Khi quốc thiều Iran trỗi lên trong sân vận động ở Doha, được hàng trăm triệu khán giả truyền hình theo dõi, camera cho thấy những gương mặt bất động của 11 cầu thủ Iran, vẫn giữ im lặng ; một thành viên phái đoàn chính thức là người duy nhất gân cổ hát.
<!>
ông đứng thứ 2 từ trái sang phải duy nhất hát quốc ca Iran
Hôm thứ Hai 21/11 tại Qatar, họ đã từ chối hát quốc ca trước trận tranh tài đầu tiên với đội Anh. Trên khán đài, cổ động viên giơ cao biểu ngữ « Phụ nữ, cuộc sống, tự do ». Khán giả Iran có lẽ chẳng nhìn thấy gì, vì chính quyền cho chiếu trễ vài phút để kiểm duyệt, nhưng có lẽ được phổ biến qua những kênh khác. Và điều này không thay đổi được một thực tế, là cuộc nổi dậy ở Iran chẳng những không yếu đi mà tuần này qua tuần nọ còn lan tràn đến tất cả mọi tầng lớp xã hội. Không chỉ là chuyện của giới trẻ, mà cả cha mẹ, ông bà. Những ngày gần đây, những người bán hàng tạp hóa ở Teheran, vốn trung thành với chính quyền cũng đã đình công.
Chế độ còn có thể duy trì được sự đoàn kết được bao lâu nữa ? Cuộc đàn áp đã cướp đi mạng sống của 375 người, trong đó có 47 trẻ em, theo tổ chức phi chính phủ Iran Human Rights. Sự tàn bạo này chừng như Vệ binh Cách mạng và thậm chí giới giáo sĩ Shia cũng phản đối. Mới đây, một trong những thành viên nhiều ảnh hưởng đã công khai ủng hộ người biểu tình, cho rằng họ có quyền tự vệ trước sự hoành hành của dân quân mặc thường phục. Một thách thức cho giáo chủ, và cho một chế độ chưa bao giờ bị lung lay đến như thế kể từ khi thành lập cách đây gần 45 năm.
Im lặng, vũ khí độc đáo trước chế độ độc tài
Vấn đề Iran hôm nay chiếm hẳn trang nhất và bốn trang khổ lớn bên trong của Libération. Ảnh trang nhất là khuôn mặt một cầu thủ nghiêm trang, ba vệt màu xanh lá cây, trắng, đỏ - tượng trưng cho màu cờ của nước Cộng hòa Hồi giáo - chạy dài dưới đôi mắt như những giòng lệ, với tựa lớn « Iran, vũ khí của im lặng ».
Bài xã luận « Iran, một cuộc cách mạng qua truyền hình trực tuyến toàn cầu » nhận định hành động này mang tầm vóc quốc tế, một khoảnh khắc khó tin đến nỗi người ta tự hỏi phải chăng âm thanh đã bị tắt. Trong khi quốc thiều Iran trỗi lên trong sân vận động ở Doha, được hàng trăm triệu khán giả truyền hình theo dõi, camera cho thấy những gương mặt bất động của 11 cầu thủ Iran, vẫn giữ im lặng trong lúc một thành viên phái đoàn chính thức Iran là người duy nhất gân cổ hát, dưới tiếng huýt sáo phản đối ầm ĩ trên khán đài.
Một động thái mang tính biểu tượng cao độ, nhằm ủng hộ phong trào phản kháng đang làm rung chuyển nước Cộng hòa Hồi giáo từ hơn hai tháng qua. Nhưng phải chăng chỉ là phản kháng ? Ngày càng rõ là những người xuống đường đòi hỏi chấm dứt chế độ thần quyền, trong một cuộc cách mạng nổi lên một cách bất ngờ. Sau khi cô Amini 22 tuổi bị bắt và đánh chết chỉ vì choàng khăn không đúng cách, việc từ chối hát quốc ca đã trở thành một trong những yêu cầu khẩn thiết của người biểu tình đối với các vận động viên đi thi quốc tế.
Những nhân vật trong ngành điện ảnh, chính trị và thể thao Iran đã can đảm đi xa hơn nữa, chẳng hạn nữ diễn viên nổi tiếng Hengameh Ghaziani. « Kể từ lúc này, dù chuyện gì xảy đến với tôi đi nữa, hãy nhớ rằng tôi luôn đứng bên cạnh người dân Iran cho đến hơi thở cuối cùng » - cô tuyên bố trong một video.
Không mang khăn choàng Hồi giáo, trong một động thái thách thức các giáo sĩ, cô cột cao mái tóc, theo kiểu hàng ngàn cô gái khác vẫn làm từ sau cái chết của Mahsa Amini. Nữ nghệ sĩ Hengameh Ghaziani đã bị bắt. Nhưng đòi hỏi tự do cho dân tộc Iran của cô đã lan ra toàn thế giới, như sự im lặng vang động trên sân cỏ Doha.
nvt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét