Đôi đũa xuất phát từ dân tộc nào? Nhiều người nói là từ người Tàu. Tuy nhiên nhìn và soi kỹ văn minh Tàu, thấy người Huê-Hạ xưa là du mục, ẩm thực thiên về lúa mì tức là xay ra bột làm bánh rồi bốc tay mà ăn. Trong văn minh nhơn loại, với cái muỗng nĩa dao của Tây, thói ăn bốc của Ấn-Độ thì đôi đũa của Châu-Á nhìn rất hay, quý phái và điệu nghệ. Đũa không thể thiếu trong bữa ăn của dân Á, trong tiệc tùng quan-hôn-tang-tế, đặc biệt ăn món nước như hủ-tíu, mỳ thì phải xài đũa, dân Ý xưa chôm mì của Tàu nhưng lại ăn nĩa.
Trong cuốn “L'histoire culturelle de la Chine” nói người Tàu thời tiên Tần (trước Tần-Thỉ-Hoàng) vẫn còn ăn bốc. Riêng dân Tàu Huê Bắc ăn bốc là một thói quen truyền thống.
Chỉ có các dân tộc Bách-Việt phía Nam làm lúa nước, nấu cơm ăn thì phải xài đũa và vô miệng, cây tre ở xứ Nam đã cho ra đôi đũa tre huyền thoại. Tàu bắt chước mà ra... Hồi xưa khi Tây mới qua họ nhìn người Á như là làm xiếc với đôi đũa, Tây cũng bắt chước làm nhưng không được.
Đũa một cặp thể hiệm âm-dương, đực-cái trong văn hoá.
“Đôi ta như đũa trong kho,
Không tề, không tiện, không so cũng bằng”.
Dân gian gọi những thứ tréo ngoe, ví như vợ cao - chồng lùn là “đôi đũa lệch “, kêu người nghèo mà dụ vợ chồng giàu là “đũa mốc mà trèo mâm son”....
“Đũa vàng dộng xuống mâm son
Thấy ai có ngãi, anh thương mặn nồng”.
Đôi đũa hình thành ra quy tắc xử sự trong văn hóa ẩm thực. Dâu về nhà chồng khi dọn cơm phải đặt đũa ngay thẳng, đầu đũa phải bằng, không được để lệch cao thấp, không được lộn ngược đầu hai chiếc đũa. Và khi ăn phải chờ người lớn tuổi cầm đũa trước.
Người Nam-Kỳ nói riêng và người Việt-Nam nói chung kỵ những cái sau trong bữa ăn :
- Cắm đũa thẳng đứng trên chén cơm vì cái này chỉ để cúng người đã chết.
- Không trở đũa để chỉ vào người. Cái này là mất dạy, vô phép. Không như ... 🦍 vượn.
- Không dùng đũa gõ chén, gõ tô. Gõ là kêu ma về, cũng mất lịch sự.
- Không xài đũa của mình đang ăn gắp và nhúng trong tô canh lớn xài chung. Phải trở đầu đũa hoặc tốt nhứt lấy đũa khác mà gắp. Không như ... 🦍 vượn
- Không dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người khác, giống như vượn TS
- Khi gắp đồ ăn, tránh đụng đũa kêu chan chát .
- Không dùng đủa để xỉa đồ ăn như nĩa, giống như vượn TS
- Hồi nhỏ mà lấy đũa làm đồ chơi thí dụ như chơi banh đũa là bị rầy chết, vì như dậy là trù gia đình tàn mạt.
Rồi khi cúng cũng có nguyên tắc, phải đặt đũa ngay ngắn ở mặt bàn sát bên cái chén, không được đặt trên cái chén. Nhưng ngày nay làm cũng tùm lum...
Tây ăn thì múc riêng ra cho từng người trong dĩa của họ, nhưng An-Nam ta có thói quen ăn chung mâm, uống chung ly rượu mới “thân tình”. Thành ra chuyện đũa của chủ nhà gắp đồ ăn cho khách lùm lum khó tránh. Tây nó viết rằng một tô canh của An- Nam có hàng chục đôi đũa nhúng vô, thành ra về nhà bên vợ thằng rể Tây không dám ăn.
Và thành ngữ động từ “trả đũa” là đáp trả lại, trả thù lại, ăn miếng trả miếng cho sòng phẳng, đã nư hả giận, câu “trả đũa” xuất xứ từ một nghi lễ cưới thời xưa, khi coi vợ thì đưa chén đũa làm tin, sau không thuận thì trao trả lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét