Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng

 

Kính thưa quí bạn

Hôm nay chủ đề của chúng ta liên hệ tới chuyện giáo dục.

1. Câu hỏi hôm qua về sự khác nhau của hai bằng cấp Master vs PhD ở Mỹ Đã được Tiến Sĩ Vũ Xuân Hoài và anh Dinh Nguyen  trả lời bằng một email khá chi tiết.

2. Một bằng hữu gởi một câu chuyện liên hệ tới nghề giáo khá đặc biệt.

HCD 28-Sep-20

<!>

---------------

Thưa các bạn câu hỏi của anh Nguyễn Dương hôm qua như sau:

( trích - >) Kính Anh,

Hồi trước ở Saigon, thời VNCH trong giới Y Khoa, Docteur được gọi là Bác sĩ, và Professeur Agrégé được gọi là Thạc sĩ, nghĩa là Thạc sĩ phải học cao hơn Bác sĩ. 

Ở Hoa kỳ phải đỗ bằng Master rồi mới đi học cao hơn lấy bằng Doctor hay Phd (Doctor of Philosophy), nhưng máy dịch Google dịch Master là Thạc sĩ (xem hình kèm theo). Anh nghĩ sao? Nếu Master là Thạc sĩ thì PhD dịch là gì? Cám ơn anh, Nguyễn Dương

Đã được Tiến Sĩ Vũ Xuân Hoài trả lời bằng một email khá chi tiết dưới đây: (tôi giữ nguyên layout)
From: Hoai Vu <hoai. @ gmail. com>

Date: 9/27/22 5:03 PM (GMT-08:00)

To: "HCD G." <huy017@gmail.com>

Subject: Fwd: (TS Vũ Xuân Hoài) VĂN BẰNG TIẾN SĨ Ở HOA KỲ. 

Kính anh Đẳng,

Vì có người hỏi về bằng Ph.D., xin chuyển đến anh một email đã viết cho một người bạn độ 3 tháng trước đây, khi cùng đề tài này được đưa ra.

Kính,

Hoài

Tôi để chữ màu đen cho dễ đọc

---------- Forwarded message ---------

Date: Sun, Jun 26, 2022 at 9:02 PM

Subject: Fwd: (TS Vũ Xuân Hoài) VĂN BẰNG TIẾN SĨ Ở HOA KỲ. 

Xin trình bày với anh một cách mạch lạc về đủ mọi khía cạnh của các bằng tiến sĩ ở Hoa Kỳ. 

1. Chữ "doctor" trong tiếng Anh thoát thai từ chữ Latin (mượn từ tiếng Hy Lạp) "doctoris", chỉ có nghĩa là người thầy (teacher). Động từ "docere" trong tiếng Latin có nghĩa là dạy học. Bằng Ph.D. (Doctor of Philosophy) thoát thai từ chữ Latin "doctoris  philosophiae", trong đó chữ "philosophiae" (mượn từ tiếng Hy Lạp, chữ số nhiều) được tạo ra bằng cách ghép prefix "philo" (có nghĩa là "love") và suffix "sophia" (có nghĩa là wisdom, hoặc knowledge)." Chữ "doctoris" đồng nghĩa với chữ "guru" trong tiếng Ấn Độ. Tất cả những người có Ph.D. đều phải nói bằng tiến sĩ của mình là bằng về philosophy. Chẳng hạn một người có Ph.D. về vật lý, phải nói là "Tôi có bằng doctor of philosophy, chuyên môn về vật lý," chứ không nói "tôi có bằng tiến sĩ vật lý."  Vì bằng là bằng về philosophy nên khi học thì có thể học các ngành chuyên môn khác nhau, nhưng khi ra trường thì tất cả các Ph.D. đều mặc quần áo giống hệt nhau, cái hood (giải đeo từ trên cổ xuống đến lưng) màu xanh đậm (navy blue). Màu đó là màu của philosophy.   Nếu chỉ trông màu của cái hood thì chỉ biết một người có bằng Ph.D., nhưng không thể nói được là người đó chuyên môn về ngành nào. Những người có bằng "tiến sĩ" khác, nhưng không phải là Ph.D., thì không được phép dùng hood màu navy blue. Họ phải đeo hood có màu tương ứng với ngành mình học (màu cam cho engineering, xanh lá cây cho medicine, ...)

2. Hệ thống cao học của Hoa Kỳ có nhiều bậc khác nhau. Bằng tiến sĩ cao nhất mà các trường đại học ở Hoa Kỳ cấp là bằng Ph.D. Ở bậc thấp hơn là các bằng chuyên môn (professional degrees) như doctor of medicine (M.D.), juris doctor (J.D.), doctor of pharmacy (Pharm.D.), doctor of education (Ed. D.), ... Những người có bằng chuyên môn (professional degrees) khi ra trường phải đeo hood và tassel (giải lua tua đeo trên mũ) cùng màu tương ứng với ngành mình học (màu xanh lá cây cho medicine, màu tím cho luật, màu olive cho dược, màu xanh dương nhạt cho pedagogy/education, ...) Tassel màu vàng chỉ được dành cho bằng cao nhất mà một trường đại học cấp phát. Người có bằng Ph.D. đeo hood màu navy blue (philosophy) và tassel màu vàng (bằng cao nhất). Có những trường đại học chỉ cấp đến bằng Master là cao nhất (chẳng hạn như hệ thống California State University, CSU). Trong trường hợp đó thì những người đỗ Master đeo hood màu tương ứng với ngành mình học, nhưng tassel lại màu vàng vì bằng Master là bằng cao nhất mà trường đó offer. Sự khác biệt giữa Ph.D. và các bằng chuyên môn là nghiên cứu (original research) và luận án (dissertation). Các bằng chuyên môn chỉ đòi hỏi lấy cho đủ lớp và thực tập. Bằng Ph.D. đòi hỏi phải có nghiên cứu và luận án. Chính những thứ đó là lý do bằng được gọi là bằng về philosophy. 

Nói về Ph.D. thì phải nói đến một số trường hợp hay bị hiểu lầm. Các trường đại học ở Hoa Kỳ chỉ cấp bằng Ph.D. cho các ngành khoa học (tự nhiên và nhân văn, thường nằm trong College of Letters and Science) và khoa học ứng dụng và kỹ thuật (thường nằm trong College of Engineering and Applied Science). Trường y khoa không cấp bằng Ph.D. Không bao giờ ta có thể tìm ra một người có bằng Ph.D. về medicine. Tuy nhiên, một số trường nhận sinh viên vào chương trình MD/Ph.D. Theo chương trình đó thì các sinh viên phải học đủ chương trình MD và phải làm thêm nghiên cứu và trình luận án về một môn khoa học cơ bản trong ngành y khoa (thí dụ như vi sinh học, vật lý, hóa học, ...) Bằng MD do College of Medicine cấp, nhưng bằng Ph.D. do College of Letters and Science hoặc College of Engineering and Applied Science cấp. Các giáo sư thực thụ bên y khoa thường phải có MD va Ph.D. Các bác sĩ có MD thường chỉ làm clinical professor mà thôi, chỉ dạy sinh viên về ngành chuyên môn nhưng không dạy các ngành khoa học cơ bản trong y khoa. Lại thêm một sự hiểu lầm khác về y khoa. Nhiều người hiểu lầm rằng residency là một chương trình học nối tiếp trong ngành y khoa. Điều này không đúng. Residency chỉ là một hình thức tập sự, chuẩn bị cho việc xin bằng hành nghề chuyên khoa. Đại để cũng tương tự như các luật sư ngày xưa ở VN phải tập sự vài năm trước khi xin vào luật sư đoàn. 

Dưới đây là một đoạn trích trên website của National Library of Medicine, National Institute of Health https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5973890/, về thực chất của những bằng chuyên môn (professional degrees)

 --------------------------

This is in response to the News article by Roger Collier.1 These days many health professionals use the title “doctor.” Indeed, The Canadian Press Stylebook now decrees that the title of doctor should be reserved for physicians. Physicians, surgeons, dentists, chiropodists, university professors and, in some countries, pharmacists describe themselves as doctors. This raises the question — are they? To answer this question, one has to examine that title from both linguistic and historical standpoints.

The word doctor is derived from the Latin verb “docere,” meaning to teach, or a scholar. Only by special arrangement do any of the preceding professionals teach. Only university professors with a doctoral degree normally teach at a university. Historically speaking, the title doctor was invented in the Middle Ages to describe eminent scholars. These doctorates date back to the 1300s. Such people were accorded a lot of respect and prestige.

The PhD, or Doctor of Philosophy, is the highest graduate degree awarded by our universities.

Health professionals receive undergraduate degrees in medicine. These are professional degrees, and not really doctorates. The MD degree is not a part of graduate faculties at North American universities.

It has now become fashionable to award so-called Doctor of Law degrees to undergraduate law school graduates in the form of a Juris Doctor or JD degree, including at the University of Windsor. These, too, are merely undergraduate degrees.

Because of the respect and prestige, medical schools, particularly in Scotland, started to address their graduates as doctors in the 17th century. The argument was that graduates of such schools obtain a bachelor’s degree before joining medical school. There are problems with such logic, namely, a degree past a bachelor’s degree could potentially be a master’s degree, but not a doctoral degree.

A doctoral degree (PhD) is a degree that one earns after a master’s degree. A PhD entitles a person to use the title doctor. These are the social and physical scientists who conduct and evaluate published research. A PhD degree is normally obtained after six to eight years of hard work past the bachelor’s degree.

When we are asked in a physician’s or a dentist’s office what kind of doctor we are, we respond, “the real one.” We are the ones who teach the others.

We hope that this contribution helps in clearing up the confusion in the community about the title doctor.

The Canadian Press should change its policy and stylebook to reflect these facts and this history.

This contribution should not be construed as an attack on any professional or group of professionals. The main purpose here is to educate the public.

-------------------------- 

3. Chương trình Ph.D. ở các trường đại học có tiếng tăm ở Hoa Kỳ khá gay go, xin vào đã khó mà muốn ra trường có thể khó hơn. Các trường như y khoa, luật khoa, dược khoa, ... thường ít khi đánh trượt sinh viên và không cho ra trường, trừ khi vì lý do kỷ luật. Khi chọn sinh viên, họ thường chỉ nhận những sinh viên mà họ biết khá chắc là sẽ ra trường được. Sau đó cứ học cho đủ chương trình, thực tập cho đầy đủ là tấm bằng như là cầm chắc trong tay. Chương trình Ph.D. khác ở chỗ dọc con đường dẫn đến tấm bằng có nhiều hiểm trở, có thể bị loại ở nhiều chỗ. Bây giờ chỉ chú trọng vào chương trình Ph.D. về science hoặc engineering ở các trường đại học có danh tiếng. Các trường không danh tiếng thì chương trình lỏng lẻo hơn, thường ra thì cũng ngần ấy bước nhưng họ du di kinh lắm, những trường đó chúng ta không nói đến. Trước hết, muốn xin vào chương trình Master of Science không khó lắm. Chỉ cần học đủ lớp (khoảng từ một năm rưỡi đến hai năm là xong), giữ điểm trung bình cho cao hơn mức tối thiểu, và thi một kỳ thi viết (thường thì độ 3-4 giờ đồng hồ). Kỳ thi này gọi là MS Comprehensive Exam, họ muốn hỏi gì thì hỏi, mình không làm được thì mình ráng chịu. Trước khi thi thì sinh viên thường được cho biết trước sẽ có mấy bài, về những môn nào. Về nhà chịu khó sôi kinh nấu sử. Đa số các trường cho phép sinh viên thi lần thứ hai nếu trượt lần đầu. Nếu trượt lần thứ hai nữa thì ... a lê hấp! Sinh viên nào ngại sôi kinh nấu sử thì có thể xin phép giáo sư patron cho làm một tiểu luận (MS thesis). Chỉ cần nộp tiểu luận này cho vài vị giáo sư duyệt xét, họ chấp thuận thì ra trường, khỏi phải thi comprehensive exam nữa. Thoát nạn! 

Người nào muốn tiếp tục học Ph.D. phải được một vị giáo sư đỡ đầu (advisor) nhận vào. Vị giáo sư đỡ đầu, trên nguyên tắc, là "chairman of the doctoral committee." Sau khi được vị giáo sư đỡ đầu chấp thuận, sinh viên nộp giấy tờ cho trường và chính thức được nhận vào Ph.D. program. Đến đây thì trường danh tiếng và trường không danh tiếng bắt đầu khác nhau khá nhiều. Vì lý do bằng Ph.D. chú trọng về nghiên cứu, một số trường không đòi hỏi sinh viên phải lấy thêm lớp nữa. Những lớp lấy để có bằng Master là đủ rồi, bây giờ ta bắt tay vào nghiên cứu và viết luận án. Một số trường khác đòi hỏi sinh viên phải lấy thêm một số lớp nữa ngoài sự đòi hỏi của bằng Master. Nói thí dụ, ngay trong cùng một hệ thống University of California, nhiều trường không đòi hỏi sinh viên phải lấy nhiều lớp hơn chương trình Master, nhưng trường Los Angeles (UCLA)  bắt buộc sinh viên phải lấy thêm lớp về hai ngành phụ (minor fields) ngoài một ngành chính mà mình muốn theo đuổi nghiên cứu (major field). Hai ngành phụ này không phải muốn chọn gì thì chọn. Sinh viên chỉ được chọn hai ngành phụ trong những ngành hợp pháp mà trường cho phép.  Sinh viên nào đã xong MS thì vẫn phải mất thêm một năm nữa mới lấy đủ lớp để thỏa mãn cho đòi hỏi của hai ngành phụ này.

Các sinh viên Ph.D. phải qua một kỳ thi viết gay go, gọi là Ph.D. Written Preliminary Exam, gồm hai phần. Phần đầu tiên không cho mở sách (closed book), khoảng 3-4 tiếng. Phần đầu này trùng hợp với cái mà ta gọi bên trên là MS Comprehensive Exam.  Các sinh viên Ph.D. và M.S. thi chung. Phần thứ hai gay go hơn rất nhiều, cũng khoảng 3-4 tiếng, cho mở sách tha hồ (open book, chấp hết, sách nào cũng được). Các sinh viên chỉ muốn đỗ M.S. xong rồi bỏ chạy thì  khỏi phải thi phần này.  Sinh viên nào trượt  Ph.D. Written Preliminary Exam thì phải thi lại đủ hai phần, và chỉ được thi lại một lần thứ nhì mà thôi. Hễ trượt nữa là lại ... a lê hấp! Tỷ lệ trượt lần đầu khá lớn chứ không ịt, lần thứ nhì thì ít trượt hơn.  Ph.D. Written Preliminary Exam chỉ hỏi về lý thuyết mà sinh viên học trong các lớp trong ngành chính (major field) mà thôi, hai ngành phụ (minor fields) thì lại có kỳ thi khác, hắc ám hơn nhiều. Phải nói thêm là một số trường rất nổi tiếng chỉ cho sinh viên thi một lần thôi, không có cơ hội thứ hai. Hễ trượt một lần là bị đuổi. Một thí dụ là California Institute of Technology (Cal Tech). 

Sau khi sinh viên thi đỗ  Ph.D. Written Preliminary Exam, và sau khi đã lấy đủ lớp trong hai minor fields, họ phải qua một kỳ hạch miệng gọi là  Ph.D. Oral Preliminary Exam. Kỳ thi này khảo hạch về mặt lý thuyết trong cả major và minor fields. Sinh viên phải chọn 5 giáo sư, 3 cho major field và 1 giáo sư cho mỗi minor field. Vị giáo sư đỡ đầu (advisor) chủ tọa hội đồng thi. Kỳ thi khoảng 3-4 giờ, sinh viên đứng tần ngần trên bảng cầm cục phấn, 5 giáo sư bên dưới "đánh hội đồng". Trước khi ra câu hỏi, các giáo sư thường hỏi han qua xem sinh viên đã lấy những lớp nào, sau đó thì cứ chỗ nào mình đau thì đánh chỗ ấy! Cũng như thông lệ, chỉ được thi hai lần mà thôi, có trường chỉ cho thi một lần. 

Sau khi thi cử xong là coi như qua được nửa chặng đường. Khi làm nghiên cứu thì giáo sư đỡ đầu bắt sinh viên phải làm "literature search" kỹ càng để chắc là đề tài của mình chưa ai làm trước đó. Thông thường thì khi nào nghiên cứu bắt đầu có kết quả khả quan, sinh viên và giáo sư bắt đầu thuyết trình ở các hội nghị khoa học (conference). Được chấp thuận cho thuyết trình ở các conference thường dễ hơn là được chấp thuận cho đăng bài trên các tạp chí khoa học nổi tiếng. Conference papers thường được coi là "work-in-progress" thành ra ban tổ chức conference cũng nhẹ tay khi duyệt xét. Các tạp chí khoa học thì nặng tay hơn nhiều khi có người gửi bài đến xin đăng. Khi nào giáo sư đỡ đầu thấy sinh viên thuyết trình vài bài ở các conference, hoặc có vài bài có giá trị đăng trên các tạp chí khoa học, ông ta sẽ bảo sinh viên bắt đầu chuẩn bị thi "qualifying exam". Thật ra qualifying exam không phải là một kỳ thi theo nghĩa thông thường. Hội đồng thi có 5 giáo sư, vị giáo sư đỡ đầu là chủ tọa. Hội đồng thi này có thể là khác hẳn với hội đồng thi Oral Preliminary Exam như đã nói bên trên. Lần này cả 5 giáo sư thường có kiến thức rộng rãi trong ngành mình nghiên cứu. Một số trường đòi hỏi sinh viên phải mời ít nhất là một vị giáo sư ở một trường đại học khác vào trong hội đồng thi. Qualifying Exam là lúc sinh viên phải trình bày đại cương về công trình nghiên cứu của mình và những kết quả sơ khởi. Sau khi công trình nghiên cứu hoàn tất, sinh viên phải viết luận án và đệ trình lên hội đồng thi. Kỳ thi sau cùng là "Final defense", bảo vệ luận án. Đỗ kỳ thi này xong cũng chưa phải là xong. Nhiều khi các giáo sư trong hội đồng thi đòi hỏi sinh viên phải sửa một số lỗi, hoặc làm sáng tỏ hơn một khía cạnh nào đó, vân vân. Sau khi tu chỉnh lại luận án, sinh viên phải nộp một bản cho từng vị giáo sư trong hội đồng thi để kiểm soát lại lần chót, trang đầu gọi là "signature page". Nếu tất cả hội đồng thi hài lòng với luận án, từng giáo sư một sẽ phải ký trên signature page, thiếu một chữ ký cũng không xong. Thời xưa khi chưa có computer và pdf như bây giờ thì các sinh viên phải nộp luận án có đủ chữ ký để cho trường chụp ảnh vào microfiche và lưu một bản trong thư viện. Đến lúc đó mới thật là hết nợ. 

Có nhiều trường hợp các sinh viên hứa hẹn quá nhiều với hội đồng thi trong kỳ qualifying exam, đến khi đào sâu vào vấn đề thì không tiến xa hơn được nữa, đành phải bỏ cuộc. Số này không nhiều, nhưng cũng không phải là ít. Lại một số khác cũng hứa hẹn quá nhiều, nhưng khi đụng trận thì cần lâu hơn là 7 năm để hoàn tất. Các trường trong hệ thống University of California chỉ cho sinh viên tối đa là 7 năm (tính từ củ nhân) để làm cho xong, quá thời hạn đó là  cũng ... a lê hấp (hoặc giả đôi khi ông patron du di thì cũng có thể xin trường thêm một ít thời gian nữa)! 

Kính anh, 

Hoài

HCD: Cám ơn anh Vũ Xuân Hoài, xin gởi các bạn tham khảo.Tưởng cũng nên ghi thêm là anh Hoài trẻ hơn chúng ta, đậu bằng Tiến Sĩ ở Mỹ và cũng đã đi dạy ở Đại học Mỹ.

--------------

-------------

Đây là câu trả lời của anh Dinh Nguyen, tôi giữ nguyên layout

From: Dinh Nguyen <dnguy j@yahoo. com>

Sent: Wednesday, September 28, 2022 3:05 CH

To: quanvenduong <quanvenduong@googlegroups.com>; huy017@gmail.com

Subject: Re: [quanvenduong] FW: Giai dap vai cau hoi ve computer, mot chuyen Tam Hon Cao Thuong My 

Thưa anh Đẳng,

Tôi xin góp ý về câu hỏi số 2 của bạn Jean Aimarre về Dotor/Thạc sĩ và Nguyen Duong về Master vs Ph.D như sau:

Dưới chế độ VC nó muốn đổi mới tất cả. Ngành Giáo dục cũng vậy nên để Tiến sĩ dưới Thạc Sĩ Vì họ không hiểu thời gian đào tạo sinh viên, cho từng loại bằng cấp, phải là bao lâu.   

Ở Mỹ học xong High School học sinh lên đại học muốn lấy bằng MASTER DEGREE thì ít ra trung bình phải mất 6 năm. Bằng THẠC SĨ của VNCS chị ngang hàng với Cao Học Của VNCH (Tôi muốn nói tôi thứ bậc của bằng cấp chứ không nói về giá trị giáo dục). Sinh Vien Luat VNCH phải do Cao học I, rồi phải đậu Cao học II mới được ghi tên theo học chương trình Tiến Sĩ. Ở Mỹ hay ở VNCH Sinh viên nếu muốn lấy bằng Doctor trung bình phải mất 8 năm. Có nhiều sinh viện phải mất lâu hơn.  

Nếu trình luận án thì tùy theo Patron có nhiều lý do, Patron làm khổ không cho sinh viên trình luận án ra trường thì còn lâu hơn nữa.

Sự khác biệt giua Bằng MASTER/DOCTOR (Ph.D) và TIẾN SĨ/THẠC SĨ..  . 

Cả hai Doctor va Ph.D đều gọi là Tiến sĩ nhưng khác nhau về cách trình Luận án.:

Bài nghiên cứu Luận án ra trường do chính Ông thấy mình chấm. Đó được gọi là Doctor. Con Ph.D luận án phải do hội đồng chấm thi gồm 3 vị, 2 vị do Hội Đồng Khoa chỉ định cũng thấy (Patron) của mình ngồi chấm. 

Để làm sáng tỏ, tôi xin đưa ra một thí dụ:

Đa số units về bằng Master degree của tôi 1979 không được tính cho Doctor degree program (cùng lảnh vực). Tất cả có 13 môn học (Đa số là nghiên cứu, ít khi học lớp ở Campus). Món chót là đề tài nghiên cứu đề tốt nghiệp. Theo tôi thì chọn bài nghiên cứu cho Doctor degree để hơn là chọn bài luận án cho Ph.D.  Bởi vì bài nghiên cứu cho Dr. Degree đó Patron mình chấm, còn Ph.D. đó mình phải trình bày trước hội đồng giám khảo 3 người, 2 người do hội đồng khoa chỉ định cùng ngồi chạm với Patron của mình.

Theo sự hiểu biết của tôi thì Ở Mỹ cũng như VNCH không có chướng trình dạy bằng Thạc Sĩ. Bằng Tiến sĩ là cao nhất rồi.Thời VNCH hầu hết các vị GS có bằng thạc sĩ thì tốt nghiệp ở Pháp như bên trường Luật GS Vụ Quốc Thực, Kinh Tế, GS Vu Văn Mậu, Từ Pháp...  

Như trình bày ở trên thì ban thay bằng THẠC SĨ/Master thi ở dưới bằng Doctor (hay Ph. D.  ) và bằng thạc sĩ cao hơn bằng Tiến Sĩ nhiều.

Đây chỉ là sự hiểu biết và kinh nghiệm riêng của tôi về ngành giáo dục từ mấy chục năm rồi, có thể có nhiều thân hữu có những ý kiến khác do nền giáo dục hiện đại cải tiến hơn chẳng .

Chao Thân Hữu

Dinh Nguyen

HCD: Cám ơn anh Dinh Nguyen, xin gởi các bạn tham khảo


-----------

Đố vui


Sau cùng email của một bằng hữu gởi một câu chuyện liên hệ tới nghề giáo

From: TH <hoetri 23@yahoo. com>

Sent: Wednesday, September 28, 2022 12:04 SA

To: huy017@juno.com

Subject: Re: Gai dap vai cau hoi ve computer, mot chuyen Tam Hon Cao Thuong My

Kính GS,

    Sau đây cũng là chuyện cái đồng hồ đeo tay và cũng với một vị Thầy Giáo.

Nếu GS chưa đọc .. mời đọc ...

 CHUỘC LƯƠNG TÂM

Cách đây hơn năm mươi năm, hồi tôi học trung học, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm.

Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.

Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm. 

Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ:

- “Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ !”

Mẹ tôi trả lời:

- “Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con ?”

Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi:

- “Con cần đồng hồ làm gì thế hả ?”

Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện:

- “Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp.”

Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý; thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Seiko mới toanh sáng loáng. Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo:

- “Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy ! Thôi, mẹ về đây.”

Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi:

- “Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ ?”

Mẹ tôi trả lời:

- “Bố mày bán máu lấy tiền đấy !” 

Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi? Trời ơi! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa. Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy phụ trách lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.

Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói:

- “Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé!”

Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể. Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì. 

Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lỵ xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy phu trách cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả.

Thầy bảo: --“Chiếc đồng hồ vẫn còn đây.

Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !

Tôi kinh ngạc hỏi:

- “Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ ?”

Thầy từ tốn trả lời:

- “Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy !”

Tôi hỏi tiếp:

- “Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ?”

Thầy bảo:

- “Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người.” 

Lý Tử

HCD : Cám ơn anh TH, xin gởi các bạn có thì giờ đọc chơi.


 

--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Tình Thân".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến tinh-than+unsubscribe@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/tinh-than/00d001d8d392%240889e390%24199daab0%24%40gmail.com.

Không có nhận xét nào: