp?
‘Việc nhẹ lương cao’ của chủ Trung Quốc ở Campuchia: Nạn nhân Việt trở về từ ‘ngục tù’
Linh Ðan / VOA News
Nạn nhân người Việt bị lừa sang làm việc cho chủ Trung Quốc ở Camuchia kể về những gì đã trải qua trước khi được gia đình chuộc về bằng hàng trăm triệu đồng vay mượn
Khi bà Đồng Thị Ngọc Nga cầm tấm biển viết tay cầu cứu các mạnh thường quân giúp đỡ tài chính để có thể chuộc người con trai của mình đang bị giữ tại một công ty có chủ là người Trung Quốc hoạt động ở Campuchia, bà không nghĩ rằng sẽ có ngày được gặp lại đứa con của mình.
Trong đồng bằng sông Cửu Long, nước ngọt, nước lợ và nước mặn tất cả là những tài nguyên có thể khai thác.
(In Mekong Delta, fresh water, brackish water, and seawater are all exploitable resources)
Linh Linh and Pham Giang – Bình Yên Đông lược dịch
Vietreader – 8 September 2022
Đại diện của toán chuyên viên Dutch, TS Gerardo van Helsema, TS Peter Smeets và ông Martijn van de Groep, trình bày những đề nghị khoa học liên quan đến nước và nông nghiệp, cũng như việc thiết lập một trung tâm phân phối sản phẩm nông nghiệp ở ĐBSCL.
Theo một nhóm chuyên viên, vùng ĐBSCL nên giới hạn việc sử dụng nước và lạm dụng nước ngầm trong mùa khô để ngăn ngừa mất nước, duy trì phẩm chất nước trong vùng, và dùng nước để nuôi thủy sản. ĐBSCL cũng phải quan tâm đến hiệu năng. Một số chương trình và sáng kiến được đòi hỏi để điều tra các loại cây chịu hạn, các tiến trình kỹ thuật sáng tạo trong việc tái cấu trúc hoa màu, tránh sạt lở bờ sông và bờ biển, xây các hành lang đa dạng sinh học, và cải thiện khả năng thích ứng thay đổi khí hậu.
Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 30 tháng 9 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Evan A Laksmana* - Indonesia bị Trung Quốc ‘khoanh vùng xám’
Biên dịch: GaD
29/9/2022
Việc kiểm soát các khu vực quan trọng ở Biển Đông khiến Trung Quốc cảm thấy tự tin hơn trong việc thúc đẩy hành động ở vùng biển mà Indonesia tuyên bố chủ quyền
Trung Quốc đang áp đặt chiến thuật vùng xám trên biển với Indonesia – hành vi cạnh tranh giữa các quốc gia không có chiến tranh tổng lực – ở Biển Bắc Natuna. Trung Quốc theo đuổi các mục tiêu này khi biết rõ rằng Indonesia sẽ không đáp trả đúng cách.
Cuộc khủng hoảng Biển Bắc Natuna gần đây nhất từ tháng Mười Hai 2019 đến tháng Một 2020, đã chứng kiến tàu cá Trung Quốc – được lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng dân quân hàng hải hậu thuẫn – xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Indonesia.
California sẽ thiếu điện nghiêm trọng!
(theo New York Times)
Tiểu bang California đang trong nguy cơ về khả năng bị thiếu điện nghiêm trọng hơn bao giờ hết trong nhiều năm tới.
Từ cuộc khủng hoảng điện ngày 6 Tháng Chín
Mặc dù bổ sung thêm các nhà máy điện mới, xây dựng hệ thống lưu trữ pin khổng lồ và khởi động lại một số máy phát điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch đã đóng cửa vài năm qua, California vẫn chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp điện từ các tiểu bang khác chuyển qua các ngọn đồi xa xôi. Nhưng đôi khi sự hỗ trợ bên ngoài không thỏa mãn sự mong đợi.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét