Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI :27/9/2022


TNS Lindsey Graham:‘Những ngày của Putin chẳng còn là bao’
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (Đảng Cộng hòa, bang Nam Carolina) hôm thứ Hai (26/9) tuyên bố mỉa mai Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng những ngày của ông ta “chẳng còn là bao”.Ông Lindsey Graham đưa ra tuyên bố nêu trên sau khi giới chức Nga loan báo Tổng thống Putin đã trao quyền công dân Nga cho Edward Snowden, nhân vật bị Mỹ cáo buộc phạm tội gián điệp.
>>Tổng thống Putin đã trao quyền công dân Nga cho Edward Snowden
“Bây giờ khi mà Edward Snowden đã được trao quyền công dân Nga đầy đủ, tôi hy vọng ông ta sẽ sớm tham gia chiến trường tại Ukraine để chiến đấu cho Putin”, ông Graham viết trên Twitter hôm 26/9.
<!>
“Hoặc có thể là ông ta sẽ được miễn trừ [nghĩa vụ quân sự] trong khi những công dân Nga khác được kêu gọi phải chiến đấu trong một cuốn chiến tranh xâm lược theo chủ ý của Putin?”, ông Graham viết thêm.

Thượng nghị sĩ đại diện cho tiểu bang Nam Carolina cũng tuyên bố trong phần bình luận của đoạn tweet trên rằng: “Bây giờ hơn lúc nào hết, tôi tin rằng những ngày của Putin chẳng còn là bao”.

Đầu năm nay, ông Graham đã bị nhiều người chỉ trích sau khi ông công khai bày tỏ hy vọng rằng ai đó sẽ “loại bỏ” Putin và xác nhận rằng tổng thống Nga đương nhiệm cần phải bị vô hiệu hóa.

“Tôi hy vọng ông ta sẽ bị loại bỏ, bằng cách này hay cách khác”, ông Graham nói khi ông được một phóng viên của CNN hỏi rằng liệu ông vẫn bảo lưu quan điểm trước đây của ông về việc kêu gọi ám sát ông Putin.

“Tôi không quan tâm đến cách thức họ loại bỏ ông ta. Tôi không quan tâm đến việc liệu chúng ta có đưa ông ta tới tòa án Hague và xét xử ông hay không, tôi chỉ muốn ông ta ra đi”, ông Graham nói với CNN.

Trong cuộc phỏng vấn với Newsmax tuần trước, ông Graham cũng chỉ trích ông Putin khi ông ta đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để “bảo vệ” lãnh thổ Ukraine mà ông đang cố gắng sáp nhập vào Nga.

“Ông ta đang thua. Ông ta đang thua trên chiến trường, và khoảng 20 chính trị gia tại Nga đang kêu gọi ông từ chức”, ông Graham nói với Newsmax.

Cựu Ngoại trưởng Pompeo vạch trần lời nói dối tồi tệ nhất của Trung Quốc về Mỹ


Trong tập thứ hai của loạt video về quan hệ Mỹ-Trung được Viện Nghiên cứu Hudson đăng tải vào ngày 26/9, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã vạch trần lời nói dối của ĐCSTQ về việc 'nước Mỹ phân biệt chủng tộc'.
Viện Nghiên cứu Hudson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, đã thành lập "Trung tâm Trung Quốc" và cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo làm chủ tịch ủy ban cố vấn của trung tâm này.
Ông Pompeo đã phát hành tập video đầu tiên của loạt video vào ngày 14/9 và nói rõ rằng, mục đích của việc sản xuất loạt video này là để cung cấp thông tin thực tế về quan hệ Mỹ-Trung trực tiếp cho người dân Trung Quốc.
Chủ đề của tập thứ hai của loạt video với tiêu đề "ĐCSTQ nói dối về vấn đề chủng tộc ở Mỹ", được Viện Hudson đăng tải vào ngày 26/9. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã phân tích cách ĐCSTQ đang cố gắng chia rẽ người Mỹ về vấn đề chủng tộc, cũng như cách tổ chức này nói dối với thế giới về chủng tộc Mỹ.
"Twitter bị cấm ở Trung Quốc, nhưng các nhà tuyên truyền Trung Quốc lại sử dụng nền tảng này", ông Pompeo nói. "Thông qua Twitter, ĐCSTQ lan truyền sự dối trá ra thế giới, khiến người dân Mỹ bị ô nhiễm bởi nó".
Ông nói trong video rằng "lời nói dối tồi tệ nhất" mà ĐCSTQ đã lan truyền là "Hoa Kỳ là một quốc gia phân biệt chủng tộc theo một cách nào đó", nhưng điều này hoàn toàn sai sự thật.

"Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng tất cả con người sinh ra đã có quyền bình đẳng. Nước Mỹ không hoàn hảo. Nhưng như bạn của tôi, Thượng nghị sĩ Tim Scott của Nam Carolina từng nói, 'Tội lỗi nguyên thủy không bao giờ là kết thúc của câu chuyện. Không phải trong tâm hồn chúng ta, và không phải cho quốc gia của chúng ta. Câu chuyện có thật luôn là sự chuộc lỗi (redemption). Chúng ta đã chiến đấu trong một cuộc nội chiến vì chế độ nô lệ. Thông qua việc xóa bỏ chế độ nô lệ, quyền công dân và phong trào bầu cử của phụ nữ, chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn và mạnh mẽ hơn".
Mặc dù người dân Mỹ đã có nhiều nỗ lực khác nhau để xóa sổ chế độ phân biệt chủng tộc, nhưng những thông tin tiêu cực vẫn xuất hiện trên các kênh truyền thông của ĐCSTQ.
Vào ngày 17/9, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ đã tổ chức một sự kiện xin lỗi cựu nữ diễn viên Sacheen Littlefeather.
Năm 1973, ông Marlon Brando đoạt giải Oscar cho vai "Bố già" trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Mỹ gốc Ý, Francis Ford Coppola. Thế nhưng ông không tham dự mà để cho thư ký của ông lúc bấy giờ là bà Littlefeather thay mình lên phát biểu và từ chối nhận giải. Bà Littlefeather đã có một bài phát biểu tại lễ trao giải Oscar về cuộc thảm sát người da đỏ ở Wound Knee, Nam Dakota trong vỏn vẹn 60 giây.
Bà Sacheen Littlefeather phải chịu đựng hàng loạt tiếng la ó từ khán giả, những cử chỉ phân biệt chủng tộc và bị đe dọa bạo lực ngay sau sân khấu lễ trao giải Oscar năm đó của Viện Hàn lâm.

Kể từ đó, bà Littlefeather vắng bóng trong làng giải trí và chuyển sang ngành dinh dưỡng và y học cổ truyền. Giờ đây, bà Littlefeather đang là Phó chủ tịch giáo dục và quan hệ công chúng tại Bảo tàng của Viện Hàn lâm.
50 năm sau, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ xin lỗi về sự đối xử mà bà nhận được vào buổi tối hôm đó, đồng thời tổ chức một chương trình và cuộc trò chuyện đặc biệt có tựa đề Một buổi tối với Sacheen Littlefeather vào ngày 17/9.
Mặc dù bà Littlefeather đã chấp nhận lời xin lỗi, nhưng bản tin của ĐCSTQ vẫn nhấn mạnh rằng: Sự phân biệt chủng tộc là một nỗi đau không thể chữa lành trong xã hội Mỹ.
Nhưng không phải tất cả người Trung Quốc đều tin lời tuyên truyền của ĐCSTQ, ông Pompeo nói: "Với tư cách là ngoại trưởng, tôi đã nghe các báo cáo xúc động từ các nhà ngoại giao của chúng tôi rằng những người xếp hàng dài nhất trên thế giới để xin thị thực Hoa Kỳ là ở Lãnh sự quán ở Trung Quốc. Vô số người Trung Quốc muốn đến đây để tham quan, học tập, và thậm chí nhập cư".
"Ngày nay, Hoa Kỳ là nơi sinh sống của người dân thuộc mọi chủng tộc, bao gồm hơn 5 triệu người Mỹ gốc Hoa. Họ đã có những đóng góp vô cùng to lớn vào lối sống của chúng ta, cũng như thử nghiệm của Hoa Kỳ về một chính phủ tự quản".
"Người Mỹ chỉ ra sự phân biệt đối xử ở nước ngoài khi chúng tôi thấy điều đó, đặc biệt là sự phân biệt chủng tộc có hệ thống của Bắc Kinh ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và những nơi khác".
Về những hành động tàn bạo nhân quyền của ĐCSTQ, ông Pompeo nói, "Một thực tế không thể chối cãi là, lực lượng chống Trung Quốc nhiều nhất trong lịch sử chính là ĐCSTQ. Lực lượng này dựa trên hệ tư tưởng Mác-xít đã sát hại hàng chục triệu người Trung Quốc. Trên hết, nó đã phát động một cuộc Cách mạng Văn hóa đã phá hủy hàng nghìn năm văn hóa Trung Quốc và không thừa nhận bất kỳ tội ác nào trong số đó".
Ở cuối video, ông hy vọng rằng "người dân Trung Quốc sẽ có thể tham gia vào những cuộc tranh luận và đấu tranh cho tự do mà người Mỹ đã từng có từ năm 1776" vì "người dân Trung Quốc xứng đáng được đối xử tốt hơn nhiều".

Ông Pompeo hiện là chủ tịch ban cố vấn của Trung tâm Trung Quốc. Viện Hudson đã thành lập Trung tâm Trung Quốc để nghiên cứu tư tưởng, cấu trúc và các điểm mạnh, điểm yếu và khiếm khuyết trong và ngoài nước của Trung Quốc từ lâu đã ảnh hưởng đến các ý định chiến lược của họ, để Hoa Kỳ có thể đối phó với những thách thức từ ĐCSTQ dựa trên các giá trị toàn diện, hiệu quả, phi đảng phái.
Ông Dư Mậu Xuân (Yu Maochun) một cựu cố vấn kế hoạch và chính sách cấp cao đến từ Trung Quốc cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, là giám đốc của Trung tâm Viện Hudson.
Ông từng là cố vấn chính sách về Trung Quốc của ông Pompeo, cũng từng hoạch định chiến lược cho chính quyền cựu Tổng thống Trump về việc hiểu rõ bản chất của ĐCSTQ, phân biệt ĐCSTQ với người dân Trung Quốc đồng thời áp chế ĐCSTQ trên mọi phương diện.
Năm 1985, ông Dư Mậu Xuân đến Mỹ với tư cách là một sinh viên trao đổi. Cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn của ĐCSTQ năm 1989 đã thúc đẩy ông trở thành sinh viên ủng hộ phong trào dân chủ Trung Quốc. Năm 1994 ông trở thành giáo sư về Lịch sử Quân sự và Trung Quốc Hiện đại tại Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis bang Maryland, cho đến bốn năm trước khi ông về làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ, theo Visiontimes.

Canada cử thêm máy bay vận tải chuyên chở vũ khí cho Ukraine


Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand, trong một cuộc phỏng vấn hôm 26/9, cho biết quân đội nước này sẽ cử thêm một máy bay vận tải CC-130, phiên bản chuyên dụng giành riêng cho Không quân Canada của dòng vận tải cơ huyền thoại C-130, đến Scotland để hỗ trợ vận chuyển vũ khí và hàng tiếp viện của các nước đồng minh cho Ukraine.

Đây sẽ là vận tải cơ CC-130 thứ 3 được Canada cử đến Anh trong nỗ lực lập cầu hàng không nhằm hỗ trợ chiến dịch viện trợ của các nước đồng minh phương Tây cho quân đội của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Bên cạnh đó, số lượng thành viên phi hành đoàn và lực lượng hỗ trợ mặt đất cũng sẽ được tăng lên 55 người. Các máy bay và binh sĩ này dự kiến sẽ được đồn trú tại một căn cứ không quân ở thị trấn Prestwick ở Scotland.

Canada là một trong những quốc gia ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga bằng cách viện trợ quân sự cho Kiev và áp lệnh trừng phạt lên Moscow. Trong chuyến thăm Kiev hồi tháng 5, Thủ tướng Trudeau thông báo hỗ trợ thêm Ukraine trang thiết bị quân sự như máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh, vũ khí loại nhỏ, đạn dược và những khí tài khác.

Đầu tháng 7, các xe bọc thép chở quân hạng nhẹ do hãng General Dynamic sản xuất cũng được Canada chuyển giao cho Ukraine.

Bên cạnh đó, Canada đã cung cấp 25 triệu USD cho Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc trong nỗ lực duy trì an ninh lương thực và sẽ dỡ bỏ thuế quan thương mại đối với tất cả hàng hóa mà Canada nhập khẩu từ Ukraine trong năm tới.

Apple thông báo bắt đầu sản xuất iPhone 14 tại Ấn Độ


Ngày 26/9, hãng công nghệ Apple của Mỹ thông báo đã bắt đầu sản xuất dòng điện thoại iPhone 14 mới ra mắt tại Ấn Độ, theo hãng tin Reuters.

Thông báo trên được đưa ra chưa đầy 3 tuần sau khi hãng “táo khuyết” ra mắt các dòng sản phẩm mới. Sáng ngày 8/9 (theo giờ Việt Nam), hãng công nghệ này chính thức trình làng các sản phẩm mới của mình trong năm nay, bao gồm điện thoại iPhone 14, iPhone 14 Plus, iPhone 14 Pro, iPhone 14 Pro Max; đồng hồ Apple Watch Series 8, Apple Watch Ultra, Apple Watch SE và tai nghe AirPods Pro thế hệ 2.
Được biết, Apple đã làm việc với các nhà cung cấp để tăng cường sản xuất ở Ấn Độ. Đây được xem là một động thái nhằm chuyển dịch hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

“Dòng sản phẩm iPhone 14 mới giới thiệu các công nghệ mới đột phá và các tính năng an toàn quan trọng. Chúng tôi rất vui mừng được sản xuất iPhone 14 tại Ấn Độ”, Apple cho hay trong một tuyên bố.

Apple (vốn sản xuất phần lớn sản phẩm iPhone ở Trung Quốc) đang tìm kiếm các giải pháp thay thế. Tập đoàn công nghệ Foxconn (nhà sản xuất chính của iPhone) đã nghiên cứu quy trình vận chuyển linh kiện từ Trung Quốc, cũng như lắp ráp iPhone 14 tại nhà máy ở thành phố Chennai thuộc khu vực miền nam Ấn Độ.

Các nhà phân tích tại J.P.Morgan dự đoán rằng Apple sẽ chuyển khoảng 5% sản lượng iPhone 14 từ cuối năm 2022 sang Ấn Độ – thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Đến năm 2025, hãng này dự kiến có thể sản xuất 25% điện thoại iPhone ở Ấn Độ.

Hoa Kỳ nên tăng cường ràng buộc Tây Thái Bình Dương để chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh


Hoa Kỳ cần tăng cường quan hệ ngoại giao với các Quốc gia Liên kết Tự do (FAS) - Palau , Quần đảo Marshall và Micronesia —để hạn chế chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương, theo một báo cáo mới.

Viện Hòa bình Hoa Kỳ cho biết Bắc Kinh coi các quốc gia Thái Bình Dương là cơ hội “đầu tư thấp, thưởng cao”.

Báo cáo cho biết: “Trung Quốc đã không tập trung vào FAS trong các nỗ lực xây dựng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương ở mức độ mà họ đã tập trung vào các quốc gia Nam Thái Bình Dương, nhưng dù sao cũng đang định vị mình để tận dụng bất kỳ sự xấu đi nào trong quan hệ Mỹ-FAS”.

Viện cũng cho biết Bắc Kinh đang tìm cách triển khai lực lượng vượt ra ngoài "chuỗi đảo đầu tiên", một loạt các đảo lớn bao gồm Nhật Bản, Đài Loan và Philippines.

“Khi Bắc Kinh tìm cách phát triển một lực lượng hải quân nước xanh thực sự (một lực lượng có khả năng hoạt động trên toàn cầu), quyền từ chối chiến lược của Hoa Kỳ trong các lãnh hải FAS và sự hiện diện phía trước của các cơ sở quốc phòng Hoa Kỳ trong và tiếp giáp với các vùng lãnh thổ FAS sẽ trở nên quan trọng hơn trong việc hạn chế Viện cho biết lực lượng của Trung Quốc và duy trì các hành lang hàng hải tự do và rộng mở ở Ấn Độ - Thái Bình Dương”.

Báo cáo cũng lưu ý rằng FAS, về tổng thể, muốn tránh “ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc” trong khu vực làm ảnh hưởng đến các đối tác quốc tế truyền thống.

Ngược lại, các chính phủ của Quần đảo Solomon, Vanuatu và Kiribati đã tăng cường quan hệ với Bắc Kinh trong những tháng gần đây, đáng chú ý nhất là một hiệp ước an ninh được ký kết vào tháng 4 giữa Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hiệp ước sẽ cho phép các tàu hải quân, vũ khí và quân đội của Trung Quốc đóng quân trong khu vực, mở ra khả năng quân sự hóa tương tự như Biển Đông.

Tuy nhiên, các chính phủ trong FAS đã phải đối phó với các sự cố công khai về sự can thiệp của nước ngoài có liên hệ với Bắc Kinh.

Vào đầu tháng 9, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố hai công dân nhập tịch của Quần đảo Marshall vì điều hành một âm mưu rửa tiền và hối lộ trong nhiều năm — thông qua một tổ chức phi lợi nhuận được Liên hợp quốc liên kết — để hỗ trợ việc thành lập một quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương.

Bắt đầu từ năm 2016, Cary Yan và Gina Zhou bị cáo buộc đã trả hàng chục nghìn USD hối lộ cho các quan chức Quần đảo Marshall, bao gồm cả các thành viên của cơ quan lập pháp quốc gia Thái Bình Dương, để ủng hộ một đạo luật được đề xuất nhằm tạo ra một khu vực bán tự trị trong quốc gia Thái Bình Dương có tên là Đặc khu hành chính đảo san hô Rongelap.

Khu vực hành chính đặc biệt sẽ thay đổi đáng kể luật của Rongelap Atoll - được tạo thành từ 61 hòn đảo nhỏ - được cho là thu hút đầu tư và du lịch thông qua các quy định về thuế và nhập cư thấp hơn.

Vào cuối tháng 10 năm 2018, Zhou được cho là đã cung cấp một khoản "cho vay" không tính lãi 22.000 USD (14.355 USD) cho một quan chức, trong khi trong một trường hợp khác, một quan chức hứa sẽ "trả thù" chống lại tổng thống khi đó của Quần đảo Marshall, Hilda Heine , vì chống lại luật pháp.

Ông Putin cấp quyền công dân cho Edward Snowden


Tổng thống Nga Putin đã cấp quyền công dân Nga cho Edward Snowden, người làm rò rỉ nhiều tài liệu mật về chương trình do thám của chính phủ Mỹ.

Sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin được công bố trên trang web chính phủ hôm nay cho thấy Edward Joseph Snowden sinh ngày 21/6/1983 trong danh sách những người mới được nhập quốc tịch Nga. Ngoài Snowden, 74 người ngoại quốc khác cũng được cấp quyền công dân Nga đợt này.
Snowden, cựu nhà thầu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), hồi năm 2013 gây chấn động dư luận thế giới khi tiết lộ hàng loạt thông tin về việc NSA bí mật do thám, nghe lén, theo dõi email, hoạt động Internet của các lãnh đạo, người dân tại Mỹ, châu Âu và cả châu Á.

Chính quyền Mỹ cáo buộc Snowden có hành vi đe dọa an ninh quốc gia. Bản án về các tội danh gián điệp có thể khiến anh này phải ngồi tù hàng chục năm.

Snowden sống ở Nga và được cấp quyền tị nạn từ tháng 8/2013 để tránh bị truy tố. Anh này từng nói sẽ trở về Mỹ hầu tòa với điều kiện chính phủ phải đảm bảo xét xử công bằng.

Cách đây vài năm, Nga nới lỏng luật nhập tịch nghiêm ngặt để cấp quyền công dân cho các cá nhân có hộ chiếu Nga mà không yêu cầu họ phải từ bỏ quốc tịch. Năm 2020, Snowden được Nga cấp thường trú nhân và cho biết anh dự định nộp đơn xin nhập quốc tịch Nga, song không từ bỏ quốc tịch Mỹ.

Luật sư của Snowden, Anatoly Kucherena, nói với hãng thông tấn Nga RIA Novosti rằng vợ của thân chủ là Lindsay Mills, một công dân Mỹ Mỹ hiện sống cùng Snowden ở Nga, cũng sẽ nộp đơn xin nhập tịch Nga. Họ có một con gái chào đời tháng 12/2020 tại Nga và đã có hộ chiếu nước này.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với truyền thông rằng Snowden được cấp quốc tịch Nga theo chính yêu cầu của anh này.

Chính phủ Mỹ và Snowden hiện chưa bình luận về việc anh này được cấp quốc tịch Nga. Động thái của ông Putin diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa Nga và Mỹ leo thang căng thẳng vì xung đột ở Ukraine.

Tổng thống Putin tuần trước ban bố lệnh động viên một phần, song luật sư Kucherena nói Snowden sẽ không được gọi nhập ngũ vì chưa có kinh nghiệm trong quân đội

Không có nhận xét nào: