Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2022

2 Tin Nóng đang được chú ý nhất: Ukraine trên đà thắng lớn! và Tang Lễ Nữ Hoàng Elizaberth! - Lê Văn Hải


2 Tin Nóng đang được chú ý nhất: Ukraine trên đà thắng lớn! và Tang Lễ Nữ Hoàng Elizaberth!
<!>


Các quan chức Nga yêu cầu ông Putin từ chức ngay, trong bối cảnh tổn thất nặng nề ở chiến trường Ukraine!

Các quan chức tại nhiều thành phố Nga đang kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chức, trong bối cảnh Nga đang phải hứng chịu những tổn thất ngày càng gia tăng trong cuộc xâm lược Ukraine. Đây được xem như một dấu hiệu bất mãn hiếm hoi ở Nga, bất chấp việc Điện Kremlin trấn áp bất đồng chính kiến.

Nhà lãnh đạo Nga đã phát động cuộc xâm lược quốc gia Đông Âu hơn sáu tháng trước, vào ngày 24 tháng 2. Các quan chức Nga hy vọng sẽ có một chiến thắng nhanh chóng, nhưng Ukraine đã đáp trả bằng những nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ, được hỗ trợ từ các đồng minh. Điều này đã ngăn cản Điện Kremlin đạt được các mục tiêu lớn của mình.

Trong những tuần gần đây, Ukraine đã tiến hành các cuộc phản công ở gần Kherson và Kharkiv, giành lại hơn 3.000 dặm lãnh thổ bị chiếm đóng trước đây. Đặc biệt, cuộc phản công ở Kharkiv đã khiến Moscow bất ngờ và chiến thắng của Ukraine, đã buộc các lực lượng Nga phải rút lui khỏi các thành phố quan trọng như Izyum, vào cuối tuần – diễn biến được một số người ủng hộ Nga mô tả là ngày “khó khăn” nhất trong cuộc chiến.

Những tổn thất nặng nề này dường như đang dẫn đến việc gia tăng bất đồng chống lại ông Putin. Ba mươi lăm đại biểu các thành phố tại Nga đã ký đơn yêu cầu ông từ chức do “những tổn hại quá lớn” gây ra cho nước Nga do cuộc xâm lược. Yêu cầu trên đã được Ksenia Tortstrem, người giữ chức vụ phó chính quyền thành phố tại Smolninskoye của St.Petersburg, đăng trên Twitter hôm thứ Hai.

Cho đến nay, các nhà lãnh đạo thành phố từ một số thành phố quan trọng của Nga, chẳng hạn như Moscow, đã ký vào yêu cầu.

Duma Quốc gia Nga đã thông qua luật vào tháng 3, cấm người Nga tung “tin giả” về các lực lượng vũ trang của nước này. Luật này đã được chính quyền sử dụng để đàn áp những người chỉ trích chiến tranh và khiến việc lên tiếng phản đối chiến tranh có thể trở nên nguy hiểm.

Tuy nhiên, nhóm các nhà lập pháp chỉ lên án hành động của ông Putin, mà không đề cập cụ thể đến cuộc chiến, trong một thông điệp ngắn được đăng cùng với bản kiến nghị.

“Chúng tôi, các đại biểu chính quyền của Nga, tin rằng các hành động của Tổng thống Vladimir Putin, gây tổn hại cho tương lai của nước Nga và các công dân”, bản kiến nghị viết. “Chúng tôi yêu cầu Vladimir Putin từ chức Tổng thống Liên bang Nga!”

Đây không phải là bản kiến nghị đầu tiên mà các quan chức Smolninskoye chỉ trích ông Putin trong bối cảnh chiến tranh, nhưng nó đã được ký bởi các nhà lãnh đạo từ các thành phố khác bao gồm cả Moscow, cho thấy sự thất vọng ngày càng tăng, của giới chức Nga khi tổn thất chồng chất ở Ukraine.

Tuần trước, hội đồng Quận thành phố Smolninskoye đề xuất rằng ông Putin nên bị cách chức “dựa trên cáo buộc phản quốc mức độ cao”. Nikita Yurefev, một phó lãnh đạo thành phố khác của Smolninskoye ở St.Petersburg, viết rằng “hoạt động quân sự đặc biệt” đã dẫn đến cái chết quá nhiều của binh lính Nga, các vấn đề kinh tế và sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Các thành viên của hội đồng sau đó đã bị cảnh sát triệu tập vì “làm mất uy tín” của chính phủ Nga.

Ukraine Kêu Gọi Phương Tây Cung Cấp Thêm Vũ Khí Sau Sự Thụt Lùi, Tháo Chạy Hỗn Loạn Của Quân Nga!


(Hình REUTERS: Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy.

KYIV (VOA) - Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters loan hôm 13/9/2022 cho hay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi phương Tây đẩy nhanh việc chuyển giao các hệ thống vũ khí cho Ukraine trong lúc quân đội Ukraine tiến tới củng cố quyền kiểm soát đối với một vùng lãnh thổ Đông-Bắc rộng lớn chiếm lại từ phía Nga.

Kể từ khi Mạc Tư Khoa rút khỏi tiền đồn chính ở Đông-Bắc Ukraine ngày 10/9, đánh dấu thất bại nặng nề nhất kể từ những ngày đầu của cuộc chiến, quân đội Ukraine đã chiếm lại hàng chục thị trấn.

Một viên chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết Nga đã rút lui khỏi phần lớn lãnh thổ gần Kharkiv ở phía Đông-Bắc và rút nhiều binh sĩ của họ về lại biên giới.

Hoa Thịnh Ðốn và các đồng minh trong thời gian qua đã cung cấp cho Ukraine hàng tỉ Mỹ kim vũ khí mà Kyiv cho rằng đã giúp Ukraine chặng đà xâm lược của quân Nga lại. Trong một video phát biểu vào tối ngày 12/9, ông Zelenskiy nói Ukraine và phương Tây phải “tăng cường hợp tác để đánh bại khủng bố Nga”.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các lực lượng Ukraine đã đạt được “tiến bộ đáng kể” với sự hỗ trợ của phương Tây.

Ông Blinken nói tại một cuộc họp báo ở Mexico City: “Những gì họ đã làm được lên kế hoạch rất bài bản và tất nhiên điều này nhờ sự hỗ trợ đáng kể từ Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trong việc bảo đảm rằng Ukraine có trong tay các thiết bị cần thiết để thực hiện cuộc phản công này”.

Hoa Thịnh Ðốn vào tuần trước công bố chương trình viện trợ vũ khí mới nhất cho Ukraine, bao gồm đạn dược cho hệ thống chống phi đạn HIMARS và trước đó đã gửi cho Ukraine hệ thống phi đạn đất đối không NASAMS có khả năng bắn hạ máy bay.

Ông Zelenskiy cho biết Ukraine đã chiếm lại được khoảng 6.000 cây số vuông lãnh thổ, một phần nhỏ trong tổng diện tích đất liền của Ukraine khoảng 600.000 cây số vuông.

Nga chiếm đóng khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine kể từ họ xua quân vào xâm lược nước này vào ngày 24/2


Ukraine Chiếm Lại Hơn 6.000 Cây Số Vuông Lãnh Thổ, Để Trả Thù Nga Nã Phi Đạn Vào Nhiều Điểm Thất Thủ!

KYIV (VNC) - Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 12/9/2022, quân đội Ukraine thông báo có thêm nhiều thắng lợi mới trong cuộc phản công ở mặt trận phía Đông.

Tính đến hôm 13/9/2022, Ukraine đã chiếm lại được hơn 6.000 cây số vuông lãnh thổ trong số 116 ngàn cây số vuông bị Nga chiếm đóng. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định tiếp tục “chiến dịch đặc biệt” cho đến khi nào “đạt được các mục tiêu” và quân đội Nga lại nã phi đạn vào một số vùng mà phía Ukraine giành lại được.

Theo thông tấn xã AFP, quân đội Ukraine khẳng định trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đã được chiếm lại từ tay quân Nga thêm hơn 20 địa phương. Trong một video đăng tối qua, chánh văn phòng Tổng thống Ukraine giải thích: Lữ đoàn 14 đã tiến đến làng Ternova, vùng Kharkiv, cách biên giới với Nga 5 cây số.

Theo như tường thuật của hai đặc phái viên đài RFI, Anastasia Becchio et Boris Vichith, các thắng lợi này phần nào khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ Ukraine. Trong hàng ngũ quân nhân Ukraine, nhiều người tỏ ra lạc quan khi nói đến những mục tiêu tiếp theo như Kherson, Donbass và Crimea.

Theo một viên chức Mỹ xin ẩn danh, được thông tấn xã AFP, trích dẫn, đà phản công chớp nhoáng của Ukraine đang đẩy quân Nga rơi vào thế khó khăn trên bình diện tiếp tế, hậu cần và chỉ huy. Trong bối cảnh này, Mạc Tư Khoa khẳng định đã dội bom những vùng lãnh thổ mà quân Ukraine lấy lại được, như Koupiansk và Izioum, cách không xa Kharkiv.

Phía Ukraine cho biết Nga đã tiến hành khoảng 40 vụ tấn công trong suốt ngày hôm qua nhắm vào “các cơ sở quân sự và dân sự Ukraine”, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu như các cơ sở điện, nước của nhiều thành phố như Kharkiv, Zaporijjia, Sloviansk và Kramatorsk.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ (ISW) cảnh báo, dù “Ukraine đã giáng một thất bại quân sự quan trọng cho Nga khi chiếm lại được hầu hết vùng Kharkiv, thì cuộc phản công hiện nay chưa thể giúp chấm dứt chiến tranh”.

Nga: Nhiều Tiếng Nói Công Khai Chỉ Trích Chiến Lược của Ðiện Cẩm Linh Tại Ukraine thất bại hoàn toàn!

DONETSK (VNC) - Ngày 13/9/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Ukraine liên tục giành thêm chiến thắng trong các cuộc phản công từ một tuần qua trên các mặt trận phía Đông.

Quân Nga bị đẩy lùi về phía Donbass, vào sâu trong khu vực từ 8 năm nay nằm trong tay các lực lượng ly khai thân Nga. Mạc Tư Khoa cố trấn an việc rút quân trong vùng Donetsk là “có kiểm soát”. Hàng loạt tiếng nói chỉ trích Tổng thống Putin bắt đầu xuất hiện tại Nga.

Một điều chưa từng có: Tuần trước, nhiều Dân biểu thành phố Saint-Petersburg và Mạc Tư Khoa đã công khai kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin từ chức. Tại Saint-Petersburg, những người ký tên trong một bức thư gửi lên Duma Nga (Quốc hội) cho rằng, chiểu theo Hiến pháp, Tổng thống Nga có thể bị phế truất vì tội “phản bội”. Bức thư nêu ra một loạt tổn thất mà nước Nga phải gánh chịu do cuộc chiến tranh tại Ukraine: Mất mát về người, thiệt hại về kinh tế, Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) lấn về phía Đông và chảy máu chất xám của Nga sang phương Tây. Cảnh sát đã triệu tập tác giả của trên bức thư trên.

Tại Mạc Tư Khoa, các Dân biểu thành phố cũng ký tên trong một văn bản, tuy không nhắc đến cuộc chiến tại Ukraine, nhưng kêu gọi ông Vladimir Putin từ chức vì Tổng thống đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh lạnh.

Đáng chú ý hơn là những phát biểu của lãnh đạo Chechnya, nước Cộng hòa thuộc Liên bang Nga, Ramzan Kadyrov, một người vốn được coi là trung thành với Ðiện Cẩm Linh. Theo báo Anh The Guardian, trên mạng Telegram, nhân vật này đã tỏ thất vọng về những thất bại của quân đội Nga mới đây tại Ukraine và tuyên bố: “Nếu nay mai, không có một sự thay đổi chiến lược nào thì tôi sẽ phải nói chuyện với các lãnh đạo Bộ Quốc phòng và lãnh đạo đất nước để giải thích cho họ tình hình thực sự trên thực địa”..

Ngay cả giới vẫn được gọi là có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Nga cũng bắt đầu lên tiếng. Cựu viên chức tình báo Igor Guirkine phê phán chiến lược quân sự của Ðiện Cẩm Linh, rằng Nga thiếu phương tiện khai triển tại Ukraine, đặc biệt là không ra lệnh tổng động viên ở Nga.

Cuối tháng Tám, Tổng thống Vladimir Putin đã ký một Sắc lệnh cho phép đến đầu năm 2023, quân đội Nga tăng 10% quân số. Tuy nhiên, giới quan sát nhận thấy biện pháp này cũng đang gặp nhiều khó khăn.


Đức Lại Bị Chỉ Trích Vì Dè Dặt Trong Việc Cung Cấp Chiến Xa Cho Ukraine

BERLIN (VNC) - Trong bối cảnh Ukraine liên tiếp loan báo những thành công về mặt quân sự, đặc biệt là nhờ vào vũ khí do phương Tây cung cấp, chính quyền Đức vào hôm 12/9/2022, lại bị chỉ trích vì không chịu bật đèn xanh cho việc cung cấp chiến xa hiện đại cho Ukraine theo đề nghị của chính quyền Kyiv.

Phát biểu tại Bá Linh, bà Christine Lambrecht, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết là để hỗ trợ Ukraine, chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz dự trù nới lỏng các quy tắc xuất cảng vũ khí. Thế nhưng, bà lại làm dấy lên tranh cãi khi tiếp tục tỏ thái độ dè dặt trong việc cung cấp chiến xa cho Ukraine, với lý do là Bá Linh không thể “một mình” làm việc này trong bối cảnh “chưa một nước nào cung cấp xe thiết giáp chuyển quân hoặc chiến xa phương Tây” cho Ukraine. Thông tín viên Pascal Thibault của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Bá Linh phân tích:

“Đức phải đóng một vai trò hàng đầu trong NATO”: Trong bài phát biểu sáng thứ Hai 12 tháng Chín về chiến lược quân sự của Đức, bà Bộ trưởng Quốc phòng đã cho thấy tham vọng của Bá Linh. Nhưng khi được hỏi về việc giao loại xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, Christine Lambrecht đã nhắc lại câu trả lời thông thường của chính quyền Đức từ nhiều tuần lễ nay: Không hành động một mình. Một ít lâu sau đó, bản thân Thủ tướng Olaf Scholz cũng có câu trả lời tương tự.

Một số người đang tự hỏi liệu sự phối hợp với các đối tác NATO mà Đức cho là cần thiết để làm việc này có che giấu thái độ nhát gan của Bá Linh hay không.

Những thành công quân sự của Ukraine trong những ngày gần đây đã làm dấy lên cuộc tranh luận về sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn, với việc cung cấp chiến xa. Trong chuyến thăm Kyiv vào tuần trước, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã phải đối mặt với đề nghị của Ukraine mà không thể đưa ra câu trả lời dứt khoát.

Đảng Xanh và đảng Tự Do, trong liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz, chủ trương tăng gia nỗ lực với việc chuyển giao xe tăng Marder và Leopard 2 cho Ukraine. Hướng này cũng được cánh bảo thủ trong phe đối lập Đức ủng hộ. Thế nhưng, đảng Dân chủ Xã Hội của Thủ tướng Scholz lại tỏ ra dè dặt hơn”.

Tin chiến thắng: Ukraine Chiếm Lại Được Thành Phố Chiến Lược Miền Đông Izyum!

KYIV (VNC) - Ngày 12/9/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay chính quyền Kyiv khẳng định đã giành được thêm nhiều thắng lợi trong cuộc chiến chống lại quân đội Nga tại miền Đông và miền Nam Ukraine. Quân đội Ukraine lấy lại được thành phố chiến lược Izyum, tỉnh Kharkiv, vốn bị quân Nga kiểm soát từ cuối tháng 3/2022.

Theo thông tấn xã AFP, trong một thông báo hàng ngày vào tối 11/9, ngày thứ 200 của chiến tranh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảm ơn các lực lượng vũ trang Ukraine đã “giải phóng hàng trăm thành phố, làng mạc, mới đây, nhất là Balakliïa, Izioum và Kupiansk”. Sáng 12/9, quân đội Ukraine thông báo, các lực lượng vũ trang nước này đã chiếm lại thêm “hơn 20 địa điểm khác” tại hai vùng Kharkiv và Donetsk riêng trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua.

Trong một thông báo khác, tư lệnh quân đội Ukraine, tướng Valeri Zaloujny cho biết, kể từ chiến dịch phản công đầu tháng Chín cho đến nay, quân đội Ukraine đã lấy lại được tổng cộng hơn 3.000 cây số vuông lãnh thổ, và tại một số khu vực quân Ukraine chỉ còn “cách biên giới với Nga khoảng 50 cây số”.

Về phần mình, hôm 11/9 chính quyền Nga lần thứ hai thừa nhận phải lui quân, theo tường trình của thông tín viên Paul Gogo từ Mạc Tư Khoa:

“Không có tuyên bố chính thức nào, không có lời giải thích nào về những gì giống như một cuộc tháo chạy trong hỗn loạn của quân đội Nga ở khu vực Kharkiv. Tuy nhiên, một bản đồ do Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm Chủ Nhật cho thấy rõ các vùng lãnh thổ mà quân đội nước này đã bị buộc phải rời bỏ trong những ngày gần đây. Đây là lần thứ hai Nga thừa nhận việc tháo lui.

Hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã tập hợp các lực lượng tại khu vực Donetsk, thủ phủ của vùng Donbass, vùng lãnh thổ mà Nga không thể để mất. Lời lẽ thông báo được đưa ra với ngụ ý rằng việc rút quân đã được trù tính từ trước. Tuy nhiên, tình hình hiện nay có vẻ khó khăn đối với Mạc Tư Khoa. Nga vừa mất thêm nhiều vùng.

Cùng lúc đó, chính quyền Nga cũng đang cố gắng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế vào nguy cơ do các vụ bắn phá gần nhà máy điện nguyên tử Zaporijia gây ra. Mạc Tư Khoa cáo buộc Kyiv là thủ phạm. Đây cũng là một cách để xua tan tình hình khó khăn của Nga tại vùng Kherson, cách đó không xa. Theo một nguồn tin Nga được một số phương tiện truyền thông nói tiếng Nga loan tải, việc tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề sát nhập các khu vực bị chiếm đóng ở miền Nam Ukraine vào Nga không còn là chủ đề thời sự hiện tại”.


Quân Nga Tháo Chạy, Mạc Tư Khoa Phóng Phi Đạn Phá Hủy Mạng Lưới Điện Nước ở Miền Đông Ukraine

MOSCOW (VNC) - Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong khi quân đội Nga đang phải tháo chạy khỏi nhiều nơi ở miền Đông và Đông-Bắc Ukraine, ngay tối 11/9/2022, Mạc Tư Khoa đã cho phóng nhiều phi đạn nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự chiến lược, nhất là hệ thống điện và nước của nhiều thành phố nơi quân Nga thất trận, gây mất điện diện rộng ở miền Đông Ukraine.

Một trong những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là Kharkiv, mà Kyiv tuyên bố đã giải phóng khỏi quân xâm lược. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky giận dữ gọi đó là hành vi “khủng bố” của Nga. Trong khi đó, Oleg Nikolenko, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ukraine, xem đó là “một hành động vô vọng sau những mất mát vô cùng lớn của quân Nga và sau vụ Nga phải rút quân khỏi miền Đông Ukraine”. Từ Kyiv, thông tín viên Stéphane Siohan cho biết thêm chi tiết:

“Tối Chủ Nhật (11/9), 11 phi đạn liên lục địa của Nga được phóng đi từ biển Caspi và rơi xuống các thành phố ở miền Đông-Bắc và miền Đông Ukraine. Những phi đạn này nhắm đến các nhà máy điện và mạng lưới cơ sở hạ tầng cung cấp nước. Và thế là Kharkiv, thành phố trước chiến tranh có 1,5 triệu dân, đột ngột chìm trong bóng tối, chuyện tương tự cũng đã xảy ra ở các thành phố Soumy, Dnipro, Poltava, Kremenchuk, Zaporijjia, cũng như tại Kramatorsk ở vùng Donbass.

Ngay trong đêm 11/9, muộn hơn một chút, mạng lưới điện đã phần nào được khôi phục trở lại tại Soumy, Poltava và Dnipro, trong khi đó tại Kharkiv, một nhân viên đã thiệt mạng trong vụ oanh kích nhắm vào nhà máy điện của thành phố.

Tổng cộng, 9 triệu người, tức là một phần tư dân số Ukraine, đã bị mất điện và mất nước. Theo luật quốc tế, tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự bị xem là một tội ác chiến tranh. Thông tin vụ tấn công mới này đã làm cho rất nhiều người Ukraine bất bình trong khi mùa Thu và mùa Đông đang đến, và cũng gây nguy hiểm cho cả các bệnh viện.

Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky cũng đã phản ứng rất gay gắt. Tối hôm qua, ông tuyên bố: Nếu phải lựa chọn giữa việc không có khí đốt, không có ánh sáng, không có nước và không có các người (ý nói đến quân Nga), thì chúng tôi muốn không có các người hơn”.

Giới Chức Mỹ: Nhiều Lính Nga Ồ Ạt, Tháo Chạy Về Nước!

VOA Tiếng Việt-Reuters (13/9)


(Hình AP: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy.)

Nga bỏ lại phần lớn những gì chiếm được gần Kharkiv và nhiều binh sĩ Nga đã rời khỏi Ukraine, di chuyển qua biên giới trở về Nga, một viên chức quân sự cấp cao của Mỹ nói ngày 12/9/2022.

Trong lúc Nga rút lui, Mỹ nhận được các báo về việc các lực lượng Nga bỏ lại thiết bị, “điều này có thể là dấu hiệu cho thấy sự chỉ huy và kiểm soát vô tổ chức của Nga”, viên chức quân đội Hoa Kỳ nói với điều kiện giấu tên.

Phát biểu trước các phóng viên Ngũ Giác Đài được đưa ra sau những ngày cuối tuần thắng lợi nhanh chóng của các lực lượng Ukraine. Bộ tổng tham mưu Ukraine nói các binh sĩ của họ đã tái chiếm hơn 20 thị trấn và làng mạc chỉ trong ngày qua, khi các lực lượng Ukraine tiến sâu hơn vào lãnh thổ mà Nga chiếm giữ trong khi quân Nga chạy trốn.

Viên chức quân sự Mỹ tỏ ra lạc quan nhưng thận trọng khi mô tả về những bước tiến của Ukraine.

“Rõ ràng là họ đang chiến đấu hết mình”, viên chức này nói, trích dẫn tiến độ ở phía Nam và phía Đông để giành lại lãnh thổ.

Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi nỗ lực của Nga tiến vào hai khu vực quan trọng của vùng Donetsk - thành phố Bakhmut và Maiorsk, gần thị trấn sản xuất than Horlivka, bộ tham mưu cho biết trong một bản tin cập nhật buổi tối.

Tuy nhiên, viên chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết Nga vẫn đang tập trung hỏa lực vào Bakhmut.

Viên chức giấu tên nói: “Chúng tôi tiếp tục chứng kiến việc sử dụng nhiều Pháo binh và không kích”.

Ông Vitaly Ganchev, người đứng đầu chính quyền chiếm đóng của Nga tại phần còn lại của lãnh thổ mà Nga nắm giữ ở khu vực Kharkiv, thừa nhận rằng các lực lượng Ukraine đã đột phá đến biên giới.

Viên chức này không cho biết có bao nhiêu lực lượng Nga rút lui đã rời khỏi lãnh thổ Ukraine và rời sang Nga nhưng mô tả một sự rút lui đáng kể.

“Tại khu vực lân cận Kharkiv, chúng tôi đánh giá rằng các lực lượng Nga đã nhường phần lớn thắng lợi của họ cho người Ukraine và đã rút về phía Bắc và phía Đông. Nhiều lực lượng trong số này đã di chuyển qua biên giới vào Nga”, viên chức này cho biết.

Cùng ngày 12/9, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy loan báo các lực lượng Ukraine đã chiếm lại được 6.000 cây số vuông lãnh thổ do Nga nắm giữ kể từ đầu tháng.

“Kể từ đầu tháng Chín và cho đến nay, các máy bay chiến đấu của chúng tôi đã giải phóng hơn 6.000 cây số vuông lãnh thổ Ukraine ở phía Nam và phía Đông”, ông Zelenskyy cho biết trong video hàng đêm của mình. “Những bước tiến của lực lượng của chúng ta vẫn tiếp tục”.


Mạc Tư Khoa Rúng Động, Vị Thế Putin Yếu Đi Nhiều Sau Khi Đại Bại Ở Kharkiv

Thụy My (RFI 13/9)

Cuộc phản công được chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động cả Bộ binh lẫn Pháo binh, xe bọc thép, có yểm trợ của Không quân, hậu cần…. Một số chuyên gia đánh giá đây là điều chưa từng thấy kể từ 2014, là thành công đáng kinh ngạc nhất kể từ chiến dịch Gazelle của Do Thái trước liên quân Ả Rập năm 1973. Vladimir Putin phải đối mặt với hai lời kêu gọi truất phế từ các đại biểu địa phương ở Saint-Petersburg và Mạc Tư Khoa.

Tình hình Ukraine chiếm trang nhất nhiều nhật báo Pháp hôm 13/9/2022. Báo Le Monde đăng ảnh một chiếc xe tăng cắm lá cờ Ukraine với những chiến binh hân hoan, bên cạnh đó là một người lính Nga bị bắt làm tù binh, chạy tựa trang nhất “Ukraine tung chiến dịch tái chiếm lãnh thổ”. Báo Le Figaro giải thích “Ukraine đẩy lùi Nga như thế nào”. Ở trang trong, 2 báo Libération và La Croix cùng lưu ý đến những bối rối của Mạc Tư Khoa sau khi quân Nga thua chạy ở Kharkiv.

Chiến Thắng Kharkiv: Chiến Dịch Quy Mô Chưa Từng Thấy

Báo Le Figaro nhận thấy chỉ trong năm ngày, quân đội Ukraine đã làm thay đổi hẳn chiều hướng cuộc chiến. Kyiv chứng minh được với Mạc Tư Khoa, với người dân nước mình và cả với phương Tây là có khả năng giành được những chiến thắng lớn lao. Trong khi mới cách đó vài ngày nhiều quan sát viên vẫn lo ngại một cuộc chiến tranh kéo dài, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng Ukraine nên từ bỏ ý định giành lại những vùng đất đã bị Nga chiếm mất để khu vực được ổn định. Giờ đây giọng điệu này đã trở thành lỗi thời, khi quân đội Ukraine chứng tỏ khả năng phối hợp phản công ở quy mô lớn.

Chuyên gia Joseph Henrotin, Viện Chiến lược So sánh, khẳng định với báo Le Monde, cuộc phản công được chuẩn bị kỹ lưỡng từ lâu, huy động cả Bộ binh lẫn Pháo binh, xe bọc thép, có yểm trợ của Không quân, logistic…. Trên báo Le Figaro, nhà nghiên cứu Simon Schlegel của Crisis Group đánh giá: “Đây là điều chưa từng thấy kể từ 2014”. Ngay cả hồi đẩy lùi quân Nga ở miền Bắc, Kyiv cũng không tiến hành một chiến dịch tầm cỡ như vậy. Đối với Jomini of the West, biệt danh của một chuyên gia rất thông thạo về quân sự được báo Le Monde trích dẫn, thì cuộc phản công “là thành công đáng kinh ngạc nhất kể từ chiến dịch Gazelle của quân đội Do Thái trước liên quân Ả Rập năm 1973”.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói rằng thắng lợi vừa rồi “hơn cả hy vọng”. Kyiv không chỉ giành lại được 6.000 cây số vuông lãnh thổ, nhiều hơn số đất bị Nga chiếm từ tháng Tư, mà còn nhanh chóng phá vỡ trục Kharkiv-Donbass, khiến lính Nga phải vội vã “bỏ của chạy lấy người”. Quân Nga đã “tặng không” cho Ukraine rất nhiều vũ khí, đạn dược, xe tăng… chưa kể nhiều bản đồ và tài liệu hữu ích cho tình báo. Báo Le Monde dẫn nguồn từ Conflict Intelligence Team (CIT), một nhóm chuyên gia quân sự Nga lưu vong ước tính quân Nga đã mất từ 3 đến 4 Lữ đoàn, 40 xe tăng, khoảng 100 xe bọc thép đủ loại, 9 hệ thống phòng không, 2 chiến đấu cơ (Su-34 và Su-25) cùng với rất nhiều cơ số đạn mà Ukraine đang quá cần.

Ém Quân, Ukraine Biết Cả Thời Điểm Vệ Tinh Thám Sát Nga Bay Qua

Phóng sự của báo Le Monde đưa người đọc đến với thành phố Izium vừa được giải phóng. Đặc phái viên báo Pháp theo chân đoàn quân Ukraine ghi nhận từ Balakliia đến Izium, rất ít dấu vết của những trận giao tranh, một lần nữa cho thấy khi phòng tuyến thứ nhất bị phá vỡ thì quân Nga bỏ chạy mà không chiến đấu. Balakiliia tan hoang, nhưng những thành phố khác hoàn toàn vô sự. Những chiến binh Ukraine cho biết đã bắt được một số lính Nga mặc thường phục, có bà già nói rằng đã bị một lính Nga lấy cắp quần áo để giả dạng, chạy trốn.

Chuyên gia Joel Hickman của Cepa nhấn mạnh trên báo Le Figaro, nhờ sử dụng rộng rãi các mạng xã hội để phô trương nỗ lực tái chiếm Kherson – được cho là ưu tiên – Kyiv đã làm Mạc Tư Khoa sập bẫy. Nga lo tập trung quân ở miền Nam, làm yếu đi tuyến Donbass và Kharkiv.

Theo báo Le Monde, song song với việc loan tin chuẩn bị tấn công Kherson, Ukraine âm thầm bố trí quân xung quanh Kharkiv. Hai Lữ đoàn Cơ giới số 92 và 93, từng nổi bật trong trận đánh Kyiv, được điều lên đây nhưng Nga chẳng hay biết gì. Nhà nghiên cứu Henrotin tiết lộ, “Vùng này có nhiều cây cối, và Ukraine biết giờ nào các vệ tinh giám sát của Nga bay qua. Mạc Tư Khoa có khá ít phương tiện tình báo điện tử”.

Thua Đau, Nga Trả Đũa Vào Cơ Sở Dân Sự

Ngoài yếu tố bất ngờ còn có vai trò của vũ khí phương Tây như Himars và phi đạn phòng không. Ông Hickman cho biết, loại vũ khí tối tân như Himars của Mỹ cần sáu tháng huấn luyện, nhưng các chiến binh Ukraine chỉ cần hai tuần là nắm được cách sử dụng.

Nga lập tức trả đũa bằng cách oanh tạc vào những khu vực vừa bị mất, và đêm Chủ Nhật rạng sáng thứ Hai nhắm đến các cơ sở hạ tầng ở Kharkiv cũng như nhiều thành phố khác ở Đông-Bắc, gây mất điện toàn bộ. Ngay hôm sau điện nước đã có trở lại, nhưng Joel Hickman cảnh báo, điều này cho thấy không nên coi những thắng lợi vừa qua là không thể đảo ngược. Mạc Tư Khoa vẫn còn những phương tiện như bom chùm, vũ khí nguyên tử chiến thuật. Thế nên báo Le Figaro cho rằng Âu Châu và Hoa Kỳ cần duy trì việc cung ứng vũ khí cho Kyiv để những chiến thắng vừa rồi không thành công dã tràng.

Mạc Tư Khoa Rúng Động Sau Đại Bại

Về phía Mạc Tư Khoa, báo La Croix nhận thấy “Các dấu hiệu lo sợ tại Nga sau khi bại trận ở Kharkiv”. Le Figaro cũng chú ý đến “Tâm trạng lo lắng ở Nga, phe cực đoan chỉ trích chiến lược của Putin”. Báo Le Monde nhận định “Vladimir Putin bị yếu đi vì thất bại quân sự”. Báo Libération chơi chữ “Tại Mạc Tư Khoa, chối bỏ và trừng phạt” - nhại theo tựa tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” của Dostoievski.

Sáng thứ Hai, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, Dimitri Peskov lặp lại “Mọi việc diễn ra theo kế hoạch”, và nhấn mạnh “Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ tiếp diễn cho đến khi đạt được các mục tiêu đã ấn định ban đầu”. Nhưng theo các báo Libération và Le Figaro, từ bảy tháng qua, các “mục tiêu” này là gì vẫn là bí ẩn, chẳng ai biết. Thái độ của nhà cầm quyền luôn không thay đổi trong tất cả thời kỳ khủng hoảng: Không bao giờ chỉ trích Tổng thống. Vladimir Putin luôn theo dõi các hoạt động của quân đội “từng giờ một, đôi khi 24/24”.

Báo chí đối lập lưu vong chiều hôm đó cho biết Trung tướng Roman Berdnikov đã bị tước mọi chức vụ ở Mạc Tư Khoa: Ông phụ trách quân khu miền Tây, chịu trách nhiệm xâm lăng Kharkiv. Thất bại được Mạc Tư Khoa mô tả là rút lui có trật tự “nhằm tập hợp lực lượng ở vùng Donetsk”. Một bản đồ được công bố, cho thấy tầm cỡ các vùng đất mà quân Nga bỏ lại trong mấy ngày qua.

Tổng biên tập báo Russia Today mới kêu gọi tình hữu nghị, nay đòi oanh tạc cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine, còn chỉ huy quân Chechnya, Ramzan Kadyrov nói rằng muốn đến gặp các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị để được giải thích về tình hình. Những tuyên bố không ngừng thay đổi như trên là hậu quả của một hệ thống không sẵn sàng chấp nhận bại trận.

Hai Nhóm Đại Biểu Đòi Truất Phế Vladimir Putin

Báo Le Monde cho biết ông chủ Ðiện Cẩm Linh phải đối mặt với hai lời kêu gọi truất phế, cho thấy không ít người Nga đã quá chán chường. Hai nhóm đại biểu địa phương ở Saint Petersburg và Mạc Tư Khoa hôm 9/9 đòi hỏi Vladimir Putin phải rời quyền lực sau thất bại quân sự ở Ukraine.

Các đại biểu đơn vị Smolninskoie (một khu phố của Saint Petersburg) chính thức gởi thư lên Douma (Hạ viện Nga), đòi cách chức Tổng thống của Vladimir Putin. Văn bản nêu rõ các hoạt động thù địch tại Ukraine “làm phương hại đến an ninh nước Nga và các công dân” cũng như nền kinh tế, mà vẫn không chặn được NATO tiến gần biên giới Nga. Những đại biểu này cho rằng hành động của ông chủ Ðiện Cẩm Linh liên quan đến điều 93 Hiến pháp, theo đó Tổng thống có thể bị cách chức vì tội “phản quốc”. Tác giả lời kêu gọi, Dimitri Paliuga, đã công bố trên Twitter, nhấn mạnh Putin phải chịu trách nhiệm về “cái chết của những người Nga, kinh tế sa sút, chảy máu chất xám và sự mở rộng của NATO”.

Ít gay gắt hơn và không trực tiếp dẫn ra cuộc chiến tranh ở Ukraine, lá thư gởi cho Vladimir Putin của các đại biểu khu phố Lomonossov, Mạc Tư Khoa cũng đề nghị ông từ chức. Họ viết: “Các nghiên cứu cho thấy dân những nước mà chính quyền thường xuyên thay đổi sống tốt hơn và lâu hơn những nước mà nhà lãnh đạo chỉ rời chức vụ khi bị tống khứ” - hàm ý 22 năm nắm quyền của Vladimir Putin. Lá thư nêu ra việc nước Nga lại bắt đầu bị lo sợ và ghét bỏ, “chúng ta đe dọa toàn thế giới bằng vũ khí nguyên tử” và nhấn mạnh Putin nên từ chức vì “Quan điểm, mô hình quản trị của ông hoàn toàn lạc hậu, cản trở sự phát triển của Nga”.

Cả 7 đại biểu Saint Petersburg nhanh chóng bị cảnh sát triệu tập rồi thả ra, nhưng không có nghĩa là với lời kêu gọi chưa từng thấy trên đây, họ không bị trừng phạt. Hôm 8/7, đại biểu Alexei Gorinov đã bị tuyên án 7 năm tù vì công khai phản đối cuộc chiến tranh với Ukraine. Nhà đối lập Mikhail Lobanov nhận xét đó là một hành động hết sức can đảm. Trong nước Nga ngày nay, hàng mấy chục triệu người dù bất bình vẫn không dám nói ra, viết ra hay công bố. Hai lá thư đòi truất phế tuy không có bất cứ cơ hội thành công nào, nhưng phản án sự chán nản thậm chí giận dữ của cử tri Nga.

Leo Thang Hay Đàm Phán?

Các báo đềughi nhận trên mạng xã hội nhất là Telegram, sự phẫn nộ của phe cứng rắn ở Nga ngày càng lên cao. Người đòi đưa số quân đang tập trận ở Viễn Đông sang tăng viện cho chiến trường, kẻ khác muốn đánh vào các cơ sở dân sự Ukraine, người thì công kích “một lũ công chức ăn hại” và những tướng lãnh “cần phải bắn bỏ”.

Về quân sự, báo Le Monde cho rằng Mạc Tư Khoa đang phải cân nhắc nên giữ Donbass (miền Đông) hay Kherson (miền Nam) - tình trạng quân đội hiện nay không cho phép đối mặt cùng lúc với hai cuộc tiến công lớn. Chuyên gia Henrotin nói: “Người Nga sẽ phải chọn giữa việc rút về Donbass, hay duy trì dải đất phía Nam có biển Azov và Crimea”.

Xã luận của báo Le Figaro nhận định sự hỗ trợ của phương Tây cho Kyiv đã mang lại kết quả, tuy nhiên vẫn phải cảnh giác. Ông chủ Ðiện Cẩm Linh đang phải chọn lựa giữa leo thang và đàm phán, và ông ta cũng đã từng dọa nạt bằng bóng ma nguyên tử. Sa hoàng cô độc cho đến nay phải chịu đựng trừng phạt kinh tế, đã trả đũa được bằng công cụ dầu khí, nhưng khó thể chấp nhận bị bại trận. Và chưa chi những con diều hâu ở Mạc Tư Khoa đã làm mưa làm gió trong các chương trình tuyên truyền trên truyền hình nhà nước, mà khán giả Nga vốn không có chọn lựa.

Khoác Áo Chủ Hòa: Tiếp Tay Cho Tuyên Truyền Nga

Xã luận của báo Le Monde cổ vũ “Duy trì mục tiêu trừng phạt Nga”. Nguy cơ thiếu năng lượng, lạm phát, mối đe dọa suy thoái… làm lung lay sự tin tưởng ở những nước giàu đã quen với tiện nghi. Bối cảnh lo âu này là mảnh đất màu mỡ cho tuyên truyền của Nga. Hơn nửa năm chiến tranh, Mạc Tư Khoa vẫn rủng rỉnh tiền bán dầu khí - cấm vận chỉ vô ích, Âu Châu tự hại mình chăng? Tờ báo cho rằng trong chế độ dân chủ, có quyền bày tỏ những hoài nghi, nhưng không nên ngây thơ. Cách nhìn này luôn được Ðiện Cẩm Linh khéo léo khuếch đại để chia rẽ Âu Châu.

Những nỗ lực của chế độ nhằm làm giảm nhẹ gọng kềm cho thấy trừng phạt đã có tác động, nếu không tại sao Mạc Tư Khoa liên tục đòi hủy bỏ? Nga đã rơi vào suy thoái, sản xuất công nghiệp và đầu tư sụp đổ, lạm phát cao hơn phương Tây nhiều, quân đội chật vật vì thiếu các linh kiện điện tử. Đây chỉ mới là khúc dạo đầu của một quá trình khốn đốn kéo dài.

Tuy nhiên vẫn có những giọng điệu núp dưới chiếc áo chủ hòa, đóng vai bảo vệ sức mua của người dân, kêu gọi có những thỏa hiệp, bất kể hậu quả về Địa-Chính trị và chủ quyền. Hơn lúc nào hết, Liên Hiệp Âu Châu cần củng cố niềm tin về tương quan lực lượng với Nga, mọi dấu hiệu yếu kém sẽ bị Vladimir Putin coi là khuyến khích ông ta theo đuổi những tham vọng điên cuồng, vươn xa ngoài biên giới Ukraine.

“Không Có Các Vị”, Thông Điệp Đanh Thép của Zelensky Cho Nga

Về phía Kyiv, sau khi Mạc Tư Khoa oanh kích vào hệ thống điện nước tại nhiều vùng tối 11/9 làm người dân Ukraine không có điện trong nhiều tiếng đồng hồ, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đăng trên Telegram và Facebook một thông điệp đanh thép cho người Nga, bên cạnh hình ảnh một nhà máy điện đang bốc cháy. Báo Libération trích dẫn:

“Ngay cả trong bóng tối mịt mùng, Ukraine và thế giới văn minh nhìn rõ những hành động khủng bố này. Phi đạn được bắn một cách cố tình và độc ác vào các cơ sở hạ tầng dân sự chủ chốt. Không có mục tiêu quân sự nào. Vùng Kharkiv và Donetsk bị mất điện. Zaporijia, Dnipro, Sumy đều bị cúp điện một phần.

Các vị vẫn luôn nghĩ rằng chúng ta “là một dân tộc duy nhất” chăng? Vẫn cho rằng có thể làm chúng tôi sợ hãi, suy sụp, thuyết phục được chúng tôi phải nhượng bộ? (…) Hãy nghe kỹ những gì tôi nói: Không có khí đốt hay không có các vị? Không có các vị. Không có điện hay không có các vị? Không có các vị. (…). Bởi vì đối với chúng tôi, đói khát, lạnh lẽo và tối tăm không khủng khiếp và chết người bằng thứ “tình bạn bè, anh em” của các vị.

Nhưng lịch sử sẽ đặt lại mọi thứ vào đúng chỗ của nó.

Chúng tôi sẽ có khí đốt, ánh sáng, nước, thực phẩm…và tất cả những thứ đó, chúng tôi sẽ có được. Mà KHÔNG có các vị!”


Khẩn Cấp! Hội Đồng Quận Ở Nga Đối Mặt Nguy Cơ Giải Thể Sau Khi Kêu Gọi Loại Bỏ Putin Cấp Tốc!

VOA Tiếng Việt-Reuters (14/9)


(Hình AP: Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, ông Dmitry Peskov.)

Sau khi kêu gọi cách chức Tổng thống Vladimir Putin vì cuộc chiến ở Ukraine, hội đồng quận gồm một nhóm các chính trị gia địa phương ở St Petersburg đối mặt với khả năng bị giải tán sau phán quyết của Thẩm phán ngày 13/9/2022, một trong những đại biểu cho biết.

Ông Nikita Yuferev nói Thẩm phán đã quyết định rằng một loạt các cuộc họp hội đồng trong quá khứ đã không hợp lệ, mở đường cho việc bị thống đốc khu vực giải tán.

Một thành viên hội đồng khác, ông Dmitry Palyuga, nói tòa án sau đó đã phạt ông 47.000 Rúp (780 Mỹ kim) vì “làm mất uy tín” của nhà chức trách khi kêu gọi cách chức ông Putin.

Không thể liên lạc các viên chức tòa án qua điện thoại để xin bình luận.

Bốn thành viên nữa của hội đồng địa phương Smolninskoye sẽ ra hầu tòa trong hai ngày tới.

Tuần trước, một nhóm đại biểu của hội đồng đã kêu gọi Viện Duma đưa ra cáo buộc phản quốc đối với ông Putin và tước bỏ quyền lực của ông, với một loạt lý do bao gồm tổn thất quân sự của Nga ở Ukraine và thiệt hại về nền kinh tế của nước này do các chế tài của phương Tây.

Một đại biểu địa phương khác cho biết 65 đại diện thành phố từ St Petersburg, Mạc Tư Khoa và một số khu vực khác đã ký vào bản kiến nghị mà bà công bố ngày 12/9 kêu gọi ông Putin từ chức.

Mặc dù không đe dọa đối với việc nắm quyền của ông Putin, nhưng các động thái này đánh dấu những biểu hiện bất đồng quan điểm hiếm hoi của các đại biểu dân cử vào thời điểm mà người Nga có thể bị kết án tù nặng nề vì “làm mất uy tín” các lực lượng vũ trang hoặc phát tán “thông tin cố ý sai lệch”.

Ông Palyuga nói với thông tấn xã Reuters trước phiên điều trần ngày 13/9 rằng những lời kêu gọi của nhóm không chỉ nhắm tới những người Nga theo chủ nghĩa tự do mà còn hướng tới “những người trung thành với chính quyền, những người bắt đầu nghi ngờ khi họ thấy sự thiếu thành công của quân đội Nga”.

Ông cho biết ông dự kiến số lượng những người như vậy sẽ tăng lên sau cuộc phản công chớp nhoáng vào tuần trước, trong đó Ukraine đã đánh bật lực lượng Nga ra khỏi hàng chục thị trấn và chiếm lại một vùng lãnh thổ rộng lớn ở khu vực phía Đông-Bắc Kharkiv của nước này.

“Tất nhiên, những gì đang diễn ra hiện nay trùng hợp với chương trình nghị sự của chúng tôi. Nhiều người thích ông Putin đang bắt đầu cảm thấy bị phản bội. Tôi nghĩ quân đội Ukraine càng hoạt động thành công thì càng có nhiều người như vậy”, ông nói.

Ranh Giới ‘Rất, Rất Mỏng’

Nhà phân tích chính trị người Nga Tatiana Stanovaya nói rủi ro lớn hơn đối với Ðiện Cẩm Linh không nằm ở chính sự phản đối của các ủy viên hội đồng mà nằm ở nguy cơ phản ứng quá gay gắt với nó.

Bà Stanovaya, người sáng lập dự án phân tích độc lập R.Politik, nói: “Phản ứng, hoặc phản ứng thái quá, có thể gây ra nhiều thiệt hại chính trị cho chế độ hơn là cho kiến nghị này. Nhưng tôi không nghi ngờ gì là tất cả những người ký kiến nghị sẽ phải chịu áp lực chính trị.

Hàng ngàn vụ án đã được mở ra chống lại những người bị buộc tội làm mất uy tín của quân đội, thường là bị phạt nếu vi phạm lần đầu, nhưng một ủy viên hội đồng quận ở Mạc Tư Khoa đã bị bỏ tù 7 năm vào tháng Bảy sau khi bị kết tội lan truyền thông tin sai lệch. Một số nhà báo và nhân vật đối lập khác đã bị buộc tội và có thể phải đối mặt với án tù.

Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov ngày 13/9 nói các quan điểm phê phán được dung chấp trong giới hạn của luật pháp. Ông nói: “Miễn là họ vẫn tuân thủ luật pháp, đây là đa nguyên, nhưng ranh giới rất, rất mỏng, người ta phải rất cẩn thận”.

Bà Ksenia Thorstrom, một ủy viên hội đồng địa phương St Petersburg, người đã công bố bản kiến nghị ngày 12/9 kêu gọi ông Putin từ chức, nói rằng còn quá sớm để nói chiến dịch sẽ trở nên như thế nào.

Bà nói với thông tấn xã Reuters: “Việc kêu gọi một chính trị gia từ chức là điều hoàn toàn bình thường. Không có gì là tội phạm cả”.

“Tất nhiên là có rủi ro nhất định, nhưng để thể hiện tình đoàn kết với các đồng nghiệp của chúng tôi - những chính trị gia độc lập vẫn còn lại ở Nga - quan trọng hơn nhiều”.

Putin Cũng Không Thoát Khỏi Những Sai Lầm Mà Các Lãnh Đạo Liên Xô Đã Từng Mắc?

Thùy Dương (RFI 13/9)
*
Mikhaïl Gorbatchev, Tổng thống đầu tiên và cũng là vị Tổng thống duy nhất thời Liên Xô qua đời là dịp làm dấy lên những so sánh giữa Tổng thống Nga đương nhiệm Vladimir Putin và các lãnh đạo thời Liên Xô. “Putin phạm cùng những sai lầm như các nhà lãnh đạo Liên Xô” là nhận định của chuyên gia về Liên Xô, nhà nghiên cứu Anne de Tinguy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (Ceri) của Pháp, trong bài phỏng vấn đăng trên tuần báo Le Point đăng ngày 6/9/2021.

Nhà nghiên cứu về Liên Xô đặc biệt nhận định, nước Nga thời Putin đang có “bước đại tụt hậu”. Theo bà Anne de Tinguy, tác giả cuốn sách tư liệu về nước Nga thời Putin, được công bố vào ngày 15/9/2022, ông chủ Ðiện Cẩm Linh có những tham vọng khác hẳn Tổng thống Liên Xô Mikhaïl Gorbatchev, thậm chí là hoàn toàn trái ngược với Gorbatchev. Ban tiếng Việt của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giới thiệu bài viết.

Di sản mà Mikhaïl Gorbatchev để lại là gì?

Anne de Tinguy: Gorbachev để lại một di sản đáng kể. Nhờ ông ấy mà Đông Âu được giải phóng, nước Đức được thống nhất và chiến tranh lạnh kết thúc. Vào năm 1989, chỉ trong vài tháng, tất cả các nước Âu Châu trong khối xã hội chủ nghĩa đã thoát ra khỏi ách Liên Xô. Các quốc gia này khi đó đã từng lo sợ vấp phải một phản ứng tàn bạo giống như những phản ứng mà Hung Gia Lợi từng phải gánh chịu vào năm 1956 và Tiệp Khắc hồi năm 1968. Thế nhưng, Gorbachev không hề động binh. Ông ấy coi việc không can thiệp làm nguyên tắc của các mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa và từ chối sử dụng vũ lực. Chính vì thế, nỗi sợ hãi ở Đông Âu biến mất. Kết quả là vào tháng 7/1990, các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương long trọng tuyên bố Liên Xô không còn là đối thủ của NATO.

Gorbachev là người trái ngược với Putin. Trong khi có một thứ tư tưởng bài phương Tây bám rễ trong Putin, thì Gorbatchev lại không hề có suy nghĩ thù địch với Tây phương. Chẳng hạn, Liên Xô thời đó đã tham gia vào 5 trong tổng số 9 chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Cũng chính nhờ Gorbatchev mà chúng ta có quá trình giải trừ quân bị dẫn đến nhiều thỏa thuận lịch sử về cắt giảm vũ khí nguyên tử. Gorbatchev cũng cho mở cửa biên giới: Người Liên Xô tìm lại những quyền họ đã đánh mất vào năm 1917, có thể rời khỏi đất nước và di cư. Và cuối cùng, Gorbatchev đã hòa giải với Trung Quốc, đặt dấu chấm hết cho một cuộc xung đột kéo dài 30 năm giữa Liên Xô và Trung Quốc.

Thế còn trong nước?

Anne de Tinguy: Ông ấy chỉ trích không nhân nhượng tình hình kinh tế-xã hội và chính trị trong nước, đồng thời cảnh báo Liên Xô có nguy cơ biến thành cường quốc hạng ba. Gorbatchev là nhà lãnh đạo duy nhất của Liên Xô đã tìm cách cải tổ hệ thống Liên Xô. Đặc biệt, công cuộc cải tổ của ông hướng tới việc bỏ phiếu kín, tính đa dạng về ứng viên, sự hạn chế các chức vụ dân cử. Đó là một bài diễn văn mang tính sự thật, đối nghịch với sự tuyên truyền khủng khiếp của Putin. Gorbatchev tin rằng Liên Xô cần một môi trường bên ngoài hòa dịu và Liên Xô phải từ bỏ việc ưu tiên phát triển sức mạnh quân sự và công nghiệp nặng để dốc toàn lực cho công cuộc hiện đại hóa. Đây chính là điểm mà Putin tụt hậu, có nguy cơ khiến nước Nga phải trả một cái giá rất đắt.

Vậy đâu là những sai lầm của Gorbatchev?

Anne de Tinguy: Ông ấy gây lỗi lầm do quá lạc quan. Gorbatchev tin tưởng chắc chắn rằng hệ thống Lien Xô có thể cải tổ được và lịch sử đang đi theo hướng có lợi cho Liên Xô. Ông tin rằng việc giải thích thực trạng đất nước cho người dân Liên Xô là sẽ kích hoạt được họ. Gorbatchev không hiểu rằng hệ thống Liên Xô đã hỏng và chỉ tra dầu vào bánh xe là không thể đủ. Thêm nữa, ông còn thiếu sáng suốt về vấn đề quốc gia. Các nước Cộng hòa cũ thuộc Liên Xô nhanh chóng giữ khoảng cách với Mạc Tư Khoa và khi ông đề xuất một Hiệp ước Liên minh mới vào tháng 11/1990 thì đã quá muộn. Sự tan rã của Liên Xô đã diễn ra rất nhanh chóng. Vâng, đúng là Gorbachev đã mắc sai lầm. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô không phải là do ông ấy. Liên Xô sụp đổ vì chế độ đã kiệt sức, không thể trụ thêm được nữa.

Vậy phải giải thích thế nào về việc người Nga đổ trách nhiệm đó cho Gorbachev?

Anne de Tinguy: Ở Nga, Gorbachev bị xem là kẻ đào mồ chôn đế chế và cường quốc Liên Xô. Hình ảnh này gắn với nỗi hoài niệm về Liên bang Xô viết vốn dĩ vẫn còn rất mạnh mẽ trong dân chúng. Các cuộc khảo sát cho thấy 2/3 dân Nga vẫn nuối tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô và tin rằng điều đó lẽ ra đã có thể tránh được. Đó chính là lý do khiến họ có suy nghĩ rất tiêu cực về Gorbachev. Đó là chưa kể đến chiến dịch chống nghiện rượu mà ông phát động, một chiến dịch vốn cũng chẳng giúp thay đổi điều gì.

Tại sao ông ấy lại ủng hộ việc sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014?

Anne de Tinguy: Ông ấy đã chỉ trích Putin, nhưng về điểm này, thì đúng là Gorbachev ngả về phía Putin. Gorbachev cho rằng người dân đã bày tỏ ý kiến trong cái được gọi là cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3/2014 và việc sáp nhập Crimea vào Nga là “sửa sai lịch sử”, sai lầm trong lịch sử mà ông muốn nói đến là món quà của Khrushchev tặng Crimea cho Ukraine vào năm 1954. Việc Gorbachev ủng hộ quan điểm đó góp phần khiến rất nhiều người Nga thấy khó hiểu, thậm chí là không thể hiểu và chấp nhận rằng Ukraine là một quốc gia độc lập và cần tôn trọng chủ quyền của Ukraine.

Vladimir Putin có phải là hiện thân cho sự trở lại của Liên Xô?

Anne de Tinguy: Putin đã lên án chế độ Xô Viết và khẳng định rằng “những ai muốn khôi phục lại Liên bang Xô viết đều là những kẻ thiếu đầu óc”. Nhưng nhiều phát biểu của ông ta lại phản ánh tâm trạng bối rối trong thời hậu Liên Xô: Trong mắt ông, những ai không tiếc nuối sự sụp đổ của Liên Xô là những người “không có trái tim”. Và chính sách của Putin đối với Ukraine thể hiện tầm nhìn đế quốc của Putin đối với thế giới. Trong thế giới tinh thần của người dân Nga, Ukraine, viên ngọc đẹp nhất của đế chế Nga, chiếm một vị trí trung tâm. Tuy nhiên, kể từ khi giành được độc lập vào năm 1991, Ukraine đã có những lựa chọn rất khác so với lựa chọn của nước Nga. Mong muốn của Ukraine là gắn với Âu Châu, quá trình dân chủ hóa, cho dù là không hoàn hảo với những thay đổi về chính sách, đã dần dần tách Ukraine xa rời khỏi Nga.

Nếu Kyiv thành công trong việc cải tổ, Ukraine sẽ trở thành một hình mẫu khác và một đối thủ rất đáng gờm của Mạc Tư Khoa. Có một điều chắc chắn là khi sáp nhập bán đảo Crimea, can thiệp vào Donbass vào năm 2014 và xâm lược Ukraine vào năm 2022, Nga đã vĩnh viễn mất đi điều mà họ gọi là “tiểu Nga” và làm giảm đáng kể phạm vi ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa.

Putin có các phương tiện để thực hiện các tham vọng cường quốc của Nga?

Anne de Tinguy: Nga đã chứng tỏ họ không có khả năng tạo ra một cường quốc có khả năng cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc. Putin đã mắc phải sai lầm tương tự như các nhà lãnh đạo Liên Xô khi ưu tiên phát triển phương tiện quân sự. Ông ta rất ít lưu tâm đến việc đa dạng hóa nền kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vào sáng chế, phát minh, đổi mới. Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của Nga so với GDP chỉ bằng một nửa so với Mỹ, Trung Quốc hoặc Pháp. Putin gây dựng một nền kinh tế mà lợi nhuận dựa vào các loại nhiên liệu hóa thạch. Đương nhiên là có một lý do chính trị: giới tinh hoa Nga có được của cải và quyền lực chính từ nền kinh tế này. Nga là một Nhà nước độc tài, tham nhũng và hoạt động giống kiểu mafia.

Nếu tiến hành cải tổ thì các đặc quyền của Putin và của những người thân cận với ông ta sẽ mất đi. Hơn nữa, những gì đã xảy ra với Liên Xô thời Gorbachev cũng không khiến Ðiện Cẩm Linh mặn mà tiến hành cải cách. Do chiến tranh và các lệnh trừng phạt của quốc tế, hố ngăn cách về kỹ thuật giữa Nga với phương Tây ngày càng được đào sâu. Thêm vào đó là những vấn đề căng thẳng về dân số, tỷ lệ giới trẻ trong dân số giảm, giới tinh hoa có trình độ cao bỏ đất nước sang ngoại quốc, cũng như các vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Putin đã dẫn dắt nước Nga vào một ngõ cụt.

Chế độ Putin có thể sụp đổ giống Liên Xô không?

Anne de Tinguy: Lịch sử cho chúng ta thấy rằng nước Nga không tránh khỏi những sự kiện khác thường. Không ai từng dự báo chế độ Liên Xô sụp đổ, và nhất là lại sụp đổ với tốc độ nhanh đến như vậy.


Bước Ngoặt Kharkiv, Thất Bại Đau Đớn Nhất Của Nga Từ Sau Trận Kyiv!

Thụy My (RFI 12/9)

Trong chiến dịch phản công thần tốc ở Kharkiv của Ukraine bắt đầu từ cuối tuần qua, bản đồ chiến sự mỗi tiếng đồng hồ trôi qua lại trở thành lỗi thời. Hàng loạt thành phố nhanh chóng được tái chiếm, quân Nga bỏ chạy để lại vô số khí tài, có những nơi đầu hàng cả đơn vị. Đây là thất bại thê thảm nhất của Mạc Tư Khoa kể từ sau trận đánh Kyiv hồi cuối tháng Hai.

Đà tiến như vũ bão của quân đội Ukraine, Hoàng gia Anh trong thời gian tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth II là hai chủ đề nổi bật nhất hôm 12/9/2022. Báo Le Figaro nói về “Cuộc phản công ngoạn mục của Ukraine ở miền Đông-Bắc”. Tương tự với 2 báo Les Echos và La Croix “Thất bại nặng nề của quân Nga tại Đông-Bắc”, “Ukraine khiến quân đội Nga nhận một loạt cú tát trái”. Bài xã luận của báo La Croix mang tựa đề “Bất ngờ Ukraine”, trang bìa báo Libération chạy tựa “Ukraine, sự đột phá” và dành trọn hồ sơ hôm 12/9 cho chủ đề này.

Ukraine Tiến Quân Thần Tốc, Bản Đồ Chiến Sự Thay Đổi Từng Giờ

Thông tín viên báo Libération mở đầu bài tường thuật bằng nhận xét của Tổng thống Ba Lan tại Yalta European Strategy (YES, một loại diễn đàn Davos thường niên ở Ukraine) “Đôi khi điều khó tưởng tượng lại trở thành sự thực”. Ông muốn nói về cuộc xâm lược của Nga bắt đầu hôm 24/02, và một ngày thứ Bảy đáng nhớ khi một loạt các thành phố ở Kharkiv được tái chiếm. Tổng thống Aleksander Kwasniewski dự báo “Giờ đây chúng ta tiến gần đến khả năng lạc quan - Ukraine chiến thắng”.

Từ nhiều tuần qua, mọi cái nhìn đều hướng về Kherson. Nhưng hôm thứ Năm, nhiều lữ đoàn Ukraine đã có đợt phản công chớp nhoáng vào Izium, ngã tư chiến lược giữa Kharkiv và Donbass. Báo La Croix cho rằng yếu tố bất ngờ đạt được do Nga đã lọt vào bẫy khi tập trung quân về Kherson, để hở Kharkiv.

Theo báo Libération, các nhóm thám báo phối hợp với đoàn xe bọc thép, được Pháo binh yểm trợ ồ ạt bằng Himars và đại bác M777 của Mỹ, đã xuyên thủng phòng tuyến Nga, giải phóng Balaklia. Tiếp đó là Volokhiv Yar, Chevchenkove... nhằm cắt con đường tiếp tế huyết mạch giữa Izium với Nga. Đến thứ Bảy, lá cờ hai màu xanh vàng đã phấp phới trên tòa thị chính Kupiansk – nơi tập trung nhiều tuyến đường sắt. “Hoan hô các chàng trai, cô gái! Quân đội Ukraine tiến còn nhanh hơn mạng 4G của chúng tôi” - nhà mạng Kyivstar viết trên Twitter.

Bản đồ chiến sự của các chuyên gia quân sự phải cập nhật từng giờ, trên mạng tràn ngập hình ảnh người dân ôm chầm lấy các chiến sĩ tại những ngôi làng vừa được giải phóng, hàng đoàn xe quân sự Nga bị phá hủy và những tù binh. Giao tranh còn diễn ra ở Lyman (thuộc Donetsk), Vovchansk (nằm giữa Kharkiv và Nga), và quân Ukraine được cho là đã có mặt ở Svatove (thuộc Luhansk)....

Thất Bại Nặng Nề Nhất của Nga Sau Trận Kyiv

Mạc Tư Khoa nói rằng đang “tái phối trí” lực lượng từ Balaklia và Izium về Donetsk. Cũng như việc rút khỏi miền Đông-Bắc hồi tháng Tư là do “đã đạt được mục tiêu chiến dịch”, triệt thoái khỏi đảo Rắn là “cử chỉ thiện chí”. Tuy nhiên Libération nêu ra số vũ khí, đạn dược rất lớn bị bỏ lại cho thấy đây là một sự tháo chạy trong hỗn loạn. Le Figaro dẫn lời nhà sử học quân sự Cédric Mas lưu ý “một phần vũ khí bị tịch thu có thể được Ukraine tái sử dụng, nhưng nhất là quân đội Nga không còn hỏa lực mạnh”. Tổng thống Volodymyr Zelensky trong video thường nhật tối thứ Bảy nhấn mạnh quân Nga “đã có chọn lựa tốt là chạy trốn”.

Không đơn giản chỉ đánh lạc hướng, mà đây là hai cuộc hành quân khác nhau. Tại Kherson, Ukraine dùng cách vây hãm bằng những trận pháo kích và những cuộc tấn công lẻ tẻ để cô lập quân Nga phía Bắc sông Dniepr. Còn tại Kharkiv, Ukraine đã có sự đột phá, đánh thẳng vào trung tâm của kẻ địch khiến lính Nga chạy “vắt giò lên cổ” - từ ngữ của Le Figaro. Thủ lãnh “Cộng hòa Donetsk” nhìn nhận “tình thế khó khăn”. Theo báo Libération, trên thực tế đây là thảm họa cho Ðiện Cẩm Linh, là thất bại thê thảm nhất kể từ trận đánh Kyiv hồi tháng Hai. Les Echos cũng khẳng định Nga đã “thảm bại” với những đơn vị đầu hàng toàn bộ, xe tăng bỏ lại ngổn ngang…và mặt trận chỉ còn cách biên giới Nga 50 kilomet.

Chỉ năm ngày nữa là đến hạn chót do Vladimir Putin đề ra để chiếm trọn vùng Donbass, quân Nga lại bị sụp đổ trên toàn mặt trận Đông-Bắc. Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhận thấy lực lượng Ukraine tiến sâu được 70 kilomet ở một số nơi, từ 6/9 giành lại được trên 3.000 cây số vuông lãnh thổ, nhiều hơn số đất mà quân Nga chiếm được từ tháng Tư. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksiy Reznikov tuyên bố không thể đàm phán trước khi tái lập chủ quyền trên toàn bộ đường biên giới cũ, kể cả Donbass và Crimea; Nga phải trả giá cho việc phá hoại và chịu trách nhiệm về những tội ác.

“Lễ Hội Thời Dịch Hạch” Trong Nỗi Hoang Mang

Trong khi quân Nga phải chạy trối chết, tối thứ Bảy (10/9), Vladimir Putin khai mạc “vòng đu quay lớn nhất Âu Châu” cao 140 mét, thủ đô nước Nga rực sáng pháo bông mừng kỷ niệm 875 năm - một cảnh được tác giả bài viết mượn tạm tựa một vở kịch của Pushkin để mô tả: “Lễ hội thời dịch hạch”. Âm nhạc tưng bừng, đám đông vô tư trong cái nóng mùa Hè....

Nhưng từ nhiều ngày qua, chính quyền thử thăm dò khả năng tổng động viên, trên mạng xã hội phe cứng rắn tỏ ra sốt ruột. Theo báo Les Echos, sở dĩ có những lời đả kích dữ dội, rất nhiều khả năng là đã được một số phe nhóm ngành an ninh (siloviki) bật đèn xanh. Còn cơ quan tuyên truyền bối rối chẳng biết nói gì. Trong những tháng qua họ liên tục ca ngợi những bước tiến của “quân giải phóng” Nga, nay chỉ biết lặp đi lặp lại “đừng hoang mang” - cho thấy bắt đầu hoảng sợ. Một dấu hiệu khác: việc tổ chức “trưng cầu dân ý” bị hoãn lại vô thời hạn. Nhận thấy gió đã xoay chiều, Margarita Simonian, Giám đốc Russia Today lâu nay đòi hủy diệt toàn bộ Ukraine và tiêu diệt phát-xít, dịu giọng kêu gọi hòa hợp hòa giải.

Đối với nhà sử học quân sự Michel Goya, khi tiến hành cùng lúc hai chiến dịch quy mô, quân đội Ukraine thực sự tỏ ra hiệu quả. Sau sáu tháng, họ đã tích tụ được kinh nghiệm cộng với quyết tâm bảo vệ đất nước. Vũ khí phương Tây (giàn phóng rốc-kết Himars, đại bác PzH-2000, đại pháo Caesar…) cũng đóng vai trò rất đáng kể trong việc tiêu hủy các kho đạn của địch. Đa số nhà phân tích không hề hình dung ra một sự đảo ngược tình thế như vậy ở giai đoạn này của cuộc chiến.

Bước Ngoặt của Cuộc Chiến

Nhưng quan trọng là khả năng của Kyiv huấn luyện được hàng mấy chục ngàn chiến sĩ và củng cố các đơn vị tác chiến đã mệt mỏi, còn Nga không làm được. Chiến thắng của Ukraine cho thấy những điểm yếu to lớn của quân đội Nga. Những đội quân tinh nhuệ đã kiệt lực, được thay bằng tân binh chiến đấu kém hơn, không có khả năng tổ chức những đợt tấn công lớn như vậy. Và tình báo thì quá tệ, Nga không hay biết gì trong khi Ukraine tập trung 5 đến 6 lữ đoàn (từ 10.000 đến 15.000 quân) và nhiều phương tiện quân sự trong vùng.

Cuộc phản công diễn ra trong lúc Nga và các đồng minh (Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Syria…) tập trận lớn ở Viễn Đông, huy động nhiều sĩ quan cao cấp và vũ khí. Ông Goya không chắc các sĩ quan này và nhất là Vladimir Putin ý thức được sự yếu kém của quân đội mình. Quân Nga và ly khai không thể có quyết tâm bằng những chiến binh vệ quốc Ukraine. Nếu có khả năng tổ chức những cuộc tấn công như vậy trong dài hạn, chiến thắng sẽ trong tầm tay Kyiv. Theo ông Goya, đa số các nhà quan sát đã đánh giá quá cao sức mạnh của Nga và coi thường khả năng của Ukraine.

Các báo Pháp hôm 12/9/2022 đều coi trận đánh Kharkiv là một bước ngoặt. Báo Le Figaro ghi nhận, người ta không ngớt ngạc nhiên về những diễn biến của cuộc chiến. Thủ đô Ukraine được cho là sẽ nhanh chóng thất thủ, nhưng Volodymyr Zelensky đã chống chọi được, đoàn quân đông đảo của Putin đã phải triệt thoái khỏi Kyiv và Kharkiv. Donbass tưởng như mất hẳn sau khi Severodonetsk bị chiếm, nhưng rồi Ukraine đã phản công…. Nếu kể thêm việc tái chiếm đảo Rắn, đánh chìm soái hạm Moskva xuống đáy biển, bắn phi đạn sang Crimea thì “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Vladimir Putin đã biến thành cơn ác mộng.

Ukraine Có Thể Chiếm Lại Được Tất Cả Những Lãnh Thổ Đã Mất

Trong bài xã luận, báo Libération nhận định “tất cả đều có thể”. Trái với hy vọng của Putin, vũ khí phương Tây tiếp tục được đưa đến. Mới tuần trước, Hoa Kỳ loan báo một đợt viện trợ mới trong đó có việc chuyển giao ngay một số khí tài. Thời điểm là rất quan trọng: Ukraine cần giành được thêm nhiều chiến thắng trước mùa Đông lạnh giá. Về tâm lý, không ít lính Nga có lẽ cũng băn khoăn trước viễn cảnh phải trải qua một mùa Đông thứ hai dưới hỏa lực Ukraine, trong khi được hứa hẹn chỉ là một chiến dịch chớp nhoáng.

Xã luận của báo La Croix nhấn mạnh, làm thế nào lại không ủng hộ một quốc gia, một nền Dân chủ đã chiến đấu dũng cảm như thế chống lại một chế độ như Putin, đã kéo quân sang xâm lược bất chấp luật pháp quốc tế? Sự can dự ngày càng nhiều của Hoa Kỳ làm thay đổi hẳn thế trận, chính phủ Pháp cũng viện trợ vũ khí và hỗ trợ Kyiv theo nhiều dạng thức. Nhưng bên cạnh đó còn ảnh hưởng của dư luận, khi giá khí đốt tăng vào mùa Đông tới cộng thêm lạm phát, nên càng cần phải đứng vững bên cạnh người Ukraine. Bài xã luận của báo Le Figaro cũng cho rằng cùng với chiến dịch phản công của Kyiv, cần có một đợt huy động mới từ phương Tây – lực lượng của Volodymyr Zelensky xứng đáng với lòng tin ấy.

Nhưng nếu thua đau, Vladimir Putin sẽ phản ứng như thế nào? Báo Libération lo ngại ông ta có thể điên cuồng trả thù, và như vậy cần phải thật nhanh chóng hỗ trợ Kyiv, để tất cả những hy sinh lâu nay không phải là vô ích. Chuyên gia Michel Goya cũng cho rằng Ukraine có khả năng tái chiếm toàn bộ những lãnh thổ đã mất, nhưng câu hỏi lớn là thái độ của Nga. Putin rất khó chấp nhận việc bại trận. Mạc Tư Khoa có thể ra lệnh tổng động viên dù phức tạp về cả phương tiện lẫn chính trị. Cuộc chiến này, hoặc có thể dẫn đến việc thay đổi chế độ, hoặc biến thành chiến tranh tổng lực với một Nhà nước hung hăng hơn.

Chiến Tranh Ukraine: Chính Trị Là Mục Tiêu của Tất Cả Các Cuộc Xung Đột

Chi Phương (RFI 12/9)

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến xâm lược Ukraine cách nay 6 tháng, tên của nhà lý luận quân sự Carl von Clauszwitzs nhiều lần được nhắc đến. Với sự giúp đỡ của hai chuyên gia về quân sự Martin Motte và Édouard Jolly, báo Pháp Le Figaro đưa ra những giải thích về 6 khái niệm trong học thuyết quân sự của Clauszwitzs, giúp làm sáng tỏ cuộc chiến hiện nay ở sườn đông Âu Châu. Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) xin giới thiệu.

Nhà lý luận quân sự Carl von Clausewitz, đồng thời là một tướng lĩnh người nước Phổ, sinh ra vào năm 1780. Ông sử dụng cuộc xung đột của Frederick Đại đế và Napoléon làm hệ quy chiếu cho tác phẩm Bàn về chiến tranh (De la guerre). Ông đã thực hiện một khảo sát triết học, có hệ thống và cẩn thận về chiến tranh trên mọi phương diện. Hai năm sau khi ông qua đời, vợ ông đã cho công bố tác phẩm này vào năm 1832.

Nhà nghiên cứu về lý thuyết xung đột vũ trang và triết học chiến tranh, ông Edouard Jolly nhấn mạnh rằng trong tác phẩm của Clausewitz, ông đã đặt ra một “câu hỏi triết học thực sự”. Đáng ngạc nhiên là những gì mà nhà lý luận quân sự nêu ra từ nhiều thế kỷ trước vẫn mang tính thời sự, mặc dù chiến tranh đã có nhiều thay đổi kể từ khi ông qua đời và tên của ông phần nào đã bị lãng quên, bởi sự xuất hiện của các cuộc xung đột bất đối xứng. Bởi vì theo Clausewitz, định nghĩa của chiến tranh trước hết phải giúp hiểu được cuộc chiến giữa các Nhà nước.Ở mọi thời điểm, “chiến tranh vẫn luôn là một mục đích chính trị” và tất cả các cuộc chiến tranh đều gắn với mục đích này. Các phương tiện đã phát triển, nhưng “mục đích vẫn vậy”, chuyên gia Édouard Jolly của viện ngiên cứu Irsem giải thích.

1 - Học Thuyết Ba Ngôi của Clausewitz: Chiến Tranh Là Một Khái Niệm

Đây là nền tảng lý luận của Clausewitz. Để lý thuyết hóa chiến tranh, Clausewitz chia ra làm 3 giai đoạn chính: Tính toán xác suất chiến lược, mục đích chính trị, bạo lực mù quáng. Giám đốc nghiên cứu ở trường Cao học thực hành (École pratique des hautes études - PLS), ông Martin Motte giải thích rằng 3 giai đoạn này - Ba Ngôi đều hiện diện trong bất kể cuộc chiến nào. Giai đoạn đầu tương ứng với cuộc chiến diễn ra dưới hình thức “một cuộc đọ sức quy mô lớn và bạo lực giữa hai bên tham chiến”. Nói cách khác, “hai bên đối lập và muốn áp đảo bên còn lại”. Giai đoạn thứ hai chỉ ra rằng “chiến tranh là một mục đích chính trị”. Đây là điểm độc đáo của Clausewitz: chính trị quyết định mục đích, phương diện quân sự và phương tiện. Giai đoạn thứ ba liên quan đến yếu tố người dân: Sự chống đối về mặt xã hội của người dân.

Ba yếu tố này được thể hiện rõ trong cuộc chiến tranh ở Ukraine. Cả Putin và Zelensky đều thể hiện “tính toán xác xuất chiến lược” và nhân cách hóa hai quốc gia dưới tên nhà lãnh đạo, đối đầu nhau một cách bạo lực bằng quân đội.

Mục đích chính trị được phản ánh ở Ukraine thông qua mong muốn “bảo vệ lãnh thổ quốc gia”. Về phía Nga thì khó xác định rõ vì những mục đích của Putin “di chuyển”. Tiếp theo đó là tình trạng bạo lực mù quáng, được thể hiện bởi hai dân tộc đối đầu nhau. Ukraine thì huy động lực lượng bảo vệ lãnh thổ. Phía Nga thì sử dụng lính nghĩa vụ. Theo ông Martin Motte, thuyết “Ba Ngôi” của Nga không hoàn thiện: Nga không tuyên bố chiến tranh với Ukraine và không đưa ra lệnh tổng động viên. Điều này khẳng định giả thuyết rằng Putin không xem chiến dịch này như một cuộc chiến tranh mà chỉ đơn thuần là một “cuộc lật đổ chế độ”.

2 - Thuyết Ziel và Zweck – Mục Tiêu Chiến Thuật và Mục Tiêu Chính Trị

Trong tác phẩm Bàn về chiến tranh (De la guerre), Clausewitz phân biệt những mục tiêu trong chiến tranh và mục đích của chiến tranh. Thuyết Ziel tương ứng với “mục tiêu chiến thuật”. Thuyết Zweck tương ứng với “mục tiêu chính trị”. Chuyên gia Édouard Jolly giải thích rằng mục tiêu chính trị là cầu thang và mục tiêu chiến thuật là các bậc thang. Điều này bảo đảm rằng “các chiến thắng về chiến thuật, tức là việc đạt được những mục tiêu chiến tranh cho phép giành được chiến thắng về chính trị”. Tuỳ thuộc vào kết quả trên chiến trường, mục tiêu chính trị có thể thay đổi. Đó là những gì đang xảy ra ở vùng Donbass, miền Nam Ukraine.

3 - Leo Thang Lên Đến Cực Điểm

Clausewitz nhìn chiến tranh dưới hai động lực: logic leo thang - bởi vì cách duy nhất để tránh bị tiêu diệt là tấn công mạnh hơn, và logic xuống thang - bắt nguồn từ những hạn chế về thể xác (sự mệt mỏi của binh sĩ) cũng như về hậu cần (thiếu vũ khí, nhiên liệu, và tính toán chính trị).

Theo ông Martin Motte, nếu như hồi đầu cuộc chiến, quân đội Nga có chút “kiềm chế” bởi vì Putin dường như thực sự tin rằng đây không phải là một cuộc chiến tranh lớn mà chỉ là một hoạt động quân sự nhằm thay đổi chế độ, với sự ủng hộ của một bộ phận công luận Ukraine. Nhưng đối mặt với sự kháng cự của Nhà nước Ukraine, quân đội, và dân chúng, Nga đã phải chọn cách “leo thang lên đến cực điểm”, bằng cách không hạn chế việc sử dụng Pháo binh. Theo ông Édouard Jolly, về mặt lý thuyết thuần tuý, đó là điều khiến tất cả mọi người lo sợ, “sự leo thang lên đến cực điểm có thể dẫn đến việc Nga sử dụng phi đạn nguyên tử chiến thuật”. Vụ thảm sát ở Bucha cũng có thể minh họa cho khái niệm này.

4 - Điểm Cao Trào

Chuyên gia Edouard Jolly giải thích “Clausewitz luôn nhắc nhở rằng trên thực tế, chiến tranh được tạo ra từ những mắt xích,những tình huống bất ngờ không lường trước được và sự kiệt quệ”. Về phía Nga, “những tình huống không lường trước được” dẫn đến điểm yếu về mặt hậu cần và khả năng huy động hiệu quả lực lượng phòng vệ lãnh thổ của Ukraine. Chuyên gia Martin Motte tóm tắt: “điểm cao trào minh họa thời điểm mà một đội quân bị bắt buộc phải chuyển từ tấn công sang phòng thủ vì tấn Công tốn kém về mặt hậu cần hơn là quân sự”.

5 - Trọng Tâm

Theo khái niệm này, nếu không có một bên tham chiến thì không thể tiếp tục cuộc chiến. Clausewitz giải thích rằng trong một quốc gia, trọng tâm là nơi tập trung nhiều quân địch nhất. Theo Clausewitz, có 3 trọng tâm: Quân đội, thủ đô và đồng minh chính. Trong những tuần đầu tiên của cuộc xung đột, trọng tâm rõ ràng là Kyiv. Theo ông Martine Motte, nếu Nga lật đổ được Kyiv thì sẽ ít việc phải giải quyết hơn. Nhưng khi Nga dồn lực lượng ở Donbass, trọng tâm đã thay đổi, nó được chuyển sang chỗ “quân đội Ukraine”. Còn theo chuyên gia Martin Mott, nếu Putin muốn có chiến thắng, thì phải hoàn thành các mục tiêu chiến tranh: Phi phát xít hóa và phi quân sự hóa. Để hoàn thành mục tiêu đầu tiên, chỉ cần chiếm được Mariupol – căn cứ của trung đoàn Azov. Còn với mục tiêu thứ hai, nếu Putin không thể ngăn cản Ukraine tái vũ trang sau hòa bình, thì ông ta có thể nói là đã phá hủy mối đe dọa quân sự nếu Mạc Tư Khoa tiêu diệt được quân đội Ukraine.

6 - Ưu Thế Phòng Thủ So Với Tấn Công

Những mục tiêu phòng thủ thường dễ đạt được hơn là mục tiêu tấn công, theo Clausewitzs. Nguyên tắc này có vẻ như là điều hiển nhiên trên giấy mực nhưng nhà lý luận quân sự đã trừu tượng hóa nó trong cuốn Bàn về chiến tranh. Trong cuộc chiến ở Ukraine, lực lượng Kyiv có hai mục tiêu: gìn giữ lãnh thổ và bảo toàn lực lượng. Theo chuyên gia, Edouard Jolly, đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng dễ hơn mục tiêu của Nga: chinh phục và huỷ diệt. Clauszwits cũng mô tả nhiều cách để tự vệ hiệu quả, ví dụ như “từ chối lao vào cuộc chiến quyết định ở biên giới và rút lui, dụ quân địch vào trong lãnh thổ để kéo dài tuyến hậu cần của quân địch và làm hao mòn. Đây là điều mà quân đội Ukraine đã làm.


Ngạc Nhiên Khó Thấy! Dưới XHCN, Mà Người Việt Bày Tỏ Vui Mừng Trên Mạng Xã Hội Trước Tin Quân Nga ‘Tháo Chạy!’

Ðài Á Châu Tự Do (12/9)


(Hình AFP, minh họa: một người dân đọc báo có bài về cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hôm 25/2/2022 ở Hà Nội.)

Người Việt bày tỏ vui mừng trên mạng xã hội trong cuối tuần qua trước tin quân Ukraine phản công chiếm lại một loạt các thành phố quan trọng ở vùng Đông-Bắc nước này từ quân Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy trong bài phát biểu đêm thứ sáu tuần qua nói rằng quân Ukraine đã giải phóng được 30 khu dân cư ở Kharkiv. Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận đã phải rút quân khỏi thành phố Izium - thành phố chiến lược quan trọng trong khu vực đối với quân Nga ở miền Đông Ukraine. Nhưng phía Nga gọi cuộc rút lui là chiến thuật để tập trung quân cho hướng Donetsk.

Facebooker Bác sĩ Hiếu bình luận về cuộc rút chạy mà phía Nga gọi là “kế hoạch rút lui chiến thuật” như sau:

“Quân Nga chạy nhanh quá làm Ukraine đuổi theo không kịp. Chỉ tiếc cho lính Nga không kịp mang về hết được số máy giặt và tủ lạnh họ khai thác được”.

Facebooker Nguyễn Triệu Vỹ nói “Bộ đội cụ Tin đã chạy khỏi Kherson và Dobass một cách thành công theo đúng kế hoạch của chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Chính phủ Nga ngay từ đầu cuộc chiến tại Ukraine vào tháng Hai vừa qua đã gọi đây là một chiến dịch quân sự đặc biệt thay vì gọi là cuộc chiến xâm lược.

Facebooker Oanh Vy Lý viết:

“Quân Nga đang chạy bở hơi tai, đứt hơi thở. Nhiều cư dân mạng đề nghị trao chức vô địch chạy marathon đồng đội giải ‘rút lui’ mở rộng trên 8.000 cây số cho quân Nga, quả xứng đáng”.

Trên trang Facebook cá nhân, nhà văn Nguyễn Thông- với hơn 27.000 người theo dõi, viết:

“..Đám phát xít Nga nó không dễ dàng chấp nhận chịu thua (nói chữ là thất bại) nhưng thực tế chiến trường mới là nhân tố quyết định. Và thực tế cho thấy nó đang thua, có thể thua nhanh hơn nhiều người nghĩ….

Những người tử tế đang mong Ukraine thắng nhanh hơn nữa để giải phóng đất nước khỏi quân xâm lược tàn bạo”.

Ông cũng nói có không ít kẻ cay cú khi Nga thua, như tướng công an Lê Văn Cương hay đại tá quân đội Lê Thế Mẫu, nhưng “lịch sử là dòng thác, rác rưởi tất bị cuốn phăng”.

Bình luận về những diễn biến mới nhất trong cuộc xung đột Ukraine-Nga, cựu sĩ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam Vũ Minh Trí trao đổi với phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn như sau:

“Những ngày gần đây, phía Ukraine liên tục giành chiến thắng là điều rất dễ hiểu bởi họ có đủ hai yếu tố chủ yếu nhất, đó là ý chí chiến đấu và óc thông minh, sáng tạo rất cao bên cạnh việc được trang bị vũ khí rất hiện đại”.

“Phía Nga thì ngược lại, ngày càng thể hiện là một đội quân ô hợp, rệu rã về chính trị, với vũ khí, trang bị kỹ thuật kém tiên tiến, thậm chí còn lạc hậu”, ông Trí nói.

Theo cựu cán bộ của Tổng cục Tình báo Quân đội, công tác tình báo cũng góp phần đáng kể vào chiến thắng của Ukraine.

Theo ông, Ukraine đã rất thành công trong việc dùng các phương tiện kỹ thuật để thu thập thông tin tình báo về bọn xâm lược, nhờ vậy mà đánh trúng nhiều mục tiêu quân sự trọng yếu của chúng như sở chỉ huy, kho tàng, bến bãi, cầu cống, và trang thiết bị.

Họ cũng đã đẩy mạnh công tác phản gián, vô hiệu hóa được nhiều điệp viên, cộng tác viên của tình báo Nga, ông Trí bổ sung.

Facebooker Dương Quốc Chính với hơn 59.000 người theo dõi, nói với RFA rằng tuy ông dự đoán được kết cục Nga thua nhưng khá bất ngờ về diễn biến quá nhanh trên chiến trường:

“Nói chung việc Nga rút chạy khá bất ngờ, khá giống Việt Nam Cộng Hòa, nên có nhiều câu hỏi. Tất nhiên kết cục này mình cũng đã dự đoán, là Nga trước sau cũng sẽ phải thua, nhưng không ngờ là họ rút quá nhanh”.

Ông lý giải cho sự thất bại của quân Nga chủ yếu là do mất tinh thần của đội quân thiếu tinh nhuệ với nhiều lính nghĩa vụ. Theo ông, quân đội mất tinh thần thì vũ khí mạnh không bù lại được.

Ông đặt ra hàng hoạt cân hỏi, trong đó có sự lo lắng về khả năng Mạc Tư Khoa sử dụng vũ khí nguyên tử:

“Ukraine có dám đánh luôn Crimea không? Và nếu Crimea bị Ukraine đánh thì Nga có dùng tới vũ khí nguyên tử? Bởi với người Nga thì đánh vào Crimea là đánh vào nước Nga rồi”.

Ông Đỗ Thế Đăng, một nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội, cũng băn khoăn về khả năng quân Nga hành động bừa bãi trong lúc hỗn loạn mà không lường trước hậu quả. Ông nói:

“Nhận định chung là Nga đang thất thế. Bằng chứng không phải là việc rút quân mà là ngoài việc rút chạy, cầm cự trên chiến trường, Nga đã dùng phi đạn điều hướng tấn công vào các cơ sở dân sự.

Việc bắn vào các cơ sở dân sự rất nhiều. Nhiều khả năng là sự rối loạn về thông tin tình báo trong giai đoạn căng thẳng này dẫn đến việc hành động bừa bãi mà không biết đến hậu quả”.

Nhắc lại thái độ ngoại giao đu dây và ngoại giao “cây tre” của Nhà nước Việt Nam, blogger Nguyễn Thông viết “Đáng thương cho những kẻ chỉ biết quan ngại, đi dây, cây tre. Liệu có đang lục tục soạn thư chúc mừng Ukraine chiến thắng không, hay lại đề nghị hai bên hết sức kiềm chế ngồi vào bàn đàm phán”.

Chính phủ Việt Nam ngay từ đầu cuộc chiến đã tránh lên tiếng chỉ trích Nga và cũng không gọi đây là cuộc chiến xâm lược. Việt Nam đã ba lần bỏ phiếu trắng và chống với các Nghị quyết lên án Nga tại Liên Hiệp Quốc.

Theo blogger Nguyễn Thông, ngày Ukraine ca khúc khải hoàn, thì cả thế giới sẽ điểm mặt chỉ tên Việt Nam với tư cách là một trong vài quốc gia không dám chỉ trích Nga trong việc xua quân xâm lược nước láng giềng.

Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang nói ông rất vui mừng về tin chiến thắng của Ukraine nhưng ông dự báo còn rất nhiều khó khăn cho quân dân của Tổng thống Zelenskyy trước quân Nga.

“Đạo quân xâm lược mà thất bại thì tất cả những người yêu hòa bình đều phấn khởi. Thế nhưng có nhiều bình luận trên mạng của Việt Nam tỏ ra rất lạc quan, cho là chiến tranh kết thúc trong đầu tháng 10 tức là trước khi mùa Đông tới nhưng tôi cho rằng nhận định này quá ư là lạc quan”.

Ông cho rằng không nên đánh giá thấp quân đội Nga dù tinh thần của đội quân này đang xuống rất thấp, và cũng không nên quên rằng Ukraine đang nhận sự trợ giúp rất lớn về quân sự và kinh tế từ Hoa Kỳ và phương Tây.

Ông nói sự hỗ trợ này có thể giảm nếu các quốc gia đó không vượt qua được sự đe dọa cắt nguồn khí đốt của Nga trong mùa Đông tới.

Nhà bình luận chính trị Dương Quốc Chính cho rằng kết cục có hậu nhất cho cả Ukraine và Nga là Putin bị chính người Nga phế truất và hai nước ký Hiệp ước hòa bình.

Nhiều báo kiểm soát bởi Nhà nước Việt Nam cũng đưa tin về cuộc rút chạy của quân Nga trước cuộc tiến công của quân Ukraine.

Tuy nhiên, cũng còn nhiều người Việt Nam không tin rằng quân Nga đang thất thế.

Trên trang Facebook của mình, Đại tá quân đội Lê Thế Mẫu viết “Tin quân Ukraine phản công thắng lợi là tin giả 100%” khi trả lời câu hỏi của một người về tin cập nhật quân Ukraine phản công và giành thắng lợi ở các mặt trận Kherson, Kharkiv, và Izium.


Tang Lễ Nữ Hoàng Elizaberth!

Nga và Miến Ðiện Không Được Mời Dự Đám Tang Nữ Hoàng Elizabeth


(Hình AP: Cung điện Buckingham ở Luân Đôn, thủ đô của Anh, ngày 12/9/2022.)

LONDON (VOA) - Hôm 13/9/2022, thông tấn xã Reuters dẫn một nguồn tin từ chính phủ Anh cho biết Luân Đôn không mời đại diện của Nga, Belarus và Miến Ðiện tham dự lễ tang cấp nhà nước của Nữ hoàng Elizabeth.

Trong thời gian qua, Anh cùng với các đồng minh phương Tây đã tìm cách cô lập Nga và đồng minh Belarus trên trường thế giới bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế và các biện pháp khác để đáp trả cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa.

Miến Ðiện và quân đội của nước này cũng là đối tượng của các lệnh trừng phạt của Anh khi Luân Đôn tăng cường hỗ trợ cộng đồng người Rohingya ở Đông Nam Á.

Theo BBC, khoảng 500 chức sắc ngoại quốc dự kiến sẽ tham dự lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth ở Luân Đôn, với lời mời đã được gửi tới các nguyên thủ quốc gia của hầu hết các quốc gia mà Anh có quan hệ ngoại giao.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới, như Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden, Thủ tướng Gia Nã Ðại, Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan đã xác nhận tham dự sự kiện này. Đây có thể là một trong những cuộc gặp ngoại giao lớn nhất của Anh trong nhiều năm.

Các Quy Tắc Phải Tuân Thủ Khi Viếng Linh Cữu Nữ Hoàng

VOA Tiếng Việt-AP (13/9)


(Hình AP: Vua Anh Charles III cùng Hoàng hậu Consort và các thành viên trong hoàng gia đi theo linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II vào nhà thờ St Giles ở Edinburgh ngày 12/9/2022.)

Những ai muốn viếng Nữ hoàng Elizabeth II khi linh cữu của bà được quàn tại tòa nhà Quốc hội ở Luân Đôn cần phải chuẩn bị là phải xếp hàng chờ đợi rất lâu.

Chính phủ đã công bố hướng dẫn cho những ai muốn xếp hàng vào viếng chiếc quan tài đóng kín của nữ hoàng quá cố tại Điện Westminster từ 5 giờ chiều ngày 14/9/2022 cho đến 6 giờ 30 sáng ngày 19/9. Hàng ngàn người dự kiến sẽ tới viếng vị quốc vương duy nhất mà nhiều người ở Vương quốc Anh từng biết.

Các quy tắc được công bố một ngày sau khi hàng ngàn người xếp hàng rồng rắn hôm Chủ Nhật (11/9), khi chiếc xe tang chở quan tài của nữ hoàng băng qua vùng nông thôn Scotland từ Lâu đài Balmoral thân yêu của bà đến Edinburgh.

“Nếu bạn muốn viếng nữ hoàng, xin lưu ý rằng sẽ phải xếp hàng, dự kiến sẽ rất dài. Bạn sẽ cần phải đứng trong nhiều tiếng đồng hồ, có thể qua đêm, với rất ít cơ hội để ngồi xuống vì dòng người sẽ liên tục di chuyển”, Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao nói trong các hướng dẫn.

Quan tài được đậy kín của quốc vương băng hà sẽ được đặt trên một bục nâng trong Cung điện Westminster tức tòa nhà Nghị viện.

“Dự kiến sẽ có rất đông người và có thể có sự chậm trễ đối với các phương tiện giao thông công cộng và đóng các tuyến đường xung quanh khu vực”, Bộ cảnh báo.

Du khách sẽ phải qua cửa an ninh kiểu phi trường và chỉ được mang theo một túi nhỏ với một dây kéo mở mà thôi.

Bộ khuyến cáo mọi người nên mang theo những thứ cần thiết trong thời gian chờ đợi lâu vì phải đứng ngoài trời dưới điều kiện thời tiết của một ngày đầu thu ở Luân Đôn - ô hoặc kem chống nắng, pin sạc dự phòng điện thoại di động và bất kỳ loại thuốc nào cần thiết.

Không có thức ăn hoặc chất lỏng nào được phép vượt qua cửa kiểm tra an ninh tại Quốc hội. Hoa hoặc các vật phẩm khác như nến, đồ chơi hoặc ảnh cũng không được mang vào.

“Hãy tôn trọng sự kiện này và cư xử phù hợp. Bạn nên giữ im lặng khi ở bên trong Điện Westminster”, khuyến cáo cho biết và nhắc nhở mọi người phải ăn mặc phù hợp và tắt điện thoại di động trước khi qua chốt an ninh.

Bao gồm trong danh sách những điều không nên làm gồm có: “Quay phim, chụp ảnh, sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị cầm tay khác trong khu vực an ninh hoặc trong Điện Westminster”.

Những người đưa tang cũng được khuyến cáo không nên “mang theo hoặc dựng các lều trại...ăn đồ nướng ngoài trời và đốt lửa”.

Danh sách dài các vật phẩm bị cấm bao gồm pháo hoa, lựu đạn khói, pháo sáng, còi, thiết bị laser và các vật dụng khác có thể được sử dụng để gây náo loạn, cũng như bất kỳ bích chương, biểu ngữ, cờ, thông điệp quảng cáo hoặc tiếp thị nào.

Các Kế Hoạch Thông Báo Cho Tang Lễ của Nữ Hoàng Elizabeth

VOA Tiếng Việt-Reuters (13/9)
*

(Hình AP: Vua Charles III, và những thành viên trong hoàng gia cầu nguyện tại linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II tại Nhà Thờ St Giles, Edinburgh, Scotland, ngày 12/9/2022.)

Tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II của Anh, người vừa tạ thế hôm 8/9/2022 ở tuổi 96, sẽ diễn ra vào ngày 19/9 và di hài của bà sẽ được quàn để thần dân đến viếng trong 4 ngày trước đó, các viên chức hoàng gia loan báo.

Quan tài bằng gỗ sồi của Nữ hoàng từ Lâu đài Balmoral ở Scotland đã được đưa đến Edinburgh trên chặng đường kéo dài sáu giờ hôm 11/9.

Ngày 12/9, Vua Charles và Vương hậu Camilla từ Luân Đôn đến Edinburgh. Linh cữu Nữ hoàng được rước từ Cung điện Holyroodhouse đến Nhà thờ St Giles, nhà vua và các thành viên hoàng gia đi bộ theo sau. Đến thánh đường St Giles, nhà vua và các nhân vật trong hoàng gia làm lễ thắp nến cầu nguyện tối 12/9.

Dưới đây là thông tin chi tiết về các sự kiện tiếp diễn trong thời gian lễ tang do Điện Buckingham và các viên chức hoàng gia cung cấp.

Ngày 13/9, lúc 5 giờ chiều sẽ có những buổi cầu nguyện ngắn tại nhà thờ St Giles trước khi quan tài được đưa đến phi trường Edinburgh để đáp xuống Luân Đôn lúc 8 giờ tối cùng ngày. Công chúa Anne, con gái của Nữ hoàng sẽ tháp tùng chuyến bay.

Tới Luân Đôn, quan tài sẽ được đưa bằng xe tang của nhà nước đến Điện Buckingham.

Ngày 14/9 lúc 2 giờ 22 phút chiều, linh cữu Nữ hoàng sẽ được đưa về Điện Westminster. Nhà vua và các thành viên khác của hoàng gia sẽ đi bộ lặng lẽ theo sau.

Trong lễ rước, chuông Big Ben sẽ điểm và súng đại bác sẽ khai hỏa ở công viên Hyde Park.

Quan tài sẽ được đưa đến tòa nhà Quốc hội Westminster Hall lúc 3 giờ chiều, và thần dân được vào viếng trong 4 ngày cho tới ngày tang lễ.

Ngày 19/9 lúc 10 giờ 44 phút sáng, linh cữu sẽ được rước từ Điện Westminster đến Tu viện Westminster để làm quốc tang.

Sau tang lễ, quan tài sẽ được rước tới Cổng vòm Wellington và sau đó đến Lâu đài Windsor, cách Luân Đôn khoảng 32 cây số về phía Tây. Windsor là lâu đài có người ở lâu đời nhất và lớn nhất trên thế giới và là nơi ở của các vị vua và hoàng hậu trong gần 1.000 năm.

Xe tang sẽ đưa linh cữu Nữ hoàng đến Nhà nguyện St George để làm lễ đặt xác trong mộ. Ở đó, quan tài dự kiến sẽ được hạ xuống hầm hoàng gia và được chôn trong Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI, cùng nơi chôn cất cha mẹ và em gái của Nữ hoàng.

Quan tài của Hoàng thân Philip, phu quân 73 năm của Nữ hoàng, qua đời vào tháng Tư năm 2021, dự kiến sẽ được di chuyển từ hầm hoàng gia tại Windsor để yên nghỉ bên cạnh phu nhân của ông.

Vé Máy Bay Và Giá Khách Sạn Tăng Vọt, Đắt Như Tôm Tươi! Trước Đám Tang Của Nữ Hoàng Anh

VOA Tiếng Việt-Reuters (14/9)
*

(Hình AP: Xe tang hoàng gia chở linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II đến Điện Buckingham tại Luân Đôn, thủ đô của Anh, ngày 13/9/2022.)

Giá khách sạn ở Luân Đôn và giá vé máy bay đến thủ đô của Anh tăng vọt trong lúc hàng trăm ngàn người đổ xô đến đó trước đám tang của Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 19/9/2022, có khả năng giúp cho hoạt động kinh doanh du lịch của thành phố dễ thở trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Cái chết của Nữ hoàng 96 tuổi hôm 8/9 đã kết thúc 70 năm ngự trị khiến bà đã trở thành quốc vương trị vì lâu nhất của nước Anh và là một trong những gương mặt nổi tiếng nhất thế giới với tư cách là quốc vương Anh duy nhất mà những người còn sống từng biết đến.

Theo ông Hayley Berg, nhà kinh tế hàng đầu của công ty khởi nghiệp du lịch Hopper, kể từ khi tin Nữ hoàng băng hà được loan ra, trung bình giá đặt phòng khách sạn ở Luân Đôn đã tăng lên 384 Mỹ kim/đêm từ 244 Mỹ kim/đêm.

Cơn sốt khách sạn diễn ra trong lúc dân chúng kéo về thủ đô để bày tỏ lòng thương tiếc và các đoàn đại biểu ngoại quốc đến dự tang lễ vào ngày 19 tháng Chín, nhà chức trách chuẩn bị cho một lượng người tham dự đông đảo.

Hàng trăm ngàn người dự kiến sẽ đến viếng linh cữu của bà suốt ngày đêm từ tối 14/9 đến đầu ngày 19/9.

Các khách sạn cao cấp - Claridge’s, Connaught, The Dorchester và Berkeley ở khu Mayfair sang trọng - đã hết phòng cho tối 18/9, theo trang web của các khách sạn.

Giá phòng ngày 12/9 đã vượt mức 1.200 bảng Anh (1.388 Mỹ kim) cho một khách sạn năm sao và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm ngày tới khi hệ thống khách sạn của thành phố đạt mức 95%, theo HotelPlanner.

Hơn 60% du khách là khách ngoại quốc, tổ chức này nói thêm.

Các chuỗi khách sạn tiêu chuẩn cũng hết phòng. Hơn một chục khách sạn vận hành bởi Whitbread ở trung tâm thành phố đã có khách đặt hết phòng, một cuộc nghiên cứu của Reuters cho thấy.

Travelodge, công ty có 78 khách sạn ở thủ đô, cho biết lượng đặt phòng tăng vọt từ khắp các nơi trên Vương quốc Anh.

Du Hành Sau Đại Dịch

Giá trung bình cho chuyến bay khứ hồi từ Hoa Kỳ đến Luân Đôn khởi hành vào ngày 15, 16 và 17/9 lần lượt là 1.120 Mỹ kim, 1.054 Mỹ kim và 967 Mỹ kim, dữ liệu của Hopper cho thấy. Trong khi mức giá trung bình cho một chuyến khứ hồi xuyên Đại Tây Dương là 710 Mỹ kim.

Du hành tăng trong lúc các quy định COVID được nới lỏng đã đẩy giá khách sạn lên mức kỷ lục trong mùa Hè này, theo dữ liệu từ công ty phân tích STR. Người Anh cũng chi mạnh tay cho các lễ kỷ niệm năm Bạch kim của Nữ hoàng Elizabeth trong bốn ngày cuối tuần vào tháng Sáu.

Đồng tiền Anh yếu hơn cũng đang thu hút mọi người từ ngoại quốc và dòng tiền đó có thể tạo ra động lực cho các nhà hàng, quán rượu và viện bảo tàng đang phục hồi sau đại dịch và trong lúc lạm phát tăng kỷ lục.

Còn quá sớm để ước tính mức độ ảnh hưởng của nó.

Ông Samuel Tombs, Kinh tế gia trưởng tại Pantheon Macroeconomics, cho biết hầu hết các doanh nghiệp có thể sẽ đóng cửa vào ngày 19/9, vốn đã được tuyên bố là ngày nghỉ lễ, hạn chế lợi nhuận cho lĩnh vực khách sạn và du lịch.

Tuy nhiên, nhiều người sẽ có thể bù đắp cho khoản này, như hầu hết họ đã làm vào tháng Sáu sau kỳ nghỉ bổ sung cho lễ Bạch Kim và các sự kiện tương tự trong quá khứ đã ảnh hưởng rất ít đến niềm tin của người tiêu dùng và quyết định chi tiêu của họ, ông nói.

Hiện tại, Pantheon dự báo GDP tháng Chín sẽ tăng 0,2% từ đám tang của Nữ hoàng.

Tân Vương Anh Tham Gia Lễ Tưởng Niệm Nữ Hoàng Elizabeth II Tại Edimburg

EDIMBURG (VNC) - Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 12/9/2022, Tân vương Anh, Charles III, đến Edimburg cùng hoàng gia tham gia lễ canh thức và tưởng nhớ thân mẫu của ông, cố Nữ hoàng Elizabeth II. Nghi lễ diễn ra tại nhà thờ lớn St Giles ở Scotland.

Linh cữu của cố Nữ hoàng Anh Elizabeth II, từ lâu đài Balmoral, Scotland, đã được đưa về Edimburg vào chiều Chủ Nhật (11/9). Thi hài của bà được quàn qua đêm tại phòng Ngai Vàng ở Holyrood, dinh thự chính thức của hoàng gia Anh tại Scotland và hôm nay được đưa đến Nhà thờ lớn St Giles để tổ chức nghi lễ. Từ Edimburg, thông tín viên Clea Broadhurst và Jad El Khoury của Đài RFI gửi về bài phóng sự:

Sau đi khi được rước qua hàng người đứng dọc hai bên đường từ Balmoral đến Edimburgh, linh cữu của Nữ hoàng đã được đưa đến điện Holyrood, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Scotland Nicola Sturgeon, cũng như hàng ngàn người. Tất cả đều lặng yên, nhiều người cầm hoa trên tay.

Trong đám đông, có bà Jackie, đôi mắt đẫm lệ. Bà chia sẻ: “Chúng tôi đến đây để tỏ lòng tôn kính tưởng nhớ Nữ hoàng, bởi vì chúng tôi kính yêu bà, chúng tôi trân trọng bà và chúng tôi muốn vinh danh bà. Nữ hoàng là một biểu tượng, bà tượng trưng cho tất cả những gì của Anh. Nữ hoàng giống như một người bà. Chúng tôi như mất đi một người bà của dân tộc. Tất cả chúng tôi đều yêu quý bà”.

Sarah Lee đến từ California. Bà muốn đến đây để trông thấy cảnh rước linh cữu của một nhân vật mang tính biểu tượng, mà bà đã lớn lên cùng. Bà nói: “Tôi đã luôn theo dõi mọi thông tin hình ảnh của bà, tôi đã luôn bị cuốn hút bởi hoàng tộc. Khi xem lễ đăng quang của Nữ hoàng được phát trên truyền hình, tôi đã đủ lớn và chính từ đó tôi bị cuốn hút. Khi đó, tôi chỉ là một cô gái trẻ, và rồi mọi chuyện đều trở nên rất tuyệt. Tôi đã đến đây từ trước và giờ tôi đang ở đây. Đây là một khoảnh khắc lịch sử”.

Ông James đến rất sớm, để chắc chắn là có được một chỗ ngồi, dù chỉ thoáng nhìn thấy đám rước linh cữu Nữ hoàng trong vài giây. Ông chia sẻ: “Nữ hoàng đã trị vì trong một thời gian rất dài và giờ thì bà đã ra đi. Và chúng tôi phải ở đây thì chúng tôi mới nhận ra tất cả những điều đó. Tôi thực sự muốn chứng kiến chuyến đi cuối cùng của Nữ hoàng tới Edinburgh. Đó là một dấu hiệu của lòng tôn kính”.

Đây là chuyến du hành cuối cùng của Nữ hoàng, trên nền một bản nhạc balad của xứ Scotland.

Ngày 13/9, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được chở bằng máy bay về Luân Đôn, rồi được đưa từ điện Buckingham đến điện Westminster và được quàn tại đó từ ngày 14 đến 19/9. Theo Reuters, bộ Văn Hóa Anh thông báo người dân có thể đến viếng Nữ hoàng Elizabeth II vào bất cứ giờ nào. Theo dự báo, sẽ có vài trăm ngàn người đến điện Westminster viếng Nữ hoàng.

Tân Quốc Vương Anh Ca Ngợi Quốc Hội Là ‘Công Cụ Sống’ của Nền Dân Chủ


(Hình AP: Vua Charles III của Anh quốc.)

LONDON (VOA) - Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm thứ Hai (12/9/2022), Vua Charles III gọi Quốc hội Anh là “công cụ sống và hơi thở của nền Dân chủ của chúng ta” khi ông nói chuyện với các nhà Lập pháp tại Hội trường Westminster, nơi ông cho biết đã từng đề nghị kết nối với mẹ ông - Nữ hoàng Elizabeth.

“Quốc hội là công cụ sống và hơi thở của nền Dân chủ của chúng ta”, Vua Charles nói trước khi các nhà Lập pháp và những người đồng cấp đứng lên hát quốc ca.

“Khi đứng trước quý vị ngày hôm nay, tôi không thể không cảm thấy sức nặng của lịch sử vây quanh chúng ta, và điều này nhắc nhở chúng ta về truyền thống quan trọng của nghị viện, mà các thành viên của cả hai Viện cống hiến hết mình với cam kết cá nhân vì sự thăng tiến của tất cả”.

Nhìn Từ Nước Úc: Tinh Thần Phục Vụ Của Hoàng Gia Anh

Phạm Phú Khải - VOA’s Blog (12/9)


(Hình AP: Quan tài Nữ hoàng Elizabeth được đưa từ lâu đài Balmoral đến cung điện Holyroodhouse, chuẩn bị cho tang lễ.)

Lãnh đạo hàng đầu quốc gia đầu tiên hết phải có tinh thần cống hiến và phục vụ. Có lẽ đây là một trong lý do chính mà qua bao nhiêu biến đổi thời cuộc, đa số người Anh, theo thống kê mới nhất là 62%, vẫn tiếp tục ủng hộ vai trò của hoàng gia Anh trong tương lai.

Khi nghe tin Nữ hoàng Anh Elizabeth II từ trần vào ngày 9 tháng Chín (2022), dù không ngạc nhiên vì tuổi thọ của bà, nhiều người Anh lẫn khắp nơi trên thế giới cũng không tránh sự bàng hoàng và xúc động.

Trong lịch sử Anh và thế giới, Nữ hoàng Elizabeth II là người trị vì lâu dài nhất nước Anh, và chỉ sau vua Louis thứ 14 của Pháp. Hiếm có người nào có sự ảnh hưởng sâu đậm, và để lại ấn tượng sâu sắc, không chỉ lên người dân Anh hay khắp nơi, mà còn lãnh đạo chính trị quốc gia tại Anh lẫn khắp thế giới.

Ngay cả cựu Thủ tướng Úc Ðại Lợi Malcolm Turnbull, người theo xu hướng Cộng hòa, cũng dành những lời lẽ tốt đẹp nhất cho Nữ hoàng. Turnbull nói rằng Nữ hoàng Elizabeth II là “một tấm gương lâu dài cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới”. Turnbull chia sẻ rằng Nữ hoàng nắm vững các vấn đề thời sự không kém bất kỳ Bộ trưởng Anh nào mà ông đã gặp trong chuyến thăm Luân Đôn…. Bà là tất cả những gì chúng tôi thấy: Rất quyến rũ, lưu tâm, hào phóng và hoàn toàn tận tâm với công việc, với tinh thần phục vụ. Bà đã cống hiến cả cuộc đời mình cho quốc gia, Vương quốc Anh, Khối thịnh vượng chung và các quốc gia khác như Úc Ðại Lợi v.v….

Cần phải nhắc lại rằng Turnbull là người lãnh đạo chính trong phong trào Cộng hòa tại Úc Ðại Lợi, từ năm 1993 đến 2000, từ đó đã dẫn đến cuộc Trưng cầu Dân ý năm 1999 để chọn nên tiếp tục nền Quân chủ Lập hiến, hay chuyển sang nền Cộng hòa. Cuộc trưng cầu dân ý năm 1999 không thành công vì nhiều nguyên do. Dù sao nền tảng dân chủ của Úc Ðại Lợi hoàn toàn không bị lung lay. Thật ra nó đã đứng vững trong khi bao quốc gia khác đã bị thử thách trong thời gian qua, kể cả Mỹ, vì ảnh hưởng của truyền thông xã hội, với nạn tin giả và thuyết âm mưu tràn ngập, lẫn xu hướng cường quyền đã nổi lên khắp nơi.

Trong bảy thập niên trị vì, Nữ hoàng Elizabeth II được xem là biểu tượng của sự ổn định qua nhiều thời đại thay đổi lớn lao, chứng kiến một đế quốc Anh hùng mạnh vào bật nhất thế giới lúc còn trẻ, để đến lúc bà qua đời, vai trò và tầm vóc của nước Anh đã thu nhỏ lại đáng kể. Tuy thế trước khi qua đời, bà vẫn là quốc trưởng của 14 quốc gia, chưa kể nước Anh, và lãnh đạo của 54 nước thành viên của Khối Thịnh vượng (Commonwealth) với dân số lên đến hơn 2 tỉ người. Bà đã chứng kiến và làm việc với 15 Thủ tướng Anh, 14 Tổng thống Mỹ, bắt đầu từ thời của Winston Churchill và Harry Truman năm 1952 cho đến Nữ Thủ tướng Anh Liz Truss, chỉ lên nhậm chức hai ngày trước khi Nữ hoàng qua đời, và Tổng thống Mỹ Joseph Biden.

Nhiều người, trong đó có một số bạn Việt của tôi, thắc mắc vì sao người Úc vẫn còn thờ phụng hoàng gia Anh? Họ cho rằng vai trò của hoàng gia ngày càng thu hẹp, không mang ý nghĩa đáng kể nào. Đi xa hơn, họ quan niệm rằng nó là một cản trở lớn để nước Úc, và một số quốc gia khác còn lại, chuyển đổi hẳn sang Cộng hòa, thay vì vẫn mang nhãn hiệu Quân chủ Lập hiến như bấy lâu nay?

Phần lớn những người đầu tiên đi thám hiểm và đến rồi định cư lập nghiệp tại Mỹ, Úc Ðại Lợi, Tân Tây Lan, và Gia Nã Ðại trong vòng bốn thế kỷ qua đều có nguồn gốc từ Anh quốc. Tất cả, hẳn nhiên, đều tự hào về nguồn gốc của mình. Người Mỹ gốc Anh đi xa hơn, không muốn theo chế độ quân chủ vì quyền lực hoàng gia Anh lúc đó đã lấn át quá mạnh lên giới quyền lực chính trị tại Mỹ. Do đó giới ưu tú quyền lực Mỹ đã làm một cuộc cách mạng để tuyên ngôn độc lập năm 1776, rồi xây dựng Hiến pháp và pháp luật kể từ năm 1789 với một quốc trưởng gọi là Tổng thống. Còn bốn quốc gia kia vẫn tiếp tục trung thành với mẫu quốc, vẫn duy trì phần lớn cấu trúc chính trị lưỡng viện tại Quốc hội, nhưng quốc trưởng vẫn là Quốc vương Anh. Các nước này không thấy có nhu cầu phải xóa bỏ vai trò của hoàng gia. Nhưng quyền lực của quốc vương phải được giới hạn. Hoàng gia là biểu tượng, là quốc hồn, nhưng mọi quyền lực chính trị đều phải nằm trong tay những người do dân bầu lên. Hoàng gia Anh đại diện cho bản sắc, sự thống nhất, niềm tự hào dân tộc, tạo ra cảm giác ổn định và liên tục v.v… cho quốc dân.

Từ thời Churchil phải lấy những quyết định sáng suốt và táo đạo để nước Anh cương quyết chống lại sự hung hăng và tàn bạo đối với nước Đức của Hitler, cho đến sự đối đầu của Âu Châu chống lại chủ nghĩa Cộng sản bành trướng và hăm dọa của Liên Xô, và sau này là một nước Nga của Putin độc tài và hiếu chiến, thì vai trò của hoàng gia Anh luôn quan trọng. Thủ tướng tài giỏi trong thời chiến của Anh như Churchill có thể thao lược về chính trị, và hiểu biết về quân sự. Nhưng điều đó không đủ. Người có thể huy động được toàn nước Anh, bất kể khuynh hướng chính trị nào, chính là hoàng gia Anh, mà đứng đầu lúc đó là Vua Albert, tức George VI. Do đó Churchill phải tìm đến sự ủng hộ và động viên tinh thần của nhà Vua. Đây là truyền thống chính trị rất đặc biệt của Anh, cái nôi của mọi nền Dân chủ, qua bản Magna Carta. Trước áp lực của khả năng nội chiến, kể từ năm 1215 đến 1225, Vua John của Anh phải đồng ý khẳng định rằng người đứng đầu quốc gia phải tuân theo pháp quyền và ghi lại các quyền tự do mà “những người tự do” nắm giữ. Magna Carta đã cung cấp nền tảng cho các quyền cá nhân trong luật học Anh-Mỹ. Nói cách khác, từ truyền thống này, các hoàng gia Anh đã hiểu biết vai trò, bổn phận lẫn chỗ đứng của mình trong xã hội trong từng thời đại. Nữ hoàng Elizabeth cũng hiểu rất rõ tâm thức của người dân và đã rất khéo léo xử sự. Chính Turnbull cũng ghi nhận rằng Nữ hoàng Elizabeth II nhận ra nếu chế độ quân chủ muốn tồn tại về mặt chính trị thì nó phải biến chuyển theo thời đại.

Nhưng có lẽ lý do lớn nhất mà vai trò của hoàng gia Anh vẫn tiếp tục được sự ủng hộ mạnh mẽ và được kính trọng trong lòng người Anh lẫn khắp nơi, như nhiều người Úc, là tinh thần phục vụ.

Trong bài phát biểu của Vua Charles sau khi nhậm chức vào ngày 10 tháng Chín, ông đã nhấn mạnh đến tinh thần phục vụ của Nữ hoàng Elizabeth II, người mẹ yêu dấu của ông, và tiếp tục cam kết phục vụ, như sau:

“Trong cuộc đời phục vụ của bà, chúng tôi thấy tình yêu truyền thống gắn bó, cùng với ôm ấp sự tiến bộ không hề sợ hãi, điều khiến chúng tôi trở nên vĩ đại với tư cách là các quốc gia. Tình cảm, sự ngưỡng mộ và tôn trọng mà bà truyền cảm hứng đã trở thành dấu ấn trong triều đại của bà.

… Với niềm tin đó và những giá trị mà nó truyền cảm hứng, tôi đã được nuôi dưỡng để trân trọng ý thức trách nhiệm đối với người khác, và tôn trọng cao nhất những truyền thống quý báu, quyền tự do và trách nhiệm của lịch sử độc đáo và hệ thống chính phủ nghị viện của chúng ta.

… Và bất cứ nơi nào bạn có thể sống ở Vương quốc Anh, hoặc trong các vương quốc và lãnh thổ trên khắp thế giới, và bất kể bạn có xuất thân hay tín ngưỡng, tôi sẽ cố gắng phục vụ bạn với lòng trung thành, sự tôn trọng và tình thương, như tôi đã có trong suốt cuộc đời mình...”.

Hiến pháp, của Anh lẫn Úc Ðại Lợi, Gia Nã Ðại, Tân Tây Lan, cho phép quốc trưởng (Head of State) nhiều quyền hành, để trong trường hợp đặc biệt họ có thể sử dụng đến. Nhưng những người như Nữ hoàng Elizabeth II không thấy có nhu cầu phải sử dụng đến. Họ biết rõ quyền lợi của quốc gia, và tin tưởng về hệ thống dân chủ, và ý thức lẫn dân trí của người dân, nên tôn trọng nguyện vọng của người dân lẫn đại diện của dân. Tuy có quyền lực tối cao nhưng họ không bao giờ lạm dụng. Sức mạnh của họ đã nằm trong tư cách và đạo đức, và nó đứng trên chính trị. Quan trọng nhất, họ không những không lạm dụng quyền lực. Họ dùng nó để phục vụ cho lợi ích của người dân và của đất nước.

Lãnh đạo hàng đầu quốc gia đầu tiên hết phải có tinh thần cống hiến và phục vụ. Có lẽ đây là một trong lý do chính mà qua bao nhiêu biến đổi thời cuộc, đa số người Anh, theo thống kê mới nhất là%62, vẫn tiếp tục ủng hộ vai trò của hoàng gia Anh trong tương lai.


Ngạc Nhiên Đến Bất Ngờ: Tin Tức Dày Đặc Về Nữ Hoàng Trên Truyền Thông CS Việt Nam!

Trần Đông A - VOA’s Blog (12/9)


(Hình AP: Quan tài Nữ hoàng Elizabeth trên đường từ cung điện Balmoral đến Holyroodhouse.)

Chút hoài niệm lẫn nỗi luyến tiếc quá khứ cũng có thể là cội nguồn tình cảm của dân Việt Nam với nước Anh Quân chủ Lập hiến.

Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị đã nói chuyện với Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh trong lễ trình quốc thư: “Các hoàng tử và công chúa con tôi đều rất yêu Việt Nam và có nhiều chuyến đi tới Việt Nam. Riêng Hoàng tử Andrew còn đặc biệt thích mua các món đồ Việt Nam từ tranh vẽ, gốm sứ trang trí… và đem về treo khắp cung điện”.

Truyền thông Việt Nam đã liên tục đưa tin và bình luận về sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị (Nữ hoàng). Rất nhiều báo, cho đến hôm nay vẫn để hình bà ở vị trí số một trên trang nhất của mình. Các tờ như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VnExpress, Dân Trí, Zing.news... đều chạy tít lớn về sự qua đời của Nữ hoàng. Tuổi Trẻ và Zing đặt tiêu đề “Nữ hoàng Anh Elizabeth II băng hà”, Thanh Niên và VnExpress dùng từ “qua đời” và một số báo khác sử dụng từ “tạ thế”. Báo chí đưa tin dày đặc và trọng thị, điểm lại cuộc đời, sự nghiệp của bà suốt 70 năm trị vì, cùng những hình ảnh đánh dấu các cột mốc của đời bà cũng như cách thức “Chiến dịch cầu Luân Đôn” hoạt động và phản ứng của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đối với tin này…Tất cả những điều vừa liệt kê là một hiện tượng lạ. Kể cả những lời chia buồn của người Việt Nam sống, làm việc và học tập ở Anh quốc hay những người có những kỷ niệm riêng với Nữ hoàng cũng được báo chí trong nước đưa tin. Xưa nay, truyền thông Việt Nam chưa dành cho bất cứ một nguyên thủ ngoại quốc nào một sự kính trọng và những tình cảm nồng hậu như thế.

Dòng Nước Ngược Không Đáng Có

Rồi một ngạc nhiên bất ngờ không kém, nhưng theo hướng ngược lại với xu thế vừa kể trên, mà nếu như không hạn chế hoặc ngăn chặn, có thể sẽ ảnh hưởng tới mối bang giao tốt đẹp giữa Việt Nam với Vương quốc Anh, thậm chí với cả Hoàng gia Luân Đôn. Vào sáng 9/9, nữ diễn viên kiêm người mẫu Châu Bùi (tên thật là Bùi Thái Bảo Châu) bị khá nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng sau khi cô đăng tải dòng trạng thái đau buồn, tiếc thương Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị vừa mới băng hà. Trong status của mình, cô trích dẫn một câu nói của người phụ nữ có 70 năm trên cương vị đứng đầu Hoàng gia Anh: “Thước đo chính xác nhất cho những hành động của chúng ta chính là thời gian tồn tại của những điều tốt đẹp mà ta có”, rồi kết “Tạm biệt Người”. Thế là Châu Bùi bị rất nhiều người công kích. Họ phê phán cô “sính ngoại” và quên mất lịch sử nước nhà cũng như thái độ của Hoàng gia Anh quốc đối với Việt Nam trong quá khứ. Có ý kiến hồ đồ đên mức, cho rằng Nữ hoàng Elizabeth ủng hộ hai cuộc xâm lăng của Pháp ở Việt Nam.

Nhưng cũng ngay lập tức đã có rất nhiều ý kiến phê phán đám “dư luận viên” càn rỡ, mở mang đầu óc cho họ rằng, khi Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ nhất, ngày 1/9/1858, Nữ hoàng chưa ra đời nên bà không thể có thái độ ủng hộ được. Còn khi Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ hai, tức ngày 23/9/1945 thì Nữ hoàng chỉ mới 19 tuổi, chưa tiếp nhận vương vị nên bà cũng không thể có ý kiến ủng hộ như bộ phận cộng đồng mạng Việt Nam gán ghép. Điều đáng buồn là, sau khi nhận được nhiều ý kiến phản đối dòng trạng thái của mình, Châu Bùi – nữ diễn viên từng lọt vào “30 Under 30 Asia 2021” (30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Á Châu) do tạp chí Forbes bình chọn – đã vội xóa status của cá nhân, đồng thời đưa ra lời xin lỗi về việc phát ngôn “thiếu cẩn trọng” của mình. Từ Đức quốc, nhà văn Võ Thị Hảo nói rằng, cô đọc một số bình luận về dòng trạng thái của Châu Bùi mà cảm thấy “rùng mình ghê sợ” vì “lối chẹn họng và ý đồ vu cáo tàn nhẫn” trong các bình luận đó. “Mấy năm gần đây, ngành an ninh và tuyên giáo Việt Nam sử dụng lực lượng dư luận viên dùng mạng xã hội tấn công, nhằm nô lệ hóa, chia rẽ, gây thù hận giữa con người và các quốc gia”, nữ nhà văn bày tỏ.

Nữ Hoàng Được Ngưỡng Mộ ở Việt Nam

Sự ngưỡng mộ đối với Nữ hoàng ở Việt Nam xuất phát từ một quan niệm rất bình dân (common sense): Bà là hiện thân của một vị “Vua hiền”. Dĩ nhiên, triết lý phương Đông bao giờ cũng trọng “vua sáng tôi hiền”. Có vua sáng tôi hiền thì mọi chuyện hanh thông. Tuy nhiên, để đạt được cả hai tiêu chí đó cùng một lúc là rất khó, cho nên khi nhìn lại lịch sử, nếu có được một vị “Vua hiền” thì bá tính đã mãn nguyện lắm rồi. Nữ hoàng là người có phẩm cách như vậy. Bà đóng vai nguyên thủ quốc gia một cách bình thản lặng lẽ; dùng những lời ái ngữ vừa phải; mọi cử chỉ, hành vi đều có chừng mực như thể tất cả đã được quy định trước; nhưng bà biểu lộ rất thoải mái, tự nhiên, như thể đã được sinh ra để sống đúng theo nền nếp đó. Trước mắt dân chúng, bà không bao giờ tự biểu lộ cá tính, ngoài thú vui yêu chó và ngựa đua. Nhiều người Việt Nam cảm thấy, Nước Anh may mắn có một người lãnh đạo đứng đầu, trong 70 năm làm biểu tượng vững vàng khi quốc gia trải qua bao sóng gió.

Bà là một Nữ hoàng có một không hai. Bình luận từ tờ Tuổi Trẻ có đoạn: “Các đài truyền hình lớn của Anh, trong đó có BBC, đã ngừng phát sóng chương trình thường nhật và thay bằng chương trình tin tức đặc biệt. Người dẫn chương trình mặc âu phục đúng theo quy định khi có một thành viên cấp cao Hoàng gia qua đời, các hãng thông tấn đưa nội dung tóm tắt cuộc đời Nữ hoàng…. Trị vì trong 70 năm liên tục, Nữ hoàng Elizabeth II là quân vương có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch sử Vương quốc Anh. Kỷ lục trước đó thuộc về Nữ hoàng Victoria nắm giữ với 63 năm 7 tháng Hai ngày trị vì tính đến năm 1901”. Tờ VnExpress viết: “Trong thời gian trị vì, bà chứng kiến nhiều biến động của thế giới, từ Chiến tranh Lạnh đến vụ tấn công khủng bố 11/9, từ biến đổi khí hậu đến đại dịch Covid-19, từ những bức thư tay và tàu hơi nước đến email và thám hiểm không gian. Bà được coi là hiện thân sống động của nước Anh thời hậu chiến và là sợi dây liên kết giữa hiện tại và quá khứ”, tờ VnExpress ghi nhận.

Dân Việt, đặc biệt là lớp trẻ vốn có một lớp người khá lãng mạn. Dân tình quan tâm đến “câu chuyện tình cổ tích” của Nữ hoàng Elizabeth cùng Hoàng thân Philip. Nữ hoàng Elizabeth II phải lòng người đàn ông của cuộc đời mình ở tuổi 13 và trong 74 năm hôn nhân, họ cùng làm nên câu chuyện tình lãng mạn nhất Hoàng gia Anh. Những khoảnh khắc trong cuộc hôn nhân kéo dài hơn bảy thập niên giữa hai người cũng là đề tài được dư luận Việt Nam chia sẻ trên mạng xã hội. “Hôn nhân giữa Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip là một trong những cuộc hôn nhân hoàng gia bền chặt nhất trong lịch sử. Trong 74 năm bên nhau, cả hai đã chứng kiến nhiều biến đổi của xã hội Anh và cùng nhau trải qua các cuộc khủng hoảng trên thế giới… Hơn 7 thập kỷ đồng hành bên nhau, hai người có 4 người con, 9 cháu và 8 chắt. Trước khi băng hà, Nữ hoàng nhiều lần thừa nhận sự ảnh hưởng sâu sắc của Hoàng thân Philip đối với bà, gọi chồng là ‘sức mạnh và là chỗ dựa’ của bà. Việc ông ra đi vào năm 2021 để lại ‘khoảng trống lớn’ trong lòng Nữ hoàng”, trang Zing.news viết.

Không lấy làm lạ, dù có một chút lùm xùm như vụ Châu Bùi nói ở trên, tin Nữ hoàng tạ thế vẫn chiếm sóng dày đặc trên truyền thông Việt Nam, còn xuất phát từ vài ba nguyên nhân nữa. Quan hệ ngoại giao và các lĩnh vực khác với xử sở sương mù, khiến Anh quốc nay là một trong những đối tác chiến lược hàng đầu của Hà Nội. Ở trong nước, có thể không nhiều người biết Hoàng gia Anh rất hiếm khi can thiệp vào chính trường, nhưng thấy quan hệ với nước Anh tốt, có phần ngộ nhận, dân Việt nhìn chung đem lòng kính trọng Nữ hoàng. Và có thể cũng vì quan hệ ngoại giao hữu hảo nên Ban Tuyên giáo “thả dàn” cho báo chí được một dịp thoải mái…. Người Việt nào không thích thú được nghe thuật lại sự hào hứng của Nữ hoàng khi bà nói chuyện với Đại sứ Việt Nam trong lễ trình quốc thư: “Các hoàng tử và công chúa con tôi đều rất yêu Việt Nam và có nhiều chuyến đi tới Việt Nam. Riêng Hoàng tử Andrew còn đặc biệt thích mua các món đồ Việt Nam từ tranh vẽ, gốm sứ trang trí… và đem về treo khắp cung điện. Có cả một bộ sưu tập tranh Việt Nam trong Hoàng gia Anh”.

Vấn Vương Một Chút Hoài Niệm

Chút hoài niệm lẫn nỗi luyến tiếc quá khứ cũng có thể là cội nguồn tình cảm của dân Việt Nam với nước Anh Quân chủ Lập hiến. Trong sâu thẳm “văn hóa chính trị” của một giới nào đó, sau những cố gắng bất thành khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại) ra làm Cố vấn Tối cao cho chính phủ VNDCCH, vẫn có những trao đổi trong diện hẹp về mô hình “Quân chủ Lập hiến” tại sao lại thất bại ở Việt Nam. Giả sử Hồ Chí Minh thành công, ngay từ hồi bấy giờ thiết kế được mô hình như thế, liệu Việt Nam có thể tránh được các cuộc chiến tranh trong lịch sử cận và hiện đại không? Không nói đâu xa, mỗi lúc ai đó đi công tác hoặc du lịch qua hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam là Lào và Cam Bốt, khi về nước cũng kể về những ưu việt của hai nước lân bang. FB Vương Trí Nhàn từng tâm sự: Về tâm lý thôi mà nói, ông thường rất ái ngại, không dám đi du lịch các nước giàu có bên trời Tây. Lý do là vì đi về chỉ thấy buồn, sao ở đó người ta sướng thế, tử tế thế, mà nước mình con người hư hỏng và xã hội trì trệ đến thế? Có lần đọc Giáo sư Hà Văn Tấn, bàn về sự hấp dẫn của sử, đại ý là đọc sử để hiểu những ngu ngốc của thời xưa, do đó dễ dàng chịu đựng hơn những ngu ngốc của thời nay.

Vương quốc Anh của Nữ hoàng theo chế độ Quân chủ Đại nghị, cũng như nhiều chế độ Quân chủ Lập hiến hay đại nghị khác trên thế giới, nhất các nước Âu Châu, là những quốc gia hòa bình “dân giàu nước mạnh”. Ở các nước Ả rập hay Á Châu, nội tình các xứ này cũng khá bình ổn, nếu so sánh với các nước chủ trương “bài phong” mà nội chiến xẩy ra như cơm bữa. Nước Nhật, không nói làm chi, vì sắc dân Nhật đồng nhất và Hiến pháp ở đây do Mỹ viết ra. Mã Lai, Thái Lan, hai vương quốc này được thành hình với dân chúng gồm nhiều chủng tộc khác nhau (về tôn giáo, nguồn gốc, khuynh hướng chính trị…), nhưng nội bộ của họ không có nhiều xung đột. Các chế độ Quân chủ Lập hiến hay Quân chủ Đại nghị cần được các lý thuyết gia chính trị quan tâm nhiều hơn. Nhất là ở các quốc gia mà mâu thuẩn sắc tộc, tôn giáo, vùng miền, chính kiến… khiến quốc gia không thể phát triển.

2 tin nóng email mot.docx

Không có nhận xét nào: