Ts. Phạm Đình Bá - Trần Quỳnh, giải văn chương Runeberg ở Phần Lan
07/02/2022
YLE tường thuật: “Cuốn sách được tạo ra giữa văn hóa Phần Lan và Việt Nam. Thế hệ lớn tuổi sống trong cộng đồng Việt, trong khi những người trẻ có kỹ năng ngôn ngữ di chuyển thuận lợi trong các nền văn hóa khác nhau và làm quen với những người mới.”
Giải Runeberg với số tiền thưởng 20,000 euros được trao cho Quỳnh Trần sau khi chọn ra từ 10 ứng viên.
<!>
Ban Giám Khảo cho biết: “Cuốn tiểu thuyết của Trần không trình bày hay đưa ra những lời giải thích sẵn, mà cho phép người đọc tự tạo ra những cách giải thích của riêng mình. Cuốn tiểu thuyết này là một bổ sung mới mẻ cho văn học Phần Lan, một tổng thể săn chắc và đẹp đẽ.”
Gs. Tạ Văn Tài - Đem đại nghĩa thắng hung tàn: Luật quốc tế, chủ quyền và quyền chủ quyền . Phần 1
06/02/2022
Bài gồm 2 phần.
Giáo sư Tạ Văn Tài, cựu GS Đại học Harvard
Đây là làm một việc mà đạo đức nghề nghiệp luật sư (code of professional ethics) khuyến khích như một sứ mạng: cố kéo dài luật pháp (extension of the law) để nhấn đến mức tối đa lợi ích của của người hay quốc gia mình biện hộ. Ngay cả nước ưa dọa dùng võ lực và cũng đã dùng võ lực là Trung Quốc cũng phải đồng ý, dù là đồng ý miễn cưỡng, với các nước Đông Nam Á là nên biến các quy tắc ứng xử nhiệm ý ở Biển Đông (Declaration of Conduct) thành một Bộ luật Ứng xử (Code of Conduct), với giá trị cưỡng hành để có chính nghĩa của luật pháp có hiệu lực bó buộc.
Bản án Trọng tài về việc Phi kiện Trung Quốc ngày 12 tháng 7, 2016 của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) là một bản án tuyên phán về ý nghĩa luật pháp và không có hiệu lực cưỡng hành về mặt buộc một quốc gia phải hành động gì đó, nhưng bản án không kháng cáo được mà là chung quyết và bó buộc các phe dương tụng về mặt thẩm quyền xét xử (compulsory jurisdiction) – dù Trung quốc lờ Tòa án đi, mà chỉ làm một bài viết bên ngoài Tòa án, không xuất hiện mà nạp Tòa.
Gs. Tạ Văn Tài - Đem đại nghĩa thắng hung tàn: Luật quốc tế, chủ quyền và quyền chủ quyền . Phần 2
06/02/2022
Giáo sư Tạ Văn Tài, cựu GS Đại học Harvard
Phải công nhận đã từ rất lâu, có lẽ từ 1988 khi chiếm Gac Ma, Trung quốc không chiếm thêm thực thể đá đất nào mới. Về phía các quốc gia khác có quyền lợi chống bá quyền Trung Quốc, thì trong hơn hai năm nay, 2017-2019, Hoa Kỳ đã thực hiện, cùng với một số nước đồng minh như Anh, Úc, các vụ hải hành xác nhận tự do hàng hải (Freedom of navigation operations- FONOPS) đi sát vào các mỏm đá ở Trường Sa và Hoàng Sa. Ngay cả Pháp và Nhật cũng biểu lộ quyết tâm bảo vệ an ninh và quyền tự do hàng hải tại Biển Đông và sẵn sàng can thiệp chung khi tình thế đòi hỏi. (Theo tin Nikkei trước khi lên đường sang Tokyo ngày 26/01/2018, Bộ trưởng Florence Parly của Pháp cho rằng Pháp-Nhật cần biểu lộ quyết tâm bảo vệ an ninh và quyền tự do hàng hải tại Biển Đông và sẵn sàng can thiệp chung khi tình thế đòi hỏi. Lên án chiến lược của Trung Quốc đặt quốc tế trước « chuyện đã rồi », nữ bộ trưởng Pháp cảnh cáo: Không phải cứ cắm cờ ở nơi nào đó, thì nơi đó đổi chủ).
Mekong khô cạn?
(The Mekong Runs Dry?)
Bangkok Tribune – Bình Yên Đông lược dịch
September 15, 2021
Nhìn kỹ vào việc cai quản nước trong diễn đàn mới đây, Diễn đàn Đối thoại 4: Mekong Khô Cạn? cho thấy cả tiến bộ lẫn thụt lùi của các khuôn khổ hợp tác chánh yếu giúp cai quản việc phát triển sông Mekong, sồng dài thứ 12th trên thế giới, đa dạng sinh học đứng thứ 2nd, và là nền thủy sản nước ngọt nội địa lớn nhất thế giới, từ lâu đã nuôi dưỡng đến 60 triệu người dân sống ven sông trong lưu vực
Chảy qua khung cảnh khác nhau, từ núi non hiểm trở của cao nguyên Tibet (Tây Tạng) đến đồng bằng thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long, gần 5.000 km, sông Mekong, con sông dài thứ 12th trên thế giới và có đa dạng sinh học phong phú đứng thứ 2nd chỉ sau Amazon, từ lâu đã nuôi dưỡng đến 60 triệu người sống ven sông tùy thuộc vào nền thủy sản nước ngọt nội địa lớn nhất thế giới, với khoảng 25% số cá đánh được trên toàn cầu.
Chuyển động Biển Đông, Quad, Indonesia, chiến lược kinh tế của Biden
07/02/2022
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
1. Chuyển động quân sự
Trung Quốc dường như khá im ắng trong những ngày đầu năm mới âm lịch và thời gian diễn ra Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh. Không có hoạt động quân sự lớn nào được thông báo trong thời gian này.
Trong những ngày qua, nhóm tác chiến HKMH/ USS Abraham Lincoln của Mỹ đã rời Biển Đông trong khi nhóm tác chiến HKMH/ USS Carl Vinson hiện đã rời khu vực Tây Thái Bình Dương và đang trên đường trở về Mỹ, kết thúc chuyến triển khai đến khu vực.
Tuy nhiên, ngoài tàu USS Abraham Lincoln, Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện của hai tàu đổ bộ tấn công USS America và USS Essex ở khu vực.
Thời sự Việt Nam
07/02/2022
Nguyễn Nam - Ai đã làm Tây nguyên xáo trộn niềm tin tín ngưỡng?
07/02/2022
Đặc trưng của “văn hóa tôn giáo” là nó đã kích đẩy những chủ nhân ở chính vùng đất của họ nhiều yếu tố tích cực như củng cố các giá trị đạo đức, thực hành tiết kiệm, giúp họ làm ăn kinh tế, đoàn kết, tiếp cận được những cái mới. Thực tế cho thấy những cải tổ về các thủ tục cưới xin mà chay do các tôn giáo mang lại có vẻ ưu trội hơn so với các tập tục rườm rà tốn kém của văn hóa buôn làng.
Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra xu hướng rằng: “Văn hóa tôn giáo” đã tạo ra sự liên kết xã hội mạnh mẽ qua niềm tin, thờ phượng. Nó vượt trên sự liên kết bằng huyết tộc, để có một liên kết rộng hơn, tạo điều kiện cho cư dân tại chỗ thích nghi hội nhập và lĩnh hội tri thức.
Tính tích cực ấy của tôn giáo cần phải được nhìn nhận.
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 07 tháng 02 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Lê Thành Nhân - Cái gọi là Olympic 2022 Bắc Kinh!
05/02/2022
Tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng (Vietnamese Nationalist Party) đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam đã đăng trên website của tổ chức https://vietquoc.org rằng “Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tham dự Olympic 2022 Bắc Kinh là tự tay đốt cháy bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét