Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Chia sẻ của một bác sĩ vừa được tiêm vaccine Covid-19 - Thiện Vũ

Chỉ 3 ngày kể từ khi Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ FDA chấp thuận sử dụng khẩn cấp (EUA) vaccine Covid-19 của Pfizer, những mũi tiêm đầu tiên đã được tiêm cho các bác sĩ ở Mỹ. Anh bác sĩ Huynh Wynn Trần tại California là một trong những bác sĩ đầu tiên được tiêm vaccine, mình có hỏi ảnh một vòng và gom lại thông tin, xin được chia sẻ cùng anh em về cảm giác tiêm Vaccine, cảm giác sau khi tiêm và thêm nhiều thông tin đặc biệt khác xoay quanh loại vaccine mRNA này.
<!>
Cảm xúc tiêm vaccine của bác sĩ thế nào?
Bác sĩ Wynn Trần : "Hôm nay, tôi là một trong những BS đầu tiên được chích Covid-19 vaccine Pfizer/BioNTech tại bệnh viện Methodist. Một cảm giác khó tả lẫn xúc động khi tôi nhìn anh chàng y tá tiêm những giọt dịch trong suốt chầm chậm vào bắp thịt của mình. Đó là thành quả nghiên cứu khoa học của hàng ngàn BS, chuyên viên, làm việc miệt mài không quản ngày đêm trong 10 tháng qua để cho ra một vaccine chống lại đại dịch Covid-19. Đó là một kỷ lục trong y khoa, một bằng chứng cho thấy những kỹ thuật mới (mRNA vaccine) tưởng chừng chỉ là ý tưởng giờ đã thành hiện thực."
Bác sĩ suy nghĩ gì khi tiêm vaccine?
"Tôi nghĩ đến những bệnh nhân Covid-19 của mình, nhớ đến những đồng nghiệp đang vất vả chống chọi căn bệnh, và nhớ cả những cuộc gọi khi on call lúc nửa đêm, tôi im lặng chỉ để nghe bác trai vừa khóc, vừa liên tục kể về bác gái vừa mất do Covid-19. 
Tôi thấy hy vọng trong những ngày tới, khi bệnh nhân, nhân viên y tế, và tất cả mọi người sẽ được chích vaccine Covid-19. Và chỉ như vậy, chúng ta sẽ có miễn dịch cộng đồng chống Sars-Cov-2 để hoàn toàn chấm dứt đại dịch này. 
Tôi sẽ ngửi lại mùi bún bò huế của tiệm Nha Trang gần phòng khám, sẽ chạy ngang tiệm cơm tấm sườn bì Kiều mà phân vân không biết có nên vào ăn, sẽ đến tiệm cắt tóc quen thuộc góc đường Valley, có thể khi tôi quay lại phòng gym thì thấy toàn mùi mồ hôi vì nhiều người đã lâu không tập, sẽ đi cổ vũ ủng hộ đội bóng rổ Laker, sẽ thấy chương trình Paris By Night ra số 201 có quay hình trực tiếp, và tôi sẽ tiếp tục đi lang thang đây đó. Vì chúng ta đã có mũi tiêm hy vọng."
Sau khi tiêm bác sĩ thấy thế nào?
"Cả ngày tôi chích vaccine xong vẫn bình thường, tối nay về ăn cơm, tập thể dục, như mọi ngày quý vị nhé. Tôi sẽ cập nhật nếu có gì khác."
***
Tiếp theo là 20 câu hỏi và trả lời của bác sĩ Wynn Trần về Covid-19 vaccine
1. Vaccine là gì? Vaccine mRNA của Pfizer là gì?
- Là cách chúng ta tập cho hệ miễn dịch của chúng ta quen với virus/vi khuẩn một cách nhân tạo. Khi virus hay vi khuẩn thật xuất hiện thì chúng ta đã có kháng thể đặc hiệu để giảm tổn thương do các virus hay vi khuẩn gây ra.
- Vaccine Covid-19 mRNA Pfizer là vaccine dùng công nghệ mới, lấy một phần nhỏ mã di truyền (mRNA) của virus Sars-Cov-2, để chích vào cơ thể người (1). Phần mã này chịu trách nhiệm tạo ra cầu gai ở bề mặt virus giúp bám vào tế bào người. Khi chích vào cơ thể, các tế bào kháng thể sẽ tạo ra các protein giống cầu gai virus, từ đó tạo ra kháng thể đặc hiệu vào các cầu gai này.
- Khi virus Sars-cov-2 thật xuất hiện, các kháng thể đặc hiệu sẽ bám vào, trung hòa virus và giảm thiểu khả năng nhân đôi, từ đó giảm bệnh nặng Covid-19.
- Vaccine mRNA của Pfizer cần 2 lần chích cách nhau 3 tuần để phát huy tác dụng tối đa.
2. Chích vaccine mRNA có làm thay đổi gene DNA của bệnh nhân?
- Không. Đây là một phần rất nhỏ gen trích từ virus và sẽ bị đào thải sau tế bào miển dịch dùng để tạo ra protein cầu gai. Việc chích vào không ảnh hưởng đến DNA (2).
3. Làm sao phân biệt giữa nhiễm virus Sars-Cov-2 và mắc bệnh Covid-19?
- Phần lớn bệnh nhân nhiễm virus sẽ tự phục hồi, chỉ một số ít có triệu chứng nặng phải nhập viện, và số ít trong số đó tử vong. Do vậy, nhiễm virus Sars-Cov-2 không nghĩa là có bệnh Covid-19, được định nghĩa là có các triệu chứng về hô hấp, mệt mỏi, đau nhức hoặc nặng hơn cần phải nhập viện
4. Vaccine Covid-19 có giảm rủi ro mắc bệnh Covid-19?
- Có. Nghiên cứu lâm sàng chỉ ra chích ngừa vaccine mRNA giảm rủi ro bị bệnh nặng, chứ không nghiên cứu giảm rủi ro bị nhiễm virus hay phát tán lây nhiễm. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi chích liều đầu tiên thì bệnh nhân đã có thể phát triển kháng thể đặc hiệu, giảm trên 50% rủi ro phát triển bệnh và đến giảm đến 95% rủi ro mắc bệnh sau khi chích liều thứ hai.
- Tuy nhiên, nghiên cứu không chỉ ra giảm rủi ro bị nhiễm virus Sars-cov-2 hay giảm rủi ro lây truyền virus cho người khác. Dù vậy, ở góc độ miễn dịch học, khi cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống virus thì khả năng bị nhiễm virus và lây lan cho người khác có thể sẽ giảm theo do mật độ virus giảm hẳn.
5. Vaccine mRNA có an toàn?
- Có. Dựa trên dữ liệu giai đoạn 3 gần 40,000 người tham dự, FDA đã cho phép sử dụng vaccine này trong tình huống khẩn cấp.
6. Ai nên chích?
- Theo FDA khuyến cáo thì tất cả mọi người trên 16 tuổi nên chích. Hiện nay, do lượng cung cấp vaccine giới hạn nên vaccine dành cho nhân viên y tế và người lớn tuổi tại các viện dưỡng lão. Trong vài tuần tới, sẽ có thêm vaccine cung cấp cho nhiều người tại văn phòng BS, tiệm thuốc, bệnh viện, và các nơi khác. Mục tiêu là tất cả mọi người sẽ được chích vaccine.
7. Các triệu chứng nào có thể gặp sau khi chích vaccine?
- Đau nhức chỗ chích hay cảm giác như bị cảm, sốt nhẹ, đau nhức. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang học cách phản ứng với các protein cầu gai được tạo ra.
8. Chích vaccine rồi vẫn có thể lây bệnh cho người khác?
- Có thể vì như tôi giải thích ở trên, vaccine chỉ ngăn ngừa việc nhiễm virus Sars-cov-2 phát triển thành bệnh Covid-19 chứ không hẳn là giảm khả năng lây lan hay nhiễm virus mặc dù khả năng lây nhiễm sẽ thấp hơn sau khi chích vaccine.
9. Chích vaccine rồi có nên giữ khoảng cách, rửa tay, và đeo khẩu trang?
- Có. Vẫn phải làm cho đến khi đại dịch kiểm soát hoàn toàn, khi chúng ta đã có miễn dịch cộng đồng.
10. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có nên chích không?
- Có. Trong khi nghiên cứu của Pfizer không thử nghiệm vaccine trên phụ nữ mang thai và cho con bú, Hội BS sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) vừa ra khuyến cáo đồng ý phụ nữ có thai và đang cho con bú chích vaccine (3).
11. Đang bị bệnh Covid-1 thì có nên chích vaccine hay không?
- Không. Bệnh nhân nên đợi hết các triệu chứng của Covid-19 rồi chích vaccine (5). Các nghiên cứu chỉ ra khả năng tái nhiễm rất thấp trong vòng 90 ngày sau khi nhiễm bệnh Covid-19 nên bệnh nhân có thể đợi hết 90 ngày rồi chích vaccine, mặc dù thực tế bệnh nhân có thể chích ngay khi hết bệnh Covid-19 (không còn bằng chứng virus qua test PCR).
12. Đã khỏi bệnh Covid-19 có nên chích không?
- Có. Vì khả năng tái nhiễm là có thể và khả năng phát triển bệnh nặng hơn có thể giảm bằng vaccine nên CDC vẫn khuyên người đã khỏi bệnh Covid-19 vẫn nên chích (2).
13. Chích vaccine sẽ bảo vệ trong bao lâu? có cần chích lần nữa vào năm sau?
- Hiện nay nghiên cứu chỉ ra ít nhất là hai tháng mặc dù thực tế có thể kéo dài lâu hơn. Hãng Pfizer đang tiếp tục theo dõi khả năng miễn dịch của các bệnh nhân sau khi chích.
14. Có cần phải chích cả mũi 2 vaccine?
- Có. Để có hiệu quả tốt nhất
15. Bị dị ứng có nên chích vaccine?
- Có. Trừ khi bệnh nhân bị dị ứng nặng như đã có tiền sử sốc phản vệ, phải mang theo "bút" chống phản vệ Epipen thì bệnh nhân nên thảo luận với BS để quyết định có nên chích hay không. Hiện nay CDC vẫn khuyến cáo chích vaccine với người bị dị ứng nặng (6) và cần theo dõi kỹ hơn sau khi chích (30 phút so với 15 ở người bình thường)
16. Bị méo mặt (Bell's palsy) có phải do chích vaccine?
- 4 người tham gia vaccine bị méo mặt trong khoảng 3 đến 48 ngày sau khi chích. Tỉ lệ này là tương đương với tỉ lệ thường bị Bell's palsy trong dân số và FDA cho rằng vaccine không phải là nguyên nhân gây ra.
17. 6 người tử vong trong khi thử nghiệm Covid-19 do đâu?
- Theo báo cáo thì có 4 người tử vong trong nhóm giả dược, không chích thuốc, và 2 người tử vong trong nhóm chích thuốc, do đột quỵ và đau tim. Tỉ lệ là 2/18,000. 
Hiện nay tỉ lệ tử vong do đột quỵ và bệnh tim mạch trong dân số Mỹ là 45/100,000 người (thống kê từ CDC), tức khoảng 8/18,000 người. Do đó, tỉ lệ tử vong 2 người trên 18,000 người tham gia nghiên cứu còn thấp hơn tỉ lệ tử vong do đột quỵ/bệnh tim ở ngoài.
- Nói cách khác, tử vong khi tham gia thử nghiệm không liên quan đến tiêm vaccine.
18. Có phải Vaccine sẽ kết thúc đại dịch?
- Vaccine chỉ là một phần quan trọng trong việc chống đại dịch. Chúng ta cần làm nhiều thứ chung để cùng nhau chống dại dịch này như giảm lây lan, giữ khoảng cách, rửa tay, đeo khẩu trang, và quan trọng nhất là tạo ra hệ miễn dịch tốt.
19. Khi nào dịch Covid-19 sẽ hết tại Mỹ?
- Sẽ mất thêm một thời gian, ít nhất là đến hè năm sau khi chúng ta có miễn dịch cộng đồng (khoảng 75% dân số đã có kháng thể với virus) thì virus sẽ không thể lây lan. Vì vậy, chích ngừa vaccine là một trong những cách hữu hiệu nhất để mau chóng gây miễn dịch cộng đồng.
20. Xét nghiệm sau khi chích vaccine sẽ như thế nào?
- Sẽ thấy sự có mặt của kháng thể IgM/IgG cho thấy cơ thể 
đã có miễn dịch với virus Sars-Cov-2. Lưu ý là xét 
nghiệm tìm virus PCR sẽ không bị ảnh hưởng sau 
khi chích vaccine vì bệnh nhân vẫn có thể bị nhiễm virus, 
nhưng ít khả năng phát triển thành bệnh nặng.
21. Chích vaccine có tốn tiền không?
- Vaccine Covid-19 được tạo ra từ tiền thuế của người dân Hoa Kỳ nên công dân Hoa Kỳ không phải trả tiền. Nơi chích quý vị có thể tính một chi phí nhỏ cho tiền nhân công chích./-
Theo tinhte.vn

Không có nhận xét nào: