Bí ẩn về sự ra đời của vũ trụ: Sinh tồn không phải là mục đích cuối cùng, tồn tại của vũ trụ là cho phép con người có cơ hội thăng hoa? (Ảnh: Freepik)
Mục lục bài viết Các nhà khoa học Harvard: Vũ trụ là sản vật của sinh mệnh cao tầng Mạng vũ trụ so với mạng tế bào thần kinh - Thiên – Nhân hợp nhất
Từ viễn cổ, con người đã ngưỡng vọng thinh không, cảm thụ được sự bao la vô biên của vũ trụ, và không khỏi suy tư về một câu hỏi, vũ trụ đã được sản sinh như thế nào…Trong các nền văn minh xa xưa của phương Đông và phương Tây, đều lưu truyền những truyền thuyết thần thoại sáng thế của chư Thần, tin rằng vũ trụ là nơi các chư thần cư ngụ.
<!>
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học thực nghiệm phương Tây, các nhà khoa học quan sát vũ trụ thông qua kính viễn vọng thiên văn có bội số càng ngày càng cao, cũng chưa phát hiện ra Thần giới mà cổ nhân mô tả, do đó họ đã từ giác độ vật chất thuần túy mà phát triển ra một bộ vũ trụ quan mới. Hiện tại, nhiều người nhìn nhận rằng vũ trụ của chúng ta là được hình thành từ một vụ nổ lớn cách đây 13,82 tỷ năm. Nhưng càng thâm nhập nghiên cứu, các khoa học gia đã kinh ngạc khi phát hiện rằng, sự tình nguyên lai không đơn giản như vậy.
Xin chào mọi người, chào mừng các bạn đến khám phá Những bí ẩn chưa được giải đáp. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những phát hiện mới nhất của các nhà khoa học về vũ trụ của chúng ta.
Các nhà khoa học Harvard: Vũ trụ là sản vật của sinh mệnh cao tầng
Cách đây vài tháng, tạp chí danh tiếng của Mỹ là Scientific American (Người Mỹ khoa học) đã đăng một bài báo chuyên đề có tên “Was our university created in a Laboratory?” (Liệu vũ trụ của chúng ta được tạo ra trong một phòng thí nghiệm?). Bài báo đưa ra một giả thuyết bom tấn rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống có thể là do sinh mệnh cao tầng tạo ra. Tác giả của bài báo này không hề tầm thường, ông là Avi Loeb, chủ tịch tiền nhiệm Khoa Thiên văn học của Đại học Harvard, giám đốc Sáng kiến Lỗ đen (Black Hole Initiative) của Harvard, và Sở trưởng Sở nghiên cứu Lý luận và Tính toán Vật lý Thiên thể Harvard-Smith.
Avi Loeb, chủ tịch tiền nhiệm Khoa Thiên văn học của Đại học Harvard, giám đốc Sáng kiến Lỗ đen (Black Hole Initiative) của Harvard, và Sở trưởng Sở nghiên cứu Lý luận và Tính toán Vật lý Thiên thể Harvard-Smith.
Ông Loeb tin rằng: “Vũ trụ của chúng ta là một không gian theo một số bình diện nào đó của năng lượng tĩnh vị linh, các nền văn minh cao cấp có khả năng có khoa học kỹ thuật cao, thông qua kỹ thuật lượng tử toại xuyên bằng không tạo ra vũ trụ.
Thế nào là “Lượng tử toại xuyên”? Theo cơ học kinh điển, nếu một quả bóng nhỏ gặp chướng ngại vật, nếu muốn đi qua, nó phải leo qua chướng ngại vật đi mới được. Từ giác độ năng lượng mà xét, nếu động năng E của quả bóng nhỏ hơn thế năng V của chướng ngại vật, thì nó đi qua không nổi. Thuyết pháp này rất phù hợp với tri thức thông thường của chúng ta, do đó mọi người đều cảm thấy thuyết pháp này rất đúng. Thế nhưng tại thế giới vi quan của cơ học lượng tử, mọi thứ đều phát sinh biến hóa. Nghiên cứu phát hiện, trong tình huống năng lực tự thân không đủ, lạp tử vi quan tự nhiên có một khái suất năng nhất định có thể xuyên qua chướng ngại vật. Điều này nghe rất giống “Thuật xuyên tường”.
Loeb tin rằng, mặc dù lý luận hiện tại của nhân loại không cách nào kết hợp cơ học lượng tử và cơ học kinh điển với nhau, nhưng sinh mệnh trí huệ cao cấp có thể liễu giải được những bí ẩn bên trong, từ đó có được năng lực sáng tạo ra vũ trụ. Nếu quả như vậy, lý luận cơ học lượng tử của các nhà nghiên cứu khoa học và Sáng Thế Chủ mà các tôn giáo đề cập thực sự là một khái niệm thống nhất.
Điều này không chỉ giải thích nguồn gốc của vũ trụ sở tại của chúng ta, mà còn thuyết minh rằng vũ trụ của chúng ta cũng là một cá thể sinh mệnh, cũng có chu kỳ sinh mệnh, các đặc tính trọng yếu thông qua các phương thức nào đó tương truyền từ thời đại này này sang thời đại khác. Tiến thêm một bước mà nói, ý nghĩa sự tồn tại của vũ trụ này không chỉ là vì cho nhân loại tồn tại bên trong nó, mà là để cung cấp một hoàn cảnh cho phép sinh mệnh trong đó có thể thăng hoa, cuối cùng thăng cấp lên thành sinh mệnh cao cấp, có năng lực sáng tạo ra vũ trụ mới. Từ giác độ này mà nhìn, sự cao hay thấp của tầng thứ văn minh không hoàn toàn được đo lường bởi nó sở hữu bao nhiêu năng lượng, mà có lẽ được đo lường bằng năng lực mà nó khai sáng không gian sinh tồn mới.
Loeb cũng phân loại sinh mệnh thành đẳng cấp. Sinh mệnh có năng lực sáng tạo thế giới là sinh mệnh loại A. Sinh mệnh có thể cải tạo hoàn cảnh sinh tồn của bản thân là sinh mệnh loại B – ví như điều chỉnh hoàn cảnh Địa Cầu sao cho không có Mặt Trời vẫn có thể sinh tồn. Sinh mệnh loại C cũng giống như nhân loại, là sinh mệnh sinh sống, phát triển và tuân thủ không gian do sinh mệnh cao cấp tạo ra. Sinh mệnh loại D là sinh mệnh bất hảo dám làm những việc xấu ác. Loeb tin rằng nếu nhân loại tiếp tục làm việc ác, phá hoại hoàn cảnh Địa Cầu, thậm chí có khả năng sẽ bị đọa lạc thành sinh mệnh loại D. Do đó, theo quan điểm của Loeb, nhân loại nên khiêm tốn và cung kính nghiên cứu vũ trụ, tìm kiếm con đường thăng hoa tầng thứ sinh mệnh, nếu không có thể sẽ phải trải qua kinh nghiệm mà loài khủng long từng gặp – một khi thảm họa ập đến, họ sẽ bị hủy diệt.
Mạng vũ trụ so với mạng tế bào thần kinh
Nếu những gì Loeb đề xuất chỉ là một chủng lý luận, thì nghiên cứu phát hiện của nhà vật lý thiên văn Franco Vazza và của nhà giải phẫu thần kinh Alberto Feletti còn khiến người ta kinh ngạc hơn.
Vazza và Feletti đã xuất bản một bài báo trên tạp chí “Frontiers in Physics” (Tiên phong vật lý) vào cuối năm 2020, trình bày chi tiết về sự tương tự giữa Mạng vũ trụ của các thiên hà (Cosmic Web of galaxies) và mạng lưới các tế bào thần kinh (the network of neuronal cells), khiến người ta còn kinh ngạc hơn.
Bộ não của nhân loại chúng ta có thể nói là một trong những kết cấu phức tạp nhất thế giới. Căn cứ theo nghiên cứu hiện nay, hệ thống thần kinh của bộ não có 86 tỷ tế bào thần kinh, chúng tiếp thụ tín hiệu mà công năng cảm quan truyền đến, sau đó thông qua hệ thống thần kinh mà phát ra các tín hiệu khác nhau đến các bộ phận khác nhau của cơ thể để thực hiện các phản ứng khác nhau. Giữa các tế bào thần kinh, dựa vào các kết nối thông tin tương hỗ, gọi là “trục đột” (axion) và thụ đột (dendrites), tạo thành một mạng lưới thần kinh cự đại. Trong mạng lưới này có bao nhiêu kết nối? 100 nghìn tỷ.
Vậy tình huống của vũ trụ thì sao? Như chúng tôi đã từng giới thiệu trong chuyên mục “Ánh sáng và thế giới vô hình mà mắt người nhìn không tới” trước đây, các nhà khoa học lấy Trái Đất làm trung tâm, hướng ra bốn phương tám hướng, gọi phạm vi có thể quan trắc xa nhất là “Vũ trụ khả kiến” (vũ trụ có thể nhìn thấy), thì phạm vi này là một quả cầu có đường kính được cho là cách chúng ta 92 tỷ năm ánh sáng.
“Vũ trụ khả kiến” này chứa hàng trăm tỷ đến hàng nghìn tỷ thiên hà. Những thiên hà này, giống như Hệ Ngân Hà của chúng ta, được tạo thành từ hàng tỷ ngôi sao, bản thân chúng được phân tổ lại thành các cụm tinh hệ khác nhau. Hệ Ngân Hà của chúng ta là một phần của Cụm tinh hệ Bản địa (Local Group), bao gồm các thiên hà Andromeda và Triangulum lân cận, cũng như 50 thiên hà khác. Những thiên hà này lần lượt là một bộ phận của một cụm thiên hà lớn hơn được gọi là Cụm Siêu tinh hệ Thất Nữ (Virgo Supercluster).
Cảnh tượng ngoạn mục của biển dưới bầu trời đêm tím ngát chi chít những vì sao.
Khi nhìn lên tinh không, người ta dễ tưởng rằng vũ trụ là trống rỗng, giữa thiên hà với thiên hà là hư không. Trên thực tế, không gian giữa các thiên hà không phải là hư không, mà có các sợi tơ vật chất phổ thông và vật chất tối (vật chất mắt người không thể nhìn thấy) kéo dài hàng triệu năm ánh sáng. Thông qua phương thức này, vũ trụ có thể được nhìn nhận như một mạng lưới các cụm thiên hà cự đại, mà tất cả các thiên hà đều được kết nối tương hỗ với nhau giống như một mạng lưới tế bào thần kinh trong đại não, nên mạng lưới này được gọi là mạng vũ trụ.
Nghiên cứu phát hiện, so với các mạng sinh học và vật lý khác, chẳng hạn như nhánh cây, biến hóa động năng hình thành tầng mây, dòng chảy của nước, thì kết cấu của mạng thần kinh và mạng vũ trụ càng tương tự. Những mạng lưới khác về bản chất là thuộc về phân dạng (Fractal). Ý nghĩa là gì? Đồ hình phân dạng là có cấu trúc tự đồng dạng, nghĩa là vô luận bạn quan sát ở tỷ lệ, quy mô nào thì chúng trông đều như nhau. Mà mạng thần kinh và mạng vũ trụ từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn thì hoàn toàn bất đồng. Ví như, chỉnh thể bộ não người và mạng thần kinh trông hoàn toàn khác nhau, và hệ Mặt Trời so với mạng vũ trụ cũng không có một điểm nào giống nhau. Vazza và Feletti lập luận rằng, điều này có nghĩa là, mặc dù mạng thần kinh và mạng vũ trụ có kích thước hoàn toàn khác nhau, và quá trình hình thành cũng khác nhau, nhưng có khả năng tồn tại một loại nhân tố nào đó dẫn đến hai mạng này có phương thức phát triển và trưởng thành tương tự nhau.
Tuyên bố này vô tình trùng khớp với luận điểm của một bài báo đăng trên Scientific Reports (Báo cáo khoa học), một tập san của tạp chí Nature vào năm 2012. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Diego, đã phân chia vũ trụ thành những đơn nguyên phi thường nhỏ, gọi là lượng tử thời không (quanta of space-time), so với hạt hạ nguyên tử (subatomic particle) thì còn nhỏ hơn. Họ thông qua các trình mô phỏng điện não phát hiện rằng, tùy theo sự tăng trưởng của vũ trụ, thời không cũng tăng trưởng, cuối cùng liên kết với nhau thành một mạng lưới. Mà tế bào thần kinh đại não phát triển cũng như vậy, trong quá trình sinh trưởng dần dần kết thành một mạng lưới, đồng thời đối với tiết điểm của những kết nối đã có và những tiết điểm mới tương tự mà tiến hành điều phối và cân bằng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, một số định luật căn bản chưa được phát hiện có thể chi phối sự phát triển hệ thống kết mạng lớn lớn nhỏ nhỏ khác nhau.
Hãy quay trở lại nghiên cứu của Vazza và Feletti, họ cũng tìm thấy một điểm tương đồng thú vị giữa mạng thần kinh và mạng vũ trụ. Những bộ phận thực sự khởi tác dụng của mạng lưới này chỉ chiếm khoảng 25% thể tích của nó, ví như trong đại não có chứa 77% là nước, còn trong mạng vũ trụ thì vật chất tối chiếm tới 73%, hai thứ này đều không phải là một bộ phận riêng biệt trong mạng lưới, mà nó được nhìn nhận là vật chất thụ động hoặc năng lượng thụ động.
Còn có nhiều phát hiện thú vị hơn. Vazza và Feletti phát hiện ra rằng, lượng dữ liệu máy tính cần thiết cần dùng để mô phỏng một mô hình vũ trụ và lý luận cực hạn tồn trữ ký ức của não người là tương đương. Điều này thuyết minh rằng, về mặt lý thuyết mà nói, nhân loại tương lai có thể quan trắc đại bộ phận của kết cấu vũ trụ tồn trữ trong chính đại não của họ. Hoặc là, điều càng khiến người ta ngạc nhiên hơn là, mạng vũ trụ, về mặt lý luận, có thể tồn trữ dữ liệu kinh nghiệm một đời của nhân loại.
Thiên – Nhân hợp nhất
Xem đến đây, chúng ta hãy cùng nhau mở mang đầu óc, mọi người có cảm giác rằng có khả năng vũ trụ của chúng ta kỳ thực tồn tại trong đại não của một sinh mệnh cao tầng nào đó không, thậm chí chỉ là trong một tế bào thần kinh của một sinh mệnh cao tầng? Mà trong đại não của chúng ta, nếu các tế bào thần kinh có thể phóng đại đủ lớn, cũng có thể phát hiện trong đó có một mạng vũ trụ, có các thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh, còn có cả các sinh mệnh?
Nho gia Trung Quốc cổ đại có học thuyết “Thiên – Nhân cảm ứng”, xuất phát từ quan điểm coi thân thể người là một tiểu vũ trụ mà cho rằng: Thiên và Nhân là đồng loại tương thông, có cảm ứng tương hỗ, Thiên có thể can dự nhân sự, Nhân có thể cảm ứng Thượng Thiên. Đạo gia cũng nói “nhân thể là một vũ trụ”, cũng chính là nói nhân thể với vũ trụ là đối ứng, trong vũ trụ có thứ gì, thì nhân thể cũng có thứ đối ứng như vậy, nhân thể tương đương một bản thu nhỏ của vũ trụ vi quan. Điều này chẳng phải rất phù hợp với lý luận của nghiên cứu mới sao?
Nhìn nhận bằng cách này, những câu chuyện thần thoại được lưu truyền từ viễn cổ rất có khả năng là triển hiện sự thật, chỉ là chúng dần dần bị dị vong qua năm tháng, bị các dân tộc khác nhau chiểu theo lý giải riêng có của mình mà cải biến, từ đó mà phát triển ra những câu chuyện tương tự nhưng riêng có của họ.
Trong quá trình phát triển của thể hệ khoa học thực nghiệm hiện nay, Thần bị loại khỏi thể hệ, tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học, con người lại phát hiện rằng, khoa học đã tạo ra một cái vòng luẩn quẩn lớn, cuối cùng phải quay trở về với văn hóa Thần truyền. Có người nói, tận cùng của khoa học là Thần học, điều này xem có vẻ rất hợp lý.
Theo “Bí ẩn chưa được giải đáp” của Epoch Times
Hương Thảo biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét