Phú Nhuận – Việt Nam Quốc gia có mỏ dầu nhưng dân không được hưởng lợi
16/02/2022
Lý do ấy có vẻ thuyết phục khi thực tế có những thời điểm quỹ bình ổn giá đã phát huy tác dụng. Nhưng về lâu dài, như đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ năm 2019 đã đề nghị xây dựng lộ trình bãi bỏ một số quỹ, trong đó có quỹ bình ổn giá xăng dầu để mặt hàng xăng, dầu cũng được quản lý giá như các mặt hàng khác theo luật Giá mà không cần quỹ bình ổn.
<!.
Thế nhưng từ đó đến nay người ta vẫn thấy đều đặn của chuyện thu trước người tiêu dùng lúc đổ xăng là 300 đồng/lít để tạo quỹ là nguyên nhân gây ra lạm phát thực tế, và định kỳ điều chỉnh giá là nguyên nhân gây ra lạm phát kỳ vọng.
Việt Nam nằm đâu trong Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ mới công bố?
Về bản chất, có hai khía cạnh đáng chú ý:
Một là, IPS nhấn mạnh đến việc xây dựng các liên minh và tăng cường quan hệ đối tác để củng cố các nỗ lực của Mỹ trong việc tăng cường hợp tác an ninh nhằm đối phó với những thách thức ngày càng tăng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Hai là, mục tiêu chính của chiến lược không phải là thay đổi chính thể của Trung Quốc mà là định hình môi trường mà nó hoạt động. Chiến lược tìm kiếm sự hợp tác với các quốc gia trong khu vực, chứ không phải bắt buộc lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này có thể khiến các quốc gia nhỏ hơn miễn cưỡng đứng về phía nào trong cuộc xung đột Mỹ-Trung. Mỹ mong muốn duy trì sự cân bằng chiến lược trong khu vực nhằm chống lại các nỗ lực bá quyền của bất kỳ quốc gia nào và quản lý các cuộc tranh giành chiến lược một cách có trách nhiệm. Điều quan trọng, IPS nhấn mạnh “đối tác và đồng minh” hơn là “Trung Quốc và nền dân chủ”. IPS cũng nhắc lại cam kết thúc đẩy pháp quyền trong khu vực.
Thời sự Việt Nam
16/02/2022
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 16 tháng 02 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Thời sự nóng Nga-Ukraine trong 12 giờ qua
15/02/2022
Việt Quốc
Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Nga tuyên bố Nga rút quân về căn cứ thường trực
Mở TV lên thấy đài nào cũng nói đến Nga-Ukraine, mở trang báo nào cũng thấy tin tức Nga-Ukraine ở trang đầu… dù báo Mỹ, báo Châu Âu, báo Việt ở mọi nơi… Ukraine, Ukraine…
Những nguồn tin quan trọng trong 24 giờ qua liên quan đến căng thẳng Ukraine:
"Phần Lan hóa” là gì?
Nguồn: What is “Finlandisation”?, The Economist, 14/02/2022.
Biên dịch: Phan Nguyên
Đối với những người Ukraine đang lo lắng cân nhắc về số phận của họ, “Phần Lan hóa” có vẻ không hấp dẫn. Mục tiêu chính của Putin đối với Ukraine, cũng như với Phần Lan trước đây, là ngăn nước này không bao giờ được gia nhập NATO. Các yêu cầu khác của Putin cũng sẽ hạn chế chủ quyền của Ukraine, điều mà Macron và các lãnh đạo phương Tây khác cho là lằn ranh đỏ. Việc thực hiện các nghị định thư Minsk, vốn kêu gọi Ukraine phân cấp quyền lực cho các khu vực do phiến quân thân Nga nắm giữ ở miền đông Ukraine, có thể giúp Moscow tham gia trực tiếp vào chính trường Ukraine thông qua các nhân vật ủy nhiệm của họ ở đó. Mặc dù Ukraine đang nhận được sự hỗ trợ đáng kể về ngoại giao và vật chất từ phương Tây, nhưng theo nhiều cách khác nhau, vị thế của Ukraine yếu hơn so với Phần Lan vào thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh.
Lê Tây Sơn - “Đồ chơi quân sự” Nga xài linh kiện… Mỹ
15/02/2022
Năm 2015, một số điệp viên Nga bị chính phủ Mỹ kết tội đã sử dụng một công ty bình phong do họ thành lập tại tiểu bang Texas để xuất khẩu trái phép chip công nghệ cao dùng cho các cơ quan tình báo và quân đội Nga. Theo lệnh phong tỏa rộng hơn đang được xem xét, Mỹ có thể buộc nhiều quốc gia trên thế giới cắt giảm xuất khẩu chip sang Nga. Theo giới phân tích, hầu hết nhà máy sản xuất chip trên toàn thế giới, kể cả ở Trung Quốc và Đài Loan, đều sử dụng kỹ thuật, thiết bị hoặc phần mềm Mỹ để sản xuất chip.
Diễn văn của TT Liên bang Đức F.W. Steinmeier trong dịp được tái bầu nhiệm kì 2
Lược dịch: Âu Dương Thệ
LGT: Tại cuộc họp chung lưỡng viện ngày 13. 2. 2022 giữa Quốc hội Liên bang Đức và Quốc hội các tiểu bang Đức với 1472 đại biểu, Tổng thống Liên bang đương nhiệm F.W. Steinmeier đã được tái bầu đảm nhiệm nhiệm kì thứ 2 là 5 năm, với số phiếu bầu là 1045. Trong diễn văn cám ơn, TT Steinmeier đã nhấn mạnh tới những điểm chính là: Sự đe dọa hòa bình ở Ukraine và Âu châu của Tổng thống Nga Putin, cuộc đối phó với nạn đại dịch Covid-19 của nhân dân và chính quyền Đức. Đặc biệt Tổng thống Steinmeier đã giành phần lớn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của nền chính trị Dân chủ Đa nguyên ở Cộng hòa Liên bang Đức.
Điểm báo quốc tế: Chiến tranh sẽ bùng nổ ở Ukraine?
Đỗ Kim Thêm tuyển dịch
16/02/2022
Các cuộc vận động ngoại giao gần đây của Mỹ, Pháp, Đức, NATO, Liên Âu với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine đã thất bại. Liệu chiến tranh sẽ bộc phát và một thảm hoạ sẽ không thể tránh khỏi?
Các nhà bình luận của báo giới quốc tế đang đi đến kết luận chung là, một giải pháp hòa bình không còn khả thi và nguy cơ chiến tranh sẽ bùng nổ trước mắt. Sau đây là phần tuyển dịch một số điểm chính.
Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine
Biden should use cold war handbook to stop Putin’s Ukraine threat
Edward Luce
Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Tuy nhiên, những điểm tương đồng lịch sử vẫn rất thú vị. Liên Xô quyết định không xâm lược Ba Lan vào năm 1980 vì họ cho rằng chi phí có thể quá lớn. Mỹ đã cảnh báo về việc bán vũ khí cho Trung Quốc, tiến hành một cuộc cấm vận thương mại toàn diện lên Liên Xô, đi kèm một lệnh cấm vận ngũ cốc. Người Ba Lan, giống như người Ukraine ngày nay, rất thù địch với Moscow. Biden càng thuyết phục được Putin rằng ông ta chỉ đang mạo hiểm với một “vết thương rỉ máu” khác – mượn lời mô tả của Mikhail Gorbachev sau này về cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan – thì việc xâm lược Ukraine càng trở nên kém hấp dẫn. George Santayana nói: “Kẻ không thể ghi nhớ quá khứ sẽ không may phải lặp lại nó.” Đối với Biden, câu này có thể hiểu là “Người biết học hỏi quá khứ có thể may mắn lặp lại nó.”
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét