Khi già đi, cách sống tốt nhất cho đến cuối đời chỉ nằm trong một chữ ... THUẬN “Không luyện đan, không ngồi thiền, đói thì ăn cơm, mệt thì ngủ”. Học được thuận thì có thể an hưởng tuổi già. (Nguồn ảnh: Adobe stock) Khi về già cũng không phải là lúc cuộc đời đặt dấu chấm hết. Vậy đâu mới là cách sống tốt nhất khi chúng ta già đi? Vương Quốc Duy viết: “Cuối cùng nhất thì thứ mà nhân gian không giữ được là sắc màu hoa lá sắp lìa cành”. Thời gian chầm chậm đi trước, nhân sinh nối bước theo sau. Chúng ta cùng nhau bước về phía trước, thấy qua sóng to gió lớn, cũng nếm trải nhiều khó khăn nơi thế gian, và giờ đều đã già rồi…
<!>
Chúng ta thường nói, bản thân đã già rồi, nhất định phải đối xử tử tế với chính mình. Học được ‘thuận’ chúng ta mới có thể an hưởng tuổi già, mới có thể sống được an nhiên tự tại và mãn nguyện với cuộc đời này, mới được thuận buồm xuôi gió. Vậy mới nói, cách sống tốt nhất khi già đi chỉ nằm ở một chữ: “Thuận” mà thôi!
+ Nội dung chính :
1. Tai thuận: Nghe được lọt tai
2. Mắt thuận: Thấy được rộng mở
3. Miệng thuận: Nuốt trôi
4. Thân thể thuận: Vận động được
5. Tâm thuận: Nghĩ được thông suốt
===///====
1. Tai thuận: Nghe được lọt tai
Trong ‘Luận ngữ’ viết: “Sáu mươi mà nhĩ thuận”. Ý tứ là, trải qua hơn 60 năm tuổi xuân, cuộc đời một con người cũng kinh qua không ít sóng gió, với những lời người khác nói, dù tốt hay không tốt, đều có thể nghe lọt, nội tâm không còn phán xét mọi thứ một cách phiến diện nữa.
Tâm tính và trí tuệ của con người sẽ theo tuổi tác và kinh nghiệm từng trải mà dần dần trở nên thành thục. Bạn có thừa nhận điều ấy không? Lúc còn trẻ, sinh hoạt và các loại phiền não khiến chúng ta lo lắng suy nghĩ phần lớn đều từ lỗ tai mà vào. Có người chửi mắng bắt nạt và sỉ nhục, có người cười nhạo lừa gạt chúng ta, chúng ta liền trở nên giận dữ, oán hận, phiền muộn. Nhưng khi đến một độ tuổi nhất định, tấm lòng của chúng ta cũng trở nên rộng mở hơn, bao dung với người và vật cũng như ngôn từ của người khác nhiều hơn. Lúc này chúng ta đã có thể nghe lọt những lời khó nghe, cũng không động tâm, cũng không đánh trả, chỉ cười trừ.
Quãng đời còn lại rất ngắn, hãy sống cho chính mình, bản thân và người khác không có liên quan gì, giữ tâm thái bình tĩnh thong dong mới có thể nhìn thấy những cảnh đẹp khi chúng ta già đi.
2. Mắt thuận: Thấy được rộng mở
Khổng Tử nói: “Quân tử hòa mà không đồng”. Chỉ cần quan sát một thời gian không lâu, chúng ta sẽ có thể nhìn rõ, thấy ai cũng đều không vừa mắt, gặp phải việc không hài lòng thì đều khoa tay múa chân, từ đó tự khiến cuộc sống của bản thân trở nên nặng nề. Khi chúng ta già rồi, mắt đã nhìn quen mọi thứ, lúc này mới hiểu được mỗi người trên thế giới này đều có cách sống của riêng mình. Đối với những người và việc bản thân cảm thấy không thể hiểu nổi thì cần giữ tấm lòng khoan dung nhẫn nại, học cách chấp nhận và nhìn theo chiều hướng khác. Không chỉ có như vậy, chúng ta cần nhìn nhiều hơn vào những mặt tích cực của cuộc sống, tránh xa mặt tiêu cực và bi quan.
3. Miệng thuận: Nuốt trôi
Tục ngữ có câu: “Có thể ăn được là phúc”. Miệng thuận, nuốt trôi, cảm nhận được hương vị, là phúc khí của một người khi đến tuổi già. Rất nhiều người già, cố ăn vì không nỡ bỏ, không nỡ vứt đồ ăn thức uống, mặc dù tiết kiệm được tiền nhưng số tiền đó lại dùng để mua thuốc trong tương lai. Bởi vì tiếc nhỏ mà mất lớn, cuối cùng hối hận không còn kịp nữa. Một số người khi về già lại sống trong tâm trạng chán nản, lo lắng cho con cái, lo lắng về tuổi tác mà chán ăn, tâm trạng không tốt và cuối cùng là không ăn được nữa. Điều này không chỉ hại dạ dày mà còn khiến cho cảm xúc chịu nhận tổn thương.
Đường Dần có thơ rằng: “Không luyện kim đan không tọa thiền, đói thì ăn cơm mệt thì ngủ”. Dưỡng sinh tốt nhất của con người chính là ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc. Không bạc đãi thân thể của chính mình mới là dưỡng thân. Tinh thần an tĩnh, sống ở hiện tại, mới là cách sống tốt nhất khi tuổi đã về già.
4. Thân thể thuận: Vận động được
Trong ‘Lã Thị xuân thu’ viết: “Nước chảy không hôi thối, trục cửa không mối mọt”. Chỉ khi sinh mệnh có vận động, di chuyển thì mới có thể chống đỡ được sự già đi nhanh chóng và sống khỏe mạnh. Có người nhờ kiên trì vận động mà khi bước sang tuổi 80 vẫn có thể chạy bộ và đi dạo trong công viên vào mỗi sớm tinh mơ. Có người ngồi mãi không chịu vận động thì toàn thân đau nhức triền miên, chỉ có thể nằm trong bệnh viện nhìn thế giới bên ngoài qua cửa sổ.
Vận động và không vận động sẽ dẫn đến cuộc sống hoàn toàn khác nhau khi về già. Người khi đã già đi, thân thể là vốn liếng lớn nhất, khỏe mạnh là tài sản đắt giá nhất. Vì thế mỗi người nên dưỡng thành thói quen vận động. Mỗi giọt mồ hôi trên thân đổ ra là linh đan diệu dược tốt nhất chống lại sự già yếu.
5. Tâm thuận: Nghĩ được thông suốt
Trong ‘Dưỡng Chân tập’ có viết: “Từ xa xưa, thần tiên không có cách, chỉ sinh ra niềm vui mà không sinh ra nỗi buồn”. Người khi về già cũng không tránh khỏi có những lúc cảm thấy phiền lòng, cũng không tránh khỏi gặp phải những việc không như ý. Hãy mở rộng tấm lòng, xem nhẹ mọi việc, sống vui vẻ và thấu hiểu cuộc sống này. Đây là tâm thái tốt nhất khi nhìn mọi sự lúc tuổi đã xế chiều.
Nho Phong Quân nói: “Thời gian không thể đuổi theo, năm tháng không thể giữ lại”. Trong suốt quãng đời còn lại, mỗi người chúng ta nhất định phải chăm sóc tốt cho thân thể và tâm tính chính mình, đó mới là việc quan trọng nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét