Giới Thiệu Sinh Hoạt Hội Đoàn Quân Đội Ý Nghĩa, Xứng Đáng Tham Dự Nhất! Chủ Nhật Tuần Này!
Lời Mời
Kính thưa quý Niên trưởng, quý Chiến hữu và Thân hữu,
Hội Hải Quân Bạch Đằng trân trọng mời quý Niên trưởng, quý Chiến hữu và quý Thân hữu đồng hương tỵ nạn cộng sản, vui lòng cố gắng tham dự:
Lễ Huý kỵ Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn,
Thời gian: từ 11:00 AM đến 01:00 PM, ngày 18/9/2022
Địa điểm: trước tượng Đức Thánh Trần,
1001 Story Rd, San Jose, CA 95122
Sau đó tham dự Đêm Trùng Dương Hội Ngộ,
Thời gian: từ 5:30 PM đến 10:30 PM, ngày 18/9/2022
Địa điểm: Nhà hàng Dynasty
1001 Story Rd, San Jose, CA 95122
LẪY LỪNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT: ĐỨC TRẦN HƯNG ĐẠO!
*Vị Đệ Nhất Anh Hùng trong Sử Việt!
*Một trong Mười Vị Nguyên Soái Vĩ Đại của Thế Giới!
Vào những năm 1200, Đế Quốc Mông Cổ được thành lập tại Trung Á, bao trùm Âu và Á, từ Biển Trung Quốc tới Sông Danube. Quân Mông Cổ đã ba lần đem đại quân xâm lấn Đại Việt thời vua Trần Thái Tông vào những năm:1258; 1285; và 1288; nhưng đều bị quân Nam đánh bại! Những chiến thắng hiển hách đó, là đại công của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cũng tác giả của hai bộ sách quý giá: Binh Thư Yếu Lược và Vạn Kiếp Bí Truyền Thư. Năm 1984, các nhà bác học và quân sự gia thế giới họp tại Luân Đôn (Anh quốc), đã phải công nhận, Đức Trần Hưng Đạo, liệt vào danh sách mười nhà quân sự tài ba nhất thế giới!
Chiến công hiển hách, lẫy lừng nhất trong sử Việt, phải là chiến công của vị tướng tài đức vẹn toàn, là Đức Thánh Trần Hưng Đạo! Nêu lên công đức của Ngài, không phải chỉ là để hãnh diện, mà là để tỏ lòng biết ơn và tôn kính. Nhất là trong giai đoạn cận sử, khi CSVN lại có âm mưu bán nước cho Tầu, để giữ cái ghế “còn Đảng còn mình!” Ước mong những công đức của Ngài, soi rọi con đường sáng cho con cháu Lạc Hồng, noi theo trên con đường phục vụ dân tộc dựng nước và giữ nước.
Lật Lại Trang Sử Oai Hùng!
Tượng Trần Hưng Đạo của Điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên 1960 tại công trường Mê Linh, Thành phố Sài Gòn
Đức Trần Hưng Đạo, tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan các cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông năm 1285 và năm 1288.
Là con của thân vương An Sinh vương Trần Liễu và là cháu nội của Trần Thái Tổ, Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua Trần Nhân Tông gọi ông bằng bác. Năm 1257, ông được vua Trần Thái Tông phong làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó, ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên (sau khi Mông Cổ thống nhất Trung Hoa) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, và vua Trần Nhân Tông (lần lượt là em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đứng đội quân xâm lược do hoàng tử thứ chín Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,... đánh đuổi hoàn toàn quân Nguyên khỏi biên giới.
Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Khi tiếp tục được phong Quốc công tiết chế; Hưng Đạo vương khẳng định với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã áp dụng thành công chiến thuật của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân nhà Nguyên do các tướng Phàn Tiếp và Ô Mã Nhi chỉ huy trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, buộc quân Nguyên lại phải rút về nước và vĩnh viễn từ bỏ tham vọng thôn tính phương Nam của họ. Tháng 4 âm lịch năm 1289, Trần Nhân Tông chính thức gia phong ông làm "Đại vương" dù chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải.
Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300. Trước lúc qua đời, ông khuyên Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" Ngoài ra, ông còn để lại các tác phẩm kinh điển như Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần đến ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét