Tiết lộ động trời! không còn là lời vu cáo! Tổng thống Donal Trump đã tố cáo đúng! Người mới sở hữu Twitter, Elon Musk vừa tuyên bố: Tài liệu chứng minh tiết lộ, Twitter hợp tác chính phủ Biden, kiểm duyệt thông tin! để có lợi cho phe phái!
*Vô số vấn đề đã bị chặu đứng, hay đưa tin sai lạc: Bầu cử 2020, y tế công cộng, dịch vụ tài chính và ứng phó khẩn cấp! Nguồn gốc của đại dịch COVID-19 và hiệu quả của vắc-xin COVID-19! Chưa kể những chính sách an ninh quốc phòng, việc Mỹ rút khỏi Afghanistan và bản chất của sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine.
Mike Landry (theo Western Journal)
(Ảnh: Cựu giám đốc pháp chế của Twitter – Vijaya Gadde.)
*Đây là một vấn đề âm mưu cực lớn! cực kỳ đáng lo ngại! Đã xâm phạm vào quyền Tự Do Ngôn Luận của người dân! Nó thể hiện một sự mưu mô, tạo một thế lực ngầm! nhằm cấu kết tham nhũng và coi thường các nguyên tắc của Mỹ, ở cấp độ cao nhất! từ trước đến giờ! (Tổng thống còn bịt miệng được, thì người dân thường, có nghĩa lý gì!)
(Ảnh: Người sáng lập SpaceX và lả chủ sở hữu Twitter mới, Elon Musk phát biểu trong một sự kiện chung giữa T-Mobile và SpaceX, vào ngày 25/8 tại Boca Chica Beach, Texas.)
-Có lẽ điều đáng buồn nhất về câu chuyện này, là bạn có thể sẽ không mấy ngạc nhiên. Đặc biệt nếu bạn đã để ý chuyện này, đã có nghe những tin đồn trong vài năm qua.
Câu chuyện là thế này: Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội khác, đã ngầm hợp tác với Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS), để loại bỏ những gì DHS gọi là “thông tin gây hiểu lầm!”, “thông tin sai lệch!” và “thông tin độc hại!”, hay gọi chung là MDM, theo một báo cáo điều tra do The Intercept công bố hôm 31/10.
Elon Musk đã làm đúng trong lần mua Twitter vào tuần trước. Việc đầu tiên của Musk là không chỉ sa thải Giám đốc điều hành Parag Agrawal, mà còn cả giám đốc pháp chế Vijaya Gadde, người chịu trách nhiệm trong việc “cấm cửa!” cựu Tổng thống Donald Trump trên Twitter, cũng như kiểm duyệt, dấu nhẹm câu chuyện máy tính xách tay Hunter Biden trong cuộc bầu cử năm 2020!
Có thể bạn còn nhớ cách đây vài tháng, khi DHS triển khai cái gọi là Hội đồng Quản trị Thông tin Sai lệch, để xử lý “thông tin sai lệch” trên mạng xã hội. Một cơn bão dư luận không tốt, đồng nghĩa với việc chính quyền Biden, phải nhanh chóng ngăn chặn nó ngay lập tức. Hoạt động này đến nay vẫn còn tồn tại và Gadde là một phần của nó.
Gadde là thành viên của ủy ban cố vấn của Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng DHS (CISA). Vào tháng 6/2022, ủy ban cố vấn, đã đưa ra một báo cáo chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện Tu chính án thứ nhất để ngăn chặn “thông tin sai lệch”, vì nó “gây rủi ro đáng kể cho các chức năng quan trọng như bầu cử, y tế công cộng, dịch vụ tài chính và ứng phó khẩn cấp.” Ngoài ra, The Intercept đã báo cáo về các tài liệu của DHS cho biết cơ quan này đang theo dõi “thông tin sai lệch” về “nguồn gốc của đại dịch COVID-19 và hiệu quả của vắc-xin COVID-19, công bằng chủng tộc, việc Mỹ rút khỏi Afghanistan và bản chất của sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine.”
Nói cách khác, DHS muốn đẩy mạnh quan điểm của chính quyền Biden về những tranh cãi mà người Mỹ đang thảo luận trên mạng xã hội, đồng thời tấn công hoặc đàn áp các quan điểm khác phản đối điều đó. Và Twitter là trung tâm của chiến dịch âm mưu đàn áp này.
Lee Fang, một trong những tác giả báo cáo của The Intercept, đã tweet rằng bà Gadde đã gặp DHS hàng tháng, để thảo luận về việc kiểm duyệt. Và cùng với Facebook, Twitter “đã tạo ra các cổng thông tin đặc biệt để chính phủ nhanh chóng yêu cầu gỡ bỏ nội dung.”
Vào tháng 3/2022, các lãnh đạo hàng đầu của Twitter và JPMorgan Chase, đã gặp Laura Dehmlow, trưởng bộ phận Lực lượng Đặc nhiệm Ảnh hưởng Nước ngoài của FBI. Dehmlow cho biết, thông tin trái chiều trên Internet, có thể làm giảm sự ủng hộ đối với chính phủ Mỹ, theo ghi chú của cuộc họp được báo cáo bởi The Intercept.
Một đại diện của Twitter từng cho biết công ty không “phối hợp với các tổ chức khác, khi đưa ra quyết định kiểm duyệt nội dung”, thay vào đó, họ tuân theo các quy tắc của riêng mình trong những tình huống như vậy.
Tuy nhiên, Twitter đã cùng các công ty công nghệ khác, tham gia các cuộc họp hàng tháng với FBI, CISA và các cơ quan chính phủ khác, để xác định cách xử lý thông tin sai lệch trong cuộc bầu cử năm 2020, theo NBC News.
Vào năm 2018, DHS bắt đầu thông báo cho các công ty truyền thông xã hội, về những gì họ mô tả là thông tin sai lệch, về cuộc bầu cử xuất hiện trên nền tảng của họ.
Năm sau, DHS đã phát triển Chi nhánh Ảnh hưởng và Can thiệp nước ngoài, để theo dõi thông tin liên quan đến COVID-19, The Intercept cho biết.
Nhiều cơ quan tình báo của Hoa Kỳ, đã kiểm duyệt các phương tiện truyền thông xã hội, về cuộc bầu cử năm 2020.
Thường xuyên có các email giữa các quan chức của Twitter, DHS và Trung tâm An ninh Internet, về quy trình gỡ các bài đăng trên mạng xã hội.
Và trong khi Ban Quản trị Thông tin Sai lệch bị loại bỏ, DHS vào tháng 8 đã xuất bản một tài liệu có tiêu đề “DHS cần một chiến lược thống nhất để chống lại các chiến dịch thông tin sai lệch.”
Trong đó, DHS nhấn mạnh: “Các chiến dịch như vậy có thể nhằm mục đích làm xói mòn lòng tin của công chúng đối với chính phủ của chúng tôi và các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng của Quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc đàm luận của công chúng, hoặc thậm chí làm ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử.”
Ảnh hưởng đến bầu cử? Bạn nghĩ sao? Đó chẳng phải là mục tiêu chính của Thung lũng Silicon sao?
Tất nhiên, DHS không đề cập đến nguyên tắc nền tảng chính cho phép những ý kiến mà Bộ An ninh Nội địa coi là “thông tin sai lệch”.
Điều này có trong tài liệu tuyên bố rằng: “Quốc hội sẽ không đưa ra luật nào tôn trọng việc thành lập tôn giáo, hoặc cấm thực hiện tự do tôn giáo; hoặc cắt bỏ quyền tự do ngôn luận, báo chí; hoặc quyền của người dân được tụ họp một cách hòa bình, và kiến nghị Chính phủ giải quyết những bất bình.”
Những Nhà sáng lập nước Mỹ đã ý thức về sự tham nhũng của con người, biết cái mà ngày nay gọi là “thông tin sai lệch” sẽ được Tu chính án thứ nhất bảo vệ, cũng như trong các phần khác của Tuyên ngôn Nhân quyền, họ cũng biết tự do quan trọng hơn lợi ích của chính phủ.
Báo cáo của The Intercept cho thấy, Twitter rõ ràng đã tham gia vào nỗ lực của chính phủ trong việc thuê ngoài kiểm duyệt và trấn áp những người bất đồng chính kiến.
Musk, chủ sở hữu mới của Twitter, từng công khai tuyên bố mình là một “người theo chủ nghĩa tự do ngôn luận!”
Hiện vẫn chưa có thông tin gì về việc công ty sẽ đi đến đâu, khi Musk nắm quyền, nhưng ông đã làm đúng trong động thái quan trọng đầu tiên về nhân sự của mình.
Sa thải các cộng tác viên kiểm duyệt, như Gadde là một khởi đầu tuyệt vời! Tạo môi trường thuận lợi cho Tự Do Ngôn Luận!
Cựu CEO Twitter, Jack Dorsey lên tiếng xin lỗi toàn thể nhân viên
(Phan Anh)
-Ông Jack Dorsey, người đồng sáng lập và từng giữ chức CEO của Twitter, cho hay rằng bản thân mình có lỗi khi để mạng xã hội này phát triển quá nhanh, qua đó gián tiếp đẩy toàn bộ nhân viên đến tình trạng hỗn loạn như hiện tại, theo tờ Washington Examiner.
(Ảnh: Ông Jack Dorsey, nhà đồng sáng lập và cựu CEO của Twitter.)
“Tôi biết nhiều người đang tức giận với mình. Tôi chịu trách nhiệm về nguyên nhân dẫn đến việc mọi người rơi vào tình cảnh hiện tại. Tôi đã phát triển quy mô công ty này quá nhanh. Tôi xin lỗi về điều đó”, ông Jack Dorsey cho biết hôm 5/11.
Ngoài ra, ông Jack Dorsey cũng gửi lời cảm ơn các nhân viên Twitter. “Tôi biết ơn và yêu quý những người làm việc tại Twitter. Tôi không mong được đáp lại điều đó vào lúc này… hay là bất cứ lúc nào… và tôi hiểu chuyện này”.
Lời xin lỗi của ông Jack Dorsey xuất hiện trong bối cảnh Twitter mới thay đổi chủ sở hữu là tỷ phú Elon Musk. Khoảng một nửa số nhân viên của công ty đã bất ngờ không kịp chuẩn bị tinh thần bị sa thải, kể từ khi tỷ phú Elon Musk chính thức tiếp quản công ty hôm 27/10 và ngay lập tức, vị CEO mới này đã thay đổi phần lớn đội ngũ điều hành, bao gồm giám đốc điều hành Parag Agrawal, giám đốc tài chính Ned Segal và các nhân viên pháp lý cấp cao Vijaya Gadde và Sean Edgett. Những ngày sau đó, giám đốc tiếp thị Leslie Berland, giám đốc khách hàng Sarah Personette và Jean-Philippe Maheu, phó chủ tịch phụ trách giải pháp khách hàng toàn cầu là những người ra đi khác.
Trong thông điệp trên Twitter, ông Musk cho biết mục tiêu của ông khi mua lại mạng xã hội này. là đảm bảo môi trường tranh luận lành mạnh, thay vì là nơi thể hiện những quan điểm tiêu cực để gây thù hằn và chia rẽ trong xã hội, lợi ích của phe nhóm.
Được biết, tháng 4/2022, CEO Tesla và SpaceX, đã đề nghị mua Twitter với giá 44 tỷ USD, trong đó mỗi cổ phiếu giá 54,2 USD. Tuy nhiên, đến ngày 8/7, ông tuyên bố chấm dứt thỏa thuận này, với cáo buộc Twitter gian lận về số lượng tài khoản giả mạo và tin nhắn rác trên nền tảng này, đồng thời từ chối trao cho ông toàn quyền xử lý lượng dữ liệu này. Sau đó, Twitter đã kiện ông Musk với lý do phá vỡ hợp đồng. Đến ngày 4/10 vừa qua, tỷ phú Elon Musk đã đề nghị hoàn tất thương vụ mua lại mạng xã hội Twitter, với mức giá thỏa thuận ban đầu là 44 tỷ USD.
Hồi tháng 11/2021, ông Jack Dorsey đã tuyên bố từ chức CEO. “Tôi đã quyết định rút khỏi Twitter, bởi tôi tin rằng công ty này đã sẵn sàng để tiếp tục phát triển, từ những gì mà các nhà sáng lập để lại. Đây là quyết định của riêng cá nhân tôi, một quyết định không hề dễ dàng”, ông cho hay.
Ông Jack Dorsey, 45 tuổi, đã phải đối mặt với việc bị lật đổ vào năm 2020, khi công ty Elliott Management, một bên liên quan (stakeholder) của Twitter, cố gắng thay thế ông khi người sáng lập Elliott, ông Paul Singer phân vân liệu, ông Dorsey có nên điều hành cả Square và Twitter hay không.
Sau khi thành lập Twitter vào năm 2006, cùng với Noah Glass, Biz Stone và Evan Williams, ông Dorsey giữ chức CEO của công ty cho đến năm 2008, khi ông bị đẩy khỏi vai trò này. Ông trở lại với cương vị CEO của công ty vào năm 2015, sau khi cựu Giám đốc điều hành Dick Costolo từ chức.
Ông Dorsey đã phải đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề từ những người thiên hữu và những người ủng hộ tự do ngôn luận, khi đưa ra quyết định cấm nền tảng mạng xã hội của cựu Tổng thống Donald Trump! hồi tháng 1/2021.
Dù được trấn an, nhưng vẫn lo lắng: Kết quả bầu cử giữa kỳ, sẽ ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ Mỹ – Đài Loan?
(Tống Đường)
-Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều đạt được thống nhất rộng rãi về lập trường trong vấn đề Đài Loan. Bất kể kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ như thế nào, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan sẽ không thay đổi đáng kể.
(Ảnh: Cờ của Trung Hoa Dân Quốc và Mỹ trên Khu Phố Tàu ở Boston.)
Nhưng các chuyên gia cho rằng Đảng Dân chủ có thể nghiêng về việc duy trì hiện trạng nếu họ giữ được đa số ghế như hiện tại ở Quốc hội; trong khi đó, nếu Hạ viện và Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, thì có thể thấy lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và lập trường ủng hộ Đài Loan hơn.
Một tiền lệ là vào năm 1994, chính quyền Clinton đã cố gắng nâng cao quan hệ Mỹ – Đài Loan, nhưng vẫn hạn chế các quan chức cấp cao của Chính phủ Đài Loan xin thị thực Mỹ. Năm 1994, khi Đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich nói rõ rằng không chỉ Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc có thể đến thăm Mỹ, mà bản thân Trung Hoa Dân Quốc phải có một ghế tại Liên Hiệp Quốc, buộc chính quyền Clinton nhượng bộ.
Đảng Dân chủ muốn giữ nguyên hiện trạng
Đài Loan đang theo dõi chặt chẽ cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới của Mỹ, vì kết quả sẽ xác định hướng chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan. Bởi vì kết quả này có thể có tác động đối với Đài Loan và các mối quan hệ xuyên eo biển.
Ông Sean King, phó chủ tịch hãng vận động hành lang Park Strategies của Mỹ, cho biết: “Tôi nghĩ Bắc Kinh có thể hơi cảnh giác với sự thống trị của Đảng Cộng hòa đối với Hạ viện, bởi vì họ nghĩ rằng Đảng Cộng hòa sẽ thúc đẩy Nhà Trắng, làm những điều có thể khiến Bắc Kinh tức giận, chẳng hạn như trong lĩnh vực công nghệ, vấn đề Biển Đông, hoặc các lĩnh vực khác.”
Ông Sean King nói với Channel NewsAsia (CNA): “Nhưng ở chính vấn đề Đài Loan, (Bắc Kinh) biết rằng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa nói chung có quan điểm đồng thuận. Vì vậy, tôi không nghĩ sẽ thấy bất kỳ sự khác biệt nào.”
Nếu Đảng Dân chủ có thể nắm giữ cả hai viện của Quốc hội, chính sách Đài Loan của chính quyền Biden sẽ có tính liên tục, tức là nó sẽ có xu hướng duy trì hiện trạng.
Ông Kwei-Bo Huang tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan cho biết, “Đảng Dân chủ có thể muốn bảo vệ Đài Loan, nhưng họ sẽ không sử dụng Đài Loan như một quân cờ để khiêu khích Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ).”
Theo yêu cầu của Nhà Trắng, trong Đạo luật Chính sách Đài Loan gần đây nhất, Thượng viện do Đảng Dân chủ kiểm soát, đã loại bỏ ngôn từ có thể khiến Bắc Kinh tức giận, ông King nói. Ví dụ, nguyên văn yêu cầu đổi tên “Văn phòng Đại diện kinh tế và văn hóa Đài Bắc” của các cơ quan ngoại giao ở Mỹ là “Văn phòng Đại diện Đài Loan” và “Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan” được đổi tên thành “Văn phòng đại diện Mỹ”; nguyên văn trao cho Đài Loan địa vị “đồng minh chính ngoài NATO” (major non-NATO ally), sau khi hiệu đính lại thì sửa thành coi Đài Loan là một “đồng minh chính ngoài NATO” về chuyển giao vũ khí, v.v. để đối đãi với Đài Loan.
Nhưng dự luật vẫn giữ lại một loạt các chương trình, chẳng hạn như bán vũ khí cho Đài Loan và tài trợ quân sự. Các chuyên gia dự đoán rằng dự luật có thể được đưa vào Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng vào cuối năm nay, được đánh dấu là viện trợ quân sự 6,5 tỷ USD cho Đài Loan, và yêu cầu đưa Đài Loan vào “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương” (IPEF).
Nhưng nếu Đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát, họ có thể không muốn bỏ những ngôn từ đó, ông King nói thêm. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jim Risch đã chỉ trích chính quyền Biden vì can thiệp vào lập pháp. “Nhà Trắng đã gây đủ ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách Đài Loan, và hiện giờ vẫn đang tiếp diễn… Họ không nên can thiệp vào quy trình lập pháp.”
Một số nhà quan sát cho rằng lập trường chống cộng của Đảng Cộng hòa gây được tiếng vang lớn hơn với cử tri. Ông Tobita Chow, giám đốc của Justice Is Global, nói với South China Morning Post rằng khi Đảng Dân chủ thúc đẩy cử tri suy nghĩ nhiều hơn về Trung Quốc, nghĩa là khi họ cố gắng cạnh tranh với Đảng Cộng hòa về việc ai có thể đối phó tốt hơn với mối đe dọa từ Trung Quốc, “rất nhiều khi, họ (cử tri) sau đó chuyển sang cánh hữu, bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa.”
Đảng Cộng hòa nhấn mạnh sự phản đối ý thức hệ cộng sản
Mặc dù Đảng Cộng hòa không có khả năng thực hiện những thay đổi quy mô lớn đối với chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, nhưng các nhà phân tích cho biết họ mong đợi sẽ làm việc chăm chỉ hơn trong một số vấn đề, chẳng hạn như bớt mơ hồ hơn và cung cấp cho Đài Loan nhiều vũ khí hơn.
Ông Kwei-Bo Huang nói rằng Đảng Cộng hòa ủng hộ việc có lập trường cứng rắn hơn chống lại ĐCSTQ. “Nếu Đảng Cộng hòa thắng, chắc chắn họ sẽ đưa ra một đề xuất tại Thượng viện có thể khác với chính sách hiện tại của ông Biden.”
Bà Sheena Chestnut Greitens, một giáo sư tại phân hiệu Austin của Đại học Texas, nói với U.S. News & World Report rằng “phần lớn trọng tâm trong Quốc hội là tập trung vào các vấn đề như mơ hồ về chiến lược đối với Đài Loan v.v.).
Cái gọi là “mơ hồ chiến lược” có nghĩa là Mỹ không chỉ rõ cho Bắc Kinh biết họ sẽ phản ứng như thế nào trước cuộc xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ. “Trong Quốc hội khóa tới, tôi kỳ vọng trọng tâm sẽ chuyển sang một số vấn đề thực tế rất hóc búa về khái niệm phòng ngự của Đài Loan nên như thế nào và liệu Mỹ có thể cung cấp một số năng lực và thiết bị cần thiết hay không.”
Nếu Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, ông Michael McCaul sẽ trở thành chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, điều này có thể gây áp lực lên chính quyền Biden để nhắc lại lập trường của mình đối với Đài Loan, nói rõ rằng nếu Đài Loan bị tấn công, Washington sẽ bảo vệ Đài Loan.
Vào tháng 9 năm nay, phiên bản của “Đạo luật Chính sách Đài Loan” do Hạ viện Cộng hòa Mỹ đề xuất, ngoài việc tăng cường khả năng quân sự của Đài Loan, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan phải “rõ ràng về mặt chiến lược.”
Đảng Cộng hòa cũng sẽ xem xét việc tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan. Đầu năm 2020, Đảng Cộng hòa đã thành lập “Nhóm công tác về các vấn đề Trung Quốc” để hợp tác chặt chẽ với văn phòng đối ngoại của Đài Loan nhằm thúc đẩy việc cung cấp thêm vũ khí của Mỹ cho Đài Bắc với tốc độ nhanh hơn. Ông McCall cho biết, việc bán vũ khí cho Đài Loan, mà ông đã ký 3 năm trước với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, vẫn chưa được giao cho Đài Loan.
Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa hầu hết ủng hộ mạnh mẽ chuyến đi vào tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới Đài Loan, Lãnh đạo Hạ viện Kevin McCarthy của Đảng Cộng hòa cho biết ông sẽ thực hiện một chuyến đi tương tự nếu trở thành Chủ tịch Hạ viện.
Các nhà quan sát cũng nhận thấy rằng triết lý ngoại giao của Đảng Cộng hòa khác biệt đáng kể so với Đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa tin rằng Mỹ là ngọn hải đăng của tự do và cốt lõi của ngoại giao Mỹ là bảo vệ các quyền vốn có của người dân, vì vậy họ không hề che đậy việc chống lại hệ tư tưởng cộng sản của ĐCSTQ. Những người nổi bật là ông Pompeo và ông Marco Rubio.
Trong bài phát biểu nổi tiếng “Trung Quốc Cộng sản và Tương lai của Thế giới Tự do”, ông Pompeo nói: “Chính quyền ĐCSTQ là một chính quyền theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin, và Tổng Bí thư Tập Cận Bình là người thực sự tin tưởng vào một hệ tư tưởng độc tài toàn trị đã phá sản.” “Mỹ không thể tiếp tục phớt lờ những khác biệt cơ bản về chính trị và hệ tư tưởng giữa hai nước chúng ta, cũng như ĐCSTQ chưa bao giờ bỏ qua chúng.”
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio là một tiếng nói quan trọng khác trong Quốc hội. Ngay từ năm 2020, khi COVID-19 tàn phá Florida, ông đã đề xuất “Đạo luật Tăng cường Quan hệ Đài Loan”. Ngôn từ của ông Rubio đánh thẳng vào các điểm mấu chốt về ý thức hệ của ĐCSTQ, vào tháng 2/2022, ông kêu gọi đổi lại tên thành “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc”.
Mặt khác, các đảng viên Đảng Dân chủ tin rằng Mỹ là một quốc gia có thiếu sót, phân biệt chủng tộc, và do đó luôn cảnh giác, ngôn từ nhu hòa, và sợ bị coi là phân biệt chủng tộc.
Trong khi cũng có những thành viên Đảng Dân chủ nổi tiếng như Thượng nghị sĩ Bob Menendez, Thượng nghị sĩ Ted Kennedy hay Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, công khai kêu gọi Đài Loan có vị trí xứng đáng trên toàn cầu và không bao giờ keo kiệt khi khen ngợi nền dân chủ của Đài Loan. Nhưng họ có xu hướng làm nhạt tư tưởng chống cộng và không cung cấp lập pháp đầy đủ để ủng hộ.
Đảng Cộng hòa có lịch sử kiên quyết hơn trong việc chống lại ĐCSTQ
Trong những năm qua, Đảng Cộng hòa đã liên tục ca ngợi các giá trị chung của Mỹ và Đài Loan, có xu hướng chuyển tư tưởng chống ĐCSTQ sang các chính sách thân Đài Loan.
Nhìn lại lịch sử, bước ngoặt quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ – Đài là chính sách thân Đài Loan được đưa ra dưới sự lãnh đạo của ông Trump sau khi ông đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Năm 2018, ông Trump “vui vẻ” ký “Đạo luật Du lịch Đài Loan”; năm 2020, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley đề xuất “Dự luật luật Phòng thủ Đài Loan” (TDA); cùng năm, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz công nhận Quốc khánh Đài Loan và đề xuất “Dự luật Chủ quyền tượng trưng Đài Loan” (Taiwan SOS).
(Ảnh: Khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54) của hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan-Trung Cộng.)
Trong chính quyền Obama, việc bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan thường bị trì hoãn hoặc bị hủy bỏ do lo ngại về mối quan hệ với Trung Quốc. Nhưng chính quyền Trump đã bán vũ khí cho Đài Loan nhiều hơn bất kỳ chính quyền nào trong 4 thập kỷ qua. Trong những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo khi đó đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với quan hệ Mỹ – Đài Loan, cho phép Chính phủ Mỹ tiếp xúc với Đài Loan.
Ngay cả trong thời kỳ hậu Trump, Đảng Cộng hòa dường như vẫn không hề ngừng thân Đài Loan. Vào tháng 4/2021, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Curtis đề xuất Dự luật Đoàn kết Quốc tế Đài Loan (Taiwan International Solidarity Act) nhằm chống lại việc ĐCSTQ bẻ cong ngôn ngữ, chính sách và thủ tục của các tổ chức quốc tế để liệt kê Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng Đảng Cộng hòa trong lịch sử thân Đài Loan, và sự ủng hộ quân sự của họ đối với Đài Loan hiện nay có thể và sẽ bị chi phối bởi những người Cộng hòa bảo thủ. Họ là những người theo tư tưởng chống cộng và coi trọng sức mạnh quân sự để tăng cường an ninh và hòa bình.
Cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố: “Để ngăn chặn sự tàn phá đất nước! Cứu lấy giấc mơ Mỹ!” Sẽ lấy lại Tòa Bạch Ốc vào năm 2024!
(Phan Anh)
-Hôm 5/11 vừa qua, ông Donald Trump đã có mặt ở tiểu bang chiến địa Pennsylvania. nhằm kêu gọi bỏ phiếu cho ứng viên đảng Cộng hòa, để “ngăn chặn sự tàn phá đất nước” và “cứu lấy Giấc mơ Mỹ (American Dream)”, theo hãng tin Reuters.
Cụ thể, ông Donald Trump đã xuất hiện tại thành phố Latrobe thuộc tiểu bang Pennsylvania vào ngày 5/11, để kêu gọi cử tri ủng hộ cho ứng viên đảng Cộng hòa, trong các cuộc bầu cử Thượng viện cũng như thống đốc tiểu bang vào ngày bầu cử, 8 tháng 11. Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden và ông Barack Obama của đảng Dân chủ, cũng có các cuộc gặp tại những nơi khác ở Pennsylvania cùng ngày.
Trong bài phát biểu của mình, ông Trump lên tiếng chỉ trích phe Dân chủ, đã gây ra các khó khăn kinh tế và văn hóa trong suốt 2 năm qua. “Nếu muốn ngăn chặn sự tàn phá đất nước và cứu lấy Giấc mơ Mỹ, thì ngày 8/11 tới đây, các bạn phải bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa trên diện rộng!” ông Trump cho hay.
Cựu Tổng thống Mỹ cũng trình chiếu lên màn hình các kết quả thăm dò ý kiến đăng trên mạng xã hội Twitter, với những thông tin thể hiện đảng Cộng hòa đang chiếm ưu thế. Một trong số này là khảo sát những ứng viên tiềm năng của đảng Cộng hòa, sẽ tranh cử tổng thống, với ông Trump chiếm tỷ lệ ủng hộ áp đảo.
“Chúng ta sẽ giành lại ngôi nhà tươi đẹp đó! (Tòa Bạch Ốc), cựu Tổng thống nhấn mạnh sẽ giành lại Nhà Trắng vào năm 2024.
Ở một diễn biến khác, hôm 4/11, ông Trump đã đăng lại trên mạng xã hội Truth Social, một bài báo tuyên bố rằng phụ nữ “yêu và nhớ” ông trong thời gian ông cầm quyền tại Nhà Trắng.
Ông Trump đã đăng lại bài báo của DC Enquirer, trong đó dẫn khảo sát gần đây của Wall Street Journal, chỉ ra rằng phụ nữ da trắng vùng ngoại ô, đang có xu hướng ủng hộ đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 8/11 tới đây.
Cuộc khảo sát của Wall Street Journal cho thấy, khối cử tri là phụ nữ da trắng vùng ngoại ô, ủng hộ các ứng viên đảng Cộng hòa hơn đảng Dân chủ 15%.
Điều này đánh dấu một sự chuyển biến đáng kể khi ngày bầu cử giữa kỳ, sẽ cho kết quả chưa đầy 24 tiếng nữa!
Tin vui sức khỏe, phát minh mới, con người sống càng thọ: Lúc nào máu trong con người cũng sạch sẽ! Máy nhặt rác siêu nhỏ, giúp loại bỏ vi khuẩn và virus khỏi máu!
(Thanh Mộc)
*Theo nhóm nghiên cứu, liệu pháp mới đã loại bỏ 99% vi khuẩn đa kháng thuốc và hơn 135 loài vi khuẩn có trong phân người. Loại bỏ biến thể virus corona mới ra khỏi máu, nó được kỳ vọng sẽ mang lại bước ngoặt lớn trong việc điều trị, con người không còn sợ các bệnh truyền nhiễm!
(Ảnh: Công nghệ mới cho phép các hạt nano tiếp nhận các đặc tính của tế bào hồng cầu để loại bỏ mầm bệnh ra khỏi máu.)
-Một nhóm nghiên cứu Hàn Quốc đã phát triển phương pháp giúp loại bỏ virus và vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm trong máu của bệnh nhân. Máy nhặt rác siêu nhỏ này cũng có thể loại bỏ biến thể virus corona mới ra khỏi máu, nó được kỳ vọng sẽ mang lại bước ngoặt lớn trong điều trị các bệnh truyền nhiễm.
Nhóm nghiên cứu tại Khoa Kỹ thuật Y sinh của Viện Khoa học và Công nghệ Ulsan (UNIST) ở Hàn Quốc do Giáo sư Kang Jooheon đứng đầu đã công bố một bài báo vào ngày 7/9, cho biết họ họ đã phát triển một “công nghệ lọc máu” mới bằng cách sử dụng một lại hạt nano từ tính ngụy trang với màng tế bào máu.
Các hạt nano từ tính là các hạt vật liệu tự nhiên hoặc tổng hợp, nhỏ hơn hàng nghìn lần độ dày của một tờ giấy. Phủ màng tế bào lên các hạt nhỏ li ti giúp ngụy trang chúng và cho phép chúng thoát khỏi sự giám sát của hệ thống miễn dịch.
Khi các hạt nano được đưa vào máu lưu thông bên ngoài cơ thể, chúng sẽ hoạt động như nam châm để thu hút và bắt giữ các mầm bệnh như vi khuẩn và virus. Các hạt nano từ tính sau đó sẽ bị trục xuất khỏi cơ thể cùng với các tác nhân gây bệnh.
Bề mặt của các tế bào máu đỏ hoặc trắng có đặc tính bắt virus và vi khuẩn để bảo vệ cơ thể chúng ta, và hạt nano cũng tận dụng các đặc tính chức năng tương tự.
Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng kỹ thuật này sẽ có hiệu quả ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng thứ phát trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Nó cũng cho thấy hứa hẹn đối với việc điều trị COVID-19 và các biến thể của nó.
Đối với các bệnh như nhiễm trùng huyết và bão cytokine ở bệnh nhân COVID-19 dễ dẫn đến tử vong, mặc dù đã có kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc vắc-xin tương ứng nhưng chúng hoàn toàn bất lực trước siêu vi khuẩn này. Giờ đây, các hạt nano từ tính của màng tế bào máu mang lại tin vui cho những bệnh nhân.
Theo nhóm nghiên cứu, liệu pháp mới đã loại bỏ 99% vi khuẩn đa kháng thuốc và hơn 135 loài vi khuẩn có trong phân người.
Thí nghiệm trên chuột cho thấy hạt này có thể chống lại tụ cầu vàng kháng methicilline (Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus – MRSA) và Escherichia coli kháng carbapenem, vốn khó có tác dụng với các loại kháng sinh hiện có. Sau 2 lần điều trị với các hạt nano từ tính, “những con chuột bị nhiễm bệnh chết người” này đều sống sót thành công và hệ thống miễn dịch của chúng trở lại hoạt động bình thường sau 1 tuần điều trị.
Trên thực tế, công nghệ mới này đều hoạt động hiệu quả đối với bất kỳ bệnh nhân hoặc mầm bệnh nào.
Giáo sư Kang Jooheon cho biết: “Đây là một công nghệ hoạt động dựa trên nguyên tắc phản ứng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể và nó có thể loại bỏ nhiều tác nhân lây nhiễm cùng một lúc mà không cần chẩn đoán trước. Chúng tôi dự định phát triển một thế hệ công nghệ điều trị bệnh truyền nhiễm mới, có thể nhanh chóng ứng phó với các trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh có thể xảy ra trong tương lai hoặc dịch bệnh truyền nhiễm mới.”
Tác giả đầu tiên của bài báo, ông Park Sungjin, nhà nghiên cứu tại Khoa Kỹ thuật Y sinh tại Viện Khoa học và Công nghệ Ulsan, cho biết “các hạt nano từ tính màng tế bào máu” sử dụng các tế bào máu có trong cơ thể để bắt mầm bệnh và loại bỏ chúng hoàn toàn. Từ đó giảm thiểu các tác dụng phụ của điều trị và không xuất hiện đào thải miễn dịch.
Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên ấn bản trực tuyến của tạp chí học thuật quốc tế “Small” vào ngày 7/9.
Tin vui: Liệu pháp điều trị ung thư máu của Johnson & Johnson vừa đã được FDA chấp thuận!
(Thuỳ Minh)
-Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê duyệt liệu pháp của Johnson & Johnson để điều trị một loại bệnh đa u tủy. Đây là một lựa chọn khác giúp điều trị các bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu không thể chữa khỏi.
Công ty Johnson&Johnson cho biết J&J’s teclistamab, có thương hiệu là Tecvayli, được chấp thuận để điều trị cho người lớn mắc bệnh đa u tủy xương khó điều trị hoặc đã tái phát trở lại sau khi đã dùng bốn hoặc nhiều dòng liệu pháp được chấp thuận trước đó.
Người phát ngôn của công ty nói: liệu pháp này, có thể được đưa ra thị trường vào ngày 4/11, với giá niêm yết là 39.500 đô la mỗi tháng. Giá tổng thể cho liệu trình từ 9 đến 10 tháng dao động từ 355.000 đô la đến 395.000 đô la Mỹ.
Tecvayli là một kháng thể đặc hiệu kép, được thiết kế nhằm chuyển hướng hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là loại thuốc đầu tiên cùng loại được chấp thuận cho bệnh đa u tủy.
Tuy nhiên, sự chấp thuận đi kèm với một cảnh báo về hội chứng cơn bão cytokine hay còn gọi là hội chứng giải phóng cytokine, chúng có tên tiếng Anh là Cytokine Release Syndrome, viết tắt là CRS, là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập như virus gây bệnh và dẫn đến phản ứng viêm toàn hệ thống.
Hiện nay, một số liệu pháp được chấp thuận khác để điều trị bệnh đa u tủy như Abecma từ đối thủ Bristol-Myers Squibb và GSK Plc’s Blenrep. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đã tái phát sau khi ngừng điều trị bằng các liệu pháp này. Do vậy, đây là một lĩnh vực mà các nhà sản xuất thuốc có thể khai thác.
Phương pháp điều trị của J&J đã nhận được sự chấp thuận có điều kiện từ cơ quan quản lý thuốc châu Âu vào tháng 8/2022.
Mặc dù đa u tủy hiếm gặp so với ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt, nhưng đây là một loại ung thư máu phổ biến, phát triển trong tủy xương và có thể di căn khắp cơ thể.
Theo công ty, căn bệnh ung thư này thường được chẩn đoán ở những người từ 65 đến 74 và ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ.
Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, sẽ có gần 35.000 trường hợp đa u tủy mới ở nước này trong năm nay.
Nhắc nhở sức khỏe, nhất là vào Mùa Đông: Lười vận động trong thời gian dài, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng! Chỉ số thông minh suy giảm, sinh nhiều bệnh tật!
(Lạc Lâm)
-Tâm trí ở trạng thái tốt nhất khi cơ thể chuyển động. Sau khi đi dạo một thời gian, những khái niệm khoa học còn ngổn ngang trong đầu bỗng có ý nghĩa và trở nên mạch lạc hơn. Sau 1 giờ tập yoga, cơ thể vô cùng thư thái, tưởng chừng như có thể đối mặt với bất cứ thử thách nào tiếp theo, và thậm chí chỉ cần nhảy lên nhảy xuống theo điệu nhạc cũng khiến tâm trạng hạnh phúc. Lý do của tất cả điều này là gì?
(Ảnh: Studio Romantic)
Trên thực tế, các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học thần kinh, sinh học tế bào, đến sinh lý học hệ vận động hay sinh học tiến hóa, đều đã bắt đầu nghiên cứu cách mà cơ thể chuyển động đã ảnh hưởng đến tâm trí của chúng ta như thế nào.
Những khám phá khoa học mới này là bước ngoặt quan trọng trong việc thay đổi các nhận thức trong quá khứ, mở ra một phương thức điều chỉnh cách sống của hầu hết mọi người trên thế giới, đây là chìa khóa để cải thiện sức khỏe tổng thể và hạnh phúc.
Người hiện đại ít vận động và ngồi lâu không phải là điều gì quá xa lạ. Hãy thử tưởng tượng lịch trình sinh hoạt trong 1 tuần của bạn như thế này: Buổi sáng các ngày trong tuần, ngoài việc dắt chó đi dạo cả tiếng đồng hồ, thời gian còn lại hầu như là ngồi vào bàn làm việc, nhiều nhất là vào bếp pha một tách trà cho mình, nếu bạn ở trong một tâm trạng tốt, bạn sẽ dắt con chó đi lang thang trong vườn một lần nữa. Mặc dù bạn có một vài ngày tập yoga, nhưng lại chủ yếu ngồi vào ban đêm và đi ngủ khi hết giờ.
Theo thống kê về những người trưởng thành ngày nay, sau khi trừ đi 8 giờ ngủ, trong 16 giờ còn lại có ít hơn 5 giờ hoạt động, và 70% thời gian kia là ngồi hoặc nằm. Thời gian cả ngày chỉ bằng một nửa so với những người trong thập niên 1960. Còn đối với trẻ em, tình hình cũng không khá hơn là bao, sau khi trừ số giờ ngồi trên ghế nhà trường, một nửa thời gian rảnh còn lại là ngồi, chưa kể thực tế là 80% trong số 16 giờ thức dậy, các cơ hoàn toàn không hề được vận động một cách hiệu quả.
Con người chọn lối sống lười biếng vì những lý do riêng của họ. Đầu tiên, là do nó rất thoải mái. Thứ hai, hơn 100 năm qua, nhân loại đã phát minh ra nhiều công nghệ khác nhau cho phép mọi người sống mà không cần di chuyển. Cho dù đó là kiếm thức ăn, kết bạn hay vui chơi, tất cả đều không cần nỗ lực, chỉ cần ngồi và di chuyển, thậm chí là chỉ cần di chuyển các ngón tay.
Mặc dù nhân loại rất tự hào rằng bộ não người có thể phát minh ra rất nhiều thứ tốt để không cần phải vận động, nhưng con người không biết rằng sự tiến hóa của bộ não là để chỉ dẫn cho chúng ta di chuyển, xu cát tị hung, chứ không phải là dùng để suy nghĩ. Các khả năng giác quan khác trong não, chẳng hạn như năm giác quan bao gồm thính giác, khứu giác, thị giác, vị giác và xúc giác, cũng như trí nhớ, cảm xúc và khả năng lập kế hoạch, tất cả đều được “cài đặt” sau đó. Mục đích cũng là để giúp chúng ta thu thập đầy đủ thông tin và thực hiện một cách chuẩn xác. Nói cách khác, cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận đều dựa trên sự “vận động”, nếu không vận động, khả năng nhận thức và điều tiết cảm xúc sẽ giảm đi rất nhiều.
Vì vậy, khi chúng ta cố gắng làm cho mình thoải mái, những kẽ hở sẽ bắt đầu xuất hiện. Cho dù đó là chỉ số IQ thấp hơn, thiếu sáng tạo, gia tăng hành vi chống đối xã hội, hoặc tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần khác nhau, tất cả đều liên quan đến lối sống ít vận động. Một thực tế đáng buồn là mọi người ở mọi lứa tuổi và mọi ngành nghề đều đang bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ít vận động có xu hướng ít tự tin và ít “hành vi vì xã hội” hơn. Ngồi trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ phát triển chứng lo âu và trầm cảm. Mặc dù chúng ta không thể nói chắc chắn điều nào xảy ra trước, ít vận động hay trầm cảm, nhưng hoạt động thể chất có tác dụng làm giảm trầm cảm và lo lắng. Vì vậy, dù là người đã mắc bệnh tâm thần hay người có nguy cơ cao mắc bệnh thì lối sống ít vận động rõ ràng là không phù hợp.
Khả năng nhận thức cũng bị ảnh hưởng khi chúng ta ngồi. Ngồi trong thời gian dài là kẻ thù của sự tập trung, trí nhớ, lập kế hoạch, và nó cũng có thể kìm hãm sự sáng tạo.
Một nghiên cứu gần đây về học sinh Phần Lan kéo dài 2 năm cho thấy thời gian ngồi học có liên quan mật thiết đến điểm kiểm tra toán và tiếng Anh, trong đó các bé trai bị ảnh hưởng đặc biệt. Thói quen được hình thành từ nhỏ, nếu giáo viên không uốn nắn kịp thời thì thói quen ít vận động có thể sẽ theo các em suốt đời.
Ít vận động cũng có thể khiến chúng ta già đi sớm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người dành hơn 2 hoặc 3 giờ mỗi ngày để ngồi trong ô tô hoặc xem TV có trí lực kém hơn nhiều so với những người hoạt động nhiều. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên có thể giảm 28% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
Một báo cáo gần đây ước tính rằng 13% trường hợp sa sút trí tuệ trên toàn cầu trước đây đều là do có lối sống ít vận động. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, giảm 1/4 thời gian ngồi trên toàn cầu thì sẽ có thêm hơn một triệu trường hợp có thể tránh khỏi sa sút trí tuệ. Bất kể bạn rút ngắn thời gian ngồi của mình bằng cách nào, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự năng động, hoạt bát và não sẽ vô cùng cảm ơn bạn.
Mặc dù có một vấn đề chung là con người thích lười biếng và không thích làm việc, nhưng cũng phải cảnh báo mọi người rằng lối sống ít vận động sẽ khiến tất cả loài người trở nên “trì trệ trí não”. Kể từ khi bắt đầu các cuộc kiểm tra trí thông minh trên khắp thế giới, chỉ số thông minh của con người cứ 10 năm lại tăng 3 điểm. Xu hướng này được gọi là “Hiệu ứng Flynn” (Flynn Effect). Hiện tượng này được nhà tâm lý học người New Zealand, James Flynn lần đầu tiên phát hiện ra vào những năm 1980.
Tuy nhiên, kể từ giữa những năm 1990, hiệu ứng Flynn bắt đầu giảm bớt, và thậm chí còn đảo ngược từ đầu những năm 2000 là giảm một vài điểm sau mỗi thập kỷ. Một số nhà quan sát đã tranh cãi và đổ lỗi vì một số vấn đề. Ví dụ, những người thiểu não đã sinh quá nhiều con, điều này theo thời gian đã làm giảm chỉ số IQ trung bình của quốc gia, trong khi những người khác lại đổ lỗi cho sự gia tăng nhập cư toàn cầu. Bởi vì những người nhập cư từ nước ngoài nên không hiểu các đề thi. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây được công bố ở Na Uy cho thấy rõ ràng rằng cả hai lập luận này đều không hợp lý.
Các nhà nghiên cứu đã dành nhiều thập kỷ để theo dõi chỉ số thông minh của những người đàn ông trẻ trong cùng một gia đình và phát hiện ra chỉ số thông minh đã suy giảm qua các thế hệ. Hiện tượng này có nghĩa là sự suy giảm của chỉ số IQ qua từng năm không phải là sản phẩm của quá trình tiến hóa di truyền, bởi vì tốc độ tiến hóa không quá nhanh, và một đặc điểm phức tạp như chỉ số IQ đòi hỏi một số gen để giải thích sự biến đổi của chúng. Vì vậy, nó được giải thích từ góc độ của môi trường.
Trong những năm gần đây, lối sống của chúng ta đã có một số thay đổi, hoạt động không đủ là một trong số đó, việc ngồi lâu là tình trạng bình thường của nhiều người. Tình trạng này cũng đang xảy ra trên toàn thế giới, và nó không chỉ giới hạn ở xã hội phương Tây. Năm 2012, một nghiên cứu so sánh lượng hoạt động thể chất trong công việc, giải trí, du lịch và cuộc sống gia đình giữa những người ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil kể từ những năm 1960 cho thấy xu hướng đang giảm đi rất nhiều.
Trong những năm 1990, sự sụt giảm hoạt động nhanh nhất ở Trung Quốc và Brazil, chủ yếu là ở nơi làm việc và ở nhà. Đó là do sự xuất hiện của các công việc đặc thù ở văn phòng và sự hỗ trợ lao động của các thiết bị máy móc, khiến công việc hàng ngày trở nên dễ dàng hơn nhiều. Chỉ có hoạt động của người Ấn Độ là đi ngược lại xu hướng trong năm 2012, nhưng ngay cả như vậy, thời gian ít vận động ở Ấn Độ cũng đang có dấu hiệu tăng lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét