Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2024

Mời nghe nhạc cuối tuần: Về Đây Nghe Em - Bùi Phạm Thành (DSLV)



Có thể nói bản nhạc "Về Đây Nghe Em" là một ca khúc khiến tôi rất ngạc nhiên khi tìm hiểu và được biết về hoàn cảnh và thời gian sáng tác của nó.
<!>
Bản nhạc này được nhạc sĩ Trần Quang Lộc sáng tác vào năm 1968. Đây là khoảng thời gian bắt đầu cuộc đàm phán hòa bình về chiến tranh Việt Nam ở Paris. Và trận tổng tấn công trong dịp tết Mậu Thân (1968) của cộng sản bùng nổ để mong chiếm được lợi thế trên bàn hội nghị. Tiếp theo đó là những trận phản công dũng mãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã khiến cho số binh sĩ thương vong của đôi bên tăng vọt một cách thê lương. Người dân thành phố cũng không tránh khỏi những lo âu bởi bom đạn pháo kích của quân đội cộng sản từ ven đô có thể rơi xuống bất cứ nơi nào trong thành phố. Thế cho nên, mỗi tối, trước khi kết thúc buổi phát thanh, người xướng ngôn viên của đài phát thanh Sài Gòn luôn có lời chào chia tay với câu "Chúc quý một đêm an lành."


Tuy sống trong bất trắc với tin chiến trường, ngủ qua đêm trong phập phồng lo sợ của một cuộc tấn công hay pháo kích, tin hoà bình mong manh từ Paris cũng đem lại chút hy vọng cho người dân thành phố. Như Ann Frank đã viết: "Nơi nào có hy vọng, nơi đó có sự sống. Nó phủ đầy chúng ta bằng lòng can đảm mới và khiến chúng ta mạnh mẽ trở lại.


Trong hoàn cảnh kinh hoàng của chiến tranh và chút hy vọng mong manh của hoà bình, nhạc sĩ Trần Quang Lộc đã sáng tác bài "Về Đây Nghe Em", như lời kêu gọi con người hãy xóa bỏ hận thù, cùng nhau quay trở lại với cuộc sống đơn sơ, mộc mạc, an lành như "mặc áo the, đi guốc mộc", hay "hát bài ca dao, kể câu chuyện tình bên nồi ngô khoai, bên hạt lúa mới ..." Ôi những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, cuộc sống an lành của thời xa xưa, xem ra lại là những hy vọng, những ước mơ xa vời của con người sống trong buổi chiến tranh ...


Qua hơn hai mươi năm chiến tranh Quốc-cộng, đã có biết bao nhiêu là mất mát, đổ vỡ, và thương vong. Nay thời chinh chiến ấy đã qua đi gần nửa thế kỷ để làm lành những vết thương thịt da, nhưng vết thương lòng vẫn không hề nguôi. Bởi vì có người ly hương nào mà không nhớ về quê cha, đất tổ? Có ai phải tìm sự sống qua cái chết trong rừng sâu, biển lớn, mà dễ dàng quên được những hình ảnh hãi hùng của bóng dáng thần chết? Và nhất là những người lính già, sống sót qua các "trại cải tạo", qua bao lần "vượt biên, vượt biển" có thể quên được những gì họ đã phải trải qua? Người lính già không bao giờ chết, họ vẫn ôm niềm đau và mờ dần theo thời gian ...


Bài hát "Về Đây Nghe Em", vì thế, vẫn như một gọi, một niềm hy vọng vẫn vang vọng trong tâm hồn của người viễn xứ, mơ một ngày về để kể lại nỗi gian truân bên nồi ngô khoai, hay bên hạt lúa mới, trong một đêm trăng tuyệt vời trên mảnh đất quê hương Việt Nam, an lành, không thù hận, không chia rẽ.


Nơi đây, xin mời quý vị nghe Bùi Phạm Thành hát nhạc phẩm "Về Đây Nghe Em" của Trần Quang Lộc với phần nhạc đệm karaoke của Kim Quy.

Không có nhận xét nào: