Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Tên Cướp Biển Họ Tập Đang Phải Đối Mặt Với Những Thách Thức Mới Chống Lại Chủ Nghĩa Đế Quốc Của Hắn ở Biển Đông - DSLV


Được gói trọn trong chủ nghĩa đế quốc mới, Trung cộng đã tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Chẳng cần để ý vào tên gọi, gây hiểu lầm "South China Sea", của vùng Biển Đông, chỉ cần nhìn vào bản đồ 9-đoạn mà Trung cộng đã tuyên bố kiểm soát hoàn toàn về tài nguyên như cá, mỏ dầu và chủ quyền chính trị, mà trên phương diện địa lý và chủ quyền bờ biển được ấn định rất rõ ràng bởi quốc tế, thì chắc chắn là không có lợi cho Trung cộng. Hiện nay, chế độ toàn trị và "ỷ mạnh hiếp yếu" của Tập Cận Bình đang phải đối mặt với một vấn đề ngày càng tăng. Đó là sự phẫn nộ trước sự ngạo mạn và bắt nạt khi họ Tập tuyên bố quyền kiểm soát của Trung cộng đối với Biển Đông; ngày càng nhiều quốc gia đang đẩy mạnh sự chống lại gã khổng lồ cộng sản.
<!>
Có những chiều hướng chính trị đang thay đổi, như Việt Nam đang tăng cường hợp tác với Hải Quân Hoa Kỳ và thực hiện những nỗ lực mới để bảo vệ những quyền lợi của họ ở vùng biển này. Người ta kỳ vọng phía Hoa Kỳ sẽ tăng cường sự hỗ trợ khả năng quân sự cho Việt Nam, thậm chí có thể mua một số tàu ngầm Shortfin Barracuda của Pháp cho Hà Nội. Không có gì khó hiểu khi nghĩ rằng một ngày không xa, Hoa Kỳ và Việt Nam có thể đồng ý về quan hệ đối tác an ninh để chống lại Trung cộng.

Trong khi đó, thành viên của nhóm Đối Thoại An Ninh Tứ Giác, the QUAD (Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản), cũng đang thực hiện các bước mới để tăng cường các phương tiện quân sự, và sự sẵn sàng chính trị của họ để chiến đấu cùng với Hoa Kỳ nếu chiến tranh xảy ra. Việc Australia trở thành thành viên của hiệp ước tàu ngầm AUKUS cho thấy quốc gia này được hưởng lợi từ khả năng của tàu ngầm hạt nhân (nguyên tử).

Các quốc gia khác như Singapore và Malaysia cũng đang bày tỏ mối quan ngại với Bắc Kinh, mặc dù thường xuyên với tính cách riêng tư hơn là công khai.

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả các tin tích cực.

Sau nhiều năm theo đuổi ảo tưởng tôn kính Bắc Kinh để được an thân, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chuẩn bị rời nhiệm sở. Thật không may, người có nhiều triển vọng kế nhiệm Duterte trong cuộc bầu cử vào tháng 5 tới đây, Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr., dường như quyết tâm tán thành sự phục tùng của quốc gia ông trước Bắc Kinh. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ sẽ phải xem xét lại khả năng tồn tại lâu dài của mối quan hệ an ninh với Philippines. Manila không thể giữ được lợi ích an ninh và thương mại của một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ nếu họ quyết định trở thành một chế độ bù nhìn của kẻ thù lớn nhất của Hoa Kỳ là Trung cộng.

Chiến lược đích thực của Hoa Kỳ là gì?

Hoa Kỳ đã nhận thức được một nguồn tài nguyên rất lớn. Khu vực Biển Đông cho thấy một nguồn thương mại hàng năm ước tính khoảng 3.4 nghìn tỷ USD. Quan trọng hơn cả là đặc tính quốc tế vẫn được giữ lại của nó, và đây là trọng tâm của nguyên tắc vận chuyển hàng hải tự do từ sau Thế chiến thứ hai.
Giống như chính quyền Trump, chính quyền Biden đã tiếp tục tăng cường sự hiện diện và khả năng của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực Biển Đông. Thật không may, Tổng thống Joe Biden đã quá thận trọng khi thúc đẩy Lầu Năm Góc (Bộ Quốc Phòng) thực hiện các cải cách mà Mỹ cần áp dụng để tối đa hóa tiềm năng chiến đấu của họ. Chẳng hạn, ý muốn của Hải quân về việc bành trướng số lượng và hoạt động của hàng không mẫu hạm là sự liều lĩnh và có nguy cơ gây ra thảm họa quân sự. Biden nên làm việc với Quốc hội để ngăn cản những vấn đề này trước khi chiến tranh xảy ra (một điều tích cực: Thủy quân lục chiến đang thực hiện công việc cải tiến tuyệt vời để tăng cường sức mạnh chiến đấu hữu hiệu hơn để chống lại Trung cộng).

Tuy nhiên, ngoại trừ Philippines, không quốc gia nào khác có chút nghi ngờ gì về việc đế quốc Trung cộng đang phải đối mặt với sự phản đối ngày càng gia tăng. Nếu Mỹ có thể liên kết vấn đề này với phạm vi rộng lớn hơn của việc họ Tập vi phạm trật tự quốc tế - về nhân quyền, đánh bắt hải sản quá mức, trộm cắp tài sản trí tuệ, hoạt động gián điệp hung hãn, cưỡng bức thương mại, v.v. - thì Bắc Kinh có thể nhận ra rằng chi phí cho hành động hiện nay của họ lớn hơn những lợi ích có thể thu nhận được.

Ít nhất, họ Tập sẽ phải hành động một cách thận trọng hơn.

Lâm Viên
Nguồn:

Xi the pirate faces new challenges to his South China Sea imperialism

Không có nhận xét nào: