Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2022

Chết Đi Về Đâu? - Vuonthien


Chết Đi Về Đâu?(Bài viết nầy dùng các lý thuyết khoa học để giải thích về thuyết tái sanh theo quan niệm Phật Giáo Nguyên Thủy) Cuộc sống thì bấp bênh nhưng cái chết thì chắc chắn và ta không biết sau khi chết ta sẽ đi về đâu. Đức Phật sau khi khám phá ra tất cả các hiện tượng sinh họat của thiên nhiên Ngài giảng dạy lại cho ta biết sau khi chết ta đi về đâu.
“Ta đi với Nghiệp của ta,
Dù cho tốt xấu tạo ra tự mình,
Nghiệp theo ta như bóng theo hình,
Ta nhận Quả Báo phân minh kết thành”.
<!>
Nghiệp là gì?
Ngắn gọn: Nghiệp là những hành động thiện hay bất thiện mình làm hàng ngày qua Thân, Khẩu, Ý. Ý là quan trọng nhất, vì từ trong cái Ý, muốn, thích hay không muốn, không thích đó mới sanh ra Ý Nghiệp, từ Ý muốn nói mới nói, hành động bằng lời nói gọi là Khẩu Nghiệp, rồi từ Ý muốn làm mới làm, hành động bằng chân tay tạo ra Thân Nghiệp. Có thể nói Nghiệp là tính tình của mình. Tính tình hiền hòa hay hung dữ sẽ tạo nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện cho mình. (Nghiệp thiện sẽ cho Quả an vui, đó là những điều đúng ý vừa lòng. Nghiệp bất thiện sẽ cho Quả khổ, đó là những điều không đúng ý vừa lòng).

Nghiệp có thể chuyển
Tính tình của mình có thể thay đổi. Làm cho nó tốt hơn hay tệ hơn hoàn toàn do ta, do đó chính ta tạo nghiệp cho ta và chính ta chuyển Nghiệp cho ta.
"Làm ác do ta,
Làm cho ta nhơ bẩn do nơi ta.
Không làm ác do ta,
Làm cho ta trong sạch cũng do nơi ta.
Cả hai, nhơ bẩn và trong sạch, chỉ tùy thuộc nơi ta,
Không ai khác có thể làm cho ta trong sạch”.
(Kinh Pháp Cú. Câu 165)

Định Lý Nghiệp Báo
Định Lý Nghiệp Báo hay còn gọi là Định Luật Nhân Quả. Nhân gieo, Quả trổ . Quả trổ tương xứng với Nhân mình đã gieo. Định Luật Nhân Quả là Định Luật quan trọng nhất trong những Định Luật của thiên nhiên mà Đức Phật đã khám phá ra. "Ta đi với Nghiệp của ta". Sau khi ta chết, Nghiệp đưa ta đi tái sanh ngay. Chết rồi tái sanh, tái sanh rồi chết ....Và ta cứ triền miên trong vòng sanh tử, tử sanh.... của vòng Luân Hồi.

Sanh Tử. Tử Sanh
Sau khi chết ta sẽ đi về đâu? Nghiệp của chính ta dắt ta tái sanh vào một trong 31 cõi còn gọi là Tam Giới, và tái sanh theo 4 loài . (Tam Giới, Bốn Loài).
Tam Giới hay 31 Cõi gồm: Cõi Dục Giới; Cõi Sắc Giới; và Cõi Vô Sắc Giới. Cõi Sắc Giới (16 cõi) và Cõi Vô Sắc Giới (4 cõi) là nơi cho những ai đắc thiền khi chết sẽ tái sanh vào 2 cõi này.
Cõi Dục Giới (11 cõi) Gọi là Dục Giới vì ở cõi này còn nhiều ham muốn.
Cõi Dục Giới có 11 cõi như sau: Sáu Cõi Trời (Tứ Ðại Thiên Vương, Ðạo Lợi, Dạ Ma, Ðấu Xuất Ðà, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại), Một Cõi Người, và Bốn Cõi Khổ (Ðịa Ngục, Ngạ Qủy, Súc sanh, Atula).
Theo Đức Phật trong 31 cõi này, cõi nào cũng còn có khổ, khổ nhiều, khổ ít mà thôi.
Bốn Loài : Chúng sanh tái sanh vào 4 loài này: Thai sanh Noãn sanh, Hóa sanh và Thấp sanh.
1) - Thai sanh ( hay Bào sanh): Con vật sanh ra con vật. (Con người sanh ra con người, con trâu sanh ra con trâu, con chó sanh ra con chó, heo, bò, sư tử, gấu, voi… sẽ sanh ra heo, bò, sư tử, gấu, voi..)
2) - Noãn Sanh: Con vật sanh ra trứng, trứng nở ra con. (Đức Phật gọi đó là chúng sanh sanh hai lần).
3) - Hóa sanh: Chúng sanh tái sanh ngay vào cõi Chư Thiên hay Ma giới, không phải trải qua thời gian thai bào.
4) -Thấp sanh: Những chúng sanh sanh ra từ nơi ẩm thấp như những côn trùng giun, dòi, vv...
Như vậy, sau khi chết ta sẽ tái sanh vào một trong 31 cõi và theo một trong 4 lối này.

Hiện Tượng Tử Sanh
Một người sắp chết, Tâm của người đó sẽ thấy một trong ba hiện tượng của Nghiệp xuất hiện trong giai đoạn hấp hối là:
1) - Nghiệp: Những hành động tốt hay xấu thường làm hằng ngày trong đời sống, có thể là Trọng Nghiệp thiện hay bất thiện. Nếu không có Trọng Nghiệp thì Thường Nghiệp là những hành động tốt hay xấu mà ta thường làm hằng ngày, hay những việc mà ta thưòng nhớ đến và ưa thích hơn hết, hoặc có thể tiến trình tư tưởng cuối cùng của người ấy đeo níu theo cái Nghiệp vừa tạo liền trước khi chết, gọi là Cận Tử Nghiệp. Cận Tử Nghiệp là hành vi cuối cùng hay hành vi nào mà chập tư tưởng cuối cùng nhớ đến liền trước khi lâm chung.
2) - Nghiệp Tướng (Hiện Tượng Của Nghiệp): Những biểu tượng xuất hiện trong tâm thức của người hấp hối những hình sắc, âm thanh, mùi, vị hay tư tưởng mạnh mẽ, quen thuộc, trong nếp sanh hoạt hằng ngày, tốt hay xấu. Nếu người hấp hối là một bác sĩ thì thấy bệnh nhân, một tên trộm thì thấy đang cạy cửa, khoét vách, thầy giáo thì thấy học trò hay bảng, phấn, Như người đồ tể thì thấy con dao hay con thú chết v.v..
3) - Nghiệp Cảnh (Biểu Hiện Lâm Chung): Cảnh giới mình sẽ tái sanh vào. Vài dấu hiệu có liên quan đến cảnh giới mà người hấp hối sắp được tái sanh vào. Thường là lửa, rừng, vùng sơn cước, thai bào mẹ, thiên cung v.v...
Do đó, mặt người sắp lâm chung thường lộ vẽ vui sướng hoặc đau khổ. Khi triệu chứng phát sanh, nếu là xấu thì ta có thể sửa chữa kịp thời bằng cách nhắc đến những hành động tốt đẹp mà người sắp chết đã làm trước đó trong đời sống của họ, hoặc giảng kinh hay nói pháp để tạo đối tượng tốt đẹp trong tư tưởng người sắp chết.
Dầu tái sanh trong trường hợp bất đắc kỳ tử, tiến trình tư tưởng của người sắp chết vẫn diễn tiến và đối tượng của chập tư tưởng cuối cùng ấy là một trong ba hiện tượng: Nghiệp, Hiện Tượng của Nghiệp và Biểu Hiện Lâm Chung (Kamma, Kamma Nimitta, và Gati Nimitta).
Chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanh, mặc dầu kiếp sống chấm dứt. Cái tiềm lực làm sống chúng sanh không bị tiêu diệt.
Cũng như ánh sáng đèn điện là biểu hiện bề ngoài mà ta có thể thấy của luồng điện vô hình, chúng ta là biểu hiện bề ngoài của luồng nghiệp vô hình. Bóng đèn có thể vỡ và ánh sáng có thể tắt, nhưng luồng điện vẫn tồn tại, và ánh sáng có thể phát hiện trở lại nếu ta đặt vào đấy một bóng đèn khác. Cùng thế ấy, sự tan rã của thể xác không làm xáo trộn luồng nghiệp lực, và sự chấm dứt của thức hiện tại dẫn đến sự phát sanh của tâm thức mới.
Trong trường hợp nêu trên, người chết tái sanh trở lại vào cảnh người, chập tư tưởng cuối cùng tất nhiên là một loại tâm thiện. Thức-tái-sanh là tâm thiện ấy phát sanh, và chuyển đến hạt minh châu và tinh trùng tương xứng trong cảnh người .
Như thế, lúc chết, luồng nghiệp lực vẫn luôn luôn trôi chảy, không có một điểm thời gian gián đoạn. Ngay lúc chết những chập tư tưởng vẫn liện tục kế tiếp như trong đời sống..
Chết và tái sanh, diễn ra tức khắc, dầu ở nơi nào, cũng như làn sóng điện phát ra trong không gian được thâu nhận tức khắc vào bộ máy thâu thanh.
Luồng nghiệp lực trực tiếp chuyển từ cái chết ngay đến tái sanh, không trải qua một trạng thái chuyển tiếp nào.
Phật Giáo thuần túy không chủ trương có linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào, chờ đến khi tìm được một nơi thích hợp để “đầu thai”.
Dr Evans-Wents viết rằng theo kinh sách Tây Tạng, có một trạng thái chuyển kiếp từ khi chết đến lúc đầu thai. Linh hồn người chết phải ở trạng thái ấy trong 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay 7 tuần lễ, cho đến 49 ngày ("The Tibetan Book of the Dead", trang XLII - XLIII, 58, 160, 165). Quan niệm như vậy trái với giáo lý của Đức Phật (Xem "A Manual of Abhidhamma).

Thức tái sanh
Khi Tử tâm xuất hiện, cái chết thật sự đến, Thức Tái Sanh có ngay. (Thức Tái Sanh hay Tâm Tục Sinh hay còn gọi là Thức Nối Liền: Vì nối liền hai kiếp sống của kiếp qúa khứ với kiếp hiện tại)
Một người sắp chết:
Theo đời thường, ta thấy người sắp chết không ăn uống được nữa (Vật Thực mất trước). Kế đến hơi thở (Phong Đại) chấm dứt, là tim ngừng đập. Người đó được xem là thật sự chết, hơi nóng (Hỏa Đại) trong thân thể giảm dần, cơ thể lạnh dần rồi tan rã.
Theo Đức Phật, một người sắp chết những hiện tượng sau đây sẽ xảy ra:
1) - Trước tiên, người sắp chết không ăn uống được nữa - Vật Thực mất trước.
2) - Hơi thở chấm dứt là Thức Tái Sanh có ngay (Tâm và Nghiệp đi cùng một lúc để tái sanh).
3) - Hơi nóng trong cơ thể giảm dần.
4) - Cơ thể lạnh dần rồi tan rã.
Trong Thức Tái Sanh là đã có Tâm và Nghiệp của chúng sanh vừa mất .
Thức Tái Sanh này ta gọi là phôi thai, sự sống của một chúng sanh mới.
Sự hình thành một chúng sanh (Bào Sanh) phải đủ 4 điều kiện: Tinh trùng của cha, noãn châu của mẹ, thời kỳ rụng trứng của người mẹ và một chúng sanh vừa chết ở một nơi nào đó.
Khi trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ hoàn thành một tế bào đầu tiên gọi là Kalala (phôi thai), tế bào này rất nhỏ. Phôi thai này nhỏ như thế nào? Đức Phật nói lấy sợi tóc chẻ ra làm 8, lấy 1/8 của sợi tóc đó nhúng vào dầu rồi búng sợi tóc cho dầu văng ra. Hạt dầu nhỏ nhất đó là phôi thai. Trong cái Kalala, nó chứa Rupa Kaya.
Rupa Kaya này Đức Phật gọi là Nghiệp. Khoa học gọi là DNA.
Phôi thai là tế bào đầu tiên có 3 cái form.
1) - Trung tâm của tế bào đầu tiên gọi là Rupa Kaya (Nghiệp).
2) - Tế bào đầu tiên có 46 chromosome. Trong 46 chromosome có 2 cái chromosome là X và Y . XX là đàn bà ; XY là đàn ông.
3) - Còn lại 44 cái Chromosome kia sẽ hình thành ra mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tim, gan, ruột........nó quyết định tóc màu gì, da màu gì, nốt ruồi ở đâu, đẹp xấu... Có nghĩa là Nghiệp đã quyết định hình thành một chúng sanh mới.
Chromosome giống như vòng xoắn. Toàn thể thân này có 3,000 tỷ cái chromosome. Nếu nối liền 3000 tỉ Chromosome này lai với nhau thì nó dài hơn từ mặt đất lên đến mặt trời.
Cái chromosome nó giống như đường rầy xe lửa, có 4 loại đường rầy xe lửa màu Trắng, Xanh, Đen, Đỏ.. Trong mỗi cái đường ngang của đường rầy xe lửa có 3 phần. 3 phần này được gọi là Tripicord. Một phần ba của Tripicord này gọi là Amino Acid . Mỗi cái Amino Acid sẽ sản xuất ra Protein và tạo ra cái shape của mình, màu da, màu tóc, mũi nhỏ, mũi to...Sắc này đã được code, ấn định bằng cái Tribicord. Cái code của nghiệp khi nào nó can dự vào Sắc này?
Khi tinh trùng gặp trứng nó sẽ can thiệp vào, đó là Quả của Nghiệp. Khi Nghiệp đã can thiệp vào Rupa Kaya (DNA) thì nó sẽ tạo ra hình tướng của chúng sanh đó.
Rupa Kaya (DNA) tốt hay xấu đều là sản phẩm của Nghiệp (Kamma) mà Nghiệp là hành động của chính mình đã tạo ra. Đồng thời Thai nhi thừa hưởng những đặc tính di truyền của cha mẹ truyền qua tinh dịch và noãn châu để được phát triển đầy đủ; vì vậy mới có sự giống nhau giữa con cái và cha mẹ. Ngay cả những trạng thái tâm lý, nhân cách, kể cả trí thông minh cũng có thể được cha mẹ chuyển sang đứa bé.
Sự tương tự hay giống nhau này là do tính di truyền (truyền đi những sắc chất do thời tiết (utu) sanh và do tâm tạo điều kiện trong suốt giai đoạn mang thai).
Nghiệp (kamma) mà ta đã làm trong quá khứ có ảnh hưởng rất lớn đối với số phận của chúng ta ngay từ giai đoạn đầu của sự thụ thai.
Theo vòng duyên sinh Vô Minh duyên Hành (hành động tạo nghiệp), Hành duyên Thức (Thức Tái Sanh),Thức duyên Danh Sắc (Tâm, Thân), Danh Sắc duyên Lục Nhập (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý), Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Già Chết, Sầu Bi, Khổ, Ưu não có mặt.

Có cúng 49 ngày không?
Tại sao theo Phật Gíao Nguyên Thủy không có "cúng 49 ngày"?
Vì chỉ trong 1 Sát-na là mình đã tái sanh vào kiếp khác rồi, không có cái gì gọi là "Thân Trung Ấm" nên không phải chờ đợi để sau 49 ngày mới đi tái sanh.
Khi luồng Tâm Hộ Kiếp (Tâm duy trì kiếp sống của tất cả chúng sanh) sanh lên diệt đi chỉ trong 1 sát -na, thành Tâm Tử, Tâm Tử sanh lên diệt đi trong 1 sát-na và sau sát na Tâm Tử là Tâm Tục Sinh hay Thức Tái Sanh.
Thí dụ : Một chúng sanh chết, do nghiệp của chúng sanh đó đưa họ tái sanh ngay vào cõi Hóa Sanh (vô hình) là cõi Chư Thiên hay Ma Giới cũng chỉ trong một sát-na. (Tái sanh vào cõi Hoá Sanh thì không cần thời gian thai bào), chúng sanh vừa chết đó đã tái sanh làm MA rồi. Thân Ma mình gọi là vô hình, vì mình không thấy được chúng sanh MA này, tuy nhiên có những người thấy MA.Với Mắt của Đức Phật Ngài nhìn thấy chúng sanh vô hình ở cõi Trời (Chư Thiên) cũng như chúng sanh vô hình ở cõi Ma Giới, giống như Đức Phật nhìn thấy vi trùng trong nước, mà mình không nhìn thấy.
Ma cũng có Thân và Tâm như mình. Tâm của chúng sanh khi tái sanh làm Ma, cũng giống như Tâm của họ lúc còn sống làm người. Nếu lúc làm kiếp người, tâm hiền hoà thì khi là kiếp Ma, tâm cũng hiền hòa, hoặc ngược lại.
Nghĩa là mọi chúng sanh sẽ tái sanh ngay theo nghiệp của chúng sanh đó chỉ trong 1 sát na (đơn vị đo lường thời gian của 1 Sát-na là bằng 1/ ngàn tỷ của giây).
Bây giờ mời Tăng hay Ni tụng kinh để làm gì vì đã tái sanh vào 1 trong 4 lối trên và 1 trong 31 cõi rồi.
Khi bác sĩ tuyên bố là "chết" là người đó đã tái sanh rồi. Dù chết ở đâu đâu trên sông, trên biển, trong rừng, trong nhà thương, trên trời, trên giường, bất đắc kỳ tử....chỉ trong 1 sát-na là Tâm Tử thành Tâm Tục Sinh (còn gọi là Thức Tái Sanh) ngay. Chứ không chờ Thầy coi ngày lành mới được liệm hay ngày tốt mới đem chôn, những người thất tung, mất tích, chết mất xác, thì làm sao... “Tái Sanh Ngay trong 1 Sát-Na”.
Vì “Ta đi với nghiệp của ta” nên không ai có thể đưa ta lên thiên đàng hay bắt ta vào địa ngục được. Chính những hành động thiện hoặc bất thiện của ta đưa ta lên thiên đàng hay đưa ta vào địa ngục.

Thân trung ấm

Thiền Sư Pa-Auk Trả Lời Thiền Sinh về "Thân Trung Ấm"

Hỏi : Kiếp sống trung gian hay thân trung ấm là gì?
Ðáp: Theo Tam Tạng Pãli (Theravãda Pitaka) không có gì được xem là thân trung ấm như vậy. Giữa sát na tâm tử (cutu citta) và sát na tâm tục sinh hay kiết sanh thức (patisandhi) theo sau của nó, không có những sát na tâm khác, hay bất cứ thứ gì tương tự như một thân trung ấm xen vào đó cả . Nếu một người sẽ sanh vào thiên giới sau khi chết, thì giữa tử tâm của họ và kiết sanh thức, tái sanh vào cõi chư thiên ngay không hề có sát na tâm hay bất kỳ thứ gì giống như một kiếp sống trung gian (thân trung ấm) ở đây. Ngay khi cái chết xảy ra, nếu tái sanh vào cõi chư thiên thì chúng sanh đó tái sanh vào cõi chư thiên ngay . Cũng vậy, nếu một người sẽ tái sanh vào địa ngục sau khi chết, thì giữa tử tâm của vị ấy và tâm tục sinh (Kiết sanh thức) tái sanh vào địa ngục ngay, sẽ không có một thứ gì được xem như thân trung ấm cả, người này đi thẳng vào địa ngục sau khi chết.

Ý niệm về thân trung ấm thường phát sanh khi có người nào đó chết, phải sống trong ngạ quỷ giới một thời gian ngắn, và rồi tái sanh làm người trở lại. Họ có thể nghĩ rằng kiếp sống ngạ quỷ của mình là một cái gì đó giống như một kiếp sống trung gian hay thân trung ấm. Vấn đề thực sự xảy ra là như thế này: sau khi tử tâm của kiếp làm ngườì diệt, kiết sanh thức ngạ quỷ khởi lên, sau khi tử tâm ngạ quỷ diệt, một kiết sanh thức của ngưới sanh lên trở lại. Người phải chịu khổ trong ngạ quỷ giới là vì nghịêp bất thiện của họ. Nghiệp lực của nghịêp bất thiện ấy chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn, và bắt lấy kiết sanh thức cùa người trở lại do nghiệp thiện họ làm đã chín mùi.

Kiếp sống ngắn ngủi trong thế giới ngạ quỷ đã bị lầm tưởng là một kiếp trung gian do những người không thể thấy sự thực của vòng luân hồi hay vòng duyên sinh. Nếu như họ có thể phân biệt được pháp duyên sinh với minh sát trí, thì niềm tin sai lầm này sẽ biến mất.

Không có nhận xét nào: